1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiến thức tin học

80 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

ADSL Bạn có thấy ngày càng có nhiều điểm dịch vụ Internet “kiêu hãnh” treo những chiếc băng-rôn quảng cáo mình xài “đường truyền Internet tốc độ cao ADSL”? Ở Việt Nam, cho tới thời điểm cuối tháng 4-2004 này có hai nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet ADSL là VNN (với Mega VNN) và FPT (MegaNET và MegaBIZ). ADSL (đọc là ây-đi-ét-eo) viết tắt từ asymmetric digital subscriber line (đường dây thuê bao số bất đối xứng). Đây là một công nghệ truyền dữ liệu mới cho phép gửi nhiều dữ liệu hơn trên các đường dây điện thoại bằng đồng đang tồn tại (POTS, plain old telephone service, dịch vụ điện thoại cũ đơn giản). Trong khi POTS bị hạn chế tốc độ truyền tải ở 52Kbps, ADSL hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu (data rate) từ 1,5 - 9Mbps khi nhận dữ liệu (gọi là tốc độ tải xuống, downstream) và từ 16 – 640Kbps khi gửi dữ liệu đi (tốc độ tải lên, upstream). Vì thế, ADSL còn được gọi là công nghệ Internet băng rộng (broadband). Sở dĩ gọi là “bất đối xứng” (Asymmetric) vì trong công nghệ này, tốc độ tải lên Internet bao giờ cũng chậm hơn rất nhiều so với tải từ Internet xuống. Thật ra, tình trạng này cũng xảy ra với giao thức Dial-up, khi tốc độ download luôn cao hơn upload, chỉ có điều là không quá chênh lệch như ADSL. Bộ splitter chia tín hiệu nguồn làm một cổng ra modem ADSL và một cổng ra điện thoại. Tùy khả năng thiết bị và hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP, khoảng cách giữa máy khách hàng với trạm trung chuyển (DSLAM), và chất lượng đường dây điện thoại mà tốc độ của ADSL có khác nhau. Mega VNN cho biết mình có thể đạt tốc độ truyền tải tối đa là 2Mbps (cho chiều tải xuống) và 640Kbps cho chiều tải lên. Trong khi MegaNET và MegaBIZ giới thiệu mình có khả năng truyền tải 3-4Mbps (chiều xuống) và 640Kbps (chiều lên). Đó là những tốc độ Internet “choáng cả mình mẩy tứ chi” khi mà kết nối theo phương thức “cổ điển” dial-up rán hết mức cũng chỉ đạt 56Kbps (về lý thuyết). Tốc độ truyền dữ liệu(Mbps) Quy cách dây cáp điện thoại (AWG) Kích cỡ dây cáp điện thoại (mm) Khoảng cách tử trạm DSLAM tới máy khách hàng (km) 1.5–2.0 24 0.5 5.5 1.5–2.0 26 0.4 4.6 6.1 24 0.5 3.7 6.1 26 0.4 2.7 Bằng cách gửi các tín hiệu số trên đường dây điện thoại đang tồn tại, ADSL cung cấp việc truy cập Internet tốc độ cao mà không ảnh hưởng, không cản trở việc bạn sử dụng một cách bình thường đường dây điện thoại cho các dịch vụ điện thoại, fax, Để có thể sử dụng dịch vụ ADSL, bạn phải có một đường dây điện thoại được đăng ký chuyển sang công nghệ ADSL (nhưng vẫn duy trì liên lạc điện thoại bình thường), một modem ADSL và một thiết bị splitter (hay là bộ lọc Line Filter) để tách riêng tín hiệu thoại và tín hiệu dữ liệu. Bộ nhớ đệm Cache Thời L2 Cache còn phải nằm trên mainboard Khi nghe giới thiệu về CPU, bạn ắt biết tới các thuật ngữ L1 Cache, L2 Cache, L3 Cache. Cache (đọc là kets, hay còn gọi là cạc) là tên gọi của bộ nhớ đệm – nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ các ứng dụng hay phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý (có sẵn xài liền không cần tốn thời gian đi lùng sục tìm kéo về). Nói một cách bài bản, cache là một cơ chế lưu trữ tốc độ cao đặc biệt. Nó có thể là một vùng lưu trữ của bộ nhớ chính hay một thiết bị lưu trữ tốc độ cao độc lập. Có hai dạng lưu trữ cache được dùng phổ biến trong máy tính cá nhân là memory caching (bộ nhớ cache hay bộ nhớ truy xuất nhanh) và disk caching (bộ nhớ đệm đĩa). * Memory cache: Đây là một khu vực bộ nhớ được tạo bằng bộ nhớ tĩnh (SRAM) có tốc độ cao nhưng đắt tiền thay vì bộ nhớ động (DRAM) có tốc độ thấp hơn và rẻ hơn, được dùng cho bộ nhớ chính. Cơ chế lưu trữ bộ nhớ cahce này rất có hiệu quả. Bởi lẽ, hầu hết các chương trình thực tế truy xuất lặp đi lặp lại cùng một dữ liệu hay các lệnh y chang nhau. Nhờ lưu trữ các thông tin này trong SRAM, máy tính sẽ khỏi phải truy xuất vào DRAM vốn chậm chạp hơn. Một số bộ nhớ cache được tích hợp vào trong kiến trúc của các bộ vi xử lý. Chẳng hạn, CPU Intel đời 80486 có bộ nhớ cache 8 KB, trong khi lên đời Pentium là 16 KB. Các bộ nhớ cache nội (internal cache) như thế gọi là Level 1 (L1) Cache (bộ nhớ đệm cấp 1). Các máy tính hiện đại hơn thì có thêm bộ nhớ cache ngoại (external cache) gọi là Level 2 (L2) Cache (bộ nhớ đệm cấp 2). Các cache này nằm giữa CPU và bộ nhớ hệ thống DRAM. Sau này, do nhu cầu xử lý nặng hơn và với tốc độ nhanh hơn, các máy chủ (server), máy trạm (workstation) và mới đây là CPU Pentium 4 Extreme Edition được tăng cường thêm bộ nhớ đệm L3 Cache. CPU Slot 1 dạng cartridge với L2 Cache nằm cạnh nhân CPU. * Disk cache: Bộ nhớ đệm đĩa cũng hoạt động cùng nguyên tắc với bộ nhớ cache, nhưng thay vì dùng SRAM tốc độ cao, nó lại sử dụng ngay bộ nhớ chính. Các dữ liệu được truy xuất gần đây nhất từ đĩa cứng sẽ được lưu trữ trong một buffer (phần đệm) của bộ nhớ. Khi chương trình nào cần truy xuất dữ liệu từ ổ đĩa, nó sẽ kiểm tra trước tiên trong bộ nhớ đệm đĩa xem dữ liệu mình cần đang có sẵn không. Cơ chế bộ nhớ đệm đĩa này có công dụng cải thiện một cách đáng ngạc nhiên sức mạnh và tốc độ của hệ thống. Bởi lẽ, việc truy xuất 1 byte dữ liệu trong bộ nhớ RAM có thể nhanh hơn hàng ngàn lần nếu truy xuất từ một ổ đĩa cứng. Sẵn đây, xin nói thêm, người ta dùng thuật ngữ cache hit để chỉ việc dữ liệu được tìm thấy trong cache. Và hiệu năng của một cache được tính bằng hit rate (tốc độ tìm thấy dữ liệu trong cache). Trở lại chuyện bộ nhớ cache. Hồi thời Pentium đổ về trước, bộ nhớ cache nằm trên mainboard và một số mainboard có chừa sẵn socket để người dùng có thể gắn thêm cache khi có nhu cầu. Tới thế hệ Pentium II, Intel phát triển được công nghệ đưa bộ nhớ cache vào khối CPU. Nhờ nằm chung như vậy, tốc độ truy xuất cache tăng lên rõ rệt so với khi nó nằm trên mainboard. Nhưng do L2 Cache vẫn phải ở ngoài nhân CPU nên Intel phải chế ra một bo mạch gắn cả nhân CPU lẫn L2 Cache. Và thế là CPU có hình dạng to đùng như một cái hộp (gọi là cartridge) và được gắn vào mainboard qua giao diện slot (khe cắm), Slot 1. Tốc độ truy xuất cache lúc đó chỉ bằng phân nửa tốc độ CPU. Thí dụ, CPU 266 MHz chỉ có tốc độ L2 Cache là 133 MHz. Sang Pentium III cũng vậy. Mãi cho tới thế hệ Pentium III Coppermine (công nghệ 0.18-micron), Intel mới thành công trong việc tích hợp ngay L2 Cache vào nhân chip (gọi là on-die cache). Lúc đó, tốc độ L2 Cache bằng với tốc độ CPU và con CPU được thu gọn lại, đóng gói với giao diện Socket 370. CPU Socket 370 với L2 Cache nằm ngay trên nhân CPU. Như đã nói, dung lượng của Cache CPU lợi hại lắm nghen. Phổ biến nhất là L2 Cache là một chip nhớ nằm giữa L1 Cache ngay trên nhân CPU và bộ nhớ hệ thống. Khi CPU xử lý, L1 Cache sẽ tiến hành kiểm tra L2 Cache xem có dữ liệu mình cần không trước khi truy cập vào bộ nhớ hệ thống. Vì thế, bộ nhớ đệm càng lớn, CPU càng xử lý nhanh hơn. Đó là lý do mà Intel bên cạnh việc tăng xung nhịp cho nhân chíp, còn chú ý tới việc tăng dung lượng bộ nhớ Cache. Do giá rất đắt, nên dung lượng Cache không thể tăng ồ ạt được. Bộ nhớ cache chính L1 Cache vẫn chỉ ở mức từ 8 tới 32 KB. Trong khi, L2 Cache thì được đẩy lên dần tới hiện nay cao nhất là Pentium M Dothan 2 MB (cho máy tính xách tay) và Pentium 4 Prescott 1 MB (máy để bàn). Riêng dòng CPU dành cho dân chơi game và dân multimedia “prồ” là Pentium 4 Extreme Edition còn được bổ sung L3 Cache với dung lượng 2 MB. Đây cũng là CPU để bàn có tổng bộ nhớ cache lớn nhất (L1: 8 KB, L2: 512 KB, L3: 2 MB). Chipset và chip Đúng như cái tên cúng cơm của chúng, hai thuật ngữ này có liên hệ dây mơ rễ má với nhau nhưng lại khác nhau. Chipset (đọc “chíp-sét”) là bộ chíp gồm nhiều con chíp (hay một con chíp tích hợp chức năng của nhiều con chíp). Chip là một con chíp. * CHIP: Những kiểu đóng gói chip Nói một cách bài bản, chíp là một mẩu nhỏ vật liệu bán dẫn (hiện thường sử dụng silicon) có nhúng trên đó một mạch tích hợp (integrated circuit). Một con chíp điển hình nhỏ chưa tới 1,6 cm vuông nhưng có thể chứa tới hàng triệu thành phần điện tử (tức transitor). Các công nghệ và vật liệu sản xuất mới giúp kích thước và trọng lượng của con chíp ngày càng thêm nhỏ, thêm nhẹ. Với công nghệ sản xuất 0,13-micron, một con chíp GPU NVIDIA GeForce 6800 Ultra chứa tới 222 triệu transistor. Có những loại chíp khác nhau. Thí dụ, chíp CPU (bộ vi xử lý) chứa đựng toàn bộ một đơn vị xử lý, trong khi chíp bộ nhớ chỉ chứa bộ nhớ trống rỗng. Chíp hiện được đóng gói với nhiều dạng khác nhau. Ba kiểu đóng gói chính là: - DIP (Dual In-Line Package): Kiểu đóng gói hàng đôi này có ở các con chíp dạng “bọ” (bug) truyền thống, với 8 tới 40 chân được xếp thành hai hàng. - SIP (Single In-Line Package): Đóng gói hàng đơn này với các chân cắm chạy thành một hàng như một cây lược. - PGA (Pin-Grid Array): Kiểu đóng gói chân sắp xếp thành vỉ như lưới này được dùng cho những con chíp hình vuông với các chân cắm được bố trí trong những ô vuông đồng tâm. Ngoài loại CPGA (Ceramic Pin Grid Array) với chân đế bằng sứ trước đây, người ta hiện đang sử dụng loại PPGA (Plastic Pin Grid Array) với chân đế bằng nhựa. Ngoài ra, với bộ nhớ, còn có một loại đóng gói là SIMM (Single In- Line Memory Module) mà có thể tới 9 con chíp được gắn thành một hàng trên một bo mạch nhỏ. SIMM có đường dẫn (path) 32-bit. Sau này, có thêm DIMM (Dual In- Line Memory Module) với các con chíp xếp thành hai hàng và có đường dẫn 64-bit. Sẵn đây, bạn cũng cần phân biệt, một thanh bộ nhớ SDRAM hay DDR gọi là một module (memory module). Trên đó có hàn hay gắn những mẩu silicone nhỏ gọi là con chíp (memory chip). Còn một kiểu đóng gói thường được Intel dùng cho một số con chíp trong bộ chipset là MBGA (Micro Ball Grid Array) không dùng chân cắm mà là các viên bi hợp kim siêu nhỏ. Chưa hết. Ở thế hệ CPU mới sắp tới là Prescott và Tejas có giao diện Socket 775, Intel đưa ra một loại đóng gói chíp mới gọi là LGA (Land Grid Array) thay các chân cắm bằng các điểm tiếp xúc. Cụ thể, CPU LGA775 sẽ có 775 điểm tiếp xúc, trong khi CPU PPGA478 có 478 chân. * CHIPSET: Bộ chipset gồm một số mạch tích hợp được thiết kế để thực hiện một hay nhiều chức năng có liên quan với nhau. Các thế hệ chipset mới thường được bao gồm các chức năng mà trước đây phải cần tới hai hay nhiều bộ chipset riêng rẽ. Trước đây, bộ chipset gồm có hai hay nhiều con chíp vật lý riêng. Ngày nay, trong một số trường hợp, nguyên cả bộ chipset có thể được tích hợp vào trong một con chíp. Bộ chipset Intel 865PE. Trong thực tế, thuật ngữ chipset thường được dùng để chỉ chức năng cốt lõi của một mainboard. Nói cho dễ hiểu, chipset là bộ chíp chủ điều khiển mainboard. Và mainboard được thiết kế dựa trên các chức năng công nghệ mà một bộ chipset hỗ trợ. Đó là lý do mà bạn thấy người ta gọi mainboard chipset 845, mainboard chipset 865, Chẳng hạn, bộ chipset Intel 865PE gồm có hai con chip 82865PE (MCH) và 82801ER (ICH5-R). Bạn chú ý, người ta gọi là “bộ chipset Intel 865PE” chứ không phải là “con chíp Intel 865PE”. - Chíp Intel 82865PE MCH 760 chân hỗ trợ CPU Pentium 4 có công nghệ siêu phân luồng HT, bộ nhớ DDR400, mode Dual Channel (riêng con chíp 82865G (MCH) của bộ chipset i865G thì tích hợp cả nhân xử lý đồ họa Intel Extreme Graphics 2). - Chíp Intel 82801ER (ICH5-R) có 460 viên bi tích hợp lủ khủ các bộ điều khiển (controller) các thiết bị I/O như Ultra ATA 100, Serial ATA- RAID-0, USB 2.0, âm thanh AC'97 có 6 kênh, LAN, EHCI, ASF, Sơ đồ bộ chipset Intel 865G với hai con chíp 82865G và ICH5/ICH5-R. ASPI Khi cài đặt phần mềm ghi đĩa CD, xử lý video, bạn thường bị yêu cầu phải có driver ASPI trong máy. Nói nôm na là ASPI “cặp kè chấm muối mè” với cái ổ ghi đĩa CD hay DVD của bạn. ASPI viết tắt từ Advanced SCSI Programming Interface (giao diện lập trình SCSI tiên tiến), một đặc tả giao diện do hãng Adaptec, Inc. phát triển. Nó mô tả cách một chương trình ứng dụng có thể liên lạc với một thiết bị SCSI (Small Computer System Interface, giao diện hệ thống máy tính nhỏ) thông qua một driver thiết bị SCSI phổ biến. Nhiệm vụ của nó là gửi các lệnh tới một adapter chủ (host adapter) SCSI. ASPI tương thích với hầu hết các hệ điều hành và đã trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp cho việc điều khiển các thiết bị SCSI. Nó cung cấp một lớp “trừu tượng” che giấu các chi tiết không liên quan về host adapter trước mắt nhà lập trình, không làm cho họ thêm rối rắm. Nó tiêu chuẩn hóa giao diện này để làm đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng. ASPI cho phép các nhà lập trình phát triển các ứng dụng và các bộ driver điều khiển thiết bị làm việc với tất cả các adapter SCSI tương thích ASPI. Để ASPI vận hành cần phải có driver thiết bị, do nhà Adaptec bào chế. Đây là một chương trình hay driver phần mềm dùng giao thức ASPI để giao tiếp với bus SCSI, thật sự tương tác với thiết bị SCSI. Người ta có thể sắp xếp chúng như sau: ứng dụng/tiện ích, ASPI, driver ASPI và card SCSI. Tất cả các công cụ CD Ripper (trích xuất dữ liệu từ CD) đều cần có driver ASPI để truy xuất các ổ đĩa CD-ROM/CD-RW/DVD khi chúng đọc dữ liệu Compact Disc Digital Audio (CDDA) trên đĩa. Do Windows 95/98/ME đã bị mất khả năng truy xuất trực tiếp thiết bị SCSI, bạn cần phải cài đặt driver ASPI nếu xài các hệ điều hành này. Còn nếu xài Windows NT4/2000/XP, bạn không cần thiết phải install driver ASPI riêng, vì bản thân hệ điều hành đã được tích hợp trình điều khiển SCSI (gọi là Generic ASPI Driver); nhưng bạn vẫn có thể cài driver của Adaptec, và lúc đó, Windows sẽ xài driver mới được cài này. Bạn có thể download driver ASPI của Adaptec bằng cách vào Website của Adaptec (www.adaptec.com), phần Support/Download rồi chọn hệ điều hành mình đang xài và tìm tại mục SCSI Software. Driver ASPI mới nhất hiện nay là phiên bản 4.7.1.2 hỗ trợ Windows 98, NT 4, ME, 2000 và XP. Nếu muốn “đánh nhanh, đánh gọn”, bạn có thể download theo link http://download.adaptec.com/software_pc/aspi/aspi_v472a2.exe (khoảng 518KB). Sau khi tải về, bạn kích hoạt file để bung nén vào một thư mục trên đĩa cứng (mặc định là ADAPTEC). Chạy file aspichk.exe để kiểm tra xem trong máy đã có driver ASPI chưa và phiên bản mấy. Chạy file aspinit.exe để cài đặt driver ASPI, xong thì nhớ cho boot lại máy, à há! * Windows NT4/2000/XP: Bốn file cần thiết của driver ASPI (trong thí dụ: WINNT là thư mục gốc của Windows NT): WINNT\SYSTEM\WINASPI.DLL WINNT\SYSTEM\WOWPOST.EXE WINNT\SYSTEM32\WNASPI32.DLL WINNT\SYSTEM32\DRIVERS\ASPI32.SYS * Windows 95/98/ME: Bốn file cần thiết của driver ASPI (trong thí dụ: WIN95 là thư mục gốc của Windows 95), gồm 3 file chính: WIN95\SYSTEM\IOSUBSYS\APIX.VXD WIN95\SYSTEM\WINASPI.DLL WIN95\SYSTEM\WNASPI32.DLL và một trong hai file sau: WIN95\SYSTEM\ASPIENUM.VXD (từ driver của Adaptec) hay WIN95\ASPI2HLP.SYS (có sẵn trong Windows 9x). Số CPU - Processor Number Kể từ dòng CPU mới dành cho máy tính xách tay có mã là Dothan được chính thức giới thiệu hồi trung tuần tháng 5- 2004, Intel bắt đầu áp dụng một cách gọi tên mới cho các bộ vi xử lý CPU của mình, gọi là Số CPU (Processor Number). Các CPU Intel sẽ không được gọi theo tốc độ nữa (như Pentium 4 3,2 GHz), mà bằng số hiệu đặt theo một nguyên tắc chung (như CPU 745, CPU 746, ). Số CPU hội tụ các yếu tố: cấu trúc (architecture), bộ nhớ đệm (cache), tốc độ đồng hồ (clock speed), bus bề mặt (front side bus), và các công nghệ Intel khác. Như vậy, chỉ cần có sự thay đổi dung lượng cache hay tích hợp công nghệ mới nào đó, CPU sẽ được mang một số hiệu mới. Điều này giải phóng Intel khỏi cuộc chạy đua tốc độ, và thoát khỏi cái vòng kim cô chỉ có thể làm mới sản phẩm của mình bằng cách tăng tốc độ xử lý hay tăng bus hệ thống như trước đây. Và giữa các máy tính, máy nào có Số CPU với 2 chữ số sau lớn hơn có nghĩa là mới hơn và có thể mạnh hơn. Chỉ tội cho các đại lý và người tiêu dùng, bước đầu sẽ phải tập làm quen với cách gọi tên CPU Intel mới. Giải pháp tốt nhất có lẽ là in hẳn những tấm thẻ bỏ túi để tra cứu Số CPU, chứ nhớ sao nổi mà nhớ! CÁCH ĐÁNH SỐ CPU Gia đình CPU Desktop Số đánh theo thứ tự Pentium 4 (bao gồm các Pentium 4 hỗ trợ và có công nghệ siêu phân luồng Hyper- Threading Technology (HT) 5xx Celeron D 3xx Gia đình CPU Mobile Số đánh theo thứ tự Pentium M 7xx Pentium M Low Voltage (LV) 7xx Pentium M Ultra Low Voltage (ULV) 7xx Mobile Intel Pentium 4 (bao gồm các Mobile Intel Pentium 4 hỗ trợ và có công nghệ siêu phân luồng HT) 5xx Celeron M 3xx Celeron M Ultra Low Voltage 3xx [...]... Pentium M (Dothan) 2MB L2 cache, FSB 400 MHz Pentium 4 TỐC ĐỘ CPU 715 725 735 745 755 1,5 1,6 1,7 1,8 2,0 GHz GHz GHz GHz GHz 520 2,8 GHz 530 3,0 GHz 540 3,2 GHz 550 3,4 GHz 560 (dự kiến) 3,6 GHz (dự kiến) 570 3,8 GHz (dự kiến) 320 1,3 GHz 330 1,4 GHz 340 1,5 GHz 325 2,53 GHz 330 2,66 GHz 335 2,80 GHz 340 2,93 GHz 518 2,80 GHz 532 3,06 GHz (Prescott LGA775) 1MB L2 cache, FSB 800 MHz Celeron M (Banias/Dothan)... đều chung một họ nhà Net (mạng) INTERNET: Internet thì đã quá quen thuộc Nó là mạng thông tin liên lạc toàn cầu Xuất xứ của Internet là mạng ARPAnet, một hệ thống máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ được đưa ra thí nghiệm vào năm 1969 Mục đích ban đầu của nó là để tạo thuận lợi trong việc kết nối thông tin, hợp tác khoa học giữa các thành viên trong các công trình nghiên cứu về quốc phòng Mạng này đã đặt ra... hợp tác khoa học, công nghệ Internet cho phép mọi hệ thống đều có thể kết nối với Internet qua cổng điện tử Hiện nay đã có hơn 100 nước với hàng chục triệu máy tính kết nối vào mạng Internet Mạng máy tính toàn cầu World Wide Web này không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc, chuyển tải dữ liệu, mà cung cấp các dịch vụ cho phép người tiêu dùng có thể mua vô số món hàng hóa theo phương thức trực tuyến... mạng thông tin, liên lạc cục bộ cũng dùng giao thức TCP/IP như Internet, của một tổ chức nào đó (thường là một công ty) chỉ cho phép các thành viên công ty hay những người được cấp quyền truy cập Người dùng máy tính ở Việt Nam trước khi được ngao du trên mạng Internet như hiện nay, hồi nẳm đã được làm quen với mạng Intranet, như Cinet, Phương Nam, Do là mạng cục bộ, tuy bạn cũng dùng giao thức quay... nguồn tài nguyên, cho phép các sự thay đổi và bổ sung phần cứng mà không cần phải sắp xếp lại tài nguyên Hình thức PnP đầu tiên đã ra đời từ cách đây nhiều năm cho các bus EISA (Extended Industry Standard Architecture, kiến trúc chuẩn công nghiệp mở rộng) và MCA (micro channel architecture, kiến trúc vi kênh) Tiếc là các bus này không trở nên phổ biến Phải đợi tới năm 1995, PnP mới bắt đầu nổi đình... ra đời vào đầu thập niên 1970 với mục đích tạo thuận lợi cho việc phối hợp nghiên cứu khoa học Nó nối kết các cơ sở quốc phòng, các viện nghiên cứu và các trường đại học lại với nhau Rồi nó phát triển dần trỏ thành xương sống (backbone) của mạng Internet Chính ARPAnet đã phát triển TCP/IP, một trong các giao thức quan trọng nhất trong nối mạng toàn cầu hiện nay Cũng xin bạn phân biệt Khác với các dịch... mạng luới khổng lồ Web là một cách truy xuất thông tin qua trung gian của Internet Hay nói cách khác, Web là một trong các phương cách để phổ biến thông tin trên Internet Hiện nay Internet được quản lý bởi hai tổ chức chính: Internet Society (ISOC, Hội Internet) và Internet Corporation For Assigned Names And Numbers (ICANN, Công ty Internet sắp xếp tin và số) ISOC là một tổ chức phi chính phủ được thành... mạng thông tin toàn cầu Người sử dụng bất kể đang ở đâu trên Trái đất, hễ kết nối được với Internet, là có thể đồng bộ hóa dữ liệu của mình với cộng đồng Internet Người ta có thể truyền tải dữ liệu, liên lạc trực tuyến, trao đổi thư tín, giải trí, và ngay cả làm việc trên mạng Nói hơi bị cao siêu một tí tẹo, theo giải thích của từ điển trực tuyến Encyclopaedia Britannica, Internet là một kiến trúc hệ... phương thức truyền thông và thương mại bằng cách cho phép các hệ thống máy tính khác nhau trên khắp thế giới nối kết với nhau Bởi lẽ đó, có người mô tả Internet là “mạng của các mạng” Internet nổi lên ở Mỹ trong thập niên 1970, nhưng không xuất hiện trước công chúng cho tới đầu những năm 1990 Thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên của Internet Tiền thân của Internet là ARPAnet, mạng chuyển mạch gói tin của... thông thoáng Xấu Tốt Peer-to-Peer (nối ngang hàng) Không Được Hai đầu cắm SATA trên mainboard SATA được thiết kế để thay thế cho thế hệ HDD giao diện ATA hiện nay trong khi vẫn duy trì được giao thức lệnh Nó là một kiến trúc “serial” (tuần tự) mới ngược với bus ổ đĩa bên trong “parallel” (song song) Hay cụ thể hơn, nó là một liên kết tuần tự (serial link) – một sợi cáp có tối thiểu chỉ 4 sợi dây hình thành . 3,0 GHz Pentium 4 540 3,2 GHz 550 3,4 GHz 560 (dự kiến) 3,6 GHz (dự kiến) (Prescott LGA775) 1MB L2 cache, FSB 800 MHz 570 3,8 GHz (dự kiến) 320 1,3 GHz 330 1,4 GHz Celeron M (Banias/Dothan). chang nhau. Nhờ lưu trữ các thông tin này trong SRAM, máy tính sẽ khỏi phải truy xuất vào DRAM vốn chậm chạp hơn. Một số bộ nhớ cache được tích hợp vào trong kiến trúc của các bộ vi xử lý. Chẳng. chậm hơn rất nhiều so với tải từ Internet xuống. Thật ra, tình trạng này cũng xảy ra với giao thức Dial-up, khi tốc độ download luôn cao hơn upload, chỉ có điều là không quá chênh lệch như

Ngày đăng: 29/10/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w