1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tổng quan về tài chính công

23 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 200,5 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

Trang 1

Môn học

TÀI CHÍNH CÔNG

Người thực hiện: Lê Hoàng Anh Khoa: Kế toán-Tài chính

Trang 2

TÀI LIỆU HỌC TẬP

Giáo trình: Lý thuyết tài chính công – PGS.TS

Sử Đình Thành và TS Bùi Thị Mai Hoài (tái bản lần 1)

Tham khảo thêm:

1 Kinh tế và tài chính công- Th.S Vũ Cương (ĐH KTQD

2002)

2 Tài chính công- GS.TS Dương Thị Bình Minh (ĐH

KTTPHCM 2005)

3 Cân đối NSNN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường-

TS Bùi Thị Mai Hoài (ĐH KTTPHCM 2007)

Trang 3

Khái niệm cơ bản

Trang 4

Khái niệm cơ bản

• Quỹ tiền tệ của ai?

• Mục đích của chủ thể là gì?

• Nguồn từ đâu?

• Sử dụng như thế nào?

Trang 5

Nội dung học phần

Chương 1 Khu vực công và tài chính công

Chương 2: Hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội

Chương 3: Hàng hóa công và chi tiêu công

Chương 4: Tổng quan về thuế

Chương 5: Thuế và phân phối thu nhập

Chương 6: Thuế và hiệu quả kinh tế

Chương 7: Ngân sách nhà nước

Trang 6

Chương 1:

KHU VỰC CÔNG

VÀ TÀI CHÍNH CÔNG

Trang 7

I Khu vực công – khái niệm

Khái niệm 1: khu vực công = khu vực nhà

nước (quyết định bởi nhà nước)

Khái niệm 2: khu vực công là khu vực mà: (i)

Người lãnh đạo trực tiếp hay gián tiếp do công chúng bầu ra hoặc chỉ định; (ii) các đơn vị

được giao một số quyền hạn nhất định mang

tính bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư

nhân không thể có được (J.E Stiglitz).

Trang 8

Khu vực công - những hoạt động chính

1 Các cơ quan công quyền

- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp)

- Hệ thống quốc phòng và an ninh

- Hệ thống dịch vụ công (giáo dục, y tế …)

- Hệ thống an sinh xã hội

2 Lực lượng kinh tế nhà nước (Doanh nghiệp nhà nước,

ngân hàng trung ương, trung gian tài chính, các đơn

vị được nhà nước cấp vốn)

Trang 9

Khu vực công - tại sao?

1 Các vấn đề kinh tế cơ bản (cái gì? Thế nào? Cho ai?

…) về nguyên tắc được giải quyết bằng thị trường

2 Cơ chế thị trường không đảm bảo về tính hiệu quả

và công bằng về mặt xã hội => vai trò và sự can

thiệp của chính phủ vào thị trường (cơ chế kinh tế hỗn hợp)

3 Khu vực công hình thành giải quyết các vấn đề kinh

tế cơ bản trong quá trình phân bổ nguồn lực công.

Trang 10

II TÀI CHÍNH CÔNG

Tài chính công và khu vực công quan hệ chặt chẽ với

nhau

• Nhà nước xuất hiện => chi tiêu của nhà nước hình

thành => xuất hiện các hình thức tài trợ

• Tài chính công được coi là các hoạt động tài chính

gắn liền với chủ thể nhà nước

• Theo thời gian, tài chính công bắt đầu được tiếp cận

dưới nhiều giác độ khác nhau Các định nghĩa được

tìm thấy từ A Smith; H Rosen; F Adam et al.

Trang 11

TÀI CHÍNH CÔNG – khái niệm (tt)

Tài chính công là khoa học nghiên cứu sự tài trợ các khoản chi

tiêu công (A Smith).

Tài chính công là lĩnh vực kinh tế học phân tích thuế và chính

sách chi tiêu của chính phủ (H Rosen).

Tài chính công nghiên cứu quản lý tài chính của các tổ chức công

quyền (F Adam et al).

Kết luận: Tài chính công là:

1 Một nhánh của kinh tế học

2 Nghiên cứu vai trò của chính phủ.

3 Phân tích tác động của thu và chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

Trang 12

trường, duy trì sự ổn định và phát triển:

J.M.Keynes: “Khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp là do thiếu

sự can thiệp của nhà nước”.

P Samuelson: “Nền kinh tế nếu không có sự can thiệp của nhà nước cũng giống như việc vỗ tay chỉ với một bàn tay”.

Trang 13

Vai trò của chính phủ (tt)

Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường khác nhau

trong mỗi giai đoạn phát triển

• Giai đoạn 1950-1970: chính sách phát triển hướng nội – chính phủ quyết định phân bổ mọi nguồn lực của xã hội

• Giai đoạn 1970-1990: đẩy mạnh tự do hóa kinh tế,

thu hẹp sự can thiệp của chính phủ

• Giai đoạn từ 1990 đến nay: Khu vực công và khu vực

tư đều có vai trò quan trọng như nhau trong quá trình phát triển kinh tế

Trang 14

Tài chính công – những vấn đề lớn

1 Khi nào thì chính phủ can thiệp? (khi thị trường thất

bại; tái phân phôi thu nhập)

2 Can thiệp như thế nào? (thuế và trợ cấp; giới hạn

mua bán hàng hóa; cung cấp hàng hóa công; tài trợ cho khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công)

3 Tác động của sự can thiệp? (trực tiếp và gián tiếp)

4 Tại sao lại lựa chọn như vậy? (bản chất chính trị

của lựa chọn)

Trang 15

III Sự phát triển của tài chính công

• Tài chính công cổ điển (đến hết thế kỷ 19).

• Tài chính công hiện đại (từ đầu thế kỷ 20 đến

nay).

Trang 16

Tài chính công cổ điển

• Từ thế kỷ XIX về trước.

• Mang tính trung lập: (i) không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế; (ii) độc lập với kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội.

• Thuế là khoản thu quan trọng nhất của tài

chính công (ngoài thu nhập khác từ việc cho

thuê công sản và nguồn thu từ công trái).

Trang 17

Tài chính công hiện đại

• Bối cảnh kinh tế xã hội: (i) Kinh tế thị trường

có sự can thiệp của nhà nước; (ii) hệ thống tiền

tệ không ổn định; (iii) Xu hướng quốc tế hóa

• Đặc trưng của tài chính công hiện đại:

1 Quy mô ngày càng tăng.

2 Tính phi trung lập.

3 Có nhiều công cụ khác nhau.

4 Cải cách mang tính toàn cầu.

Trang 18

IV Tài chính công - bản chất và chức năng

• Bản chất kinh tế: thể hiện trong quá trình phân phối.

• Bản chất chính trị: gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước.

• Chức năng cơ bản: (i) Huy động nguồn lực (ii) Phân bổ nguồn lực; (iii) Tái phân phối thu nhập

(iv) giám sát.

Trang 19

Tài chính công và huy động nguồn lực

• Sự tồn tại của khu vực công đòi hỏi phải có nguồn lực để đảm bảo.

• Để huy động nguồn lực nhà nước thiết lập hệ thống gồm nhiều công

cụ khác nhau: cưỡng chế và tự nguyện.

• Huy động nguồn lực của Tài chính công phảI đặt trên nền tảng:

1 Đánh giá tiềm năng của nguồn lực tài chính trong nền kinh tế.

2 Tính toán nhu cầu chi tiêu công và quan hệ giữa chính sách thu với các biến số vĩ mô.

3 Lựa chọn công cụ phù hợp.

4 Đánh giá hiệu quả chính sách huy động nguồn lực.

• Hạn chế: thuế chỉ có thể tăng khi GDP tăng, ngược lại sẽ làm giảm tăng trưởng; tác động lấn hất (crowding-out) đầu tư tư nhân.

Trang 20

Tài chính công và phân bổ nguồn lực

• Thể hiện bằng việc sắp xếp và lựa chọn, đánh đổi giữa nhu cầu chi tiêu và giới hạn của

nguồn lực để hướng vào các ưu tiên.

• Thể hiện bằng các kế hoạch và chiến lược chi tiêu.

- Mục tiêu cơ bản?

- Mục tiêu ưu tiên?

Trang 21

Tài chính công và tái phân phối thu nhập

• Chức năng này được hiểu thông qua việc huy động và phân bổ nguồn lực

• Tái phân phối = phân phối lại thông qua: (i) thu thuế; (ii) chuyển giao

• Cơ chế chuyển giao:

1 Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công

2 Hỗ trợ trực tiếp cho một số đối tượng đặc biệt được sàng lọc qua các tiêu chí

• Mục tiêu: Công bằng xã hội nhưng còn nhiều giới

Trang 22

Tài chính công và giám sát

• Bắt nguồn từ bản chất kinh tế và bản chất

chính trị của tài chính công.

• Nội dung giám sát của tài chính công bao

gồm:

1 Kiểm tra các hoạt động có sử dụng nguồn lực công về: tính tuân thủ luật pháp; kết quả hoạt động.

2 Cung cấp thông tin cho người quản lý để đưa ra các giải pháp điều chỉnh.

Trang 23

Hết chương 1

Ngày đăng: 30/10/2014, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w