Ý nghĩa - Theo dõi, phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng kế toán bằng thước đo tiền tệ - Tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việ
Trang 1Chương 4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ VÀ KẾ TOÁN MỘT SỐ
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CƠ BẢN
Mục tiêu: Giúp sinh viên hiểu được khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tính giá tài
sản Cung cấp cho sinh viên kiến thức để kế toán thành thạo các quá trình kinh tế chủ yếu
4.1 TÍNH GIÁ
4.1.1 Khái niệm
Tính giá là phương pháp mà kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị tài sản theo những nguyên tắc nhất định Thực chất phương pháp tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật
tư, sản phẩm, hàng hóa, tài sản và dịch vụ
4.1.2 Ý nghĩa
- Theo dõi, phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng kế
toán bằng thước đo tiền tệ
- Tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua, sản xuất chế tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm
- Ghi nhận và phản ánh được các đối tượng khác nhau của kế toán vào chứng từ, tài khoản và tổng hợp các thông tin khác nhau của kế toán vào chứng từ, tài khoản và tổng hợp các thông tin khác nhau qua các báo cáo có liên quan
4.1.3 Nguyên tắc
- Xác định đối tượng tính giá phù hợp:
Đối tượng tính giá phải phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất , tiêu thụ Ví dụ: Cái, chiếc, Kg,
- Phân loại chi phí một cách hợp lý:
+ Chi phí là bộ phận cấu thành nên giá của tài sản
+ Tính giá cần xác định được chi phí cấu thành nên tài sản đó
+ Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí: Chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Căn cứ vào mối quan hệ với khối lượng sản xuất ra: Chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp
+ Căn cứ vào mối quan hệ với lợi nhuận: Chi phí thời kỳ, chi phí sản phẩm
- Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp:
+ Tiêu thức phân bổ chi phí phụ thuộc vào quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá + Công thức phân bổ chi phí:
- Xác định hệ số phân bổ (H):
H =
T = ∑ Tn + Phân bổ chi phí cho từng đối tượng có liên quan:
Cn = Tn x H
Trong đó C: Tổng chi phí cần phân bổ
T: Tổng tiêu thức phân bổ
Tn: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
Cn: Chi phí phân bổ cho đối tượng n
Trang 2Ví dụ: Trong kỳ doanh nghiệp mua hai loại hàng hóa A & B nhập kho, cụ thể:
- Số lượng: 1.000 hàng hóa A và 500 hàng hóa B (ĐVT: 1.000đ)
- Theo đơn giá: 200/ hàng hóa A và 250/ hàng hóa B
- Chi phí vận chuyển của cả 2 loại hàng hóa về nhập kho là: 1.500
Yêu cầu: Hãy xác định giá trị mua vào của từng loại hàng hóa nhập kho
Lời giải:
Số tiền trả cho người bán vật liệu A: 1.000 hàng hóa x 200/hàng hóa = 200.000
Số tiền trả cho người bán vật liệu B: 500 hàng hóa x 250/hàng hóa = 125.000
1.500.000
H =
200.000 +125.000 = 4,615
- Chi phí vận chuyển phân bổ cho hàng hóa A = 200.000 x 4,615 = 923
- Chi phí vận chuyển phân bổ cho hàng hóa B = 125.000 x 4,615 = 577
- Giá trị mua vào của hàng hóa A: 200.000+ 923 = 200.923
- Giá trị mua vào của hàng hóa B: 125.000+ 577 = 125.577
- Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn, thể hiện qua giá trị khấu hao TSCĐ
- Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn của TSCĐ
b Tính giá nguyên vật liệu
Phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình thu mua, kết quả thu mua các mặt hàng về số lượng, chất lượng, giá cả, quy cách… đồng thời phải tính được giá trị thực tế của các loại nguyên vật liệu mua về
* Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu:
Giá thực tế của vật liệu nhập kho:
- Nhập vật liệu mua ngoài bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn cộng (+) thuế nhập khẩu (+) thuế TTĐB (nếu có) (+) chi phí mua thực tế trừ (–) chiết khấu hoặc giảm giá (nếu có) + Chi phí thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc vác, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi…
- Giá thực tế của nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá được các bên tham gia góp vốn thống nhất định giá
Giá thực tế của vật liệu xuất kho: Kế toán áp dụng một trong các phương pháp
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp thực tế đích danh
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
- Phương pháp nhập sau, xuất trước
c Trình tự tính giá tài sản
Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp) liên quan đến từng đối tượng tính giá
Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá
Tổng chi phí SXC cần phân bổ Chi phí SXC phân bổ
cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ x
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Trang 3Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Bước 4: Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng giá thành
sản phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ -
Giá trị SPDD cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm / Số lượng sản phẩm hoàn thành
4.2 KẾ TOÁN MỘT SỐ QUÁ TRÌNH KINH TẾ CHỦ YẾU
Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau tùy theo đặc điểm ngành nghề và phạm vi hoạt động
- Đối với đơn vị sản xuất thì quá trình kinh doanh chủ yếu là cung cấp, sản xuất và tiêu thụ
- Đối với đơn vị thuộc loại hình lưu thông phân phối thì quá trình kinh doanh chủ yếu là mua và bán hàng hóa
- Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ thì quá trình kinh doanh chính là việc cung ứng dịch vụ cũng là quá trình tiêu thụ
- Kế toán phải có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh một cách toàn diện, liên tục và hệ thống các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Có vậy mới nắm được kết quả về số lượng chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn ở từng khâu, từng việc trong toàn bộ hoạt động chung của đơn vị
Khi nghiên cứu một số quá trình kinh doanh chủ yếu ta sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ giữa các phương pháp kế toán và tác dụng của từng phương pháp trong vấn đề giám đốc khi thực hiện các hoạt động kinh tế cũng như quy trình của công tác kế toán
Trong nội dung chương này chúng ta nghiên cứu một số quá trình cơ bản của công tác kế toán như:
- Kế toán quá trình cung cấp
- Kế toán quá trình sản xuất
- Kế toán quá trình tiêu thụ
- Kế toán quá trình xác định kết quả kinh doanh
4.2.1 Kế toán quá trình cung cấp
đi đường đầu kỳ
- Giá trị hàng mua Giá trị hàng đi đường
đang đi đường đã về nhập kho
SDCK: Giá trị hàng mua
đi đường cuối kỳ
Trang 4c Phương pháp kế toán
- Khi mua tài sản, căn cứ giá mua trên hóa đơn và các chứng từ thanh toán
Nợ TK 152, 153, 156: Giá trị vật tư, hàng hóa
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 311, 341, 331: Tổng giá thanh toán
- Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua
Nợ TK 152, 153, 156: Giá trị vật tư, hàng hóa
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331: Tổng giá thanh toán
- Mua vật tư, hàng hóa đã nhận được hóa đơn, cuối kỳ hàng vẫn chưa về nhập kho
Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 311, 341, 331… Tổng giá thanh toán
- Sang kỳ sau khi số vật tư, hàng hóa đang đi đường kỳ trước về nhập kho, căn cứ
phiếu nhập kho, kế toán ghi
Nợ TK 152, 153, 156: Giá trị vật tư, hàng hóa
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường
SƠ ĐỒ CÁCH GHI CHÉP VÀO TK KẾ TOÁN
CỦA QUÁ TRÌNH MUA HÀNG
TK: TM, TGNH,
TK: NL, VL; CC, DC; HH
Mua nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ;
hàng hóa đã trả tiền (Kể cả chi phí mua)
TK: Thuế GTGT được khấu trừ
Thuế GTGT được khấu trừ TK: PTNB
Trả nợ người bán
bằng TM, TGNH
Mua NL, VL, chưa trả tiền người bán
Hàng mua đang đi đường chưa trả tiền
TK: HMĐĐTĐ
Nhập kho hàng đi đường kỳ trước
Hàng mua đang đi đường trả bằng tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng,
Trang 5Ví dụ: Có tình hình mua và nhập kho vật liệu; công cụ, dụng cụ tại một doanh nghiệp
trong tháng 9/N như sau:
1 Mua vật liệu chính, chưa thanh toán tiền cho người bán Giá mua chưa có thuế: 100.000.000 đ, thuế GTGT đầu vào là 10% Hàng đã kiểm nhận, nhập kho
2 Chi phí vận chuyển, bốc dỡ số vật liệu trên đã chi trả bằng tiền mặt: 2.000.000 đ (không có thuế GTGT)
3 Mua vật liệu phụ và công cụ, dụng cụ, giá mua chưa có thuế 60.000.000đ, thuế GTGT đầu vào là 10% Trong đó, vật liệu phụ: 20.000.000đ, công cụ, dụng cụ: 40.000.000đ đã thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng Cuối tháng, số hàng này vẫn chưa về đến đơn vị
4 Dùng tiền mặt mua vật liệu phụ, giá mua chưa có thuế: 10.000.000đ, thuế GTGT là 10% Hàng đã kiểm nhận, nhập kho
Các nghiệp vụ trên được định khoản và phản ảnh vào sơ đồ TK chữ “T” như sau:
1 Nợ TK “Nguyên liệu, vật liệu” (chi tiết vật liệu chính): 100.000.000đ
Nợ TK “Thuế GTGT được khấu trừ”: 10.000.000đ
Có TK “Phải trả cho người bán”: 110.000.000đ
2 Nợ TK “Nguyên liệu, vật liệu” (chi tiết vật liệu chính): 2.000.000đ
3 Nợ TK “Hàng mua đang đi trên đường” 60.000.000đ
Nợ TK “Thuế GTGT được khấu trừ”: 6.000.000đ
4 Nợ TK “Nguyên liệu, vật liệu” (chi tiết vật liệu phụ): 10.000.000đ
Nợ TK “Thuế GTGT được khấu trừ”: 1.000.000đ
Phản ảnh vào sơ đồ TK chữ “T”:
2.000.000 (2) 11.000.000 (4) xxx
xxx
66.000.000 (3) xxx
xxx
Trang 64.2.2 Kế toán quá trình sản xuất
a.Tài khoản sử dụng
- TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
- TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
- TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
b Nội dung kết cấu
dở dang đầu kỳ - Giá trị phế liệu thu hồi
- Kết chuyển chi phí - Giá thành sản phẩm
NVLTT, NCTT, SXC dịch vụ hoàn thành
SDCK: Chi phí SXKD
dở dang cuối kỳ
xxx 110.000.000 (1)
Trang 7c Phương pháp kế toán
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất, chế tạo sản phẩm
* Chi phí nhân công trực tiếp
- Tính ra tiền lương, phụ cấp lương phải trả công nhân sản xuất
* Chi phí sản xuất chung
- Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh
Nợ TK 627: Chi phí SXC
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 152, 153, 334, 338, 214…
* Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trang 8SƠ ĐỒ CÁCH GHI CHÉP VÀO TK KẾ TOÁN CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
* Giải thích sơ đồ:
(1) Tập hợp chi phí:
(1a) Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
(1b) Nhân công trực tiếp;
(1c) Sản xuất chung
(2) Kết chuyển chi phí:
(2a) Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
(2b) Nhân công trực tiếp;
(2c) Sản xuất chung
(2) Kết chuyển giá thành sản phẩm:
(3a) Nhập kho thành phẩm;
(3b) Bán trực tiếp cho khách hàng không qua kho;
(3c) Gửi bán cho khách hàng không qua kho
Ví dụ: Doanh nghiệp X chuyên sản xuất một loại sản phẩm A, trong tháng 9/N có số
liệu sau:
A Số dư đầu tháng của một số tài khoản: Đvt: 1.000đ
- TK: “Nguyên liệu, vật liệu”: 140.000.000đ trong đó:
+ Vật liệu chính: 125.000.000đ
TK: Chi phí SXKD dở dang
TK: Thành phẩm TK: Nguyên liệu
TK: Hàng gửi đi bán
(3c)
TK: PT CNV;
PT, PN
TK: Chi phí nhân công trực tiếp
TK: Hao mòn
TSCĐ
TK: Chi phí sản xuất chung
TK: PTNB; TM
Trang 9+ Vật liệu phụ: 10.000.000đ
+ Nhiên liệu: 5.000.000đ
- TK “Công cụ, dụng cụ”: 10.000.000đ
- TK “Chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang”: 17.000.0000đ
B Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/N:
1 Xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm, trị giá 90.000.000đ, trong đó vật liệu chính là 85.000.000đ, vật liệu phụ là 50.000.000đ
2 Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 30.000.000đ, nhân viên quản lý phân xưởng 5.000.000đ
3 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương của công nhân viên tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh
4 Các chi phí sản xuất chung khác thực tế phát sinh trong tháng như sau:
- Chi phí công cụ, dụng cụ: 6.000.000đ;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: 10.000.000đ;
- Chi phí điện nước mua ngoài trả bằng tiền mặt, giá chưa có thuế; 3.990.000đ, thuế GTGT: 399.000đ
5 Trong tháng đã sản xuất hoàn thành nhập kho 900 sản phẩm còn dở dang cuối kỳ
300 sản phẩm được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính, trị giá 25.500.000đ
Tình hình trên được định khoản kế toán và phản ảnh vào sơ đồ TK chữ “T” như sau:
2 Nợ TK “Chi phí nhân công trực tiếp”: 30.000.000đ
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 5.000.000đ
Có TK “Phải trả công nhân viên” 35.000.000đ
3 Nợ TK “Chi phí nhân công trực tiếp”: 6.600.000đ
Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 1.100.000đ
Có TK “Phải trả, phải nộp khác”: 7.700.000đ
4 Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 5.000.000đ
Có TK “ Nguyên liệu, vật liệu”: 5.000.000đ Chi tiết NL: 5.000.000đ
+ Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 6.000.000đ
Có TK “ Công cụ, dụng cụ”: 6.000.000đ + Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 10.000.000đ
Có TK “ Hao mòn TSCĐ”: 10.000.000đ + Nợ TK “Chi phí sản xuất chung”: 3.990.000đ
Nợ TK “Thuế GTGT được khấu trừ”: 399.000đ
Trang 10Có TK “ Tiền mặt”: 4.389.000đ 5a Nợ TK “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: 90.000.000đ
Có TK “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”: 90.000.000đ 5b Nợ TK “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: 36.600.000đ
Có TK “Chi phí nhân công trực tiếp”: 36.600.000đ
5c Nợ TK “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: 31.090.000đ
Có TK “Chi phí sản xuất chung”: 31.090.000đ 5d Nợ TK “Thành phẩm”: 149.190.000đ
Có TK “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: 149.190.000đ
* Phản ảnh vào sơ đồ TK chữ “T” (Đơn vị tính: 1.000đ)
TK “HMTSCĐ”
xxx
xxx 35.000 (2) 140.000
xxx
Trang 114.2.3 Kế toán quá trình tiêu thụ
Giá vốn hàng bán - Ghi giảm giá vốn hàng bán
phát sinh trong kỳ - Kết chuyển giá vốn hàng
(3) 1.100 (4) + 5.000 + 6.000 + 10.000 + 3.990
31.090 (5c)
31.090
Trang 12Nợ TK 333: Thuế GTGT đầu ra tương ứng
Có TK 111, 112, 131, Tổng giá thanh toán
- Khi hàng đã bán bị trả lại ghi:
+ Ghi giảm giá vốn
Nợ TK 155: Thành phẩm
Có TK 632: Giá vốn hàng bán + Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 333: Thuế GTGT đầu ra tương ứng
Có TK 111, 112, 131
- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán vào tài khoản xác định kết quả:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
4.2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh
b Nội dung kết cấu
Nợ TK 641, 642 Có
- Tập hợp chi phí bán hàng, - Kết chuyển chi phí bán
chi phí QLDN phát sinh hàng, chi phí QLDN vào
Trang 13TK 911 không có số dư cuối kỳ
- Tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
- Kết chuyển kết quả tiêu thụ
+ Nếu lãi + Nếu lỗ
(2)
TK: TVCKPNNN
TK: TM, TGNH, PTKH
(1b) TK: DTBH
Trang 14(3) Kết chuyển các khoản doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá
(4) Kết chuyển doanh thu thuần
(5) Kết chuyển giá vốn của hàng đã bán trong kỳ
(6) Kết chuyển chi phí bán hàng
(7) Kết chuyển chi phí QLDN
(8a) Kết chuyển lỗ về bán hàng
(8b) Kết chuyển lãi về bán hàng
Ví dụ: Tài liệu tại một doanh nghiệp trong tháng 10/N (Đơn vị: 1.000đ)
A Số dư đầu kỳ của tài khoản “Thành Phẩm”: 300.000
B Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1 Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua theo giá bán chưa có thuế 260.000; giá vốn 180.000; thuế GTGT đầu ra là 10% trên giá bán, tiền hàng chưa thu
2 Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua số hàng theo đơn giá bán chưa có thuế 100.000, thuế GTGT đầu ra là 10% trên giá bán, giá vốn 60.000, tiền hàng chưa thu
3 Trong khi kiểm nhận nhập kho, người mua phát hiện chất lượng hàng không đảm bảo, người mua chấp nhận số hàng trên nhưng yêu cầu doanh nghiệp phải giảm giá Do vậy, doanh nghiệp phải đồng ý giảm giá 2% giá bán (không bao gồm thuế GTGT)
4 Bán trực tiếp một lô hàng, giá vốn 20.000; giá bán chưa có thuế 30.000; thuế GTGT đầu ra là 10% trên giá bán, trong đó thu lần đầu tại thời điểm bán bằng tiền mặt 15.000, còn lại chưa thu
5 Tập hợp chi phi bán hàng:
- Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng bán chưa thanh toán: 2.000;
- Chi phí giao dịch đã chi bằng tiền mặt: 1.000
6 Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Tiền lương nhân viên: 8.000
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (22%);
- Khấu hao tài sản cố định: 4.000;
- Chi phí khác bằng tiền mặt: 2.000
7 Kết chuyển doanh thu thuần và giá vốn thành phẩm đã bán
8 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ hết cho sản phẩm đã bán trong kỳ
9 Xác định kết quả bán sản phẩm trong kỳ
Trang 15Tình hình trên được kế toán định khoản kế toán và phản ánh vào sơ đồ TK chữ “T”
6 Nợ TK “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: 15.760
Có TK “Phải trả công nhân viên”: 8.000
Trang 16Có TK “Lợi nhuận chưa phân phối”: 109.240
Phản ảnh vào sơ đồ TK chữ “T”:
xxx 8.000 (6) 8.000 TK: Phải trả CNV
xxx
0
388.000 (7b) (7c) 260.000
(8a) 3.000 (8b) 15.520 (9) 109.480
388.000
TK: Xác định kết quả kinh doanh
388.000
xxx 1.760(6) 1.760 TK: Phải trả, phải nộp khác
xxx
0
xxx 2.000 (5) 2.000 TK: Phải trả cho người bán
xxx
0
xxx 4.000 (6) 4.000 TK: Hao mòn TSCĐ
xxx
0
260.000 (7c)
(1a) 180.000 (3a) 60.000 (4a) 20.000
260.000
TK: Giá vốn hàng bán
260.000
260.000 (1b) 100.000 (2b) 30.000 (4b)
xxx (1b) 260.000 (2b) 100.000 (4b) 18.000 TK: Phải thu của khách hàng
180.000 (1a) 60.000 (2a) 20.000 (4a) 300.000
260.000 TK: Thành phẩm
40.000
0
1.000 (5) 2.000 (6)
xxx (4c) 15.000
3.000 TK: Tiền mặt
xxx 15.000
Trang 17
Câu hỏi ôn tập
1 Trình bày khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tính giá tài sản?
2 Nêu nội dung chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản Những nguyên tắc kế toán được thừa nhận nào được vận dụng trong việc xác định nội dung, nguyên tắc tính giá tài sản?
3 Trình bày nội dung của các bước tính giá tài sản?
4 Nêu nội dung và kết cấu của các tài khoản: Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; Hàng hóa; Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung; Giá vốn hàng bán; Doanh thu bán hàng; Giảm giá hàng bán; Hàng bán bị trả lại; Xác định kết quả kinh doanh; Phải thu của khách hàng
5 Vẽ sơ đồ và giải thích trình tự ghi chép các nghiệp vụ kinh tế thuộc quá trình kinh tế chủ yếu vào tài khoản kế toán, bao gồm: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình bán hàng và kết quả bán hàng
Tài liệu tham khảo
1 TS Bùi Văn Dương, Lý thuyết kế toán, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2008
2 PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, Nguyên lý kế toán, Học viện tài chính, 2009
3 TS Phạm Qúy Liên, Nguyên lý kế toán, Đại học Kinh tế quốc dân, 2008
xxx
2.000 (7a)
109.480 TK: Lợi nhuận chưa phân phối
xxx
3.000 (8a)
(6) 15.760
15.760 TK: Chi phí quản lý doanh nghiệp
15.760
Trang 18Chương 5
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Mục tiêu: Giúp sinh viên nhận rõ vai trò quan trọng của bảng cân đối kế toán trong
công việc cung cấp thông tin, giúp họ nhận thức được mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán, giúp họ lập được bảng cân đối kế toán
5.1 KHÁI NIỆM
Bảng cân đối kế toán là một phương pháp của kế toán, là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
5.2 NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng cân đối kế toán dùng để phản ánh vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, do đó nó phải được xây dựng theo kết cấu gồm 2 phần:
* Kiểu kết cấu hai bên:
- Phần bên trái dùng để phản ánh kết cấu của tài sản nên gọi là: TÀI SẢN
- Phần bên phải phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hay gọi là: NGUỒN VỐN
* Kiểu kết cấu một bên:
- Phần bên trên dùng để phản ánh kết cấu của tài sản nên gọi là: TÀI SẢN
- Phần bên dưới phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hay gọi là: NGUỒN VỐN
A Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm
(báo cáo) theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được chia thành:
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
B Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm (báo cáo) Các chỉ tiêu trên phần nầy thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng, được chia ra:
- Nợ phải trả
- Nguồn vốn chủ sở hữu
Số liệu của hai phần này phải bằng nhau, tức là:
TÀI SẢN = NGUỒN VỐN Hoặc Tài sản = (Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu)
Kết cấu của bảng cân đối kế toán như sau: (Có biểu mẫu hướng dẫn)
- Để phản ánh chi tiết hơn thì mỗi loại sẽ chia thành nhiều mục và từng mục sẽ chia thành nhiều khoản nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
- Loại, mục, khoản trên bảng Cân đối Kế toán theo qui định của Nhà nước
Trang 19Ví dụ: Loại A: Tài sản ngắn hạn, được chia thành nhiều mục, từng mục lại chia
thành nhiều khoản Trong đó mục IV: Hàng tồn kho bao gồm các khoản sau:
1 Hàng tồn kho
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
5.3 TÍNH CÂN ĐỐI CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
- Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần để phản ánh hai mặt khác nhau của vốn
kinh doanh trong doanh nghiệp, cho nên giữa hai phần có mối liên hệ mật thiết với nhau Xét
về lượng giá trị thì bao giờ tổng tài sản cũng bằng tổng nguồn vốn
- Nhờ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán mà ta có thể đánh giá một cách tổng
quát về tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp
và kết quả sản xuất kinh doanh cũng như trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài
sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp
Ví dụ: giả sử tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến ngày 31/1/N như sau:
( Đvt: 1.000 đồng)
1.Tiền mặt: 20.000 7.Vay ngắn hạn ngân hàng: 30.000
2.Tiền gửi ngân hàng: 30.000 8 Phải trả người bán: 35.000
3.Thuế V.A.T được khấu trừ: 5.000 9 Phải nộp Nhà nước: 10.000
4.Công cụ, dụng cụ: 10.000 10 Quỹ đầu tư phát triển: 20.000
5.Thành phẩm: 50.000 11 Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 140.000
6.Tài sản cố định hữu hình: 70.000 12 Nguyên vật liệu: 50.000
Theo số liệu trên, ta có bảng cân đối kế toán sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ngày 31/01/N
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Quỹ đầu tư phát triển
75.000
30.000 35.000 10.000
160.000
140.000 20.000
- Tiền gửi ngân hàng 30.000
5.4 SỰ THAY ĐỔI CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp luôn biến
đổi (tăng lên hoặc giảm xuống) do tác động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các
Trang 20nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ làm bảng cân đối kế toán ở những thời điểm khác nhau sẽ có những thay đổi khác nhau
Nhưng không ngoài 4 trường hợp sau:
5.4.1 Trường hợp 1: (TS tăng - TS giảm) Nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ làm ảnh hưởng đến 2 khoản thuộc phần tài sản Một khoản này tăng lên thì khoản kia giảm xuống tương ứng
Ví dụ: Chi tiền mặt gửi vào ngân hàng 10.000 Đvt: 1.000đ Lúc này: tiền mặt giảm xuống còn 20.000 – 10.000 = 10.000
Đồng thời tiền gửi ngân hàng tăng lên là: 30.000 + 10.000 = 40.000
Trường hợp này số tổng cộng của bảng cân đối kế toán không thay đổi, chỉ có tỷ trọng của các khoản thuộc tài sản chịu ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh thay đổi
Qua nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, ta lập bảng cân đối kế toán mới như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
- Vốn đầu tư của CSH
- Quỹ đầu tư phát triển
75.000
30.000 35.000 10.000
160.000
140.000 20.000
5.4.2 Trường hợp 2: (NV tăng - NV giảm)Nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ làm ảnh
hưởng đến 2 khoản thuộc nguồn vốn, nó làm cho 2 khoản này thay đổi: 1 khoản tăng lên
và một khoản khác giảm xuống tương ứng
Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 20.000
Như vậy lúc này vay ngắn hạn là: 30.000 + 20.000 = 50.000
Đồng thời phải trả người bán còn là: 35.000 – 20.000 = 15.000
Trong trường hợp này số tổng cộng của bảng cân đối kế toán không thay đổi, chỉ
có tỷ trọng của các khoản thuộc nguồn vốn chịu ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh thay đổi
Qua nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, ta lập bảng cân đối kế toán mới như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày….tháng…năm
Trang 21- Vốn đầu tư của CSH
- Quỹ đầu tư phát triển
75.000
50.000 15.000 10.000
160.000
140.000 20.000
5.4.3 Trường hợp 3: (TS tăng - NV tăng) Nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ làm ảnh hưởng
đến 2 khoản, 1 thuộc tài sản và 1 thuộc nguồn vốn Nếu nó làm cho một khoản của tài sản tăng lên thì khoản thuộc nguồn vốn tăng tương ứng
Ví dụ: Nhận vốn góp liên doanh 1 tài sản cố định hữu hình nguyên giá 100.000 lúc
này: tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp: 70.000 + 100.000 = 170.000 Đồng thời vốn đầu tư của chủ sơ hữu tăng tương ứng: 140.000 + 100.000 = 240.000
Trong trường hợp này số tổng cộng của bảng cân đối kế toán thay đổi theo chiều hướng tăng đồng thời tỷ trọng của các khoản thuộc tài sản và nguồn vốn cũng thay đổi
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = 335.000 Qua nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, ta lập bảng cân đối kế toán mới như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
- Vốn đầu tư của CSH
- Quỹ đầu tư phát triển
50.000
25.000 15.000 10.000
260.000
240.000 20.000
5.4.4 Trường hợp 4: (TS giảm – NV giảm): Nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ làm ảnh
hưởng đến 2 khoản: 1 thuộc tài sản và 1 thuộc nguồn vốn Nếu nó làm cho một khoản của tài sản giảm xuống thì khoản thuộc nguồn vốn chịu ảnh hưởng cũng giảm xuống tương ứng
Ví dụ: Chuyển tiền gửi ngân hàng 25.000 trả nợ vay ngắn hạn Đvt: 1.000đ
Lúc này tiền gửi ngân hàng giảm xuống còn 40.000 - 25.000 = 15.000
Đồng thời vay ngắn hạn giảm tương ứng còn 50.000 - 25.000 = 25.000
Trường hợp này số tổng cộng của bảng cân đối kế toán giảm xuống đồng thời tỷ trọng của các khoản thuộc tài sản và nguồn vốn cũng thay đổi
Qua nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, ta lập bảng cân đối kế toán mới như sau :
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày….tháng…năm Đvt: 1.000đ
Trang 22TÀI SẢN Số cuối kỳ NGUỒN VỐN Số cuối kỳ
- Vốn đầu tư của CSH
- Quỹ đầu tư phát triển
50.000
25.000 15.000 10.000
260.000
240.000 20.000
* Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến hai khoản thuộc tài sản và nguồn vốn, thì
số tổng cộng của bảng cân đối kế toán thay đổi (tăng lên hoặc giảm xuống), tỷ trọng của các khoản thuộc bảng cân đối kế toán đều có sự thay đổi
* Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều không làm mất đi tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán
5.5 VAI TRÒ CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng, nó cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp để phân tích, lãnh đạo điều hành trong doanh nghiệp
- Lãnh đạo doanh nghiệp dựa vào bảng cân đối kế toán mà biết tổng quát tài sản của doanh nghiệp hiện có bao nhiêu và nằm ở khâu nào và biết được nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
- Đối chiếu các bảng cân đối kế toán qua các năm liên tiếp, nhà quản trị có thể rút
ra quy luật phân bổ vốn trong xí nghiệp từ đó có phương hướng đầu tư vốn hợp lý, sử dụng vốn có hiệu quả
- Bảng cân đối kế toán là một tài liệu chủ yếu để phân tích hoạt động kinh doanh, qua đó ta có thể nhận định một cách khái quát về tình hình sử dụng vốn, phân bổ vốn Tình hình công nợ, tình hình chấp hành các quy định về tài chính, tín dụng, xác định kết quả sản xuất kinh doanh