Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
64,39 KB
Nội dung
TUẦN 7:Thứ hai. 04.10.2010 Tập đọc: CHỦ ĐIỂM: TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ TRUNG THU ĐỘC LẬP Thép Mới I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. - Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về một tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa bài đọc trong Sgk. -Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Chi em tôi” và trả lời các câu hỏi trong Sgk. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a/ Luyện đọc: + Đoạn 1: Năm dòng đầu (Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên) + Đoạn 2: Từ Anh nhìn trăng… to lớn vui tươi (Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước) + Đoạn 3: Phần còn lại (Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi) - GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài và giải nghĩa thêm những từ khác: vằng vặc. - GV đọc diễn cảm toàn bài b/ Tìm hiểu bài: - HS đọc và tìm hiểu đoạn 1: H1: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? H2: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? - HS đọc và tìm hiểu đoạn 2: H3: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? H4: Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập? * Hoạt động của học sinh - 2 HS trả lời - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - Từng cặp HS luyện đọc. - Một, hai HS đọc lại cả đoạn. - HS trả lời. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. H5: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn cả lớp tìm giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm - GV đọc mẫu - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2. 4/ Củng cố, dặn dò: H: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? - Bài sau: Ở vương quốc tương lai. - Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. - HS luyện đọc. -Thi đọc. Toán: Tiết 31: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ. - Biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. II. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Thực hành Bài 1: GV nêu phép cộng 2 416 + 5 164 - GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính cộng đã làm đúng. Bài 2: GV tổ chức cho HS hoạt động tương tự bài 1 Bài 3: GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. H: Làm thế nào để tìm số hạng chưa biết, làm thế nào để tìm số bị trừ? .HĐ tiếp nối: Bài sau: Biểu thức có chứa hai chữ. * Hoạt động của học sinh - HS đọc phép cộng và lên bảng thực hiện. - Cả lớp làm vở nháp. - HS viết trên bảng khi chữa bài như sau: 2416 Thử lại: 7580 + 5164 - 2416 7580 5164 - HS tự làm các bài còn lại rồi chữa bài. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC I. Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào gợi ý ( SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện viết về lòng tự trọng: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi. - Bảng lớp viết đề bài. - Giấy khổ rộng viết gợi ý 3 trong Sgk, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 1 HS kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS kể chuyện: a/ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài: - GV gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được). - GV nhắc HS: những truyện đọc được nêu làm ví dụ là những truyện trong Sgk, giúp các em biết những biểu hiện của lòng tự trọng. Em nên kể những câu chuyện ngoài Sgk. Nếu không tìm được những câu chuyện ngoài Sgk, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện. * Hoạt động của học sinh - 1 HS kể chuyện. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 1 HS đọc đề bài. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý. - HS cả lớp theo dõi trong Sgk. - Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 2. - Một vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Nó rõ đó là - GV dán lên bảng dàn ý của bài kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. b/ HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: + Kể chuyện theo cặp: - GV nhắc HS: Với những chuyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại, các em chỉ kể 1,2 đoạn- chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa. Nếu có bạn tò mò muốn nghe tiếp câu chuyện, các em có thể hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc. + Thi kể chuyện trước lớp: - GV mời những HS xung phong, lên trước lớp kể chuyện. - GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi bình chọn. - GV và cả lớp nhận xét, tính điểm theo tiêu chí: + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngoài Sgk được tính thêm điểm ham đọc sách). + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ). + Khả năng hiểu truyện của người kể. 3/ Củng cố, dặn dò: - Bài sau: Lời ước dưới trăng. chuyện về một quyết tâm vươn lên, không thua kém bạn bè hay là người sống bằng lao động của mình, không ăn bám, dựa dẫm, dối lừa người khác… - HS đọc thầm dàn ý của bài kể chuyện trong Sgk. - Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Một vài HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể chuyện xong đều cùng đối thoại với cô giáo và các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện, mẫu chuyện). - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, người nêu câu hỏi hay nhất. Kĩ thuật: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG TIẾT 1 I. Mục tiêu: - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được và một số sản phẩm có đường khâu ghép mép vải. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét. - Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải, yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép hai mép vải. - GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó. HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1,2,3/Sgk để nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Yêu cầu HS quan sát hình 1 để nêu cách vạch dấu đường khâu hai mép vải. - Hướng dẫn HS quan sát hình 2,3 để nêu cách khâu lược, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và trả lời câu hỏi trong Sgk - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn - Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài - GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu * Hoạt động của học sinh - Quan sát và nhận xét - Quan sát - Lắng nghe - Quan sát và trả lời - Nhận xét và bổ sung - Quan sát và trả lời - Nhận xét, bổ sung - 2 HS lên bảng thực hiện - Vài HS đọc ghi nhớ Sgk - HS thực hành. thường. IV. Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Luyện từ và câu: CHỦ ĐIỂM: TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ TUẦN 7: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. Mục đích, yêu cầu: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắt dã học để viết dúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mụcIII), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3). II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ có tên quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em. - Giấy khổ rộng và bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 1 HS làm bài tập 1, 1 HS làm BT2. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Phần nhận xét: - GV nêu nhiệm vụ: nhận xét cách viết các tên người, tên địa lí đã cho. - GV kết luận: Khi viết tên người và tên địa lí VN, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. 3/ Phần ghi nhớ: - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 4/ Phần luyện tập: Bài 1: - GV mời 2 HS viết bài trên bảng lớp. - GV kiểm tra HS viết đúng/sai, nhận xét. Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập. * Hoạt động của HS - 2 HS làm bài - Cả lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc các tên riêng, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - Vài HS đọc ghi nhớ. - HS đọc nội dung bài tập. - HS viết tên mình và địa chỉ gia đình trong VBT. - HS làm bài cá nhân - HS trả lời - GV và cả lớp nhận xét. Bài tập 3: - GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm - GV nhận xét, kết luận 5/ Củng cố, dặn dò: - Bài sau: Luyện tập viết tên người, tên địa lí VN. . - HS đọc nội dung bài tập. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. Toán: Tiết 32: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ đã viết sẵn ví dụ (như Sgk) và kẻ một bảng theo mẫu của Sgk (trong bảng chưa ghi các số và chữ ở mỗi cột như Sgk). II. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ - GV nêu ví dụ (đã viết sẵn ở bảng phụ) và giải thích cho HS biết, mỗi chỗ “…” chỉ số con cá do anh (hoặc em, hoặc cả hai anh em) câu được. Vấn đề nêu trong ví dụ là hãy viết số (hoặc chữ) thích hợp vào mỗi chỗ chấm đó. - GV nêu mẫu, vừa nói vừa viết vào từng cột của bảng kẻ sẵn ở bảng phụ: Số cá của anh Số cá của em Số cá của hai anh em 3 2 3+2 Theo mẫu như trên, GV hướng dẫn HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo của bảng để dòng cuối cùng sẽ có: Số cá của anh Số cá của em Số cá của hai anh em 3 2 3+2 * Hoạt động của học sinh - Theo dõi. - HS nêu lại ví dụ và nêu nhiệm vụ cần giải quyết. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. … a … b … a + b GV giới thiệu: a+b là biểu thức có chứa hai chữ. HĐ2: Giá trị của biểu thức có chứa một chữ GV nêu biểu thức có chứa hai chữ a +b rồi tập cho HS nêu như Sgk: “Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5, 5 là một giá trị của biểu thức a + b” - GV hướng dẫn để HS tự nêu nhận xét: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b. HĐ3: Thực hành Bài 1: - GV cho HS làm chung phần a, thống nhất cách làm và kết quả. Bài 2(a, b): - GV cho HS thống nhất cách làm. - GV theo dõi và giúp đỡ HS. Bài 3(hai cột) - GV yêu cầu HS tự làm, sau đó thống nhất kết quả. HĐ tiếp nối: Bài sau: Tính chất giao hoán của phép cộng. - Một vài HS nhắc lại. - HS nêu tương tự với các trường hợp a = 4, b = 0; a = 0, b = 1;… - HS nhắc lại nhiều lần. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS tự làm phần b. - Từng HS làm. - Cả lớp thống nhất kết quả. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Khoa học: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I. Mục tiêu: Nêu cách phòng bệnh béo phì: - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 28,29/Sgk. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì - GV chia nhóm và phát phiếu học tập. - GV kết luận chung. HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Nguyên nhân gây nên béo phì là gì? + Làm thế nào để phòng tránh béo phì? + Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì? - GV: Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động. Khi đã bị béo phì cần: Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng, ăn đủ đạm. vi-ta-min và chất khoáng.Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí. Khuyến khích em bé hoặc bản thân mình phải năng vận động, luyện tập thể dục, thể thao. HĐ3: Đóng vai - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1,2: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là bạn Lan, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình? + Nhóm 3,4: Nga cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt, ăn và uống đồ ngọt của mình. Nếu là Nga, bạn sẽ làm gì, nếu hằng ngày trong giờ ra chơi, các bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hoặc uống nước? - HS làm việc theo nhóm với phiếu học tập như mẫu trang 66/SGV. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống. Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo cách xử lí nhóm đã đề ra. Các HĐ tiếp nối: Bài sau: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến. - Các nhóm trình diễn trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Lịch sử: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( Năm 40 ) I. Mục tiêu: - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa) - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong Sgk phóng to. - Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng phóng to. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV HĐ1: Thảo luận nhóm - GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. - GV đưa vấn đề sau để cho các nhóm thảo luận: Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao? - GV hướng dẫn HS kết luận: Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà. HĐ2: Làm việc cá nhân * Hoạt động của học sinh - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện báo cáo kết quả làm việc. [...]... thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo Thứ tư 06.10.2010 Tiết 33: Toán: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I Mục tiêu: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng - Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính II Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng - GV kẻ sẵn bảng như Sgk (các cột 2,3,4 chưa viết... cho sẵn - HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng lớp, tiếp nối nhau trình bày kết quả theo thứ tự từ đoạn 1 đến đoạn 4- trình bày - GV và cả lớp nhận xét hoàn chỉnh cả đoạn - GV mời thêm những HS khác đọc kết quả bài làm - GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất 5/ Củng cố, dặn dò: - Bài sau:Luyện tập phát triển câu chuyện CHỦ ĐIỂM: TUẦN 7: Nhớ-viết: TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ Chính tả: Phân biệt... bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hoặc uống nước? - Các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo cách xử lí nhóm đã đề ra Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất Các bạn khác góp ý kiến - Các nhóm trình diễn trước lớp - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung HĐ tiếp nối: Bài sau: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa Thứ năm, ngày 07 tháng 10 năm 2010 PHÒNG MỘT... truyện theo dõi trong SGK - GV yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên - HS phát biểu - GV chốt lại: trong cốt truyện trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc: + Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn + Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa + Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn + Sau này,... giá trị của a + b và của b + a rồi so sánh hai tổng này - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - HS nêu nhận xét: giá trị của a + b và b + a luôn luôn bằng nhau - GV viết bảng: a + b = b + a - GV yêu cầu HS thể hiện bằng lời: Khi đổi - HS nêu Vài HS nhắc lại chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi - GV giới thiệu câu mà HS vừa nêu chỉ tính chất giao hoán của phép cộng HĐ2: Thực hành Bài 1:... người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa + Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần của bức tranh - GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa HĐ tiếp nối: Bài sau: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? - HS hoạt động nhóm trả lời các câu... làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài trên bảng lớp và trình bày - HS đọc yêu cầu bài tập - GV kết luận Bài 2: -GV treo bản đồ địa lí VN trên bảng lớp Giải thích yêu cầu của bài - GV phát bản đồ, bút dạ, phiếu cho HS các nhóm thi làm bài - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét - HS viết bài vào VBT 3/ Củng cố, dặn dò: - Bài sau: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài Thứ năm 07. 10.2010 Tiết 34:... số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b +c HĐ3: Thực hành Bài 1: - GV cho HS làm bài rồi chữa bài - HS thực hiện theo yêu cầu của GV Khi chữa bài HS nêu, chẳng hạn: “Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì a +b +c = 7+ 5+ 10 = 22” Bài 2: GV giưới thiệu a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ, rồi cho HS tính giá trị của biểu thức a x b x c với a = 4, b = 3 và c = 5 (như Sgk) - HS thực hiện theo yêu cầu của... Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộngtrong thực hành tính II Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV * Hoạt động của học sinh HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng - GV kẻ sẵn bảng như Sgk lên bảng, cho HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c, chẳng hạn a = 5, b = 4, c = 6, tự tính giá trị của (a + b) + c và a = (b + c) rồi so sánh kết quả tính để nhận biết giá trị... phòng tránh béo phì? - Nhận xét, bổ sung + Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì? - GV: Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì - Lắng nghe ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động Khi đã bị béo phì cần: Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng, ăn đủ đạm vi-ta-min và chất khoáng.Đi . thực hiện. - Cả lớp làm vở nháp. - HS viết trên bảng khi chữa bài như sau: 241 6 Thử lại: 75 80 + 51 64 - 241 6 75 80 51 64 - HS tự làm các bài còn lại rồi chữa bài. - HS thực hiện theo yêu cầu của. TUẦN 7: Thứ hai. 04. 10.2010 Tập đọc: CHỦ ĐIỂM: TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ TRUNG THU ĐỘC LẬP Thép Mới I. Mục đích, yêu cầu: - Bước. nghe. Thứ tư. 06.10.2010 Toán: Tiết 33: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I. Mục tiêu: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực