Thảo luận kế toán tài chính

18 302 0
Thảo luận kế toán tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

Danh sách thành viên nhóm 6: Họ tên Mã sinh viên 1. Nguyễn Thị Huyền Hoa (nhóm trưởng) ………………… 2. Lê Thị Thuý ………………………………………… …. 3. Nguyễn Thị Cẩm Nhung…………… ………………… 4. Lê Anh Hồng…………………………………………… 5. Lưu Văn Kha……………… ……………………………. 6. Trần Anh Đào…………………………………………… 7. Phạm Thị Lương…………………………………………. 8. Phạm Thị Thu Hường……………………………………. 9. Mai Thị Hoà …………………… ………………………. 10. Lê Thị Ngọc Bé ………………………………………… 11. Ngô Văn Long…………………………………………… 12. Phan Duy Tùng………………………………………… CQ521328 CQ523579 CQ522672 CQ521451 CQ 521810 CQ510867 CQ501618 CQ511762 CQ501050 CQ513549 CQ522166 CQ524162 CHƯƠNG 7: KẾT THÚC KIỂM TOÁN 7.1. CÁC CÔNG VIỆC CƠ BẢN CẦN PHẢI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN. 7.1.1 Xem xét các khoản nợ phải trả không chắc chắn. A. Vấn đề: Trong năm tài chính, có những sự kiện phát sinh có thể dẫn đến trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong việc thanh toán các khoản công nợ cho bên thứ ba. Tuy nhiên, đến thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính, không thể xác định được nghĩa vụ này có phải thực hiện hay không với giá trị khoản công nợ là bao nhiêu.  Kiểm toán viên cần xem xét, đánh giá khả năng đơn vị được kiểm toán có đối mặt với các khoản nợ phải trả không chắc chắn hay không. B. Các sự kiện có thể hình thành nên các khoản nợ phải trả không chắc chắn: - Các vụ kiện chưa có quyết định xét xử chính thức. - Tranh chấp về thuế với cơ quan thuế. - Bảo lãnh trách nhiệm của công ty khác. - Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm cho khách hàng…. Mục tiêu của kiểm toán viên: Đánh giá khả năng xảy ra các khoản công nợ này và trình bày công bố chúng trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. C. Thủ tục kiểm toán. 1. Trao đổi với ban quản lý đơn vị được kiểm toán về khả năng có những khoản nợ phải trả không chắc chắn và việc trình bày chúng trên báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tuy vậy, nếu nhà quản lý của đơn vị có chủ ý che giấu do việc công bố các khoản nợ không chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của doanh nghiệp với các bên khác có liên quan thì việc thực hiện thủ tục này không mang lại hiệu quả. 2. Kiểm toán viên thực hiện việc rà soát các tài liệu có liên quan để tìm kiếm và đánh giá khả năng xảy ra những khoản công nợ này.VD: + Rà soát báo cáo doanh thu của đơn vị và so sánh năm nay với năm trước để phát hiện những bất thường tiềm ẩn nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng. + Rà soát hoá đơn, báo cáo tài từ văn phòng tư vấn luật xem doanh nghiệp có khả năng đối mặt với các vụ kiện tụng không. + Phân tích chi phí phát sinh trong kì, xem xét biên bản họp của hội đồng quản trị và cổ đông để nhận biết hợp đồng, vụ kiện quan trọng. 3. Trong một số trường hợp, kiêm toán viên thực hiện gửi thư xác nhận đến luật sư bào chữa hoặc tư vấn pháp lý của đơn vị được kiểm toán trong các vụ kiện chưa có quyết định xét xử chính thức nhằm nắm bắt được thông tin về nội dung vụ kiện hoặc tranh chấp, hậu quả có thể có và mức độ thiệt hại phát sinh. Từ đó kiểm toán viên đánh giá khả năng xảy ra và tầm quan trọng của các khoản công nợ không chắc chắn trong mối quan hệ với việc trình bày và công bố thông tin trên BCTC. D. Ý kiến của kiểm toán viên: Theo chuẩn mực Kế toán quốc tế số 37 và chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18, nếu khả năng xảy ra công nợ là : - Thấp( hoặc không trọng yếu): không cần trình bày trong BCTC. - Tương đối: chú thích trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trên BCTC. - Cao: phải được ghi nhận trên BCTC. 7.1.2 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC. A. Định nghĩa: Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính là :“những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong những khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ lập báo báo tài chính để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán” 1 . Chuẩn mực kiểm toán quy định kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp để xem xét tất cả các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, từ đó yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính. B. Phân loại: Các sự kiện này được chia thành 2 loại: - Sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC: Xảy ra sau khi khóa sổ,có tác dụng cung cấp thêm bằng chứng về các sự kiện đã tồn tại trong năm tài chính và có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC. VD: Sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, Doanh nghiệp nhận được kết luận của toà án xác nhận về vụ kiện của khách hàng đối với doanh nghiệp xảy ra trong năm tài chính. Tuỳ theo kết luận đó, doanh nghiệp ghi các bút toán điều chỉnh với tài khoản tương ứng. - Sự kiện ko ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng phải công bố trên thuyết minh BCTC: là sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ không liên quan đến năm tài chính được kiểm toán nên ko phải thực hiện điều chỉnh BCTC. Tuy nhiên, do tính trọng yếu nên phải trình bày trong thuyết minh BCTC bao gồm: + Hợp nhất kinh doanh hoặc thanh lý công ty con của tập đoàn. + Công bố kế hoạch ngừng hoạt động. + Thanh lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động. + Tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh lý các khoản nợ. + Mua sắm, thanh lý tài sản có giá trị lớn. + Phát hành cổ phiếu, trái phiếu. +… Việc phân loại nhằm xác định rõ trách nhiệm của cả đơn vị kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Cũng như là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán về báo cáo tài chính được kiểm toán. 1 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560, đoạn 04 C. Các thủ tục để thu thập bằng chứng: Ngoài các thủ tục thông thường như kiểm tra số dư hoặc số phát sinh trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể áp dụng các thủ tục sau để thu thập bằng chứng: 1. Xem xét các thủ tục do chính đơn vị quy định về việc đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm phục vụ cho việc lập BCTC. 2. Trao đổi vs ban giám đốc đơn vị về tính trọng yêú của sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC như: những số liệu tạm tính hoặc chưa được xác nhận; những cam kết, khoản vay hay bảo lãnh mới được ký kết; bán hay dự kiến bán tài sản; những cổ phiếu hoặc trái phiếu mới phát hành; thỏa thuận sáp nhập hay giải thể đã được ký kết hay dự kiến; những tài sản bị trưng dụng hay bị phá hủy do hỏa hoạn,… 3. Rà soát biên bản các cuộc họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC, kể cả những vấn đề được thảo luận trong các cuộc họp này nhưng chưa được ghi vào biên bản. - Rà soát các báo cáo nội bộ về những sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC. - Rà soát các sổ kế toán sau ngày lập BCTC. - Yêu cầu đơn vị hoặc luật sự của đơn vị cung cấp thêm thông tin về các vụ kiện tụng, tranh chấp đã cung cấp trước đó, hoặc các vụ kiện tụng, tranh chấp khác nếu có. D. Ý kiến của kiểm toán viên: - Nếu phát hiện các sự kiện có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính: Kiểm toán viên thảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc của đơn vị yêu cầu điều chỉnh báo cáo tài chính, nếu đơn vị không chấp nhận, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể phát hành báo cáo kiểm toán với “ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “không chấp nhận”. - Sau ngày ký báo cáo kiểm toán, Kiểm toán viên không bắt buộc phải xem xét những vấn đề phát sinh liên quan đến báo cáo tài chính, tuy nhiên nếu phát hiện thấy các sự kiện có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC , kiểm toán viên cân nhắc sửa lại báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã ký đồng thời thảo luận với Giám đốc đơn vị được kiểm toán để tìm biện pháp phù hợp. 7.1.3. ĐÁNH GIÁ GIẢ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC. A. Khái niệm giả định hoạt động liên tục. “Giả định hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản chi phối đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt đông liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,trừ khi doanh nghiệp có ý định giải thể hoặc bị buộc phải ngừng hoạt động,hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.” 2 Khi giả thiết hoạt động liên 2 Chuẩn mực kế toán VIệt Nam 01, chuẩn mực kiểm toán quốc tế VAS 10 tục không được đảm bảo thì báo cáo tài chính phải được lập theo cơ sở khác và đơn vị phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. B. Các dấu hiệu đánh giá giả định liên tục: Trách nhiệm đánh giá giả định hoạt động trước hết thuộc về Ban Giám đốc thông qua xem xét các thông tin sẵn có trong tương lai gần có thể dự đoán được, ít nhất 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Việc xem xét phụ thuộc vào các dấu hiệu : + Dấu hiệu về mặt tài chính: Dấu hiệu về mặt tài chính phản ánh những khó khăn hoặc thách thức về tình hình tài chính,kết quả kinh doanh của đơn vị. + Dấu hiệu về hoạt động: Dấu hiệu về hoạt động cho thấy môi trường kinh doanh có những thay đổi bất lợi,đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Dấu hiệu thay đổi về môi trường chính trị,luật pháp hoặc trách nhiệm pháp lý cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. + Dấu hiệu khác: Các dấu hiện thay đổi về môi trường chính trị, luật pháp hoặc trách nhiệm pháp lý. C. Thủ tục đánh giá giả định hoạt động liên tục: 1. Ngay từ khi bắt đầu kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán xem xét các sự kiện hoặc điều kiện liên quan đến giả định hoạt động liên tục để thảo luận với Ban giám đốc của đơn vị về kế hoạch và giải pháp xử lý kịp thời.Qua đó đánh giá mức rủi ro kiểm toán ban đầu của sự kiện và điều kiện này nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. 2. Trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thảo luận với nhà quản lý của đơn vị về các sự báo liên quan đến luồng tiền, lợi nhuận và các dự báo khác có liên quan để phát hiện dấu hiệu nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục. Bên cạnh đó Kiểm toán viên rà soát và phân tích các tài liệu quan trọng như giấy nhận nợ, hợp đồng vay vốn để tìm kiếm bằng chứng về điều khoản bị vi phạm kết hợp xem xét biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc cấp quản lý tương đương để tìm hiểu về khó khan tài chính của đơn vị. Nếu có, kiểm toán viên trao đổi với luật sư hoặc tư vấn pháp lý của đơn vị về các vụ kiện, tranh chấp và ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính. 3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ lập báo cáo tài chính; xác nhận sự tồn tại, tính hợp pháp, hiệu lực, khả năng tài chính của các bên liên quan đã cam kết duy trì hỗ trợ tài chính cho đơn vị. 4. Khi phát hiện nghi vấn thể hiện giả định hoạt động liên tục không còn thích hợp, kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung: đánh giá tính hợp lý và khả thi của các biện pháp mà nhà quản lý của đơn vị đề xuất hoặc lên kế hoạch thực hiện để cải thiện tình hình…đồng thời yêu cầu Ban Giám đốc của đơn vị xác nhận bằng văn bản về các đề xuất hoặc kế hoạch này. D. Ý kiến của Kiểm toán viên: - Nếu tồn tại các điều kiện hoặc sự kiện ảnh hưởng đến giả định hoạt động liên tục của đơn vị nhưng chúng không chắc chắn trọng yếu: kiểm toán viên yêu cầu đơn vị trình bày đầy đủ thông tin về điều kiện hay sự kiện này trong thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu đơn vị công bố đầy đủ, kiểm toán viên đưa ra “ý kiến chấp nhận toàn phần” nhưng nhấn mạnh về các yếu tố đó để lưu ý người sử dụng báo cáo. Nếu đơn vị không công bố đầy đủ, tuỳ theo tình huống cụ thể kiểm toán viên đưa ra “ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “ý kiến trái ngược”. - Nếu giả định hoạt động liên tục bị vi phạm mà đơn vị vẫn lập báo cáo tài chính trên cơ sở giả định này: Kiểm toán viên đưa ra “ý kiến không chấp nhận”. Nếu đơn vị lựa chọn cơ sở khác, kiểm toán viên đưa ra ý kiến dựa theo đánh giá sự phù hợp của cơ sở thay thế này. 7.1.4. TÍCH LŨY BẰNG CHỨNG CUỐI CÙNG. A. Vấn đề: Sau khi thực hiện các bước bước xem xét trên, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể tích luỹ những bằng chứng kiểm toán cuối cùng phục vụ việc ra kết luận kiểm toán. B. Thủ tục thu thập bằng chứng cuối cùng: 1.Thực hiện thủ tục phân tích. - Mục đích: + Khẳng định lại những kết luận mà kiểm toán viên có được một trong suốt quá trình kiểm toán. + Rà soát các khả năng còn xảy ra sai phạm trọng yếu đối với báo cáo tài chính đã bị bỏ qua,hay mối quan hệ bất thường của các thông tin trên báo cáo tài chính chưa được giải thích thấu đáo. - Chủ nhiểm kiểm toán đảm bảo trách nhiệm thực hiện: + Rà soát lại tổng thể báo cáo tài chính. + Kiểm tra lại những biến động bất thường trong số liệu của đơn vị thông qua việc so sánh. + Cân nhắc sự phù hợp và thích đáng của bằng chứng kiểm toán đã thu thập được lý giải cho biến động bất thường này. Trường hợp kết quả phân tích vẫn còn yếu điểm thì chủ nhiệm kiểm toán phải cân nhắc đến việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để củng cố cho các kết luận kiểm toán đã đưa ra trước đó. 2.Thu nhập thư xác nhận về giải trình các nhà quản lý đơn vị kiểm toán. Các giải trình bằng văn bản của nhà quản lý đơn vị thể hiện dưới các hình thức: - Bản giải trình được nhà quản lý và đơn vị lập và gửi cho kiểm toán viên. - Thư của kiểm toán viên liệt kê tất cả những hiểu biết của mình về các giả trình của quản lý đơn vị và được quản lý đơn vị xác nhận là đúng. Các giải trình nhà quản lý đơn vị cần được lưu vào hồ sơ kiểm toán dưới hình thức tóm tắt để tích lũy bàng chứng kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán,Kiểm toán viên cần yêu cầu giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị xác nhận lại bằng văn bản về nội dung các giải trình bằng lời nói của họ trước đó để hạn chế hiểu lầm giữa 2 bên đồng thời tăng độ tin cậy bằng chứng kiểm toán. Thu thập xác nhận giải trình của nhà quản lý là một thủ tục quan trọng có ảnh hưởng đến việc đưa ra kết luận về báo cáo tài chính được kiểm toán. 3. Kiểm tra các thông tin được trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính. Với tầm quan trọng của TMBCTC kiểm toán viên cần phải kiểm tra các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính trước khi đi đến kết luận cuối cùng về tông thể báo cáo tài chính đơn vị được kiểm toán. Việc kiểm tra, kiểm toán viên cần đánh giá 2 nội dung quan trọng trên TMBCTC là nguyên tắc, phương pháp kế toán đơn vị lựa chọn và thông tin thuyết minh cụ thể về tình hình tài chính,kết quả hoạt động đơn vị để đưa ra quyết định nên hay không yêu cầu đơn vị sửa đổi, bổ sung thông tin này. Tính đầy đủ và đúng đắn các thông tin trên Thuyết minh Báo cáo tài chính là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình. 4. Đọc các thông tin khác trên báo cáo thường niên. Báo cáo thường niên là tài liệu công ty lập hàng năm nhằm công bố thông tin của mình trước công chúng hoặc báo cáo trước đại hội cổ đông. Các thông tin thường được trình bày trên báo cáo thường niên: - Báo cáo tài chính được kiểm toán. - Báo cáo kiểm toán và các thông tin liên quan như:lịch sử hoạt động của công ty… Để thực hiện công việc,kiểm toán viên cần liên lạc với nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán để thu thập các thông tin khác trong báo cáo thường niên trước ngày ký báo cáo kiểm toán. C. Ý kiến của kiểm toán viên: - Nếu có những điểm không nhất quán có tình trọng yếu dẫn đến sự trình bày sai lệch thực tế : kiểm toán viên cần đưa ra quyết định nên sửa báo cáo tài chính hay các thông tin khác. - Nếu việc sửa lại báo cáo tài chính là cần thiết mà đơn vị không chấp nhận sửa chữa: tùy theo mứ đọ kiểm toán mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hay không chấp nhận. 7.1.5 Đánh giá các phát hiện kiểm toán. A. Mục đích: khẳng định lại việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán, đồng thời là cơ sở quyết định loại ý kiến cần trình bày trong báo cáo kiểm toán. B. Thủ tục đánh giá các phát hiện kiểm toán: 1. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán lần cuối cùng: - Tập hợp toàn bộ bằng chứng đã thu thập được trong suốt quá trình kiểm toán để đưa ra đánh giá cuối cùng về tính trọng yếu và rủi ro cho toàn bộ cuộc kiểm toán. - Xác định số cộng dồn của tất cả các sai phạm chưa được điều chỉnh để đánh giá tính trọng yếu của chúng.  Nếu số lũy kế của tất cả những sai phạm chưa được điều chỉnh là trọng yếu thì kiểm toán viên cần mở rộng phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán hoặc yêu cầu nhà quản lý điều chỉnh báo cáo tài chính. 2. Rà soát hồ sơ kiểm toán. Mục đích: đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện bởi các thành viên trong đoàn kiểm toán và các bằng chứng thu thập được cũng như các kết luận của từng thành viên trong đoàn kiểm toán về các khoản mục trên báo cáo tài chính được kiểm toán. Việc rà soát thường do chủ nhiệm kiểm toán đảm nhận. Sau khi rà soát, chủ nhiệm kiểm toán cần kí vào tất các giấy tờ làm việc. Các mục tiêu hướng đến: - Các trợ lý kiểm toán đã thực hiện công việc đúng đắn và toàn diện. - Các nhận xét do trợ lý kiểm toán đưa ra là hợp lý, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể. - Cuộc kiểm toán được hoàn tất được phù hợp với các điều khoản trên hợp đồng kiểm toán. - Các câu hỏi liên quan đến nội dung kiểm toán được giải quyết thấu đáo. - Các giấy tờ làm việc thực sự là căn cứ cho việc hình thành ý kiến kiểm toán. - Quá trình kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và các chính sách thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán. Đòi hỏi người soát xét phải độc lập với người thực hiện cuộc kiểm toán. Việc soát xét ở cấp độ cao hơn được các chủ phần hùn thực hiện, phạm vi phụ thuộc vào từng loại hình hợp đồng kiểm toán và mức độ tin tưởng của chủ phần hùn đối với chủ nhiệm kiểm toán. Người chủ phần hùn kiểm toán là người thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Công việc của họ thiên về phát triển và duy trì khách hàng nhiều hơn là giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Về pháp lý, chủ phần hùn có vốn góp trong công ty kiểm toán và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty. Với các công ty kiểm toán có yêu cầu về chất lượng kiểm toán cao hơn, rất có thể việc soát xét sẽ được thực hiện bởi chủ phần hùn thứ hai không tham gia trực tiếp vào cuộc kiểm toán. 3. Hình thành ý kiến kiểm toán và dự thảo báo cáo kiểm toán: - Khi mỗi phần hành công việc kết thúc, kiểm toán viên phải đưa ra kết quả tổng hợp về các phát hiện kiểm toán (các yếu tố chưa tốt, cần điều chỉnh, kết luận về từng phần hành tương ứng…). - Kết quả của riêng từng phần hành cần phải được tổng hợp và đánh giá nhằm hình thành nên ý kiến về tổng thể BCTC được kiểm toán. C. Ý kiến của kiểm toán viên: Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, kiểm toán viên cần thảo luận với nhà quản lý của đơn vị về các phát hiện sai phạm nếu có và đưa ra các biện pháp điều chỉnh, bổ sung. Nếu như nhà quản lý đồng ý, kiểm toán viên có thể phát hành báo cáo dạng chấp nhận toàn bộ. Còn không, kiểm toán viên có thể phát hành báo cáo dạng chấp nhận từng phần hoặc dạng khác. 7.1.6 Thảo luận với Ban Quản trị và Ủy ban Kiểm toán (nếu có) của đơn vị được kiểm toán. - Được nêu rõ trong Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị được kiểm toán. - Mục đích: + Giúp kiểm toán viên đưa ra các phát hiện kiểm toán, tư vấn về các giải pháp hoàn thiện hoạt động của đơn vị được kiểm toán, đồng thời đưa ra những bằng chứng về các công việc kiểm toán đã thực hiện. + Tìm kiếm sự đồng tình, nhất trí hoặc những bất đồng quan điểm (nếu có) của Ban quản trị với ý kiến của kiểm toán viên. Trong một số trường hợp nhất định, Ban quản trị hoặc Ủy ban kiểm toán có thể cung cấp thêm thông tin hoặc giải thích rõ hơn về các vấn đề được cho là nguyên nhân dẫn đến việc kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến dạng chấp nhận toàn bộ. 7.2. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 7.2.1. Khái quát chung báo cáo kiểm toán về BCTC 7.2.1.1. Báo cáo kiểm toán về BCTC - Khái niệm: Là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán BCTC. Thực chất là một bản thông báo về kết quả cuộc kiểm toán về BCTC cho người sử dụng BCTC. Nội dung trình bày có thể khác nhau nhưng phải chuyển đến người đọc những đánh giá của KTV về sự phù hợp của những thông tin định lượng của BCTC cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực, hoặc chế độ kế toán hiện hành khi lập BCTC này. - Hình thức trình bày: + bằng văn bản + bằng miệng Theo quy định của Ủy ban về chuẩn mực kiểm toán (IAPC) của liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “ Báo cáo kiểm toán về BCTC là loại báo cáo bằng văn bản do KTV lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã được kiểm toán.” 7.2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về BCTC Báo cáo kiểm toán về BCTC có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kiểm toán và người sử dụng BCTC  Đối với hoạt động kiểm toán: là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC để trình bày kết quả cảu cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh giá của KTV về thông tin định lượng và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành. Sơ đồ 7.1 Trình tự thực hiện cuộc kiểm toán BCTC  Đối với người sử dụng BCTC: giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá được độ tin cậy của các thông tin định lượng trên BCTC, trên cơ sở đó họ có các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có BCTC này. Sơ đồ 7.2 Mối quan hệ giữa BCTC, Báo cáo kiểm toán về BCTC và người sử dụng BCTC 7.2.1.3. Yêu cầu lập, trình bày, gửi báo cáo kiểm toán về BCTC  Yêu cầu lập Kết thúc cuộc kiểm toán về BCTC, KTV phải lập báo cáo kiểm toán về BCTC, trình bày ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý của các thoogn tin định lượng và sự trình bày của các thông tin định lượng này trên BCTC do đơn vị (tổ chức , doanh nghiệp) mời kiểm toán đã lập.  Yêu cầu về trình bày Trình bày theo chuẩn mực kiểm toán quy định cả về nội dung, kết cấu, hình thức để người đọc hiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra. [...]... ty kiểm toán Trong trường hợp mà một cuộc kiểm toán do hai công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện thì cần phải ghi đầy đủ các thông tin nêu trên của các công ty ký báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: đây là số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán theo từng năm của công ty kiểm toán Ví dụ: Số: 11232/IMMA Tiêu đề báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: ... Các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập BCTC; + Đánh giá các ước tính kế toán và xét đoán quan trọng được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán thực hiện khi lập BCTC; + Đánh giá việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên các BCTC Ý kiến của toán viên về báo cáo tài chính được kiểm toán + Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về BCTC trên hai phương... nhiệm của KTV và công ty kiểm toán là kiểm tra các thông tin trên BCTC và đưa ra ý kiến về báo cáo này Ví dụ: “Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Trường Giang (sau đây viết tắt là "Công ty"), bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 được... kiểm toán Trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả kiểm toán của mình + BCTC phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp Việc lập BCTC đòi hỏi Giám đốc (hay người đứng đầu) đơn vị phải tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận Phải lựa chọn các nguyên tắc và phương pháp kế toán cũng như phải đưa ra các ước tính kế toán. .. vị nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính Ví dụ: “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định... báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính + Trên báo kiểm toán cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc toàn bộ công việc kiểm toán Thông tin này cho phép người sử dụng BCTC biết rằng kiểm toán viên đã xem xét đến các sự kiện (nếu có) ảnh hưởng đến BCTC từ sau ngày kết thúc niên độ cho đến ngày kết thúc niên độ + Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ địa điểm (tỉnh, thành phố) của công ty kiểm toán chịu trách... toán và BCTC đã được kiểm toán phải đóng dấu giáp lai phù hợp chung với thông lệ chung của quốc tế + Trường hợp có từ hai công ty kiểm toán cùng thực hiện một cuộc kiểm toán thì báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được ký bởi giám đốc của đủ các công ty kiểm toán theo đúng luật định + Ngôn ngữ được trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là ngôn ngữ sử dụng chính thức của quốc gia,đồng... cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý - trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và... “BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH” Người nhận báo cáo kiểm toán vê báo cáo tài chính: BCKT phải nêu rõ người nhận BCKT phù hợp với hợp đồng kiểm toán Người nhận BCKT có thể là: Giám đốc, hội đồng quản trị, các cổ đông của đơn vị được kiểm toán Ví dụ: “Kính gửi: GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH TRƯỜNG GIANG” Mở đầu của BCKT về báo cáo tài chính: Phải ghi rõ BCTC là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi... vậy kiểm toán viên sử dụng ý kiến không chấp nhận Ví dụ: “Trong báo cáo tài chính, giá trị TSCĐ là XXX VNĐ; khoản vay công ty B là XY VNĐ đã không phản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh Theo ý kiến chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, báo cáo tài chính đã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của . cả đơn vị kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Cũng như là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán về báo cáo tài chính được kiểm toán. 1 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 , đoạn 04 C cáo tài chính. - Số hiệu báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: đây là số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán theo từng năm của công ty kiểm toán. Ví dụ: Số: 11232/IMMA - Tiêu đề báo cáo kiểm toán. và Ủy ban Kiểm toán (nếu có) của đơn vị được kiểm toán. - Được nêu rõ trong Chuẩn mực kiểm toán số 260 : Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị được kiểm toán. - Mục đích: + Giúp kiểm toán viên

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan