1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tham luận

11 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 3,86 MB

Nội dung

Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH I. LÍ LUẬN CHUNG Việc đổi mới phương pháp dạy học không phải là một vấn đề mới, đây là công tác trọng tâm của toàn ngành giáo dục Việt Nam trong những năm học vừa qua. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) đã chỉ rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh" Muốn thế bài học phải không những đảm bảo các yêu cầu về dung lượng kiến thức mà phải đảm bảo những mục tiêu về giáo dục, rèn luyện và phát triển kỹ năng cho học sinh. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đóng vai trò quan trọng. Qua thảo luận của tổ chuyên môn, tổ Sinh đã đưa ra kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm 3C, đó là Cơ bản, Chủ động, Công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú, say mê cho người dạy và người học. - Cơ bản: Dạy những kiến thức cơ bản để từ đó người học có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan, không dạy tràn lan - Chủ động : Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để học sinh chủ động tìm hiểu nội dung bài học, không còn chờ đợi giáo viên đọc cho chép để học thuộc lòng - Công nghệ thông tin: Giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thong tin phục vụ giảng dạy ( sử dụng cộng nghệ thông tin chủ yếu là sử dụng cho các kênh hình, đặc biệt là các hình động tạo sự linh động, hấp dẫn, dễ hiểu và tạo các trò chơi ô chữ, xếp hình làm cho tiết học nhẹ nhàng mà hiệu quả, trình chiếu các bảng phụ giúp giáo viên đỡ tốn thời gian, công sức….) Một số phương pháp dạy học được tổ thống nhất đưa ra áp dụng thường xuyên, linh hoạt trong quá trình dạy học, đó là : - Phương pháp nêu vấn đề: phương pháp giảng dạy nêu vấn đề hoặc nêu vấn đề kết hợp diễn giảng giúp cho học sinh chủ động trong học tập và tiếp thu bài giảng nhanh chóng, nâng cao nhận thức cho học sinh trong tìm kiếm, phát hiện những cái mới của nội dung bài học. 1 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ - Phương pháp chơi mà học: thay vì những câu hỏi khô khan ta nên sử dụng các trò chơi như trò chơi ô chữ, trò chơi xếp hình… sẽ tạo được hứng thú cho học sinh giúp cho giờ học luôn sôi nổi - Phương pháp hoạt động nhóm:có một số ưu điểm sau: + Thứ nhất, khắc phục được hạn chế cố hữu của học sinh, đó là sự mất tự tin, không dám trình bày chính kiến và suy nghĩ độc lập của mình về một vấn đề nào đó. Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm sẽ là sự lựa chọn tối ưu giúp phát huy tính chủ động, ý thức tự giác, khả năng tự học của học sinh. + Thứ hai, hoạt động theo nhóm là một hoạt động tập thể. Ý kiến của nhóm là ý kiến chung của các thành viên sau khi đã cùng thảo luận. Chủ động chuẩn bị phần kiến thức có liên quan đến yêu cầu của giáo viên đối với từng nhóm sẽ giúp học sinh không thụ động khi tiếp thu kiến thức trên lớp. Khi tiến hành hoạt động dạy học theo nhóm thì giáo viên chính là người hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu phần nội dung kiến thức chứ không phải là người trình bày ngay phần nội dung kiến thức đến học sinh. Khám phá kiến thức mới là sự “hợp tác” của cả thầy và trò trên lớp chứ không phải chỉ riêng là công việc của người giáo viên. Chính vì thế, người học được tham gia một cách chủ động vào toàn bộ quá trình dạy học. + Thứ ba, hoạt động nhóm còn rèn luyện cho học sinh tinh thần hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tạo nên một không khí học tập sôi nổi, giúp cho giờ học sinh động và thu hút được sự quan tâm của họ đến nội dung bài dạy. Theo đó, kiến thức mà giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm để truyền đạt cho học sinh là phần kiến thức được học sinh chủ động tìm hiểu. Trên cơ sở phần kiến thức mà các nhóm học sinh chuẩn bị, giáo viên chỉ làm công việc tổng kết và nhấn mạnh hơn những nội dung quan trọng. Vì vậy phần kiến thức này sẽ được học sinh ghi nhớ và hiểu sâu sắc hơn. Một số phương tiện dạy học được tổ thống nhất đưa ra áp dụng thường xuyên, linh hoạt trong quá trình dạy học, đó là : - Soạn phiếu học tập, tài liệu hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp - Tranh ảnh, sơ đồ, bảng phụ…. ( dùng qua máy tính, máy chiếu càng tốt) - Máy tính, máy chiếu nếu có hoặc mượn được - Tài liệu tổng kết nội dung cần đạt của bài học để giúp học sinh trong khâu tổng kết kiến thức bài học 2 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG: - Nội dung áp dụng : bài 15& 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT - Giáo viên soạn – giảng : Nguyễn Thị Kim Thắm - Phương pháp được áp dụng: + phương pháp hoạt động nhóm + phương pháp chơi mà học ( trò chơi ô chữ, chơi ghép hình) - Phương tiện : + máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, ô chữ + tài liệu hướng dẫn nghiên cứu bài ( phát trước cho học sinh) + tài liệu tổng kết nội dung bài học ( phát cho học sinh sau khi kết thúc bài học) + Các mảnh ghép bằng giấy bìa có nội dung lien quan bài học - Lớp học được áp dụng : 11/12, 11/13 - Thời gian áp tổ chức: tiết 3, sáng thứ 5, ngày 17/11/2011 - Địa điểm : Hội trường trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ III. KIẾN NGHỊ: Để cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo hứng thú, giảm căng thẳng cho học sinh được thành công thì học sinh, giáo viên và nhà trường cần phải: - Học sinh phải tự giác, tích cực hoàn thành những bài tập, công việc được giáo viên giao cho, phải tự nghiên cứu trước nội dung bài học - Giáo viên cần đầu tư hơn trong khâu soạn giảng, cần trang bị kiến thức sử dụng thành thạo máy vi trính để phục vụ giảng dạy - Nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đầu tư nhiều hơn nữa các phương tiện hỗ trợ dạy học, giảm số lượng học sinh trong mỗi lớp học để dễ tổ chức các hoạt động @@@@@@@@@@@@@ Tam kỳ, ngày 10/ 11/2011 Người viết Nguyễn Thị Kim Thắm 3 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ Ngày soạn: 11./11/ 2011 Ngày giảng: 17/11/2011 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Tiết PPCT : 15 & 16 BÀI 15 & 16 : TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT I. KHÁI NIỆM TIÊU HÓA : ? Những s/vật không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà phải sử dụng chất hữu cơ có sẵn dưới dạng thức ăn gọi là sinh vật ……… ? protein, lipit, cacbohidrat là những chất hữu cơ có cấu trúc …………… ? sản phẩm phân giải tinh bột là gì? ……………… ? sản phẩm phân giải protein là gì? …………… ? sản phẩm phân giải lipit là gì? …………… ? axit amin, axit béo, glucozo, glixerin … là những chất hữu cơ có cấu trúc …………… ? quá trình b/đổi các chất hữu cơ nhờ xúc tác của enzim gọi là b/đổi …………… ? tiêu hóa là gì? …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ? Có những hình thức t/hóa nào? …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… II. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT Một số hình ảnh về tiêu hóa ở các nhóm động vật Tiêu hóa ở trùng đế giày tiêu hóa ở thủy tức tiêu hóa ở người Hãy tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật theo bảng hướng dẫn sau: 4 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ ND TÌM HIỂU ĐV CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA ĐV CÓ TÚI TIÊU HÓA ĐV CÓ ỐNG TIÊU HÓA VÀ TUYẾN TIÊU HÓA 1. Đại diện 2.Hình thức tiêu hóa 3.Quá trình tiêu hóa 4. Ưu điểm 5.Nhược điểm III. TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT, ĂN TẠP VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT 1. cấu tạo của ống tiêu hóa phù hợp với chức năng Răng thú ăn thịt Răng thú ăn cỏ Dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già của thú ăn thịt Dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già của thú ăn cỏ Hãy tìm hiểu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của các bộ phận ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật rồi điền vào bảng hướng dẫn sau đây 1.1 cấu tạo của bộ răng phù hợp với chức năng 5 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ Bộ phận ĐỘNG VẬT ĂN THỊT, ĂN TẠP ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT Cấu tạo Chức năng Cấu tạo Chức năng R Ă N G Răng cửa Răng nanh Răng trước hàm Răng hàm 1.2 cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng Bộ phận ĐỘNG VẬT ĂN THỊT, ĂN TẠP ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT D Ạ̣ loại Hình thức biến đổi t/ăn Dịch tiêu hóa Enzim tiêu hóa 1.3 cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng Bộ phận ĐỘNG VẬT ĂN THỊT, ĂN TẠP ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT R U Ộ T N O N Chiều dài Hình thức biến đổi t/ăn Dịch tiêu hóa Enzim tiêu hóa Bề mặt hấp thụ 1.4 cấu tạo của manh tràng phù hợp với chức năng Bộ phận ĐỘNG VẬT ĂN THỊT, ĂN TẠP ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT 6 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ Manh tràng ( ruột tịt) 2. Cơ chế hấp thụ các chất dinh dưỡng ? Các chất dinh dưỡng được hấp thụ theo cơ chế nào? …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ? Nêu sơ đồ đường đi của các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa đến tế bào? ……………………………………………………………………………………………………………… 3. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT NHAI LẠI: Quan sát hình sau rồi trình bày quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại? CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO 1. Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ? …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… 7 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… 2. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt? 3. Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật ăn thực vật? 4. Hãy giải thích câu nói : “ nhai kĩ no lâu” 5. Tại sao trong mề gà, vịt thường có những hạt sỏi nhỏ ? 6. Nguyên nhân làm cho bề mặt hấp thụ của ruột non tăng lên hàng nghìn lần? 7. Để bảo vệ đường tiêu hóa của mình, em phải làm gì? HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1. Dựa vào sgk, tài liệu hướng dẫn và nội dung cần đạt được, hãy hoàn thành nội dung bài học vào vở 2. trả lời các câu hỏi sgk, sách bài tập 3. chuẩn bị bài học số 17 theo nội dung hướng dẫn RÚT KINH NGHIỆM NỘI DUNG BÀI HỌC CẦN ĐẠT BÀI 15& 16 : TIÊU HÓA A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. lọ sinh nhiều CO2 nhất: rêu + ốc sên trong tối 2. lọ sinh nhiều O2 nhất: rêu ngoài sáng 8 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ 3. lọ sinh vật sống được lâu nhất: rêu + ốc sên ngoài sáng 4. lọ sinh vật sống được ngắn nhất: rêu + ốc sên trong tối 5. các lọ sinh vật có thời gian sống như nhau: ốc sên trong tối và ngoài sáng B. BÀI MỚI : I. KHÁI NIỆM TIÊU HÓA : - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành những chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể hấp thụ được - Quá trình tiêu hóa chủ yếu là quá trình biến đổi hóa học được thực hiện nhờ các enzim - Có 2 hình thức tiêu hóa : + tiêu hóa nội bào : xảy ra trong tế bào + tiêu hóa ngoại bào: xảy ra bên ngoài tế bào II. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT ND TÌM HIỂU ĐV CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA ĐV CÓ TÚI TIÊU HÓA ĐV CÓ ỐNG TIÊU HÓA VÀ TUYẾN TIÊU HÓA 1. Đại diện động vật đơn bào như trùng biến hình, trùng roi, trùng đế giày… động vật thuộc ngành ruột khoang (thủy tức,…) và giun dẹp động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống. 2. Hình thức tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào, ngoài ra còn tiêu hóa nội bào chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào, đôi khi vẫn còn tiêu hóa nội bào ở các tế bào biểu mô ruột. 3. Quá trình tiêu hóa enzim thủy phân Thức ăn trong lizoxom chất dinh dưỡng enzim của tế Thức ăn trong bào tuyến túi tiêu hóa chất hữu cơ tương đối đơn giản Tiêu hóa nội bào chất dinh dưỡng tiêu hóa cơ học thức ăn trong và hóa học ống tiêu hóa chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ vào máu, đến các tế bào. Chất không được tế bào hấp thụ theo phân thải ra ngoài qua hậu môn 4.Ưu điểm Tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn, phức tạp Hiệu quả tiêu hóa cao (thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn) Tiêu hóa được thức ăn kích thước lớn, phức tạp Mỗi bộ phận có một chức năng riêng, thức ăn đi theo 1 chiều nên thức ăn không bị trộn lẫn với phân, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, hiệu quả tiêu hoá rất cao. 5.Nhược điểm Chỉ tiêu hóa được những thức ăn có kích thước nhỏ Hiệu quả tiêu hóa không cao ( thức ăn không được tiêu hóa hết) Thức ăn bị trộn lẫn với chất thải Dịch tiêu hóa bị hòa loãng với nước nhiều III. TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT, ĂN TẠP VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT 1. cấu tạo của ống tiêu hóa phù hợp với chức năng Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Cấu tạo Chức năng Cấu tạo Chức năng Răng cửa sắc, hình cái chêm Gặm, lấy thịt khỏi xương Răng cửa, răng nanh không sắc, bằng, to bản Giữ và giật cỏ 9 Nhóm Sinh. Tổ Sinh – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ Răng nanh nhọn , dài, cong Cắm vào mồi, giữ mồi Răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, sắc, nhọn Cắt thịt thành mảnh nhỏ, dễ nuốt Răng trước hàm và răng hàm phát triển, có nhiều gờ cứng, có bề mặt rộng Nghiền nát cỏ khi nhai Răng hàm không phát triển - Không được sử dụng Dạ dày Dạ dày đơn Chứa dịch vị, HCl Có enzim pepsin Biến đổi cơ học và hóa học - Đơn hoặc Kép Chứa dịch vị, HCl Có enzim pepsin Biến đổi cơ học, hóa học, sinh học Ruột non Ngắn (vài mét) Chứa dịch ruột, dịch tụy, dịch mật Có nhiều loại enzim Bề mặt hấp thụ lớn( có nhiều nếp gấp, lông ruột, lông cực nhỏ) Tiêu hóa t/ăn(biến đổi hóa học) Hấp thụ thức ăn Dài (vài chục mét) Chứa dịch ruột, dịch tụy, dịch mật Có nhiều loại enzim Bề mặt hấp thụ lớn( có nhiều nếp gấp, lông ruột, lông cực nhỏ) Tiêu hóa t/ăn (biến đổi hóa học) Hấp thụ thức ăn Manh tràng( ruộ t tịt) Không phát triển Không có chức năng Phát triển, có vi sinh vật cộng sinh Tiêu hóa xenlulô và các chất trong cỏ Hấp thụ thức ăn 2. Cơ chế hấp thụ các chất dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng được hấp thụ theo cơ chế : - Khuếch tán : glixerin, axit béo, vitamin tan trong dầu - Hấp thụ chủ động : glucozo, axit amin …. Sơ đồ đường đi của các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa đến tế bào? Chất dinh dưỡng từ ruột máu gan tim tế bào 3. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT NHAI LẠI: Thức ăn → miệng → dạ cỏ ( ngấm nước bọt, bđ sinh học)→ dạ tổ ong → miệng (nhai lại) → dạ lá sách ( hấp thụ bớt nước)→ dạ múi khế ( bđ hóa học) → ruột non CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO 1.Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ? -Từ chưa có đến có cq t/hóa đơn giản, chưa phân hóa ( túi) đến có cq t/hóa phức tạp, đã phân hóa thành các bộ phận chuyên biệt với các chức năng riêng ( ống t/hóa) -Từ t/ăn đi theo 2 chiều, t/ăn còn bị trộn lẫn với chất thải, dịch tiêu hóa còn bị hòa loãng với nước ( trong túi) đến t/ăn chỉ đi theo 1 chiều, t/ăn không bị trộn lẫn với phân, dịch t/h không bị hòa loãng ( trong ống) -Từ chỉ có bđổi hh đến ngoài bđ hh còn có bđổi cơ học, sinh học làm tăng hiệu quả t/hóa (từ chỉ t/h được các t/ăn nhỏ đến có thể t/h các t/ăn lớn, phức tạp) 2. Ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt Do t/ăn t/vật khó tiêu hóa, nghèo dinh dưỡng nên ruột non dài để có đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ 3. Vai trò của Vi sinh vật cộng sinh đối với động vật ăn thực vật : - Giúp tiêu hóa xenlulo ( thức ăn chính) vì đv không có enzim xenlulaza và t/hóa các t/ăn khác - Là nguồn cung cấp protein cho đv ăn t/vật khi chúng bị t/hóa ở ruột. 4. Giải thích câu nói : “ nhai kĩ no lâu” - nhai kĩ giúp t/ăn được nghiền nát, thấm đều nước bọt làm cho t/ăn dễ được bđổi hh về sau, giúp tiêu hóa và hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn - Nhai kĩ còn kích thích tuyến nước bọt tiết nhiều nước bọt ( t/hóa t/ăn) 10 . – Thể. Trường THPT Phan Bội Châu – Tam Kỳ THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH I. LÍ LUẬN CHUNG Việc đổi mới phương pháp dạy học. phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đóng vai trò quan trọng. Qua thảo luận của tổ chuyên môn, tổ Sinh đã đưa ra kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học theo. trên lớp chứ không phải chỉ riêng là công việc của người giáo viên. Chính vì thế, người học được tham gia một cách chủ động vào toàn bộ quá trình dạy học. + Thứ ba, hoạt động nhóm còn rèn luyện

Ngày đăng: 31/10/2014, 19:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w