Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I 4 CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1. Giới thiệu chung 4 1.2. Yêu cầu của báo cáo tài chính. 5 1.3. Tài liệu dùng cho phân tích 6 1.3.1 Bảng cân đối kế toán 6 1.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 7 1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7 1.3.4. Thuyết minh các báo cáo tài chính 7 1.4. Nội dung phân tích : 7 1.5. Phân tích khả năng sinh lời 8 1.5.1. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản 8
BÁO CÁO Nhóm báo cáo: nhóm 15 Nội dung báo cáo: Câu hỏi số 03 :Ngoại thương đóng góp như thế nào trong vấn đề giải quyết việc làm và sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế? Trả lời: Người thực hiện: Phạm Thị Thái Mã SV: 0951010798 • Thực trạng vấn đề việc làm và việc sử dung nguồn tài nguyên ở nước ta Về vấn đề việc làm: ở nước ta tình trạng không có việc làm hoặc việc làm không đầy đủ chiếm 20% lực lượng lao động. Giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nước ta hiện nay. Nghành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ không có sự hỗ trợ của ngoại thương không thu hút được bao nhiêu lao động. o Trong nghành nông nghiệp, khả năng đầu tư thâm canh không nhiều, các chương trình khai khẩn các vùng đất mới không phải dễ dàng thực hiện,thường để lại một số hậu quả như nạn phá rừng, hủy hoại môi trường. o Trong nghành công nghiệp-dịch vụ, do khả năng đầu tư thấp và sức mua kém kéo theo nhu cầu sản xuất thấp, nhu cầu tuyển lao động thấp nên vấn đê việc làm chưa được giải quyết. Về vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên: do nền kinh tế lạc hậu, cơ cầu kinh tế mang nặng tính nông nghiệp khai khoáng, tỷ trọng hàng công nghiệp không lớn nên việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi tuy nhiên việc xuất khẩu tài nguyên thô và sơ chế như vậy là rất lãng phí, chóng cạn kiệt nguồn dự trữ dẫn đến tính không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài nguyên. • Sự đóng góp của ngoại thương trong việc giải quyết hai vấn đề trên o Đối với vấn đề việc làm: Ngoại thương thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa giúp đấy mạnh, mở rộng thị trường trong nước dẫn đến nhu cấu sử dụng lao động trong nước tăng lên. Việc sản xuất phục vụ xuất khẩu ngày một tăng, tạo ra việc làm cho người dân, hơn nữa còn thúc đẩy phát triển thêm nhiều nghành nghề khác cho mọi tầng lớp như xuất nhập khẩu, ngân hàng,hải quan….Cuối cùng,khi có nguồn vốn đầu tư thêm từ ngoại thương,các nghành kinh tế ở nước ta ngày một lơn mạnh, thúc đẩy phát triển đa dạng hóa nghành nghề kinh doanh, phát triển các nghành công nghiệp vừa và nhỏ, tạo thêm nhu cầu lớn về lao động trong nước. o Đối với vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả: Với việc có thêm nguồn đầu tư vốn lớn từ ngoại thương, nghành công nghiệp- dịch vụ phát triển hơn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa,phát triển công nghệ làm giảm bớt lượng sản phẩm thô, chưa qua chế biến trong tỷ trọng hàng xuất khẩu, xuất khẩu nhiều hơn các sản phẩm đã được chế biến, thành phẩm, tạo ra việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước. Thêm nữa, khi có sự tham gia của ngoại thương, nền kinh tế trong nước tận dụng được lợi thế so sánh của mình về một số mặt hàng, qua đó sự dụng được hiệu quả nguồn tài nguyên để đem lại lợi ích cho nền kinh tế trong nước,góp phần nào vào việc tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vây, có thể nói rằng, với sự hỗ trợ của ngoại thương, vấn đề việc làm và vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên được giải quyết rất tốt. câu hỏisố 04: Ngoại thương đã đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ này như thế nào? Trả lời: Họ và tên: Dương Công Thành Mã SV: 0952010060 Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ bao quát của Ngoại thương là thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Với câu hỏi: Ngoại thương đã đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ này như thế nào? Bạn ở nhóm … đã trình bày được tương đối đẩy đủ những đóng góp của ngoại thương. Cụ thể, về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, khi tham gia vào trao đổi hàng hóa quốc tế, nền kinh tế nước ta phải chấp nhận những nguyên tắc của cạnh tranh trên thị trường quốc tế và điều đó đòi hỏi hoạt động ngoại thương phải tính toán lỗ lãi một cách kỹ càng, quan tâm đến việc cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là phải có hiệu quả kinh doanh. Đối với quá trình công nghiệp hóa, ngoại thương giúp tìm kiếm những đầu vào mới cho công nghiệp và tiêu thụ những sản phẩm do công nghiệp làm ra, thúc đẩy công nghiệp phát triển, tăng tỉ trọng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số đóng góp của ngoại thương vào quá trình công nghiệp hóa đất nước. Khi tham gia vào thị trường quốc tế đòi hỏi những sản phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất ra phải có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; muốn thế các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất thay thế lao động thủ công bằng chân tay - công nghiệp hóa quá trình sản xuất. Hơn nữa, trong quá trình mở cửa nền kinh tế, ngoại thương còn được sử dụng như một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế ở trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. Quá trình này không chỉ đơn giản là gắn liền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để tranh thủ những lợi thế do ngoại thương và phân công lao động quốc tế mang lại mà quan trọng hơn là dùng ngoại thương để thúc đẩy các quá trình phát triển kinh tế trong nội bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó xây dựng nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa. Câu hỏi số05: “Tính chính trị trong hoạt động ngoại thương nghĩa là gì? Tại sao phải đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương?” Trả lời Người thực hiện: Phạm Đình Dũng MSV: 0951010040 2. Tóm lược câu trả lời: - Chính trị là gì: là những vấn đề, những hoạt động gắn liền với những quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay xung quanh vấn đề trung tâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Chính trị là những quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp-1 khái niệm của thượng tầng kiến trúc. Chính trị gồm nhiều mặt của quan hệ sản xuất trong đó có kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại. - Tính chính trị trong hoạt động ngoại thương: +Ngoại thương tính toán một cách toàn diện các yếu tố chính trị, ngoại thương và chính trị tác động qua lại. Hoạt động ngoại thương phải tính đến các yếu tố chính trị, xu hướng phát triển kinh tế trong nước, tình hình chính trị trong nước và quốc tế, tiến bộ khoa học kĩ thuật, các chính sách kinh tế và chính trị của các nước bạn hàng +Ngoại thương tuân theo sự quản lý thống nhất của nhà nước. - Cần đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương nhằm giúp ngoại thương tiến hành thuận lợi. Kinh tế không có chính trị mở đường thì khó có thể tiến hành hợp tác đầu tư. Hoạt động chính trị không kèm kinh tế thì ngoại thương không còn lợi ích. Kinh tế chính trị có mối quan hệ biện chứng. Sự phát triển kinh tế, sức mạnh kinh tế là vấn đề cót lõi của sự vận động chính trị, an ninh quốc gia. Phát triển kinh tế, ổn định cải thiện đời sống người dân là điều kiện ổn định chính trị. Ngược lại, sự ổn định kinh tế lại là điều kiện phát triển kinh tế, thúc đẩy buôn bán, đầu tư. Chính sách kinh tế phải phù hợp với chính sách đối ngoại.Chính sách và hoạt động ngoại thương phải thực tiễn và phải vận động cùng chiều với chính sách đối ngoại. 3. Đưa ra câu trả lời: -Tính chính trị trong hoạt động ngoại thương có nghĩa là sự tính toán một cách toàn diện các yếu tố hình thành và cu hương phát triển của nền kinh tế cũng như tình hình chính trị trong và ngoài nước và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, tình hình kinh tế và thị trường hàng hóa thế giới, các chính sách kinh tế, chính sách thương mại của các nước bạn hàng. Ngoài ra, tính chính trị trong hoạt động ngoại thương còn thể hiện ở sự thống nhất trong quản lý của nhà nước cũng như sự thống nhất về đường lối (chỉ do nhà nước vạch ra, ban hành và giải thích), thống nhất về thực hiện (các cơ quan chức năng do nhà nước thông qua và kiểm soát), sự thống nhất trong việc phối hợp giữa các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp. -Trong ngoại thương phải đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị vì giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng đến ngoại thương. Kinh tế là cốt lõi của sự vận động chính trị và an ninh quốc gia. Kinh tế đảm bảo sự ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân, qua đó, góp phần ổn định chính trị. Ngược lại, khi chính trị ổn định lại tạo điều kiện cho buôn bán, đầu tư, thu hút vốn nước ngoài. Sự thống nhất này còn thế hiện ở sự thống nhất giữa các chính sách và hoạt động ngoại thương với chính sách đối ngoại của nhà nước.Như thời kì Việt Nam với ASEAN có quan hệ đối đầu thì không buôn bán giao thương gì với các nước trong ASEAN.Nhưng dần dần quan hệ đó được cải thiện, Việt Nam dần làm bạn rồi gia nhập ASEAN.Khi đó, hoạt động ngoại thương với các nước ASEAN cũng được phát triển. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương đó cũng gớp phần phát triển kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn, qua đó lại góp phần thực hiện mục tiêu mà Việt Nam đề ra: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Nếu giữa kinh tế và chính trị không thống nhất với nhau thì sẽ không đảm bảo được mục đích đề ra của cả kinh tế và chính trị. 4. Đánh giá câu hỏi: Câu hỏi có hai ý là “Tính chính trị trong hoạt động ngoại thương nghĩa là gì?” và “Tại sao phải đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương?”, theo em, câu trả lời của bạn ở mỗi ý nói trên đã đầy các ý chính cần trả lời để làm rõ câu hỏi. Cách trả lời của bạn cũng rất tuần tự, rõ ràng. Tuy nhiên, theo em, trong câu trả lời của bạn cần đưa thêm nhiều ví dụ nữa cho những ý mình đưa ra để làm rõ hơn nữa ý được nói tới và không cần thiết phải đưa ra sự giải thích chính trị là gì vì điều đó không liên quan đến các ý của câu hỏi. Câu hỏi số 06: Nói rằng: “ Không có ngoại thương thì không tồn tại các mối quan hệ kinh tế đối ngoại” có đúng không? Trả lời: Họ tên: Hoàng Thế Vinh Mã sv: 0952010085 1.Phần trả lời của bạn: Ngoại thương là một việc trao đổi buôn bán hang hóa, dịch vụ qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ. Nó xuất hiện từ rất sớm, một ví dụ lớn đó chính là con đường tơ lụa bắt nguồn từ Trung Quốc đi tới tận châu Âu với chiều dài khoảng 7000 km. Ngoại thương bao hàm nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, buôn bán với nước ngoài.Ngoại thương có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và các vấn đề kinh tế đối ngoại với các nước khác trên thế giới. Ngoại thương ra đời là kết quả của sự phát triển, là tiền đề cho sự phát triển của sản xuất làm thay đổi thói quen tiêu dùng của con người trên thế giới và làm dịch chuyển nguồn vốn từ nơi không có nhu cầu sang nơi có nhiều nhu cầu.Chính vì vậy mà chúng ta không thể nói rằng “ không có ngoại thương thì không tồn tại các quan hệ kinh tế đối ngoại”. 2. Đánh giá câu trả lời Để có thể trả lời tốt câu hỏi,trước hết chúng ta phải hiểu hoạt động ngoại thương là gì? Nó có mối quan hệ như thế nào với các lĩnh vực khác của nền kinh tế.Hiểu được vấn đề đó bạn đã trả lời tương đối đầy đủ. Tuy nhiên bạn chưa đưa ra được các ví dụ cụ thể để chứng minh khẳng định đó. 3. Ý kiến bổ sung Mặc dù Ngoại thương là một hoạt động có từ rất sớm và có vai trò vô cùng quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, tuy nhiên theo em nó không phải là tuyệt đối. Để chứng minh điều đó, em sễ lấy một ví dụ sau: Vào những năm kháng chiến chống MỸ cứu nước ở nước ta.Lúc đó để ổn định chính trị ở miền bắc và giải phóng miền nam Việt Nam, nước ta thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế, không giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước khác.Tuy nhiên, khi đó Liên Xô vẫn ủng hộ chúng ta rất nhiều về mặt kinh tế như tặng cho chúng ta rất nhiều lương thực và vũ khí quân sự. Ví dụ cho thấy Liên Xô khhong vì mối quan hệ kinh tế ngoại thương mà ủng hộ trợ cấp cho chúng ta mà vì tính chính trị, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trên đây là ý kiến của cá nhân em và nhóm 15 chúng em, vì kiến thức có hạn nên nếu có chỗ nào chưa đứng mong thầy góp ý cho chúng em để có thể làm bài tốt hơn trong tương lai, chúng em xin cảm ơn thầy! . Dương Công Thành Mã SV: 0952 010 060 Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ bao quát của Ngoại thương là thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy. hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế? Trả lời: Người thực hiện: Phạm Thị Thái Mã SV: 09 510 10798 • Thực trạng vấn đề việc làm và việc sử dung nguồn tài nguyên ở nước ta Về vấn đề việc làm:. phẩm mà các doanh nghiệp sản xuất ra phải có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; muốn thế các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm bằng việc