Trường THCS Trần Quý Cáp BÁO CÁO THAM LUẬN BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Kính thưa hội nghị! Tôi xin đại diện thầy cô giáo tổ xã hội đến với hội nghị một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm. Kính thưa hội nghị, thưa quý thầy cô! Như chúng ta đã biết học sinh ở cấp THCS là học sinh ở lứa tuổi quá độ để trở thành người lớn. Tâm sinh của các em phát triển rất phức tạp – muốn làm người lớn nhưng sức chưa đủ, không muốn mọi người xem mình là trẻ con, nhưng việc làm đôi khi rất trẻ con. Các em thế đấy, nên việc giáo dục các em, đưa các em vào khuôn mẫu của nội quy quả là một việc làm khó khăn. Đối với học sinh ngoan hiền, giáo dục các em theo khuôn mẫu đã khó, huống chi trong một lớp học đâu chỉ có học sinh biết vâng lời mà chia đều mỗi lớp ít nhất từ 5 – 7 em học sinh cá biệt, trái tính trái nết. Phần lớn các em học sinh cá biệt thì có hoàn cảnh cũng hết sức cá biệt. Các em có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình, là nạn nhân của sự bỏ rơi, ruồng rẫy hoặc đói nghèo của những gia đình có bề dày lối sống thiếu văn hóa hoặc là kết quả của sự nuông chiều của các gia đình khá giả… hoặc là do bản thân các em kém ý thức, thiếu niềm tin, không có tính tự chủ, dễ bị lôi kéo vào những việc làm xấu… - Còn biểu hiện cá biệt của các em cũng hết sức phức tạp: thường xuyên vi phạm nội quy trường. Hình như với các em những nội quy đó không tồn tại trên đời, biểu hiện xấu hơn là không thuộc bài; là trốn học; tệ hơn là lập băng nhóm rồi gây gỗ, đánh nhau – thậm chí với các em cha mẹ là cái gai, còn thầy cô là chướng ngại vật, các em vượt qua họ bằng những lời nói dối trá, bằng ngôn từ xúc phạm, bằng hành động vô lối… Vậy mỗi thầy cô đứng trên bục giảng không chỉ làm nhiệm vụ truyền cái chữ mà phải giáo dục các em thành người và thành người lương thiện – đặc biệt là đối với các em học sinh cá biệt. Nói thì dễ mà làm chẳng đơn giản tí nào. Vậy hôm nay trong buổi hội nghị này tôi xin thay mặt cho các thầy cô giáo trong tổ xã hội góp một vài biện pháp là tổ chúng tôi đã áp dụng và mang lại đôi chút hiệu quả. - Thứ nhất là tìm hiểu gia đình của học sinh cá biệt. - Thứ hai là trao đổi với phụ huynh về tình hình các em để tìm thấy tiếng nói chung trong việc kết hợp giáo dục. - Thứ ba là tìm hiểu tâm lý, nguyện vọng của các em bằng cách gần gũi, thân thiện, tâm sự hoặc bày tỏ niềm tin vào các em và hy vọng rằng các em cũng sẽ đóng góp để lớp thực hiện được nhiệm vụ. - Thứ tư là phải tin tưởng và giao nhiệm vụ cho các em. - Thứ năm là động viên, khích lệ khi các em có chuyển biến dù là chuyển biến rất nhỏ. - Thứ sáu là xây dựng và phát huy tác dụng đôi bạn cùng tiến. - Thứ bảy là khoan dung thì rất khoan dung nhưng cũng phải vô cùng nghiêm khắc khi hành vi lặp lại nhiều lần và quá mức. - Thứ tám đó là giáo dục lồng ghép, tích hợp các tiết sinh hoạt chủ nhiệm và tiết hoạt động ngoài giờ. Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt lớp, qua việc sơ kết kiểm điểm, giáo viên có thể giáo dục tính trung thực, thẳng thắn, giáo dục các em có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể. Hoặc qua việc tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện kĩ năng sống hòa đồng với tập thể, gạt bỏ thái độ mặc cảm, tự ti. Có thể trên đây là những biện pháp mà tất cả các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm như chúng ta đã thực hiện. Và sau đây tôi xin góp thêm một ý nhỏ nữa để việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt đạt hiệu quả đó là phải đối xử thật công bằng giữa các em học sinh ngoan và học sinh cá biệt. Kính thưa hội nghị! Hai chữ công bằng thật quen thuộc và gần gũi với mỗi chúng ta. Ta thường nghe cha mẹ nói phải công bằng với con cái hay ta phải xây dựng một xã hội công bằng. Nói thì dễ mà làm thì chẳng giản đơn. Hơn ở đâu hết ở lớp học chúng ta cần phải xử sự thật công bằng với tất cả các em. Trong thực tế thường xảy ra cách xử sự như thế này: cùng một lỗi vi phạm nhưng đối với học sinh ngoan thì ta chỉ phạt nhẹ hay ra vẻ thông cảm nhưng ngược lại đối với học sinh cá biệt hay mắc lỗi thì ta lại nặng lời thậm chí còn lôi ra hàng loạt khuyết điểm mà em vi phạm từ trước để lên lớp, để thuyết giáo. Làm như vậy sự giáo dục của chúng ta sẽ bị phản cảm ngay. Vậy làm thầy làm cô của các em ta nên đối xử đúng người đúng tội, tội nào ra tội ấy không đối xử phân biệt với bất kỳ học sinh nào. Một điều không cân bằng đối với các em nữa là sự định kiến của thầy cô đối với học sinh cá biệt. Những em cá biệt thường hay nổi danh – mà nổi danh thì ai cũng biết. Dù không phải là học sinh của lớp mình nhưng vẫn cứ thích tìm hiểu, thích bàn luận. Tìm hiểu, bàn luận không phải để thông cảm mà để chỉ trích, để phê bình. Thực ra đối tượng này khó ai thương nổi, chính vì vậy cô giáo chủ nhiệm thì khắc khe, các thầy cô bộ môn thì định kiến, vô tình đã đẩy các em cá biệt lại càng cá biệt hơn. Thực ra trong sâu thắm, các em học sinh cá biệt có một tâm lý vô cùng hụt hẩng. Bên ngoài các em rất bướng bỉnh và bất cần nhưng thật ra các em rất trông chờ ở sự quan tâm, vỗ về, khuyến khích của mọi người xung quanh nhưng các em thường nhận được từ cha mẹ lời quát mắng, chưới bới, nhận ở thầy cô sự chỉ trích, nhận ở bạn bè sự xa lánh, ở hàng xóm sự coi thường. Có lẽ mỗi chúng ta ngồi đây ai cũng đã đọ truyện ngắn :Lão Hạc” của Nam Cao. Truyện đã thể hiện cái nhìn thật nhân đạo đối với con người. Nhà văn viết “chao ôi, đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, nhu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ đáng thương, không bao giờ ta thương. Thưa quý thầy cô! Hơn ai hết các em học sinh cá biệt đang cần cái nhìn nhân đạo từ phía chúng ta. Kính thưa hội nghị, thưa thầy cô! Chúng ta đã bước chân vào nghề giáo này thì phải xác định mang cái nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa mà thiên căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng khuyên ta như thế. Vậy thì để giáo dục học sinh cá biệt thành công, cần nhất ở một chữ ‘Tâm”. Cuối cùng kính chúc đại biểu sức khỏe, chúc thầy cô hạnh phúc và chúc hội nghị thành công tốt đẹp. . Trường THCS Trần Quý Cáp BÁO CÁO THAM LUẬN BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Kính thưa hội nghị! Tôi xin đại diện thầy cô giáo tổ xã hội đến với hội nghị một vài biện pháp giáo dục học. Nói thì dễ mà làm chẳng đơn giản tí nào. Vậy hôm nay trong buổi hội nghị này tôi xin thay mặt cho các thầy cô giáo trong tổ xã hội góp một vài biện pháp là tổ chúng tôi đã áp dụng và mang lại. cá biệt. Kính thưa hội nghị! Hai chữ công bằng thật quen thuộc và gần gũi với mỗi chúng ta. Ta thường nghe cha mẹ nói phải công bằng với con cái hay ta phải xây dựng một xã hội công bằng. Nói