CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM Thu nhập từ đầu tư trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) phải chịu các loại thuế sau: 1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với nhà đầu tư là tổ chức) 2. Thuế thu nhập cá nhân (đối với nhà đầu tư là cá nhân)
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Tham luận phục vụ Hội thảo “Chính sách thuế trên TTTCK VN”) Hà Nội, tháng 9 năm 2011 Thu nhập từ đầu tư trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) phải chịu các loại thuế sau: 1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với nhà đầu tư là tổ chức) 2. Thuế thu nhập cá nhân (đối với nhà đầu tư là cá nhân) 1.1. Đối với nhà đầu tư là tổ chức trong nước: - Căn cứ pháp lý: Thông tư 130/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - Nội dung: Thu nhập từ đầu tư trái phiếu (gồm lãi chênh lệch khi chuyển nhượng và trái tức), sau khi trừ đi các khoản chi phí (chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng trái phiếu…), được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp và chịu thuế TNDN với thuế suất là 25% 1.2. Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài: - Căn cứ pháp lý: + Thông tư 134/2008/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2008 về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam; + Thông tư 64/2010/TT-BTC ban hành ngày 22/04/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư 134; - Nội dung: + Thông tư 134: • Khi chuyển nhượng trái phiếu, phải nộp thuế TNDN phát sinh khi chuyển nhượng trái phiếu bằng 0,1% tổng giá trị trái phiếu bán ra tại thời điểm chuyển nhượng; • Khi nhận lãi trái phiếu (trái tức), thuế phải nộp bằng 0,1% tổng giá trị trái phiếu (bao gồm mệnh giá ghi trên trái phiếu và số lãi nhận được) tại thời điểm nhận lãi (quy định này đã được sửa đổi và thay thế bằng Thông tư 64). + Thông tư 64: Khi nhận lãi trái phiếu (trái tức), thuế phải nộp bằng 10% số lãi nhận được tại thời điểm nhận lãi. 2.1. Đối với nhà đầu tư là cá nhân trong nước: - Căn cứ pháp lý: Thông tư số 84/2008/TT-BTC ban hành ngày 30/09/2008 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân - Nội dung: + Khi chuyển nhượng trái phiếu, thuế suất thuế TNCN từ thu nhập chuyển nhượng trái phiếu là 0,1% tính trên giá chuyển nhượng từng lần; + Thu nhập nhận được từ lãi TPCP được miễn thuế TNCN + Thu nhập nhận được từ lãi TPDN phải chịu thuế với thuế suất là 5% tính trên khoản lãi nhận được. 2.2. Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài: - Căn cứ pháp lý: Thông tư 134/2008/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2008 về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam - Nội dung: quy định thuế TNCN đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo pháp luật về thuế TNCN. Văn bản pháp luật đang áp dụng đối với thuế TNCN là Thông tư 84 84/2008/TT-BTC (tương tự như đối với nhà đầu tư cá nhân trong nước); Hiện tại, việc tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư trái phiếu do nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định; Trong các Thông tư hướng dẫn về thu thuế thu nhập từ đầu tư trái phiếu có loại trừ “trái phiếu thuộc diện miễn thuế”, tuy nhiên không giải thích rõ trái phiếu nào là trái phiếu thuộc diện miễn thuế; Đối với NĐT là tổ chức nước ngoài, hiện tại thuế suất thuế TNDN của lãi trái phiếu (trái tức) là 10% tính trên số lãi nhận được (Thông tư 64), cao hơn so với quy định cũ (Thông tư 134). Quan điểm về chính sách Thuế đối với sự phát triển của TTCK VN nói chung và của TTTP nói riêng: Văn bản hướng dẫn thống nhất và chi tiết đối với việc thu thuế thu nhập từ đầu tư trái phiếu; . Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Tham luận phục vụ Hội thảo “Chính sách thuế trên TTTCK VN”) Hà Nội, tháng 9 năm 2011 Thu nhập từ. trên trái phiếu và số lãi nhận được) tại thời điểm nhận lãi (quy định này đã được sửa đổi và thay thế bằng Thông tư 64). + Thông tư 64: Khi nhận lãi trái phiếu (trái tức), thuế phải nộp bằng. nước); Hiện tại, việc tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư trái phiếu do nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định; Trong các Thông tư hướng dẫn về thu thuế thu nhập từ đầu tư trái phiếu có loại