1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HDOT Tin 10 Kỳ 1

5 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I

  • MÔN TIN HỌC – KHỐI 10

  • NĂM HỌC : 2011-2012

  • A/ PHẦN TỰ LUẬN:

Nội dung

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TIN HỌC – KHỐI 10 NĂM HỌC : 2011-2012 A/ PHẦN TỰ LUẬN: I. Một số khái niệm cơ bản của tin học: 1. Tin học là một ngành khoa học o Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử o Khái niệm tin học 2. Thông tin và dữ liệu: o Khái niệm thông tin và dữ liệu o Các đơn vị đo lượng thông tin o Biểu diễn số thực dạng dấu phẩy động o Nguyên lý mã hóa thông tin 3. Giới thiệu về máy tính o CPU, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, thiết bị ra o Các nguyên lý: • Nguyên lý điều khiển bằng chương trình • Nguyên lý lưu trữ thông tin • Nguyên lý truy cập thep địa chỉ • Nguyên lý Phôn Nôi-man 4. Bài toán và thuật toán: o Khái niệm thuật toán o Mô tả dưới dạng liệt kê và đồ khối một số thuật toán • Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên • Bài toán tìm kiếm tuần tự • Bài toán sắp xếp 5. Ngôn ngữ lập trình: o Ngôn ngữ máy o Hợp ngữ o Ngôn ngữ bậc cao 6. Phần mềm máy tính o Phân loại phần mềm máy tính II. Hệ điều hành: 1. Khái niệm hệ điều hành o Khái niệm hệ điều hành o Kể tên một số hệ điều hành thông dụng 2. Tệp và quản lý tệp o Khái niệm tệp, thư mục, ví dụ minh họa o Cách đặt tên tệp trong hệ điều hành WINDOWS o Đường dẫn 3. Giao tiếp với hệ điều hành o Các chế độ ra khỏi hệ thống, so sánh các chế độ đó B/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Input của bài toán :”Tính chu vi hình chữ nhật” là: A. Chdai, Chrong. B. Chdai, Chrong, CV. C. Chdai, CV D. Chrong, CV 1 Câu 2: Các thành phần: Bộ điều khiển, bộ số học lôgic, thanh ghi Register và Cache là các thành phần cấu tạo của thiết bị nào trong các thiết bị sau? A. CPU B. RAM C. ROM D. Bộ nhớ ngoài Câu 3: Cho thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số nguyên sử dụng liệt kê dưới đây. Bước 1: Nhap N, cac số hang a 1 ,a 2 ,….,a N ; Bước 2: Min ← a 1, i ← 2; Bước 3: Nếu i > N thì đưa đưa ra gia trị Min rồi kết thúc; Bước 4: Bước 4.1: Nếu a i > Min thì Min ← a i; Bước 4.2: i ← i+1, quay lai bước 3 Hãy chọn bước sai trong thuật toán trên: A. Bước 2 B. Bước 3 C. Bước 4.2 D. Bước 4.1 Câu 4:Thuật toán nào sau đây đúng với bài toán”Tính diện tích hình chữ nhật”? A.Bước 1: Nhập a,b Bước 2 : Sa+b. Bước 3 : Thông báo S và kết thúc B. Bước 1: Nhập a,b,S. Bước 2 : S(a+b)/2. Bước 3 : Thông báo S và kết thúc C. Bước 1: Nhập a,b. Bước 2 : S(a+b)/2. Bước 3 : Thông báo S và kết thúc. D. Bước 1: Nhập a,b. Bước 2 : Sa*b. Bước 3 : Thông báo S và kết thúc. Câu 5: Trong phạm vi Tin học, ta có thể quan niệm bài toán là : A. Là dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp thành một trình tự nhất định B. Là những vấn đề cần giải quyết C. Là việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện D. Là việc viết một dòng chữ ra màn hình Câu 6: Tìm Input và Output của bài toán sau: Sắp xếp dãy số a1, …, aN theo thứ tự không giảm. A. Input:Nhập vào số nguyên dương N và dãy số a1,… , aN Output : Dãy số theo thứ tự tăng dần B. Input: Nhập vào số nguyên dương N và dãy số a1,…,aN Output: Dãy số theo thứ tự không giảm C. Input: N và dãy số a1,…,aN Output: Dãy số theo thứ tự giảm dần D. Cả a và b đều đúng Câu 7: Muốn vẽ sơ đồ khối thì cần những kí hiệu nào? A. Dùng 5 kí hiệu : Hình chữ nhật, hình ô val, hình thoi, các mũi tên và hình tròn B. Dùng 3 kí hiệu : Hình ô val, hình thoi và hình mũi tên C. Dùng 4 kí hiệu : Hình ô val, hình thoi, hình chữ nhật, các mũi tên D. Dùng 3 kí hiệu : Hình thoi, hình chữ nhật, hình ô val Câu 8: “… là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý”. Cụm từ còn thiếu là? 2 A. Bộ xử lý trung tâm B. Bộ nhớ ngoài C. Bộ nhớ trong D. Tất cả các phương án Câu 9: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là bài toán trong tin học? A. Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương B. Tất cả các phát biểu C. Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên D. Sắp xếp một dãy kí tự nhập vào từ bàn phím theo trật tự nhất định. Câu 10: Bộ nhớ nào sẽ không còn dữ liệu khi ngắt nguồn điện của máy? A. Bộ nhớ ROM B. Bộ nhớ ngoài C. Bộ nhớ RAM D. Bộ xử lý trung tâm Câu 11: Hard Disk, ROM, Keyboard lần lượt là các thiết bị? A. Nhớ trong – nhớ ngoài – thiết bị ra B. Nhớ ngoài – nhớ trong – thiết bị ra C. Nhớ trong – nhớ ngoài – thiết bị vào D. Nhớ ngoài – nhớ trong – thiết bị vào Câu 12: Thiết bị nào của máy tính được so sánh như là bộ não của con người? A. Bộ nhớ trong B. Bộ xử lý trung tâm CPU C. Các thiết bị vào ra D. Bộ nhớ ngoài Câu 13: Trong hệ đếm Hexa các ký tự được sử dụng là A. 0,1,2,…,9 B. 0,1,2,…,9,A,B,…F C. 2,…,9, A,B,…Z D. A,B,…Z Câu 14: Nhóm thiết bị nào trong các nhóm thiết bị sau là thiết bị vào? A. Chuột, bàn phím, headphone, màn hình B. Chuột, bàn phím, microphone, máy quét, usb C. Chuột, máy in, microphone, usb D. Chuột, bàn phím, microphone, máy quét Câu 15: Trong các lựa chọn dưới đây, lựa chọn nào là phần mềm hệ thống: A. Hệ điều hành Windows XP và chương trình diệt virus Bkav. B. Chương trình Turbo Pascal 7.0. C. Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word. D. Hệ điều hành Windows 2003. Câu 16: Khi dùng máy tính giải bài toán, ta cần quan tâm đến yếu tố nào? A. Cần đưa vào máy thông tin gì (Input) B. Cần lấy ra thông tin gì? (Output) C. Cần đưa vào máy thông tin gì và cần lấy ra thông tin gì? D. Bài toán có giải được không? Câu 17: Nguyên lý Phôn Nôi Man phát biểu dựa trên nguyên lý nào sau đây? A. Lưu trữ và truy cập dữ liệu theo địa chỉ B. Tất cả các nguyên lý đã nêu C. Điều khiển bằng chương trình D. Mã hóa nhị phân Câu 18: Để mã hóa thông tin dạng văn bản người ta phải mã hóa từng kí tự làm nên văn bản. Có hai bảng mã là ASCII và UNICODE. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Hai bảng mã mã hóa được số kí tự bằng nhau B. Bảng mã ASCII mã hóa được 65536 kí tự C. Bảng mã ASCII mã hóa được nhiều kí tự hơn D. Bảng mã UNICODE mã hóa được nhiều kí tự hơn 3 Câu 19: “…(1) là một dãy hữu hạn các …(2) được sắp xếp theo mộ trật tự xác định sao cho khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ …(3) của bài toán, ta nhận được …(4) cần tìm”. Lần lượt điền các cụm từ còn thiếu là? A. Thuật toán – thao tác – Input – OutPut B. Thuật toán – thao tác – Output – Input C. Thao tác - Thuật toán– Input – OutPut D. Input – OutPut - thuật toán – thao tác Câu 20: Một hệ thống tin học dùng để làm gì? A. Nhập thông tin B. Lưu trữ thông tin C. Tất cả các công việc đã nêu D. Xử lý, xuất, truyền thông tin Câu 21: Một byte biểu diễn của số nguyên có dấu trong phạm vi từ: A. -128 đến 127. B. -127 đến 128. C. -128 đến 128. D . -127 đến 127. Câu 23: Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện: A. Tên thư mục chứa tệp. B. Kiểu tệp. B. Ngày/giờ thay đổi tệp. D. Kích thước của tệp. Câu 24: Chức năng nào không phải của hệ điều hành: A. Tổ chức quản lý và sử dụng một cách tối ưu tài nguyên của máy tính. B. Cung cấp phương tiện để thực hiện các chương trình khác. C. Thực hiện tìm kiếm thông tin trên internet. D. Đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và máy tính. Câu 25: Để tạo thư mục trên màn hình nền Windows: A. Nháy chuột trái trên màn hình nền chọn New -> Folder. B. Nháy chuột phải trên màn hình nền chọn New -> Folder. C. Nháy nút phải chuột trên màn hình nền chọn New -> Shortcut. D. Nháy chuột trên màn hình nền chọn New -> Folder. Câu 26: Số thực 0.0013549x10 6 được biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động là: A. 1.3549x10 3 B. 0.13549x10 4 C. 0.13549x10 8 D. 0.1355x10 4 Câu 27: Chế độ nào khi tắt máy, máy tính sẽ lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào đĩa cứng: A. Shut Down. B. Hibernate. C. Turn Off. D. Stand By. Câu 28: Một quyển truyện A gồm 10 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 2 MB. Hỏi một đĩa cứng 5GB có thể chứa được bao nhiêu quyển truyện A ? ( giả sử dung lượng mỗi trang là bằng nhau). A. 25600 B. 5120 C. 51200 D. 2560 Câu 29: Hãy chọn phương án ghép đúng . Trong tin học, tệp (tập tin) là khái niệm chỉ A. Một văn bản. B. Một trang web. C. Một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài. D. Một gói tin. Câu 30: Đối với hệ điều hành Windows, tên tệp nào trong các tên tệp sau đây là hợp lệ : A. Bai8:\pas B. Bia giao an.doc C. Bangdiem*xls D. Onthi?nghiep.doc Câu 31: Bộ nhớ truy cập nhanh (Cache) thuộc bộ phận nào dưới đây? A. Bộ xử lý trung tâm. B. Bộ điều khiển. C. Bộ nhớ ngoài. D. Bộ nhớ trong. Câu 32: Phần mềm (Software) của máy tính gồm: 4 A. Sự quản lí và điều khiển của con người. B. Các chương trình. C. Các thiết bị của máy tính. D. Các thiết bị mà ta sờ vào cảm thấy mềm. Câu 33: Máy tính sẽ xảy ra hiện tượng gì khi bộ nhớ Rom không hoạt động: A. Thông báo lỗi và hoạt động bình thường. B. Máy chạy liên tục không dừng. C. Máy kiểm tra các thiết bị rồi dừng . D. Máy không làm việc được. Câu 34: Phần mềm nào không thể thiếu được trên máy tính: A. Phần mềm ứng dụng. B. Phần mềm công cụ. C. Phần mềm hệ thống. D. Phần mềm tiện ích. Câu 35: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Bàn phím là công cụ duy nhất giúp người dùng giao tiếp với hệ thống. B. Hệ điều hành Windows có giao diện đồ họa. C. Hệ điều hành Windows không cung cấp khả năng làm việc trong môi trường mạng. D. Windows là hệ điều hành đơn nhiệm. Câu 36: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau: A. Hệ nhị phân sử dụng các chữ số 1 và 2 B. ROM là bộ nhớ trong , là nơi có thể ghi , xoá thông tin trong lúc làm việc C. RAM là bộ nhớ trong, là nơi có thể ghi, đọc thông tin trong lúc làm việc D. Hệ thập phân sử dụng các chữ số từ 0 đến 9 và A, B, C, D, E, F Câu 37: Đĩa cứng nào trong số đĩa cứng có các dung lượng dưới đây lưu trữ được nhiều thông tin hơn? A. 240 KB B. 24 MB C. 24 GB D. 240 MB Câu 38: Đường dẫn nào sau đây không hợp lệ. Cho BAITAP.DOC là một tập tin trong Windows. A. D:\BAITAP.DOC \ HKI \ TIN \ LOP 10. B. D:\LOP 10 \ TIN \ HKI \ BAITAP.DOC. C. D:\HKI \ TIN \ LOP 10 \ THUC HANH. D. D:\THUC HANH \ LOP 10 \ KHI \ TIN. Câu 39: Tìm câu đúng trong các câu sau: A. Hệ điều hành có các chương trình để quản lí bộ nhớ. B. Hệ điều hành không cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. C. Hệ điều hành thường được cài đặt sẵn từ khi sản xuất máy tính. D. Mỗi hệ điều hành phải có thành phần kết nối Internet, trao đổi thư điện tử. Câu 40: Hãy sắp xếp thứ tự các công việc mà máy tính thực hiện tuần tự khi bật máy. 1. Nạp hệ điều hành vào bộ nhớ trong. 2. Kiểm tra các thiết bị kết nối với máy tính. 3. Cắm nguồn và Bật máy. 4. Tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động. A. 1 – 3- 2 – 4 B. 4 - 1 - 3 – 2 C. 3 - 2 - 4 - 1 D. 2 - 4 - 1 – 3 5 . chọn New -> Folder. Câu 26: Số thực 0.0 013 549x10 6 được biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động là: A. 1. 3549x10 3 B. 0 .13 549x10 4 C. 0 .13 549x10 8 D. 0 .13 55x10 4 Câu 27: Chế độ nào khi tắt máy, máy. I MÔN TIN HỌC – KHỐI 10 NĂM HỌC : 2 011 -2 012 A/ PHẦN TỰ LUẬN: I. Một số khái niệm cơ bản của tin học: 1. Tin học là một ngành khoa học o Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử o Khái niệm tin. 21: Một byte biểu diễn của số nguyên có dấu trong phạm vi từ: A. -12 8 đến 12 7. B. -12 7 đến 12 8. C. -12 8 đến 12 8. D . -12 7 đến 12 7. Câu 23: Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện: A. Tên thư

Ngày đăng: 30/10/2014, 16:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w