1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề bài viết số 1, 5

4 466 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 34,15 KB

Nội dung

Giáo viên soạn: Lê Thị Thủy Bài viết số 1, Chương trình Cơ bản Môn: Ngữ văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút (Nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý) A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Giúp HS: - Vận dụng kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lý. - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích bác bỏ, so sánh, bác bỏ, bình luận…. - Nâng cao nhận thức về lý tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức: Tự luận Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong 90 phút. C. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận Vận dụng cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận cho đề bài cụ thể. Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 3,0 Số câu: 1 Số điểm:3,0 điểm= 30% Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý Vận dụng kiến thức xã hội để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 7,0 Số câu: 1 Số điểm: 7,0 điểm= 70 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3,0 30% Số câu: 1 Số điểm: 7,0 70% Số câu: 2 Số điểm: 10 100% D. ĐỀ KIỂM TRA: Bài viết số 1, Chương trình Cơ bản Môn: Ngữ văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút (Nghị luận xã hội) Đề bài: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của nhà văn Nga L. Tôn- xtoi: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Câu1: (3 điểm) Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài trên. Câu 2: (7 điểm) Viết thành bài văn hoàn chỉnh. E. CÁCH CHẤM, BIỂU ĐIỂM: I- Yêu cầu về kỹ năng: Phối hợp các thao tác lập luận, bố cục rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Năm học 2011- 2012 Câu 1: Học sinh xác định đề (yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức, yêu cầu về phạm vi tư liệu) (1 điểm) Lập dàn ý với bố cục 3 phần (2 điểm) Câu 2: Dựa vào phần lập dàn ý, Hs viết thành bài văn hoàn chỉnh. HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật các ý cơ bản sau: 1, Giải thích ý kiến: (1 điểm) - Lý tưởng: Là mục đích cao đẹp nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới. - Cuộc sống: Là tổng thể những hoạt động trong đời sống của một con người hay xã hội. Trong ý kiến của Tonxtoi, cuộc sống được hiểu theo nghĩa tích cực. 2, Bàn bạc: (3 điểm) a. Khẳng định vai trò quan trọng của lý tưởng trong cuộc sống con người. - Lý tưởng là mục đích để con người hướng tới, làm nên ý nghĩa của cuộc sống con người. - Trên thực tế, nhiều người dưới ánh sáng của lý tưởng đã thành công, làm giàu ý nghĩa cho cuộc sống: + Lĩnh vực chính trị: Các Mác, người đặt nền móng cho học thuyết Mác- xít, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp của giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh… + Lĩnh vực khoa học: Galile… + Trong văn học, nghệ thuật: + Tong đời thường: b. Phê phán lối sống thiếu lý tưởng: 3. Bàn bạc mở rộng: (2 điểm) - Sự lựa chọn lý tưởng cho bản thân có ý nghĩa rất quan trọng. - Sự phấn đấu từ việc nhỏ nhất, phải thường xuyên 4. Rút ra bài học cho bản thân: (1 điểm) ………………………………………………………………………………………………………… Bài viết số 5, Chương trình Cơ bản Môn: Ngữ văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút (Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học) Giáo viên soạn: Lê Thị Thủy A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Giúp HS: Nhận biết dạng bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là dạng bài nghị luận văn học thứ hai trong chương trình Ngữ văn 12, giúp học sinh biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác cơ bản như phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận…nhằm đánh giá về ý kiến đó đúng hay sai, có giá trị như thế nào trong cuộc sống cũng như trong văn học. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức: Tự luận Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trong 90 phút. C. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Quá trình văn học và phong cách văn học - Hiểu được khái niệm và biểu hiện của phong cách văn học. Biết vận dụng các thao tác lập luận để nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, thấy được vị trí, vai trò của ý kiến trong đời sống và văn học. Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: 4,0 điểm= 40% Chữ người tử tù, Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân Vận dụng kiến thức về hai hình tượng nhân vật để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Số câu: Số điểm: 6,0 điểm= 60 % Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 7,0 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: 2,0 Số câu: Số điểm: 2,0 20% Số câu: Số điểm: 6,0 60% Số câu: 1 Số điểm: 10 100% D. ĐỀ KIỂM TRA: Bài viết số 5, Chương trình Cơ bản Môn: Ngữ văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút (Nghị luận văn học) Đề bài: Một trong những nét nổi bật của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là luôn nhìn và khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Điều đó được thể hiện như thế nào qua nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù và người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà? E. CÁCH CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Năm học 2011- 2012 I- Yêu cầu về kỹ năng: Phối hợp các thao tác lập luận, bố cục rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật các ý cơ bản sau: 1, Giải thích ý kiến: (2 điểm) - Phong cách nghệ thuật là gì? - Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: 2, Phân tích những biểu hiện của vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ ở hai nhân vật: (6 điểm) a. Nhân vật Huấn Cao: - Nêu ngắn gọn về xuất xứ và tóm tắt tác phẩm. - Nhân vật Huấn Cao- người tù tài hoa nghệ sĩ. + Là nghệ sĩ, Huấn Cao có tài viết chữ đẹp + Là nghệ sĩ, Huấn Cao có thiên lương trong sáng + Là nghệ sĩ, Huấn Cao trọng kẻ tri âm + Hình ảnh nghệ sĩ được khắc họa rõ nét trong cảnh cho chữ. b. Sau cách mạng, vẫn cách nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, Nguyễn Tuân khám phá chất tài hoa nghệ sĩ ở nhân vật ông lái đò sông Đà. - Giới thiệu xuất xứ và cảm hứng chủ đạo của thiên tùy bút. - Phân tích những biểu hiện của chất tài hoa nghệ sĩ trong hình ảnh người lái đò: + Am hiểu sâu sắc về dòng sông Đà, nắm chắc binh phá của thần sông thần đá… + Ông lái đò được đặt trong tình huống thử thách dặc biệt, đặc biệt là cuộc chiến đấu với thác dữ sông Đà… Để chiến thắng dòng thác dữ, ông đò có một lòng dũng cảm vô song, có bản lĩnh phi thường và mưu trí tài hoa + Sau cuộc vượt thác, ông đò lại trở về cuộc sống bình thường, tâm hồn bình dị, yêu mến gắn bó với quê hương. Đó cũng là bản chất của tâm hồn nghệ sĩ. 3. Bàn bạc mở rộng: (2 điểm) - Trước Cách mạng hay sau Cách mạng thì vẫn là một Nguyễn Tuân luôn khám phá và nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. - Nếu trước Cách mạng, nhân vật của Nguyễn Tuân là những con người lẻ loi, cô đơn thì sau cách mạng, Nguyễn Tuân tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ấy trong những con người lao động bình thường. Nhân vật của Nguyễn Tuân khỏe khoắn, chân thực hơn, biểu hiện rõ nét tinh thần hòa nhập của Nguyễn Tuân. . chỉnh. Số câu: Số điểm: 6,0 điểm= 60 % Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 7,0 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: 2,0 Số câu: Số điểm: 2,0 20% Số câu: Số điểm: 6,0 60% Số câu:. hội để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 7,0 Số câu: 1 Số điểm: 7,0 điểm= 70 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3,0 30% Số câu: 1 Số điểm:. Cộng Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận Vận dụng cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận cho đề bài cụ thể. Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 3,0 Số câu: 1 Số điểm:3,0

Ngày đăng: 31/10/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w