CHUYÊN ĐỀ 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY THÁU CHI VÀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ 1. Phân tích hoạt động tín dụng cho vay thấu chi: 1. Khái niệm: Cho vay thấu chi là việc tổ chức tín dụng chấp thuận bằng văn bản cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Ngân hàng cấp cho bạn một hạn mức sử dụng tiền trên tài khoản vãng lai tại ngân hàng. Với hạn mức thấu chi này, bạn có thể dùng tiền trong hạn mức này khi tài khoản bạn không có số dư. Ví dụ, bạn được cấp hạn mức thấu chi trên tài khoản vãng lai là 10 triệu đồng. Có nghĩa là khi tài khoản này không còn đồng xu nào, bạn vẫn có thể rút tối đa 10 triệu và chi tiêu thoải mái, tức là tài khoản vãng lai của bạn được phép âm tối đa 10 triệu. Khi bạn nộp tiền vào tài khoản này, lập tức hai bên nợ có đối trừ cho nhau. Ví dụ tài khoản đang âm 10 triệu đồng, bạn nộp 9 triệu thì tài khoản vẫn âm 1 triệu, còn nếu nộp 11 triệu thì tài khoản sẽ dương 1 triệu. Tài khoản tiền vay thông thường thì khác hẳn. Việc ghi nợ và có của tài khoản tiền vay phải tương ứng với các khế ước nhận nợ chứ không đối trừ nợ có để ra một số dư cuối cùng như ở tài khoản thấu chi. Khách hàng chỉ có thể chi tiêu trong khoản tiền tín dụng ngân hàng đã cấp. Vay thấu chi thường được sử dụng khi bạn cần nóng một khoản tiền. Lãi suất thấu chi khá cao và tính theo ngày, nên khi nhận một khoản vay thấu chi tuy được chi tiêu thoải mái nhưng phải tính đến khả năng trả nợ. Có nhiều 1 1 người nhẫm lẫn giữa hạn mức tín dụng với vay thấu chi, thực chất đây là hai khái niệm khác nhau. 2. Tiện ích: - Đáp ứng nhanh nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong ngắn hạn với thủ tục nhanh chóng. - Khách hàng sử dụng vốn vay như tiền gửi sẵn có trên tài khoản. - Thủ tục đăng ký đơn giản, đăng ký một lần để được cấp hạn mức trong 12 tháng. - Không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. - Hạn mức thấu chi cao với lãi suất cạnh tranh và phí hợp lý. - Hiệu quả và tiết kiệm chi phí, chỉ phải trả lãi theo số tiền sử dụng và thời hạn thấu chi thực tế. - Được chi vượt quá số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng với số tiền thấu chi linh hoạt theo nhu cầu thực tế. 3. Đối tượng và điều kiện: - Đối tượng: Cá nhân người Việt Nam. - Điều kiện: + Điều kiện chung (cho vay thấu chi có / không có bảo đảm bằng tài sản) Khách hàng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự theo Pháp luật. Khách hàng phải có độ tuổi trên 18 và thời hạn kết thúc khoản vay không quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Có Hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú có thời hạn tại nơi đăng ký vay. Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. 2 2 Không có nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào. + Ngoài ra, khách hàng vay thấu chi không có bảo đảm bằng tài sản phải thỏa thêm các điều kiện sau: Đang làm việc tại các Đơn vị có thực hiện chi trả lương qua tài khoản ngân hàng và thuộc một trong các loại hình sau: Cty Nhà nước Cty Cổ phần Tổ chức, hiệp hội nước ngoài Cty Liên doanh Cty TNHH Việt Nam VPĐD Cty nước ngoài Cty Nước ngoài Cơ quan hành chính sự nghiệp Hợp tác xã Đang làm việc theo dạng biên chế, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc Hợp đồng lao động xác định thời hạn (thời hạn còn lại của Hợp đồng lao động > 06 tháng) và có thời gian làm việc tại Đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản ngân hàng tối thiểu 12 tháng. Thu nhập ròng hàng tháng: + Từ 4 triệu đồng trở lên đối với cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp. + Từ 3 triệu đồng trở lên đối với cán bộ làm việc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. 4. Đăc điểm: - Loại tiền vay: VND; - Thời hạn vay: Tối đa 12 tháng; - Tài sản đảm bảo: Có hoặc không có tài sản đảm bảo; - Phương thức trả nợ: Ngân hàng sẽ tự động thu lãi và vốn theo hình thức sau: + Thu gốc: Vào cuối mỗi ngày làm việc, ngân hàng tự động thu hồi số tiền đã thấu chi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. + Thu lãi: Vào cuối tháng, ngân hàng tự động thu lãi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. 3 3 - Lãi suất: theo quy định của ngân hàng trong từng thời kỳ. 5. Hồ sơ vay vốn: - Hồ sơ pháp lý của khách hàng đề nghị vay vốn. - Hồ sơ phương án kinh doanh của khách hàng. - Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu có). II. Chiết khấu giấy tờ có giá: 1. Khái niệm: GTCG là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành GTCG với người sở hữu GTCG trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Theo qui định trên ta thấy GTCG thực chất là một chứng chỉ hoặc bút toán ghisổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xéttrong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác và trong đó có ghi nhận rõ về điều kiệntrả lãi cũng như nghĩa vụ trả nợ của hai bên với nhau. GTCG có ba thuộc tính: (1) Xácnhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; (2) Trị giá được bằng tiền; và (3) Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự. Sở dĩ giấy tờ có giácó thể xác nhận quyền tài sản bởi vì nó là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của mộtchủ thể đối với người thụ hưởng (chủ thể có quyền sở hữu đối với khoản nợ) trong mộtthời hạn nhất định theo các điều kiện nhất định (hoặc vô điều kiện). GTCG sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu bao gồm các công cụchuyển nhượng và các GTCG khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN về chiết khấu, tái chiết khấu GTCG. 2. Đặc điểm: - Về chủ thể: bên cung ứng tín dụng là tổ chức tín dụng nhận chiết khấu và 4 4 bên hưởng thụ tín dụng là khách hàng xin chiết khấu những nghĩa vụ hoàn trả tiền vay lại được chuyển giao cho người thứ 3 (chính là người mắc nợ theo giấy tờ có giá) thực hiện. - Về hình thức pháp lý: tuy cũng là một nghiệp vụ tín dụng nhưng hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tài chính tín dụng đối với khách hàng được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, chứ không phải là hợp đồng tín dụng - Về quy trình nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá có giá ngoài thủ tục thẩm định hồ sơ chiết khấu, khách hàng được chiết khấu còn phải làm thêm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho người mua là tổ chức tín dụng để được nhận khoản tiền bán giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng thanh toán. - Về đối tượng chiết khấu, chỉ có giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn hạn ( dưới một năm ) mới có thể là đối tượng chiết khấu tại tổ chức tín dụng. - Về giá bán của giấy tờ có giá, mặc dù về nguyên tắc các bên tham gia hợp đồng chiết khấu có quyền thỏa thuận với nhau về giá bán nhưng trên thực tế, giá bán của giấy tờ có giá bao giờ cũng thấp hơn giá trị của giấy tờ có giá được mua bán. - Luật áp dụng, do hoạt động chiết khấu vừa là nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá, đồng thời còn là một nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng cho nên hoạt động này ngoài việc tuân thủ các quy tắc chung về hợp đồng mua bán giấy tờ có giá còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng. 2, Thủ tục chiết khấu - Bước 1: Khách hàng có nhu cầu chiết khấu, tái chiết khấu lập hồ sơ chiết khấu, tái chiết khấu theo mẫu quy định và gửi cho tổ chức tín dụng nơi mình lựa chọn. 5 5 - Bước 2: Tổ chức tín dụng nơi nhận hồ sơ chiết khấu, tái chiết khấu tiến hành thẩm định các điều kiện chiết khấu, tái chiết khấu đối với mỗi giấy tờ có giá do khách hàng đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu bao gồm các điều kiện sau: + Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng. + Chưa đến hạn thanh toán; + Được phép giao dịch; + Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành. Trường hợp chấp nhận chiết khấu, tái chiết khấu, tổ chức tín dụng gửi cho khách hàng văn bản ghi rõ: danh mục các GTCG được chiết khấu, tái chiết khấu; tổng mệnh giá được chiế tkhấu, số tiền lợi tức chiết khấu bị khấu trừ, số tiền khách hàng nhận được. Trường hợp từ chối chiết khấu, tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại GTCG không được chiết khấu, kèm văn bản trả lời ghi rõ lý do từ chối. - Bước 3: Trong trường hợp được tổ chức tín dụng chấp nhận chiết khấu, tái chiết khấu, khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá được chấp thuận chiết khấu cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. + Đối với GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên, khách hàng trực tiếp giao GTCG cho tổ chức tín dụng. + Đối với GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ có ghi tên, khách hàng giao chứng chỉ, đồng thời làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu GTCG đó cho tổ chức tín dụng. + Đối với GTCG phát hành theo hình thức bút toán ghi sổ, khách hàng giao giấy chứng nhận quyền sở hữu, đồng thời làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu GTCG đó cho tổ chức tín dụng. 6 6 + Đối với GTCG được lưu ký tại các tổ chức được phép thực hiện lưu ký theo quy định của pháp luật, thì tổ chức tín dụng và khách hàng có thể ủy quyền cho tổ chức lưu ký làmthủ tục chuyển giao GTCG và quyền sở hữu GTCG từ khách hàng sang cho tổ chức tín dụng. - Bước 4: Trên cơ sở giấy tờ có giá đã được chuyển giao quyền sở hữu, tổ chức tín dụng thanh toán cho khách hàng số tiền mà họ được hưởng, sau khi đã khấu trừ đi phần lợi tức chiết khấu, tái chiết khấu và các khoản phí dịch vụ ( nếu có). 3. Cách thức chiết khấu, tái chiết khấu: - Toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá là phương thức mua hẳn hay mua đứt giấy tờ có giá theo giá chiết khấu, tái chiết khấu do các bên thỏa thuận. Trong suốt thời gian sở hữu giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng có quyề sở hữu tuyệt đối và trọn vẹn, nghĩa là không hề bị giới hạn về khả năng chiếm hữu, sử dụng, định hoạt đối với giấy tờ có giá đã mua của khách hàng. - Có thời hạn là thỏa thuận theo đó tổ chức tín dụng cam kết mua giấy tờ có giá của khách hàng theo giá chiết khấu, tái chiết khấu do các bên thỏa thuận và khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó từ tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định, trước khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá. 7 7 . CHUYÊN ĐỀ 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY THÁU CHI VÀ CHI T KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ 1. Phân tích hoạt động tín dụng cho vay thấu chi: 1. Khái niệm: Cho vay thấu chi là việc tổ chức tín. chức tín dụng nơi nhận hồ sơ chi t khấu, tái chi t khấu tiến hành thẩm định các điều kiện chi t khấu, tái chi t khấu đối với mỗi giấy tờ có giá do khách hàng đề nghị chi t khấu, tái chi t khấu. nhận chi t khấu, tái chi t khấu, tổ chức tín dụng gửi cho khách hàng văn bản ghi rõ: danh mục các GTCG được chi t khấu, tái chi t khấu; tổng mệnh giá được chi tkhấu, số tiền lợi tức chi t khấu