khao sat hoc ky I

3 203 0
khao sat hoc ky I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh:………………………………Trường THCS………………… lớp:…… Điểm Lời phê của giáo viên Phần I: Trắc nghiệm(2,5 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Dòng nào dưới đây không đúng với thể tùy bút? A.Tùy bút không có cốt truyện, và có thể không có nhân vật. B.Tùy bút không sử dụng nhiều phương thức biểu đạt, nhưng biểu cảm là chủ yếu. C.Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu vẫn là thể biểu cảm (trữ tình) D.Tùy bút phải có nhân vật và cốt truyện. Câu 2: Văn bản nào sau đây không phải là tùy bút? A.Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) B.Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) C.Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) D.Mẹ tôi (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi) Câu 3: Dòng nào thể hiện đúng sự khác biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? A.Nghĩa của những từ này khác nhau như có mối liên hệ với nhau. B.Nghĩa của những từ đồng âm khác nhau, không liên quan với nhau; còn nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối liên quan rõ rệt… C.Nghĩa từ đồng âm là nghĩa đen, nghĩa của từ nhiều nghĩa là nghĩa bóng. D.Nghĩa của từ đồng âm liên quan chặt chẽ với nhau, trong khi nghĩa của từ nhiều nghĩa hoàn toàn độc lập, không có mối liên quan nào. Câu 4: Từ hay trong các câu sau đây là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? - Đó là một cuốn sách hay nhất mà tôi được đọc. - Nó cứ băn khoăn mãi mộ điều là đi hay ở. - Nó rất hay đến thư viện để đọc sách. A.Đồng âm B.Nhiều nghĩa. Câu 5: Dòng nào nêu cách hiểu đúng nhất về câu thành ngữ “Ăn vóc học hay” A.Ăn thì chọn miếng ngon, học thì chọn điều hay. B.Ăn ít mà học giỏi. C.Được ăn thì vóc dáng thêm cao lớn, được học thì đầu óc thêm mở mang. D.Ăn khỏe thì học hành giỏi giang. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 6-10: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…” (Vũ Bằng – Mùa xuân của tôi) Câu 6: Các từ láy riêu riêu, lành lạnh mang ý nghĩa như thế nào so với nghĩa gốc? A.Giảm nhẹ B.Tăng hơn. C.Không thay đổi D.Bình thường. Câu 7: Dòng nào không nêu được nét đặc trưng của không khí mùa xuân đất Bắc? A.Mưa riêu riêu, gió lành lạnh B.Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh C.Tiếng trống chèo, câu hát huê tình D.Trời mưa rét và buồn. Câu 8: Ý nào đúng với nhận xét về bức tranh mùa xuân đất Bắc, trong đoạn văn trên? A.Mơ màng, giàu sức sống hiện đại B.Thơ mộng, u buồn, cổ xưa C.Cổ xưa, thơ mộng, đầy sức sống D.Thơ mộng, cổ xưa, vui nhộn. Câu 9: Nhà văn đã gọi mùa xuân đất Bắc bằng nhiều cách khác nhau: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt – mùa xuân của Hà Nội…” Gọi như vậy có gì đặc biệt và thể hiện cảm xúc gì? A.Mở rộng ý nghĩa hình ảnh mùa xuân: mùa xuân của tôi là mùa xuân của Bắc Việt – cả xứ Bắc và của Hà Nội. B.Cách diễn đạt làm cho câu văn tha thiết, cảm xúc dạt dào C.Mùa xuân đém đến cho con người niềm khát khao sống yêu thương D.Cả A và B Câu 10: Đọc đoạn văn em cảm nhận được những điều kì diệu nào của mùa xuân? A.Mùa xuân khơi dậy lòng người tình yêu quê hương. B.Mùa xuân khơi dậy lòng người những tình cảm thiêng liêng và sức sống mãnh liệt. C.Mùa xuân khơi dậy những tình cảm về gia đình, tổ tiên. D.Mùa xuân khơi dậy sức sống của muôn loài. Phần II: Tự luận (7,5 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn (1,5 điểm) Những câu sau bị chép sai ở từ nào, hãy chữa lại cho đúng. Việc chép sai đó có ảnh hưởng gì đến nội dung và giá trị biểu cảm của câu thơ? “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục … cục tác cục ta” Thấy xao động nắng trưa Biết bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” Câu 2: Bài làm văn (6 điểm) Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 KỲ I NĂM HỌC 2011-2012 I/Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D B A C A D C D A II/Tự luận: Câu 1: (1,5 điểm) -Dòng thơ thứ năm và thứ sáu từ thấy, biết bị chép sai, sửa lại đúng. (0,5 điểm) Nghe xao động nắng trưa. Nghe bàn chân đỡ mỏi. -Những từ thấy, biết tả cảm giác có thật. Còn nghe trong câu thơ dùng theo cách ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi được cảm nhận bằng cả tâm hồn. (1 điểm) Câu 2: (6 điểm) I/Yêu cầu hình thức(1 điểm) - Học sinh biết phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Nắm được phương pháp làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Bố cục đủ 3 phần: II/Yêu cầu nội dung (5 điểm) 1/Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về bài thơ và nêu cảm nhận chung. 2/Thân bài: - Cảm xúc về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,5 điểm) - Cảm xúc về các hình ảnh thiên nhiên: cỏ, cây, hoa, lá, con người…Cảnh thiên nhiên xa rộng mênh mông, bát ngát thấp thoáng bóng dáng con người trong thời điểm chiều tà gợi cảm giác buồn hiu quạnh, cô đơn, tẻ nhạt, trống trải…(1 điểm) - Cảm xúc về tâm trạng tác giả. (1,5 điểm) + Không gian bao la còn tình riêng thì nặng nề, khép kín không thể xẻ chia. + Nỗi cô đơn, buồn, một mình đối diện với chính mình. + Tâm trạng hoài cổ, nhớ nước thương nhà…càm xúc buồn nhưng đẹp, đáng trân trọng. - Cảm xúc về các biện pháp tu từ: đảo ngữ, từ láy, từ đồng âm, bút pháp tài hoa, ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện (0,5 điểm) - Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (0,5 điểm) 3/Kết bài: (0,5 điểm) - Bộc lộ tình cảm của người viết. - Khẳng định sức sống của bài thơ. */Lưu ý: Học sinh có thể sắp xếp hoặc trình bày nhiều cách khác nhau, giáo viên co trọng tính hợp lí, thuyết phục, sáng tạo để đánh giá và cho điểm bài làm. . cục đủ 3 phần: II/Yêu cầu n i dung (5 i m) 1/Mở b i: - Gi i thiệu sơ lược về b i thơ và nêu cảm nhận chung. 2/Thân b i: - Cảm xúc về hoàn cảnh ra đ i của b i thơ. (0,5 i m) - Cảm xúc. học hành gi i giang. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả l i các câu h i từ 6-10: “Mùa xuân của t i - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà N i - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn. về gia đình, tổ tiên. D.Mùa xuân kh i dậy sức sống của muôn lo i. Phần II: Tự luận (7,5 i m) Câu 1: Viết đoạn văn (1,5 i m) Những câu sau bị chép sai ở từ nào, hãy chữa l i cho đúng. Việc

Ngày đăng: 01/11/2014, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan