6. Bố cục của khóa luận
2.3. Hệ quả của chính sách cấm đạo
Chính sách cấm đạo của Nhà nước phong kiến Nhật Bản đã để lại nhiều hệ quả tích cực và tiêu cực trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Đặc biệt là những hệ quả về mặt chính trị và văn hóa.
Về mặt tích cực, đầu tiên đó là chính sách cấm Công giáo đã phần nào ngăn chặn được sự xung đột giữa tín ngưỡng, tôn giáo mới truyền vào với văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, bản địa. Như chúng ta đã biết, Nhật Bản là một đất nước rất coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống. Ngay bản thân Nobunaga, tuy có thái độ kì thị với một số giáo phái chống đối nhưng ông cũng không thể nào đi ngược lại truyền thống của tổ tiên mình. Ông luôn tôn sùng triết lý Thiền tông và rất kính trọng các giáo sĩ Thần đạo. Những người kế vị Nobunaga sau này cũng đều có quan niệm rằng “tôn giáo truyền thống là một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu chính trị để duy trì sự thống trị và bảo vệ dân tộc Nhật Bản. Nếu làm tổn hại tôn giáo truyền thống cũng có nghĩa là làm
tổn hại lợi ích quốc gia” [18; 138]. Điều đó cho thấy, ngay cả các lãnh chúa, dù
có tư tưởng cấp tiến cũng không thể nào đoạn tuyệt với môi trường chính trị - xã hội mà từ đó họ được sinh ra và đưa họ đến quyền lực. Với tư cách là lực lượng hội tụ sức mạnh, tinh thần dân tộc, giới cầm quyền Nhật Bản dù có tham vọng chính trị đến đâu cũng không thể không đề cao những giá trị văn hóa, tư tưởng truyền thống. Đó chính là nền tảng để hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc, tâm lí, thái độ ứng xử cũng như tạo ra cái nhìn nhân sinh và thế giới trong mỗi người Nhật. Trong khi đó, Công giáo vào Nhật Bản đã phá hủy các đền thờ
Thần đạo và chùa chiền Phật giáo, làm cho người dân cải đạo theo tôn giáo của mình. Được hậu thuẫn bởi một tư tưởng vững chắc đó, nên các nhà cầm quyền Nhật Bản không thể chấp nhận bất cứ một thế lực chống đối nào. Do đó, chính quyền phong kiến Nhật Bản đã đề ra các chính sách cấm Công giáo để ngăn chặn ngay từ đầu nguy cơ xâm hại tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Mặc dù, chính quyền Nhật Bản ra rất nhiều chính sách cấm đạo Công giáo rất quyết liệt, nhưng tôn giáo này vẫn được truyền bá vào Nhật Bản. Qua đó, đã đem lại một hệ thống luân lí mới, một niềm tin mới trong đời sống tâm linh, tinh thần của một bộ phận cư dân Nhật Bản. Công giáo cũng đóng góp to lớn để làm phong phú văn hóa bản địa như làm xuất hiện những ngôn ngữ mới, những ngày lễ hội mới và chính nó cũng được làm phong phú hơn bởi nền văn hóa bản địa. Mặt khác, Công giáo chính là chiếc cầu nối giữa văn hóa phương Tây với văn hóa Nhật Bản. Qua Công giáo, người dân Nhật Bản đã tiếp thu được một số thành tựu của nền văn minh phương Tây trên các lĩnh vực nghệ thuật, hội họa, kiến trúc, văn học, khoa học tự nhiên…
Hệ quả thứ hai là, với việc đề ra chính sách cấm đạo và thực hiện các biện
pháp quyết liệt, triệt để, nhất quán, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược và thống trị của các nước tư bản phương Tây, bảo vệ được nền độc lập của dân tộc.
Xét trong bối cảnh lịch sử khu vực lúc bấy giờ (từ đầu thế kỉ XVI), sau khi đặt được những cơ sở đầu tiên ở Goa rồi Malacca…các nước phương Tây bao gồm cả các nhà truyền đạo Công giáo bắt đầu thâm nhập và mở rộng dần phạm vi ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Á. Trên bình diện quốc tế, đây là thời kì mà chủ nghĩa tư bản đang được xác lập và tìm đường đến nhiều châu lục để săn lung nguyên liệu, thị trường và thuộc địa. Chính vì vậy, mặc dù là một quốc đảo xa xôi, tương đối tách biệt với đại lục châu Âu nói chung, Công giáo nói riêng ở Nhật Bản đúng vào thời điểm đất nước đang trải qua những biến chuyển chính trị lớn. Sau hơn một thế kỉ nội chiến, giữa các tập đoàn phong kiến cát cứ, Nhật Bản đang tiến nhanh đến quá trình thống nhất đất nước.
Sự truyền bá Công giáo vào Nhật Bản cùng với chủ nghĩa thực dân phương Tây, qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, giới cầm quyền Nhật Bản thấy được giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Do đó, các nhà cầm quyền phong kiến Nhật Bản đã ban hành các chỉ dụ cấm đạo và có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại với từng nước. Nhật Bản đã hoàn thành được sự nghiệp thống nhất đất nước. Nhờ đó mà nước Nhật đã không diễn ra một quá trình phân rã về ý thức dân tộc và chia cắt lãnh thổ. Trước những thách đố lịch sử gay gắt nhất, chủ quyền dân tộc được bảo vệ. Qua đó, đã tạo nên cách nhìn nhận của các nước phương Tây hình ảnh về một quốc gia Nhật hùng mạnh, có văn hiến, có tinh thần thống nhất, kỉ luật cao và dân tộc đó không thể dễ khuất phục.
Bên cạnh những nhân tố tích cực đó, chính sách cấm Công giáo của chính quyền phong kiến Nhật Bản đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đó là cuộc nổi dậy của nông dân ở một số địa phương mà đa phần là các tín đồ đạo Công giáo chống lại các lãnh chúa. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Shimabara tháng 12 năm 1637 đến tháng 4 năm 1638), cuộc phản loạn của nông dân ở Amakusa, nơi cứ điểm của Công giáo. Một trong những nguyên nhân quan trọng của cuộc khởi nghĩa này là do cuộc bách hại Kitô hữu tàn khốc nhất vào năm 1614 dưới thời Naozumi và từ 1627 đến 1633 dưới thời Matsukusa Shigenmasa (lãnh chúa sứ Shimabara). Con trai của Shigemasa là Shigeharu dồn nông dân vào tình cảnh sắp chết đói, mà nông dân ở đây chủ yếu là các Kitô hữu. Mặc dù phần lớn các Kitô hữu này dường như đã bỏ đạo, ít nhất là bên ngoài, họ vẫn giữ đức tin tại tâm. Nghèo khổ đã buộc họ trở thành nông dân, nhưng họ đã sử dụng vũ khí. Những cựu samurai này sẽ trở thành những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa ban đầu không liên quan gì đến tôn giáo, đã mang đặc trưng tôn giáo sau khi nó bắt đầu. Những người nổi dậy công khai tuyên xưng đức tin bằng cách giương cao các cờ hiệu có những khẩu hiệu và biểu tượng tôn giáo. Những nông dân khốn khổ này, trong nhiều năm bị tước đi sự giúp đỡ của các linh mục, có thể đã tin vào lời đồn đại rằng Đấng Cứu Thế đã đến như được tiên báo và chấm dứt những đau khổ của họ.
Tóm lại, chính sách cấm đạo đối với Công giáo của chính quyền Mạc Phủ Tokugawa đã để lại những hệ quả tích cực và tiêu cực. Và những hệ quả tiêu cực ấy để lại cho đến ngày nay vẫn không dễ gì xóa mờ. Tuy nhiên, với việc đề ra chính sách cấm đạo và thực hiện các chính sách này một cách triệt để, quyết liệt và nhất quán, Nhật Bản đã bảo toàn được nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.
KẾT LUẬN
Công giáo được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ XVI, trong hoàn cảnh đất nước Nhật Bản có một nền kinh tế, văn hóa khá phát triển. Đặc biệt, tín ngưỡng bản địa (Thần đạo) đã có một lịch sử lâu đời, trở thành tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Nhật Bản. Bên cạnh đó, Phật giáo và Nho giáo cũng được truyền bá vào Nhật Bản khá sớm, đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống xã hội người Nhật. Do đó, Công giáo ngay khi vào Nhật Bản đã khó long được chấp nhận. Mặc dù Thánh Phanxicô Xaviê và các thừa sai đã dày công truyền bá đức tin nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế.
Khi mới du nhập vào Nhật Bản, Công giáo đã nhận được sự tiếp đón thân mật từ nhà cầm quyền lớn nhất Nhật Bản lúc đó là tướng quân Oda Nobunaga. Ông có thái độ khoan dung và bảo trợ cho Công giáo, tạo điều kiện cho các thừa sai truyền đạo và rửa tội cho các ddaimyo cũng như những người dân nước ông. Nếu như Công giáo vào Nhật Bản chỉ đơn thuần vì mục đích truyền bá đức tin, truyền bá phúc âm đến với mọi người thì chắc chắn vẫn sẽ được các nhà cầm quyền phong kiến Nhật Bản bảo hộ và tạo điều kiện. Nhưng khi phát hiện ra Công giáo có mối liên hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân, những người đứng đầu Nhà nước phong kiến Nhật Bản không khỏi lo lắng cho sự an nguy của đất nước. Bởi vậy, từ thời Hideyoshi cầm quyền trở về sau đã thực hiện chính sách cấm đạo ngày một quyết liệt.
Ban đầu giới cầm quyền Nhật Bản thi hành các biện pháp nhẹ nhàng mang tính chất giáo hóa như thuyết phục, trục xuất các thừa sai, lưu đày…song do sự ương ngạnh của các thừa sai, cùng với những hành động đốt phá chùa chiền Phật giáo, phá bỏ đền thờ thần đạo, kiêu ngạo và lộ rõ âm mưu là kẻ thực dân xâm lược. Chính vì vậy, người kế nghiệp Ieyasu là Hidetada và Iemitsu đã thực hiện những cuộc bách hại đạo thảm khốc và các hình thức tra tấn đẫm máu như treo trong hố, dội nước sôi, thiêu trên coc, giẫm lên ảnh tượng Chúa và Đức mẹ, lập Phủ Điều Tra Tôn Giáo để theo dõi và phát hiện các Kitô hữu lẩn trốn… Có thể nói, các biện pháp quyết liệt và tàn bạo này đủ khiến cho các tín đồ tử vì đạo hàng loạt và rất nhiều người buộc phải chối bỏ đức tin.
Chính sách cấm đạo của chính quyền phong kiến Nhật Bản đã tác động lên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nhưng hệ quả quan trọng nhất là về mặt chính trị. Nhật Bản thi hành các chính sách cấm đạo một cách nhất quán, triệt để, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng nhưng nước Nhật vẫn có đủ nội lực để phát triển đất nước. Bên cạnh đó, vẫn quan hệ bang giao với một số nước như Trung Quốc, Hà Lan, Triều Tiên… vì thế mà Nhật Bản đã giữ vững được nền độc lập, xây dựng đất nước Nhật Bản giàu mạnh. Có thể nói, các nhà lãnh đạo phong kiến Nhật Bản rất tài tình trong chính sách đối ngoại cũng như chính sách đối với Công giáo. Họ đã kịp thời đưa ra những quyết sách để tránh mối hiểm họa cho đất nước.
Tìm hiểu quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc Phủ Tokugawa đã cho chúng ta thêm những hiểu biết về lịch sử đất nước, con người, tín ngưỡng, tôn giáo và lịch sử cai trị đất nước qua các đời vua của chính quyền phong kiến. Qua đó, chúng ta có thể rút ra những bài học lịch sử cho mình, để không mắc phải những sai lầm trong quá khứ, đề ra được những chính sách đúng đắn, phù hợp ở hiện tại và định hướng kế hoạch trong tương lai. Trong xã hội ngày nay, tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng vẫn là mảnh đất tốt dễ bị các thế lực, lực lượng thù địch lợi dụng, đồng thời chính nó lại đang có những nỗ lực hội nhập văn hóa dân tộc. Vì vậy, việc tìm hiểu quá trình du nhập, phát triển của Công giáo Nhật Bản và chính sách cấm đạo của chính quyền Mạc Phủ Tokugawa không chỉ có ý nghĩa riêng đối với nước này mà còn có nhiều ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, để tất cả các nước có thể giải quyết một cách tốt nhất vấn đề tôn giáo và dân tộc, trong đó có Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Đức Doãn - Trần Đăng Sinh (2006), Tôn giáo học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
2. Dƣơng Ngọc Hùng (2008), Chuyên luận Nhật Bản học, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên) (2007), Lịch sử Nhật Bản, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
4. Joseph Jenes, CICM (1973), “A History of the Catholic Church in
Japan”, Nhà xuất bản Tokyo. (Lịch sử giáo hội Công giáo Nhật Bản,
người dịch: Phil. Nguyễn Hữu Anh Vương – Jos. Trương Văn Thơm, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Kim (2000), Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kì
Tokugawa – Nguyên nhân và hệ quả, Nhà xuất bản thế giới.
6. Nguyễn Văn Kim (2003), Nhật Bản với Châu Á – Những mối liên hệ
lịch sử và chuyển biến kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Kim - Vũ Dƣơng Ninh (2008), Một số chuyên đề lịch sử
thế giới, tập 2, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
8. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (1995), Lịch sử Nhật Bản, Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin, Hà Nội.
9. Murakami Shigeyoshi (1981), Nihon no Shukyo, (Tôn giáo Nhật Bản) Nhà xuất bản Iwanami Shoten, Tokyo Nhật Bản. Người dịch: Tiến sỹ Trần Văn Trình, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2005.
10. Vũ Dƣơng Ninh (2008), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. G.B. Sansom (1989), Lược sử văn hóa Nhật Bản (tập 2), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. G.B. Sansom (1990), Lược sử văn hóa Nhật Bản (tập 1), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Sucki Fumihiko (1988), Lịch sử tôn giáo Nhật Bản, (Dịch giả: Phạm Thu Giang), Viện nghiên cứu Đông Bắc Á.
14. Lƣơng Thị Thoa (2000), Lịch sử ba tôn giáo thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
15. Lƣơng Duy Thứ (Chủ biên) (1997), Đại cương văn hóa phương Đông, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
16. Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), Lịch sử thế giới cổ trung đại, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2010.
17. R.H.P Mason & J.G.Caiger (1997), A history of Japan, Nhà xuất bản Tuttle Publishing, Tokyo. (Lịch sử Nhật Bản, người dịch: Nguyễn Văn Sỹ, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội, 2003).