1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐÔI QUE ĐAN

7 4.9K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • ĐÔI QUE ĐAN (Sách Tiếng Việt 4, tập 1/175)

  • Slide 2

  • PHÂN TÍCH

  • Nghệ thuật:

  • Đoạn 2: Tiếp theo cho đến hết (3 khổ còn lại)

  • Nghệ thuật:

  • TỔNG KẾT

Nội dung

ĐÔI QUE ĐAN (Sách Tiếng Việt 4, tập 1/175) Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay chị nữa Dần dần hiện ra… Ôi đôi que đan Sao mà chăm chỉ Sao mà giản dị Sao mà dẻo dai… Từng mũi, từng mũi Cứ đan, đan hoài Sợi len nhỏ bé Mà nên rộng dài. Em cũng tập đây Mũi lên, mũi xuống Ngón tay, bàn tay Dẻo dần, đỡ ngượng. Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay em nữa Cũng dần hiện ra… Que tre đan mãi Bóng như ngọc ngà. Phạm Hổ PHÂN TÍCH Bài thơ chia làm 2 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến “mà nên rộng dài” (3 khổ thơ đầu) Nội dung: Những vật dụng như mũ, khăn, áo dần dần hiện ra từ đôi bàn tay của người “chị”cùng với đôi que đan nhỏ. Thể hiện tình cảm và lòng yêu thương chân thành của người chị dành cho người thân trong gia đình (tình cảm dành cho em, cho bà, cho cha mẹ). Nghệ thuật: - Sử dụng điệp từ “cho”, “từ”, “sao mà”, “từng mũi”  thể hiện tình cảm của người chị dành cho người thân trong gia đình bé nhỏ của mình cứ tăng dần, tăng dần mạnh mẽ, liên tục qua “từng mũi” que đan ; từ tình cảm “nhỏ bé” mà trở nên “rộng dài”. - Sử dụng phép liên tưởng : qua hình ảnh đôi que đan, nhà thơ hay nói khác hơn chính đứa em nhỏ đang khen ngợi sự “chăm chỉ, giản dị và dẻo dai” của chị mình. - Sử dụng phép liệt kê (cho bé, cho bà, cho mẹ, cho cha)  thể hiện tình cảm của người đan que dành cho hết thảy mọi người trong gia đình. Tuy tình cảm đó dành cho mỗi người có thể khác nhau ở cách biểu lộ hay cách thể hiện nhưng đều chân thành và dành hết mực tình thương mà mình có cho người thân yêu. Đoạn 2: Tiếp theo cho đến hết (3 khổ còn lại) Nội dung: Sự luyện tập chăm chỉ của người em để có thể tạo ra được những vật dụng dành tặng cho người thân trong gia đình. Thể hiện lòng thương yêu tha thiết của “em” đối với người thân yêu. Nghệ thuật: - Lặp đoạn (Từ “Mũ đỏ cho bé…cũng dần hiện ra”)  thể hiện sự kế thừa, tiếp nối tình cảm dành cho người thân trong gia đình từ người chị sang đứa em nhỏ, mặc dù đôi khi tình cảm đó lúc đầu cũng “ngượng” ngùng, khó nói nhưng rồi nó cũng dần lớn mạnh và trưởng thành qua từng mũi que đan. - Sử dụng biện pháp so sánh (So sánh que tre với ngọc ngà, từ so sánh là “như”, đặc điểm chung được đem ra so sánh là “bóng”)  hình ảnh “que tre đan mãi” thể hiện tình cảm của những người thân trong gia đình thật thiêng liêng, tình cảm đó luôn mãi còn, cao quý và không gì có thể so sánh hơn “ngọc ngà”. TỔNG KẾT Qua bài thơ, ta thấy hai chị em trong bài thơ rất chăm chỉ và biết thương yêu những người thân trong gia đình của mình. Hai chị em đã kiên nhẫn, tỉ mỉ đan khăn cho bà, đan áo cho cha mẹ để thể hiện tình cảm chân thành của mình đối với họ. Và qua đó, đoạn thơ cũng nhắc nhở chúng ta rằng: Tình cảm gia đình thật thiêng liêng và quan trọng nên chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. . ĐÔI QUE ĐAN (Sách Tiếng Việt 4, tập 1/175) Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay chị nữa Dần dần hiện ra… Ôi đôi que đan Sao mà chăm. tục qua “từng mũi” que đan ; từ tình cảm “nhỏ bé” mà trở nên “rộng dài”. - Sử dụng phép liên tưởng : qua hình ảnh đôi que đan, nhà thơ hay nói khác hơn chính đứa em nhỏ đang khen ngợi sự “chăm. khổ thơ đầu) Nội dung: Những vật dụng như mũ, khăn, áo dần dần hiện ra từ đôi bàn tay của người “chị”cùng với đôi que đan nhỏ. Thể hiện tình cảm và lòng yêu thương chân thành của người chị dành

Ngày đăng: 01/11/2014, 10:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w