1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHÀO MỪNG NGÀY 22 tháng 12

10 4,8K 80

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 106,56 KB

Nội dung

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHÀO MỪNG NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22/12/ Thực hiện công văn số: 1568/SGD & ĐT – GDTrH V/v chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm thành lập QĐND Việt Nam, 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường; Chi bộ - BGH nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm thành lập QĐND Việt Nam, 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như sau: A. Mục đích yêu cầu - Nhằm tuyên truyền về truyền thống lịch sử vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam 65 năm qua, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương, truyền thống của quê hương Bắc Giang, quê hương Hiệp Hòa Anh hùng và 20 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân 22/12. Qua đó làm cho toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường nhận thức sâu sắc về bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang, chiến công hiển hách của lực lượng vũ trang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Khơi dậy truyền thống yêu nước, long tự hào dân tộc, ý chí độc lập, tinh thần đoàn kết trong cán bộ, giáo viên và học sinh quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ học kì 1 năm học 2009 -2010. - Tổ chức hoạt động ngoại khóa, văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm. - Các hoạt động góp phần rèn luyện cho các em về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức vươn lên trong học tập. - Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn, GVCN trên cơ sở kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đua, phối hợp thực hiện có hiệu quả. - Kế hoạch phải được triển khai đến toàn thể CBGV, học sinh trong nhà trường từ ngày 5 đến hết tháng 12 năm 2009. B. Nội dung kế hoạch. 1. Thời gian hoạt động. Tổ chức vào ngày 22/12/2009.( buổi sáng từ 7h30’ đến 10 h) 2. Thành phần. - Giao lưu với cựu chiến binh thời kì kháng chiến chống mỹ. - Cựu chiến binh trong nhà trường. - Chi bộ - BGH nhà trường. - Toàn thể CBGV và học sinh trong nhà trường. 3. Cách thức tổ chức. - Văn nghệ chào mừng. - Ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam 65 năm qua, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương, truyền thống của quê hương Bắc Giang, quê hương Hiệp Hòa Anh hùng và 20 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân 22/12 (tổ sử) - Giao lưu với cựu chiến binh. - Nói về hình ảnh người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (xen phần đọc thơ, văn nghệ của CBGV, học sinh về người lính và giao lưu với cựu chiến binh trong nhà trường). Tổ Văn + Đoàn trường. C. Tổ chức thực hiện. - Đoàn trường phối hợp với tổ Văn, tổ sử căn cứ vào sự chỉ đạo của Chi bộ - BGH xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động. - GVCN, các tập thể Chi đoàn căn cứ vào kế hoạch thực hiện. - Các tập thể Chi Đoàn chuẩn bị cờ tổ quốc ( mỗi lớp 1 lá cờ có cán dài 2,5m). Ngày 22 tháng 12 năm 1944 THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ( 22.12.1944 ) Ngày 22 – 12 – 1946 theo chỉ thị của Hồ Chủ Tịch, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng thuộc tỉnh Cao Bằng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ Tịch ủy nhiệm lãnh đạo Đội. Đội biên chế thành 3 tiểu Đội do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên. Đội có 34 chiến sĩ với 34 cây súng nhưng đều là những chiến sĩ kiên cường của công nông được chọn lọc từ các đội du kích ở Cao – Bắc – Lạng. Một số được học quân sự ở nước ngoài, hầu hết đã qua chiến đấu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp Việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lịch sử quân đội ta. Nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang Cách Mạng : Kháng chiến toàn dân, xây dựng 3 thứ quân, hoạt động kết hợp quân sự với chính trị. Hồ Chủ Tịch nói “ Đội tuyên truyền Giải phóng quân là đội quân đàn anh mong cho chóng có đội quân đàn em khác … Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp nơi của Việt Nam chúng ta”. Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22 tháng 12 năm 1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Tháng 4 năm 1945 theo quyết định của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu Quốc quân đã thống nhất vào ngày 15 tháng 5 năm 1945 và mang tên Việt Nam Giải phóng quân. Lễ thống nhất được tổ chức tại chợ Chu ( Thái Nguyên ) với 13 đại đội. Tại các chiến khu Cách Mạng trong nước, lực lượng du kích vẫn phát triển trong 3 hình thái, 3 thứ quân. Tháng 5 năm 1945 thành lập trung đội du kích của chiến khu Quang Trung, tháng 6 năm 1945 đội du kích Đông Triều ra đời. Trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8, Việt Nam Giải phóng quân có vai trò quan trọng : Từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực của đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, quân đội ta mang tên quen thuộc cho tới nay là Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, quân đội ta bước vào thời kỳ trưởng thành. Trong kháng chiến chống Mỹ vĩ đại vừa qua, Giải phóng quân miền Nam đã góp phần quyết định vào chiến thắng mùa Xuân năm 1975. “ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì Chủ Nghĩa Xã Hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó là lời Hồ Chủ Tịch tặng cho quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1975 đến nay, Quân đội ta tiếp tục truyền thống quý báu của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng giữ gìn sự nghiệp độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa đồng thời tiếp tục rèn luyện, giáo dục người chiến sĩ nhân dân luôn trung thành với Tổ Quốc. Người tổ chức: Nguyễn Thái Sinh Trường TH Mai Đình số 1 0976519575 . KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHÀO MỪNG NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22/ 12/ Thực hiện công văn số: 1568/SGD & ĐT – GDTrH V/v chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức các hoạt động. vào kế hoạch thực hiện. - Các tập thể Chi Đoàn chuẩn bị cờ tổ quốc ( mỗi lớp 1 lá cờ có cán dài 2,5m). Ngày 22 tháng 12 năm 1944 THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ( 22. 12. 1944 ) Ngày 22 – 12. trong nhà trường). Tổ Văn + Đoàn trường. C. Tổ chức thực hiện. - Đoàn trường phối hợp với tổ Văn, tổ sử căn cứ vào sự chỉ đạo của Chi bộ - BGH xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động. - GVCN, các

Ngày đăng: 01/11/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w