QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG GIÁO NHẬT BẢN VÀ CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA

60 2.2K 11
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG GIÁO NHẬT BẢN VÀ CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC VŨ THỊ CHANG QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG GIÁO NHẬT BẢN VÀ CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, Th.S Lƣờng Hoài Thanh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em lựa chọn, nghiên cứu và hoàn thành tốt khóa luận này. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Sử - Địa, trường Đại học Tây Bắc đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em cũng xin gửi lời cảm ơn phòng thư viện trường Đại học Tây Bắc, tập thể lớp K51 Đại học sư phạm Lịch Sử đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 04 năm 2014 Sinh viên Vũ Thị Chang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Mục đích 3 3.2. Đối tượng 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3 3.3.1. Về không gian 3 3.3.2. Về thời gian 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp khóa luận 3 6. Bố cục của khóa luận 4 CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG GIÁO NHẬT BẢN 5 1.1 Hoàn cảnh xã hội Nhật Bản trước sự du nhập của Công giáo 5 1.1.1. Chính trị 5 1.1.2. Kinh tế 6 1.1.3. Xã hội 8 1.1.4. Văn hóa - tư tưởng 9 1.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản 12 1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi Công giáo du nhập vào Nhật Bản. 12 1.2.1.1. Thuận lợi……………………………………………………………….12 1.2.1.2. Khó khăn…………………………………………………………… 14 1.2.2. Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản 16 1.3 Quá trình phát triển của Công giáo ở Nhật Bản 18 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO 27 2.1. Nguyên nhân cấm đạo 27 2.2. Diễn biến quá trình cấm đạo 32 2.3. Hệ quả của chính sách cấm đạo 49 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử nhân loại từ trước đến nay đã chứng minh rằng: một Nhà nước muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải đề ra các chính sách phù hợp về đối nội, đối ngoại, đồng thời trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo. Mỗi tôn giáo khác nhau, khi truyền bá vào các nước, tùy từng hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể mà chính quyền của nước đó có những chính sách khác nhau đối với từng tôn giáo. Nhật Bản là nước nằm ở khu vực Đông Bắc Á, các tôn giáo ở đây được du nhập và phát triển mạnh mẽ với nhiều thăng trầm. Trong đó, chính quyền Tokugawa là triều đại phong kiến cuối cùng của Nhật Bản, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với lịch sử, được thiết lập trong giai đoạn cuối của thời trung đại và chiếm trọn thời cận đại trong tiến trình phát triển của lịch sử. Đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề tôn giáo tín ngưỡng của Nhật Bản thời kì Mạc Phủ Tokugawa. Tuy nhiên, quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc phủ Tokugawa còn rất nhiều điểm đáng quan tâm và tìm hiểu sâu hơn nữa. Mặt khác, tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tìm hiểu “Quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc phủ Tokugawa” sẽ đóng góp thêm một phần tư liệu quý cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa và lịch sử chính trị của đất nước này, cụ thể hơn là trong các thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc phủ Tokugawa” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc phủ Tokugawa là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu một số công trình: 2 + Cuốn “ A History of the Catholic Church in Japan” (Lịch sử Giáo hội Công giáo Nhật Bản, bản dịch của nhóm: Phil. Nguyễn Hữu Anh Vương, Jos. Trương Văn Thơm) của Joseph Jennes, CICM, Nhà xuất bản Tokyo,1973. Đây là cuốn sách khá công phu với độ dày hơn 400 trang, theo trình tự thời gian với hai phần lớn. Phần 1: Kirishtan thời đại (1549 – 1639); Phần 2: Tỏa quốc và cấm cách thời đại ( 1639 – 1873). Bên cạnh việc trình bày những phương thức và cách thức truyền giáo, tác phẩm còn đề cập đến những chính sách của chính quyền Nhật Bản đối với Công giáo qua từng thời kì. + Cuốn “Tôn giáo Nhật Bản” của Murakami Shigeyoshi (bản dịch của Tiến sĩ Trần Văn Trình) Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2005. Trong đó tác phẩm giới thiệu một cách cơ bản về sự truyền bá, quá trình phát triển và sự kiểm soát của Mạc Phủ Edo đối với Công giáo. + Cuốn “Lịch sử Tôn Giáo Nhật Bản” của Sucki Fumihiko, bản dịch của dịch giả Phạm Thu Giang, Viện Ngiên cứu Đông Bắc Á, 1988. Tác phẩm đã sơ lược về lịch sử, đặc điểm các tôn giáo Nhật Bản trong đó có Công giáo Nhật Bản qua từng thời kì lịch sử. + Cuốn “A History of Japan” (Lịch sử Nhật Bản), Nhà xuất bản Tuttle Publishing, Tokyo, 1997 (bản dịch của dịch giả Nguyễn Văn Sỹ, nhà xuất bản lao động Hà Nội, 2003). Công trình đã khái quát về lịch sử của Nhật Bản từ thời xưa cho đến hiện đại qua năm phần và mười bảy chương. Trong đó, đề cập đến sự phát triển và chính sách tôn giáo qua các thời kì, ở các chương XVII, XVIII. + Cuốn “ Đại cương văn hóa phương Đông” của tác giả Lương Duy Thứ (Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội 1997. Cuốn sách chia làm ba phần: Phần một: Văn hóa Trung Hoa; Phần hai: Văn hóa Ấn Độ; Phần ba: Văn hóa Nhật Bản. Trong phần văn hóa Nhật Bản, tác giả đề cập đến các tín ngưỡng tôn giáo ở Nhật Bản trước khi Công Giáo truyền vào đất nước này như: Thần đạo, Phật đạo Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu sử học, tôn giáo học trong nước cũng như thế giới đề cập đến vấn đề này nhưng 3 chưa được hệ thống. Do đó, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề nêu trên một cách cụ thể và có hệ thống hơn. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển của Công giáo vào Nhật Bản. Chính sách cấm Công giáo của chính quyền Tokugawa. Nguyên nhân, diễn biến và những hệ quả của chính sách cấm đạo để lại trong thời gian tồn tại của chính quyền này. 3.2. Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chính là quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc phủ Tokugawa 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Về không gian Khóa luận nghiên cứu trong toàn không gian nước Nhật Bản trước sự du nhập của Công giáo và chính sách cấm đạo của chính quyền Tokugawa trong thời gian trị vì. 3.3.2. Về thời gian Khóa luận nghiên cứu chính sách của nhà phong kiến Nhật Bản đối với Công giáo từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Đây chính là thời gian mà chính quyền Tokugawa tồn tại và thi hành những chính sách của mình đối với Công giáo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là : phương pháp lịch sử và phương pháp logic. 5. Đóng góp khóa luận - Hoàn thành khóa luận có ý nghĩa và đóng góp thêm những hiểu biết về Công giáo, một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. - Về quá trình du nhập và phát triển của Công giáo ở Nhật Bản, chính sách cấm Công giáo của chính quyền Mạc Phủ Tokugawa. 4 + Rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Nhật Bản hiện nay trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng đang nổi lên là một vấn đề thời sự nóng bỏng trên thế giới. + Là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy, nghiên cứu về Công giáo, cũng như nghiên cứu về chính quyền Tokugawa. Qua đó, có đánh giá đúng đắn và toàn vẹn hơn đối với lịch sử của thời kì lịch sử đầy biến động này. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm hai chương. CHƢƠNG 1: Quá trình du nhập và phát triển của Công giáo Nhật Bản 1.1 Hoàn cảnh xã hội Nhật Bản trước khi Công giáo du nhập 1.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản 1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn khi Công giáo du nhập vào Nhật Bản. 1.2.1.1. Thuận lợi 1.2.1.2. Khó khăn 1.2.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản 1.3 Quá trình phát triển của Công giáo ở Nhật Bản CHƢƠNG 2: Chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc Phủ Tokugawa 2.1. Nguyên nhân cấm đạo 2.2. Diễn biến quá trình cấm đạo 2.3. Hệ quả của chính sách cấm đạo 5 CHƢƠNG 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG GIÁO NHẬT BẢN 1.1 Hoàn cảnh xã hội Nhật Bản trƣớc sự du nhập của Công giáo 1.1.1. Chính trị Thế kỉ XIV – XVI, trước khi Công giáo được truyền vào, Nhật Bản ở vào một thời kì bất ổn về chính trị, một trong những thời điểm hỗn loạn nhất mà lịch sử nước này gọi là sengoku jidai (chiến quốc thời đại) do hàng loạt những cuộc xung đột, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến. Tình trạng vô chính phủ tràn lan và trong nhiều năm đất nước bị nội chiến tàn phá. Cuối thế kỉ XV, ở Nhật Bản đã nảy sinh một chế độ phong kiến mới lạ “chế độ phong kiến cụt ngón” [31; 153]. Tôn ti trật tự ở địa phương thì ổn định và hoàn chỉnh, còn tôn ti trật tự ở quốc gia thì không có ngọn, vì hoàng đế và các tướng quân đều không có khả năng bắt các lãnh chúa địa phương tuân phục. Mỗi lãnh chúa địa phương trở thành các ông hoàng tự trị. Họ có đất riêng, chư hầu riêng, quân đội và luật pháp riêng. Tiêu biểu nổi lên một số dòng họ như họ Yamana, Takeda, Ouchi, Amako và Imagawa… Các dòng họ này luôn tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình, bằng cách đánh lẫn nhau hoặc liên minh với nhau dẫn tới sự ra đời của các tập đoàn phong kiến. Cuộc chiến tranh này kéo dài và diễn ra rất khốc liệt. Cho đến năm 1600, nhiều dòng họ đã lần lượt bị tiêu diệt và chỉ còn khoảng vài chục dòng họ có thế lực là tồn tại được. Đến nửa đầu thế kỉ XVI, một quá trình khác cũng diễn ra trên quy mô toàn Nhật Bản, nó là một quá trình hủy diệt. Các liên minh cũ tan vỡ, các đơn vị của chúng không bị tiêu diệt thì cũng được bố trí lại. Tiếp đó, sau khi các phần tử yếu hơn bị loại bỏ thì một quá trình thống nhất lại được bắt đầu. Trong nửa sau thế kỉ, khoảng từ năm 1560 trở đi, các cuộc xung đột thu gọn lại thành sự tranh giành giữa năm, sáu tập đoàn. Và trong lịch sử chính trị Nhật Bản giai đoạn này, xuất hiện những con người tài năng đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất đất nước. Đứng đầu trong những người này là Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và cuối cùng đồng thời là người quan trọng nhất là Tokugawa Ieysu. 6 Những nhân vật này, lần lượt thay nhau nắm giữ quyền lực tối cao của chính quyền trung ương Nhật Bản trong suốt một thời kì dài. Tháng 10 năm 1600, sau khi đánh bại các thế lực chống đối ngoan cố như họ Mori, họ Shimadzu và họ Uesugi trong trận Sekigahara, “Tokugawa Ieyasu đã mở ra một thế cục chính trị mới, thời kì hòa bình thống nhất của dân tộc Nhật Bản kéo dài suốt 267 năm” [22; 147]. Chính trị Nhật Bản bất ổn. Tuy vậy, về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa Nhật Bản lại có những bước phát triển tương đối mạnh. 1.1.2. Kinh tế Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù giai đoạn này nổ ra nhiều cuộc chiến tranh nhưng nền kinh tế Nhật Bản vẫn có những bước phát triển nhất định. Trong thời kì chiến tranh (1467 – 1573), các lãnh chúa địa phương đều thi hành chính sách “phú quốc cường binh” (nước giàu quân mạnh) để đảm bảo sự tồn tại quyền lực của mình. Thủ công nghiệp có nhiều bước tiến thuận lợi và đạt được nhiều thành tựu mới trong kĩ thuật cũng như là ngành nghề, như nghề dệt ở Tokyo, nghề len dạ, nghề sơn, nghề rèn vũ khí… Nghề khai mỏ cũng là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế lúc này. Mạc phủ Tokugawa càng quan tâm đến sự phát triển của thủ công nghiệp, đặc biệt là nghề đóng thuyền và khai mỏ. Chính Ieyasu Tokugawa đã nhờ một người Anh là Adam đến Nhật Bản năm 1600 để dạy kĩ thuật đóng thuyền cho người Nhật. Do sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, đồng thời do sự phân công lao động giữa các ngành sản xuất, đến thế kỉ XVI, XVII thương nghiệp bắt đầu trở thành một nền kinh tế mới. Lúc đầu đó chỉ là những phiên chợ họp theo phiên và mang tính chất địa phương nhỏ hẹp, nhưng chẳng bao lâu do hoạt động của tầng lớp lái buôn, giữa các chợ đã có mối liên hệ với nhau, giá cả tương đối đồng nhất và dần tạo ra một hệ thống thị trường rộng khắp trong cả nước. Ở những nơi trung tâm giao thông đã xuất hiện những thị trấn, ở đó hiệu buôn và dân buôn cư trú thường xuyên. Trên cơ sở kinh tế hàng hóa, tầng lớp dân buôn ngày càng đông đảo, họ tổ chức thành nhiều phường hội khác nhau như phường sắt, phường muối, phường dầu… những phường hội này đều được các lãnh chúa bảo hộ. Việc buôn bán với bên ngoài [...]... CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA 2.1 Nguyên nhân cấm đạo Trong quá trình truyền bá Công giáo sang phương Đông, Nhật Bản là một trong những mảnh đất mà các giáo sĩ phương Tây tìm đến Công giáo có một quá trình du nhập và phát triển lâu dài đầy thăng trầm ở đất nước này Trong quá trình phát triển ấy, nhà nước phong kiến Nhật Bản cũng đã có nhiều những chính sách ngăn cấm đối với tôn giáo này,... tôn giáo ngoại nhập như Công giáo Tóm lại, nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia đa tôn giáo Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử Nhật Bản ta luôn thấy sự hiện diện của nhiều tôn giáo, chủ yếu là ba tôn giáo sau: Thần đạo (đạo Shinto), Phật giáo và Công giáo Mỗi một tôn giáo khác nhau, trong quá trình du nhập và phát triển đều có những 15 khó khăn và thuận lợi riêng Và cho đến nay, ảnh hưởng của. .. truyền bá và du nhập của Công giáo vào Nhật Bản trong bối cảnh như trên, với nhiều động cơ chi phối, không thể tránh khỏi bị thực dân lợi dụng làm công cụ phục vụ cho mưu đồ chính trị xâm chiếm thuộc địa Chính vì vậy, ngay từ khi mới du nhập vào Nhật Bản, Công giáo đã gặp phải sức cản trở và những chính sách cấm đạo hết sức cứng rắn, nghiêm khắc của chính quyền Nhật Bản Ở Nhật Bản, sau khi dòng họ Tokugawa. .. ở Nhật Bản là một chính sách lớn mà giáo hội Nhật Bản đã đề ra và kiên trì theo đuổi Mục đích của A Valignano và những người đồng sự của ông không phải chỉ là phát triển Công giáo ở Nhật Bản mà còn tạo ra một Công giáo riêng ở Nhật Bản, nghĩa là kiến dựng một tôn giáo hòa hợp với tâm lí người Nhật, mang đậm tính cách người Nhật Trong suốt thập kỉ 70 của thế kỉ XVI, nhờ sự ủng hộ của Oda Nobunaga và. .. nghị của dân chúng phản đối sự bức hại Công giáo của Chính phủ Nhật Bản Bãi bỏ lệnh cấm đạo đối với Công giáo đã trở thành xu thế khó có thể cưỡng được, nên vào năm 1873 (năm Minh Trị thứ 6), Chính phủ đã tháo gỡ biển cấm đạo Công giáo, cấm bọn tà giáo với lí do “vì mọi người biết rõ” [21; 202 – 203] Với việc bãi bỏ lệnh cấm đạo này, Công giáo đã bước vào thời kì mới, bắt đầu được hoạt đông công. .. trên đất nước này 1.2 Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản 1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn khi Công giáo du nhập vào Nhật Bản 1.2.1.1 Thuận lợi Công giáo du nhập vào Nhật Bản trong thời kì đất nước có nhiều bất ổn về chính trị, xã hội Chiến tranh, loạn lạc liên miên giữa các lãnh chúa phong kiến và các nhà cầm đầu tôn giáo nhằm chia lại quyền lực phong kiến Lúc này, đời sống của người dân vô cùng... Ieyasu và những người kế nhiệm ông sau này đã quyết định cấm đạo đối với Công giáo và bách hại đạo này ngày một mạnh mẽ và quyết liệt Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chính sách cấm đạo của Nhà nước phong kiến Nhật Bản, trong đó điều cốt yếu của vấn đề này là nhằm ngăn chặn nguy cơ xung đột phong – hóa và quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào nước mình Và xét cho cùng, chính sách cấm. .. qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài (thế kỉ XVI – XIX), bên cạnh những thuận lợi, Công giáo gặp không ít khó khăn Khi mới vào Nhật Bản, Công giáo được sự ủng hộ và bảo trợ của Nobunaga (một lãnh chúa có thế lực nhất ở Nhật Bản) nên tôn giáo này có điều kiện thuận lợi để truyền bá và phát triển sâu rộng trong quần chúng Nhưng từ khi Hideyosho cầm quyền trở về sau, sự truyền bá và phát triển của. .. được truyền vào, Công giáo cũng đã lan khắp đất nước và bám rễ vào đời sống của dân chúng Sự truyền bá Công giáo ở Nhật Bản là một khâu trong công cuộc truyền giáo của Roma trên phạm vi thế giới được triển khai nhằm chống lại phong trào cải cách tôn giáo đang bao trùm cả châu Âu Năm 1603, Tokugawa Ieyasu lập Mạc phủ Edo Lúc đầu, Mạc phủ thực hiện chính sách đẩy mạnh buôn bán và cho phép Công giáo hoạt... sách cấm đạo của nhà nước phong kiến Nhật Bản xuất phát từ yêu cầu tự vệ chính đáng gắn liền với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa truyền thống của dân tộc 31 2.2 Diễn biến quá trình cấm đạo Chính sách cấm đạo không phải đến thời kì Tokugawa mới được thi hành, mà trước đó trong quá trình thống nhất đất nước nó đã trở thành một chính sách quan trọng của người đứng đầu chính quyền Nhật Bản, nhằm . 1.2.2. Quá trình du nhập Công giáo vào Nhật Bản 16 1.3 Quá trình phát triển của Công giáo ở Nhật Bản 18 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO 27. nội dung của khóa luận gồm hai chương. CHƢƠNG 1: Quá trình du nhập và phát triển của Công giáo Nhật Bản 1.1 Hoàn cảnh xã hội Nhật Bản trước khi Công giáo du nhập 1.2 Quá trình du nhập Công giáo. phát triển của Công giáo ở Nhật Bản CHƢƠNG 2: Chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc Phủ Tokugawa 2.1. Nguyên nhân cấm đạo 2.2. Diễn biến quá trình cấm đạo 2.3. Hệ quả của chính sách cấm đạo

Ngày đăng: 01/11/2014, 14:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan