1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Slide chuẩn mực kiểm toán

9 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 524 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

CHƯƠNG 10: CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN I. Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán II. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến III. Đặc điểm của hệ thống chuẩn mực cụ thể trong các bộ máy kiểm toán IV. Xây dựng chuẩn mực kiểm toán I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN 1. Khái niệm chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán và dùng để điều tiết hành vi của KTV và các bên hữu quan theo hướng và mục tiêu xác định. 2. Hình thức thể hiện của chuẩn mực kiểm toán * Luật kiểm toán: Là hình thức pháp lý cao nhất của chuẩn mực kiểm toán, được ban hành bởi cơ quan lập pháp (Quốc hội), có ý nghĩa điều tiết các hành vi của nhiều phía có liên quan. * Hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể: thường do các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp nghiên cứu, soạn thảo và ban hành cho từng loại hình kiểm toán hoặc cho kiểm toán nói chung. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán dùng để điều tiết hành vi của KTV và để đánh giá chất lượng công việc kiểm toán. II. NHỮNG CHUẨN MỰC K’T ĐƯỢC CHẤP NHẬN PHỔ BIẾN (GAAS - Generally Accepted Auditing Standards) - Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (GAAS) là những chuẩn mực có hiệu lực mà KTV phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán và là cách thức bảo đảm chất lượng công việc kiểm toán. - Chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rộng rãi gồm 10 chuẩn mực và được chia thành 3 nhóm: - Nhóm chuẩn mực chung (bao gồm 3 chuẩn mực kiểm toán) - Nhóm chuẩn mực thực hành (bao gồm 3 chuẩn mực kiểm toán) - Nhóm chuẩn mực báo cáo (bao gồm 4 chuẩn mực kiểm toán) * Nhóm Chuẩn mực chung: gồm 3 chuẩn mực 1. Việc kiểm toán phải do một hay một nhóm người được đào tạo nghiệp vụ tương xứng và thành thạo như một kiểm toán viên thực hiện. 2. Trong tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán, KTV phải giữ một thái độ độc lập. 3. KTV phải duy trì sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực trong suốt cuộc kiểm toán (lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán). * Nhóm Chuẩn mực thực hành: gồm 3 chuẩn mực 1. Phải lập kế hoạch chu đáo cho công việc kiểm toán và giám sát chặt chẽ những người giúp việc nếu có 2. Phải hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, thời gian và quy mô của các thử nghiệm sẽ thực hiện. 3. Phải thu được đầy đủ bằng chứng có hiệu lực thông qua việc kiểm tra, quan sát, thẩm vấn và xác nhận để có được những cơ sở hợp lý cho ý kiến về báo cáo tài chính được kiểm toán * Nhóm Chuẩn mực báo cáo: gồm 4 chuẩn mực 1. Báo cáo kiểm toán phải xác nhận bảng khai tài chính có được trình bày phù hợp với những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi hay không. 2. Báo cáo kiểm toán phải chỉ ra các trường hợp không nhất quán về nguyên tắc giữa kỳ này với các kỳ trước 3. Phải xem xét các khai báo trên bảng khai tài chính có đầy đủ một cách hợp lý không trừ những trường hợp khác được chỉ ra trong báo cáo. 4. Phải đưa ra ý kiến về toàn bộ bảng khai tài chính hoặc khẳng định không thể đưa ra ý kiến được kèm theo việc nêu rõ lý do. III. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN CỤ THỂ TRONG CÁC BỘ MÁY KIỂM TOÁN * Trong phân hệ Kiểm toán độc lập: * Trong phân hệ Kiểm toán nhà nước:  Những chuẩn mực cho KTV và cơ quan KTNN  Những chuẩn mực chỉ áp dụng cho cơ quan KTNN Tính “nguyên vẹn” của các chuẩn mực trên được thể hiện rõ nét hơn cả. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán thường được thể hiện theo 2 hướng: * Trong phân hệ Kiểm toán nội bộ:  Chung cho bộ máy kiểm toán nội bộ và KTV nội bộ  Cho bộ phận kiểm toán nội bộ  Cho KTV nội bộ Chuẩn mực kiểm toán được cụ thể hoá theo 3 hướng: IV. XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN 1. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng chuẩn mực kiểm toán - Phải hoà nhập với thông lệ phổ biến của kiểm toán quốc tế trên cơ sở những nguyên lý chung, những kỹ thuật chung của kiểm toán, đồng thời phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đặc biệt là truyền thống văn hoá, đạo đức và đặc điểm quản lý chung có liên quan. - Cần hoạch định rõ khung pháp lý chung trong quan hệ với khung pháp lý cụ thể của kiểm toán. - Chuẩn mực kiểm toán cần được xây dựng đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, và bảo đảm tính toàn diện và khả thi cao. 2. Cơ sở xây dựng chuẩn mực kiểm toán Cơ sở để xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý, có thể bao gồm: - Quy phạm điều chỉnh: quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp lý. - Quy phạm bảo vệ: xác định các biện pháp cưỡng chế đối với hành vi bất hợp pháp - Quy phạm định ra các nguyên tắc, định hướng cho các hành vi - Quy phạm thủ tục: quy định trình tự thực hiện các quy phạm nội dung nói trên. . chuẩn mực kiểm toán) - Nhóm chuẩn mực thực hành (bao gồm 3 chuẩn mực kiểm toán) - Nhóm chuẩn mực báo cáo (bao gồm 4 chuẩn mực kiểm toán) * Nhóm Chuẩn mực chung: gồm 3 chuẩn mực 1. Việc kiểm toán. chuẩn mực kiểm toán I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN 1. Khái niệm chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán. 10: CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN I. Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán II. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến III. Đặc điểm của hệ thống chuẩn mực cụ thể trong các bộ máy kiểm toán IV.

Ngày đăng: 01/11/2014, 13:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w