1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

dia lý tư nhiên 2

203 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Chương IV: Thủy Quyển A- Khái niệm chung Thủy quyên là lớp nước tồn tại và phát triển trong lớp vỏ địa lý. LỚp nước này có một khối lượng lớn và phân bố rộng rãi trong không gian. Nước có thể xâm nhập lên tầng giới hạn của tầng đối lưu trong khí quyển hay tồn tại ở lớp trên của bề mặt thạch quyển… nhưng tập chung lớn nhất vẫn là ở bề mặt trái đất. Ở đây, nước chiếm tỷ lệ rất lớn về khối lượng đồng thời lại rải ra trên một phạm vi rông và khá lien tục trên bề mặt trái đất. Danh từ “Thủy quyển” thường dùng để chỉ phần nước này. Nước cũng là một thành phần của lớp vỏ địa lý như: không khí, nhan thạch, sinh vật. Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau và có tác động tương hôc mạnh mẽ tới nhau. Về mặt này, nước có thể được coi như một nguồn động lực quan trong trong các quá trình chuyển động và dịch chuyển vật chat của lớp vỏ địa lý. Đặc biệt, nước cũng được coi như một môi trường sống từ đó sinh vật đã phát sinh và phát triển. I. Thành phần của thủy quyển Thủy quyển tuy là một bộ phận của lớp vỏ địa lý, nhưng lại có nhiều thành phần phức tạp. thành phần quan trọng nhât là nước, chiếm tới hơn 96% khối lượng của thủy quyển. Ngoài ra, trong nước lại chiếm rất nhiều chất hòa tan, trong đó chủ yếu là ion và phần nào là các chất khí hòa tan. Các chất hòa tan này cũng chiếm tới hơn 3% khối lượng thủy quyển. Đồng thời trong nước cũng tồn tại nhiều vật chất rắn như bùn cát, huyền phù và các chất hữu cơ do các quá trình xâm thực hóa học và cơ học bề mặt trái đất, các bụi vũ trụ hay bụi núi lửa phun và các sinh vật sống trong nước. Đặc biệt, cũng có thể kể thêm một thành phần nữa là nhiệt độ nước. Nguồn gốc chủ yếu của thành phần này là từ vũ trụ tới và một phần rất nhỏ là do các quá trình động lực của nước hay nhiệt độ của trái đất cung cấp… Các thành phần này tồn tại khác nhau tùy các đối tượng nước, giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ và cân bằng động. Riêng nước cũng có các thành phần sau: 1. Nước nhẹ Thành phần của thủy quyển khá phong phú, nhưng nước là quan trọng nhất. Ý nghĩa này không những biểu thị ở tỷ lệ to lớn mà còn ở quá trình hình thành và phát triển các thành phần khác nhau trong nước và nhất là trong sản xuất và đời sống. Do đó những ý nghĩa trên, nên nước được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, hiểu được bản chất của nước là một quá trình lâu dài và phức tạp. Các nà bác học cổ Hy Lạp như: Thales, Empedocle quan didemr về nước còn khá đơn giản. Phải tới kết quả của những thí nghiệm phân tích và tổng hợp của Lavoisier, người ta mới bắt đầu hiểu được chính xác về nước. Sau đó S.CL. Devilles mới lập được phương trình cân bằng khái quát của nước như sau: 4000 – 5000 o C H 2 O H 2 + O 600 – 1000 0 C Như vậy, một phân tử nước bao gồm 2 nguyên tủ H và một nguyên tủ O, hay nói một cách khác: nước là một hợp chất của hidro. Theo Avogadro, trọng lượng của phân tử nước lấy tròn là 18 đv O, trong đo nguyên tử lượng của H lấy làm 1 và nguyên tử O lấy làm 16. Về trọng lượng thành phần, H chiếm 11,11% và O chiếm 88.89 % Cấu trúc của một phân tử nước, theo Paunder là một dạng rất đặc biệt. Đó là một tam giác cân. Hình dạng này là do sự liên kết cộng hóa trị của nguyên tử O với các nguyên tử H. Ngoài ra, còn do đặc điểm liên kết ion của nguyên tủ H nữa, nên góc ở đỉnh đo được khoảng 105 0 và chiều dài mỗi cạnh bên là 0,97 A và bán kính phân tử là 1,93 A. Do sự phân bố của nguyên tử như vậy nên đầu phân tử nước có O lại trỏ nên có âm điện hơn, còn đầu kia có 2 nguyên tử H lại trỏ nên có dương điện hơn. Như vậy, một phân tử nước có tính chất phân cực mạnh. Moment lưỡng cự của phân tử nước rất lớn và bằng 1,85.10 18 CGSE. Cũng do tính phân cực này mà phân tử nước lại có lực phân tử mạnh. ĐỒng thời các nguyen tử H cũng có độ âm điện mạnh nên các phân tử nước thường liên kết với nhau thành từng nhóm nhất định và có công thức chung là (H 2 0) n với tên ọi là polyhydrol. Hiện nay đã xác định được 3 nhóm cơ bản của phân tử nước là: H 2 O, gọi là monohydrol, (H 2 O) 2 goi là dihydrol và (H 2 O) 3 gọi là trihydrol. Các nhóm phân tử nước này lại còn có hình dạng khác nhau. Tỷ lệ (%) của các nhóm phân tử này luôn luôn thay đổi tùy theo nhiệt độ và trang thái của nước. Sự phân bố này được biểu thị cụ thể ở bảng sau: Các nhóm phân tử nước Băng (O 0 ) Nước Hơi (100 0 C) H 2 O (H 2 O) 2 (H 2 O) 3 0 41 59 19 58 23 20 59 21 36 51 13 80 20 0 Từ bảng trên có thể nhận thấy là H 2 O chủ yếu tập chung trong hơi nước, (H 2 O) 2 tập trung trong nước lổng và (H 2 O) 3 tập trung trong băng. Đặc biệt, trong nước lỏng và ở nhiệt độ 4 0 C, (H 2 O) 2 có tỷ lệ cao nhất (59%). Cũng do đặc tính này mà nước chủ yếu ở chế độ lỏng chứ không phải ở thể rắn hay thể hơi. 2. Nước nặng Các nguyên tử H và O cấu tạo thành các phân tử nước đều là các chất đồng vị. Nguyên tử O có các đồng vị là O 16, O 17 , O 18 ; còn nguyên tủ H lại có các đồng vị là H 1 , H 2 và H 3 . Do các đồng vị này mà có thể có tới 9 loại nước khác nhau, song chỉ có các đồng vị của H là quan trọng hơn cả. Các đồng vị H 1 và H 2 là bền vững và H 3+ là đồng vị phóng xạ. H 1 là đồng vị nhẹ nên tạo thành nước nhẹ, còn các đồng vị H 2 và H 3 là đồng vị nặng nên tạo thành nước nặng. Trong thiên nhiên, nước nhẹ chiếm khoảng 99,73% tổng lượng nước. H 2 còn gọi là lượng nước doterium 9D0 tạo nên nước nặng D 2 O. Lượng nước này tồn tại trong tự nhiên với một lượng khá nhỏ, chỉ với khoảng 5.10 19 g (Sklovsky) hay 0,017% trong toàn bộ thủy quyển (N.I. Egorov) thôi. Tuy nhiên, lượng nước này rất quan trọng vì hầu như không bị điện giải, ít hòa tan các muối, nhưng lại có tác dụng sinh hóa rất mạnh đối với một số cơ thể sống và đặc biệt là nguồn năng lượng vô tận trong tương lai. Còn H 3 hay tritium (T) tạo thành nước nặng T 2 O. Trong thiên nhiên, nước nặng T 2 O được hình thành do tác dụng của các tia vũ trụ. ĐÓ là chất phóng xạ β và các chu trình bán hủy là 12,41 năm. Số lượng của loại nước này rất nhỏ. Theo N.I. Egorov, toàn bộ nước nặng T 2 O chỉ có khoảng 800g trong các đại dương thế giới. ĐỒng vị này cũng sử dụng được trong các phản ứng nhiệt hạch, nhưng không quan trọng lắm. II. Sự phân bố nước trong tự nhiên Nước có khối lượng lớn và phân bố rộng rãi trên lớp vỏ địa lý. Tùy môi trường tồn tại, nước mang những đặc tính nước khác nhau, nhưng nói chung, ở đâu nước cũng có tác dụng to lớn, nhất là đối với việc phát sinh và phát triển của sự sống. 1. Khối lượng nước trong thiên nhiên Nước có ý nghĩa to lớn đối với tự nhiên cũng như đối với xã hội, nên đã được nghiên cứu từ lâu. Về khói lượng của nước đã có nhiều tác giả tính toàn: K.K. Markov, V.I. Vernadski, A.P. Vinogradov, M.I. Lvovich Do những quan niệm, phương pháp khác nhau nên kết quả tính toán của các tác giả này cũng rất khác nhau. Song chỉ sau 10 năm nghiên cứu Thủy văn quốc tế (1965 – 74), kết quả của các tác giả: K.P. Voskresensky, A.I. Davudov (1974)… mới được coi là hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu này, khống lượng nước thiên nhiên có vào khoảng gần 1386.10 6 km 3 hay khoảng 1,386.10 18 tấn. Khói lượng này so với thạch quyển lại có thể gấp tới 30 lần. Khối lượng này còng có ý nghĩ lớn hơn nếu xét về ý nghĩa của nó đối với tự nhiên cũng như đối với xã hội… 2. Sự phân bố nước Nước thiên nhiên có khối lượng lớn, lại có thể tồn tại ở cả 3 trạng thái rắn – lỏng – khí và luôn vận động nên đã phân bố rộng rãi trong lớp vỏ địa lý. Tuy nhiên, nước vẫn tập trung chủ yếu tren bề mặt trái đất và khối lượng này thường được gọi là thủy quyển. Nghiên cứu về sự phân bố của nước cũng có nhiều khoa học như: địa vật lý, thủy văn… Về mặt địa lý cần nghiên cứu lỹ hơn, tức là ngoài sự phân bố chung của nước trong lớp vỏ địa lý còn cần phải biết cụ thể về sự phân bố nước ngay trong thủy quyển. Về sự phân bố nước trong lớp vỏ địa lý thật là rộng tãi. Đây cũng là đặc điểm của các thành phần địa lý tự nhiên. Khối lượng này của nước được phân bố cụ thể như sau: a. Trong thủy quyển Dây là lớp nước khá liên tục, tồn tại ngay trên các vùng đất thấp của bề mặt trái đất. Số lượng của phần nước này là 1362254090.10 3 km 3 , tức là chiếm có khoảng 98,2879% tổng lượng nước. Số lượng nước này phân bố khá rộng khắp và thể chiếm tới 75% diên tích bề mặt trái đất. Lớp nước này lại khá dày nên các châu lục chẳng khác gì là các đảo và quần đảo lớn nhỏ. Do đó, N. Gorsky đã có lần đề nghị gọi là hành tinh của chúng ta là một thủy cầu hơn là một địa cầu. Ở đây, cũng tùy theo điều kiện tồn tại, nước có thể mang những đặc tính khác nhau và ở cả 3 trạng thái. Lớp nước này có tác dụng rất lớn tới các thành phần tự nhiên khác, nhất là đối với sự tồn tại và phát triển của con người. b. Trong thạch quyển Trong thạch quyển cũng chứa một lượng nước khá lớn. Đó là nước dưới đất. Lượng nước này cũng có thể chiếm tới 23716, 510 3 km 3 , tức là chiếm vào khoảng 1,7111% tổng nượng nước chung. Ở đây, nước cũng khá phức tạp, Tùy thuộc vào các điều kiện tồn tại cụ thể. NƯớc ở thể lỏng có khối lượng lên tới 23 400.10 3 km 3 , tức là chiếm khoảng (1,6803%) tổng lượng nước chung. Trong tổng số lượng nước này có khoảng 10 530.10 3 km 3 là nước ngọt có thể sử dụng dễ dàng, tức là vào khoảng hơn 30% tổng lượng nước ngọt chung. Ngoài ra, nước ở thể rắn ( băng kết và đông kết) có khoảng 300.10 3 km 3 hay là 0,0296% tổng lượng nước chung. c. Trong khí quyển Trong khí quyển cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. Lượng nước này khá nhỏ, chỉ có khoảng 12,9.10 3 km 3 tức là 0,0009% tổng lượng nước chung. Ở đây, cũng tùy điều kiện cụ thể và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: hơi nước, mây, mưa… d. Trong sinh quyển Trong cơ thể các sinh vật trên bề mặt trái đất cũng chứa một trọng lượng nhất định. Trong cơ thể các thực vật cũng tới 75 – 95% trọng lượng, trong động vật cũng tới 60 – 98% và trong cơ thể con người, lượng nước này cũng trung bình chiếm tới 2/3 trọng lượng. Riêng trong thực vật, lượng nước này đã lên tới 1,12.10 3 km 3 , tức là khoảng 0,0001% tổng lượng chung của nước. Trong quá trình tồn tại và phát triển, sinh vật cũng cần nhiều nước. Tóm lại, sự phân bố chung của nước có thể được tóm tắt dưới bảng sau: Quyển Lượng nước (10 3 km 3 ) Tỷ lệ (%) Thủy Thạch Khí Sinh (thực) 1362 ,090 3.716,500 12,900 1,120 98,2879 1,7111 0,0009 0,0001 Tổng cộng 1 385 9384,610 1000,0000 Sự phân bố nước trong thủy quyển cũng khá phức tạp. Tùy theo các đặc điểm của nước, và các điều kiện tồn tại cụ thể, nước trong thủy quyển lại có thể chia ra thành nhiều đối tượng khác nhau: Trước hết là nước trong biển và đại dương. Ở đây khối lượng nước có thể tới 1338000. 10 3 km 3 , tức là chiếm khoảng 98,2197% tổng lượng nước trong thủy quyển. Các biển và đại dương chiếm một diện tích liên tục và khá rộng của bề mặt trái đất, tới 361. 10 6 km 2 hay gần 72% diện tích bề mặt trái đất. Độ sâu bình quân của cát biển và đại dương gần 4000m. Biển và đại dương có tác dụng rất lớn tới các quá trình địa lý tự nhiên khác và ngày cả trong cuộc sống nên Markov đã gọi là “đại dương quyển” . Sau các biển và đại dương là nước ở thể rắn, tức là băng tập trung ở 2 cực vầ trên các đỉnh núi cao. Lượng nước này vào khoảng 24064,1.10 3 km 3 hay vào khoảng 1,7617% tổng lượng nước của thủy quyển. Đây là một khối nước ngọt dự trữ khổng lồ, Tức là khoảng 68,6972% tổng lượng nước ngọt trên trái đất, đồng thời lại có tác dụng lên tới nhiều quá trình địa lý: khí hậu, sinh vật và ngay cả đời sống con người. Do đó, cũng đã có lúc đươc Mackov gọi là “ Băng quyển”. Giả dụ, toàn bộ khối lượng này tan ra, bề mặt các biển và đại dương sẽ dâng tới 120m. Trong lịch sử lâu dài của trái đất đã xảy ra nhiều băng kỳ và lượng nước rắn trong băng kỳ này dao động trong khoảng 22 – 56.10 6 km 3 . Như vậy, với số lượng nước rắn này cũng có thể coi như 1 băng kỳ hiện đại và từ đầu thế XX này, lượng băng đã tan ra khá nhiều làm cho các mực nước đại dương dâng lên khoảng 107cm. Tiếp theo là nước trong các hồ và đầm lầy. Lượng nước ở đây khá nhỏ, chỉ bằng khoảng 187,870.10 3 km 3 và chiếm khoảng 0,0183% tổng lượng nước trong thủy quyển. Nước hồ cũng có một phần là nước ngọt có thể sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt đời sống được, khoản 91.10 3 km 3 hay là khoảng 0,2598% tổng lượng nước ngọt. Lượng nước trong các hồ và đầm lầy cũng chiếm khoảng 9.10 6 km 3 , tức là khoảng 4,4% tổng diện tích các châu lục. Cuối cùng là lượng nước trong các song ngòi. Lượng nước song ngòi lại càng nhỏ, chỉ vào khoảng 2,21.10 3 km 3 hay gần 0,0003% tổng lượng nước trong thủy quyển. Tuy vậy, nước từ các sông ngòi lại chảy ra các biển và đại dương, hồ… một số lương 47.10 3 km 3 /năm. Lượng nước chảy lại lớn hơn 22 lần lượng nước chứa trong các song ngòi. Đây có thể nói là nguồn nước ngọt quan trọng cung cấp trực tiếp nhất cho con người. Có thể tóm tắt các bộ phận nước trong thủy quyển trong bảng sau: Đối tượng Lượng nước ( 10 3 km 3 ) Tỷ lệ (%) Biển và đại dương Băng Hồ và đầm lầy Sông ngòi 1338000,0 24064,1 187,87 2,12 98,2197 1,7617 0,0183 0,0003 Tổng cộng: 1362254,09 100,0000 III. Sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên Nước thiên nhiên phân bố rất rộng rãi nhưng giữa các thành phần và đối tượng này vãn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mối liến hệ này được thực hiện nhờ các quá trình tuần hoàn lớn và nhỏ. 1. Các giai đoạn tuần hoàn. Nước trong thiên nhiên luôn vận động. quá trình vận động này không chỉ xảy ra trong nội bọ thủy quyển mà còn qua các thành phần khác trong lớp vỏ địa lý. Mở đầu cho sự chuyển động của nước là các quá trình bốc hợi. Dưới tác dụng của nhiêt bức xạ mặt trời, nước sẽ bốc hơi chủ yếu từ các bề mặt nước: đại dương, biển, ao hồ, đầm lầy và song ngòi. Nước bốc hơi từ bề mặt đất ẩm. Ngoài ra, các sinh vật, nhất là thực vật cũng thoát ra 1 lượng hơi nước nhất định gọi là thoát hơi sinh lý. Lượng hơi nước này cũng đi lên khí quyển và cũng tùy điều kiện nhiệt độ tồn tại ở các trạng thái khác nhau: Hơi nước, mây, mù, và khi gặp điều kiện nhiệt độ thấp thuận lợi, hơi nước sẽ ngưng tụ lại thành những hạt lớn hơn và dưới tác dụng của trọng lực, lại rơi xuống bề mặt trái đất thành nước rơi. Cũng tùy điều kiện ngưng tụ, nước có thể rơi ở thể lỏng như mưa, ở thể xốp như tuyết hay cũng có thể rắn như mưa đá. Khi tới bề mặt trái đất, một bộ phận cảu nước rơi lại đi ngay vào bốc hơi. Một phần khác sẽ thấm dưới đất để trở thành nước dưới đât. Lượng nước này có thể tòn tại 1 thời gian trong dất đã vụn bở và cuối cùng lại cung tấp cho sông ngòi qua các suối, nguồn. Một phần quan trọng khác của nước hơi tập trung lại thành dòng và chảy ra các đối tượng nhận nước: biển, đại dương…gọi là dòng chảy. Tùy điều kiện nhiệt độ địa phương dòng chảy có thể tồn tại ở dạng lỏng như sông ngòi hay cũng có thể ở dạng rắn như băng hà. Rồi tù bề mặt trái đât ( biển, đại dương, lục địa, cây cối…) nước lại bốc hơi và hình thành 1 vòng tuần hoàn mới. Theo R.E. Horton, các giai đoạn tuần hoàn của nước trong thiên nhiên có thể được biểu thị trong sơ đồ tóm tắt ( hình 3). Quá trình tuần hoàn này của nước có thể làm thay đổi thành phần khác trong lớp vỏ địa lý. 2. Các loại tuần hoàn Trong lớp vỏ địa lý nước luôn luôn tham gia vào chu trình chuyển động. Sự chuyển động này thường được tiến hành theo những chu trình kín, gọi là tuần hoàn nước. Tùy theo số lượng các giai đoạn tuần hoàn mà nước đã tham gia có thể chia tuần hoàn nước thành các loại khác nhau. Nếu trong một chu trình vận động nước chỉ tham gia 2 giai đoạn là bôc hơi và nước rơi không kể số lượng nước ít hay nhiều gọi là tuần hoàn nhỏ. Còn trong nhưng chu trình tuần hoàn, nếu nước tham gia tới 3 giai đoạn là bốc hơi, nước rơi và dòng chảy hay cả 4 giai đoạn như: bôc hơi, nước rơi, ngấm vào dòng chảy là tuần hoàn lơn. Trong tuần hoàn lớn, tuy chỉ có 1 lượng nước nhỏ tham gia, nhưng theo M.Ilin , H.Janlan lại có ý nghĩa rất to lớn trong các quá trình địa lý tự nhiên, nhất là trong quá trình sống trên bè mặt trái đất. Ngoài ra, trong các vùng khí hậu khô hạn, nước cũng có quá trình tuần hoàn này, nhưng không chảy tới các đại dương thế giới mà chỉ có các hồ kín mà có khi lại ngấm và bôc hơi hết trong các hoang mạc, rồi lại bắt đầu 1 tuần hoàn mới. Đó là tuần hoàn nội hay là tuần hoàn ẩm. Thực ra, nước trong tuần hoàn này không hoàn toàn tách biệt trong tuần hoàn trên. 3. Phương trình cân bằng nước Tuy nước trong thiên nhiên luôn luôn vận động từ nơi này qua nơi khác theo các loại tuần hoàn thủy văn, nhưng cũng cần xác định sự thay đổi cụ thể của số lượng nước trong các quá trình này, tức là cần phải thành lập các phương trình cân bằng nước. Vấn đền này đã được đặt ra từ lâu song chỉ mới gần đây mới thiết lậy được các phương trình cơ bản. Đối với cân bằng nước chung, có tính chất toàn cầu, trước đây A.Pinck và Oppokov đã xây dưng phương trình cơ bản. Nếu goi Z m là lượng nước bôc hơi tù bề mặt các biển và đại dương, X m là lương nước rơi ngay trên đó và Y là lượng dòng chảy do các sông ngòi mang tới, sẽ được phương trình cân bằng nước cho phần hải dương như sau: Z m = X m + Y Và nếu gọi Z c và X c là lượng nước bốc hơi và rơi xuống bề mặt các lục địa X và Y là lượng nước do sông ngòi mang đi, sẽ có phương trình cân bằng nước cho các lục địa như sau: Z C = X c – Y Tổng hợp cả 2 phương trình trên ẽ được phương trình cân bằng nước cho toàn cầu. Nếu goi Z o và X o là lượng nước bốc hơi và rơi xuống trung bình nhiều năm trên bề mặt trái đất, phương trình cân bằng nước khái quát sẽ có dạng sau: Z o = X o Như vậy, lượng nước tham gia vào các quas trình tuần hoàn này là không đổi hay đây là một tuần hoàn kín. Thực ra, cân bằng này là phức tạp hơn vì hơi nước có thể vượt lên các tầng cao của khí quyển và từ đấy có thể có trao đổi với vũ trụ bên ngoài. Từ phương trình cơ bản trên, có thể xây dựng phương trình cân bằng nước cụ thể cho từng loại đối tượng nước: hồ đầm, song ngòi… Phương trình cân bằng nước cho một lưu vực song được xác định dưới dạng sau: Y = X – Z Trong đó Y là lớp dòng chảy, X là lớp nước mưa và Z là lượng nước mất đi trong đó chủ yếu là do bốc hơi trên bề mặt lưu vực. Từ các phương trình trên, các tác giả đã tính toán cân bằng nước cho toàn cầu hay các địa phương cụ thể. Về cân bằng nước chung, các tác giả cũng đưa ra các kết quả khác nhau. Theo kết quả tính toán của K.P. Voskresenski, A.I. Davudov…(1974) có thể lập cân bằng nước cho toàn cầu như sau: Khu vực Diện tích (10 6 km 2 ) Các thành phần cân bằng Số lượng (10 3 km 3 ) Đại dương 361 Bốc hơi Nước rơi Dòng chảy 501,69 458,00 43,69 [...]... chưng khô (m) (mg/l) (m) (mg/l) - 3,3 - 10,4 - 16,7 322 410 430 - 24 ,6 - 32, 3 - 39,3 1055 1 422 4 21 296 Còn sự thay đổi thành phần của các anion chủ yếu có thể lấy sơ đồ của Ignatovik như sau: HCO3 – HCO3, SO4 – SO4 – SO4, SO4 – Cl Ở nước ta, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đồng Lâm và Đoàn Trung Ngạc năm 1965 ở vùng Quảng Ninh cũng cho các kết quả tư ng tự 6.Phân loại nước ngầm: Nước ngầm có một số lượng... Các nhân tố này có thể chia thành các loại cơ bản sau: -Nhân tố địa lý tự nhiên: Các thành phần địa lý tự nhiên trên mặt cũng như trong lưu vực nước ngầm đều có tác dụng tích cực tới mực nước ngầm Tùy theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này lại chia thành hai nhóm khác nhau: khí tư ng - thủy văn và bề mặt đệm Về nhóm nhân tố khí tư ng – thủy văn ảnh hưởng tới mực nước ngầm cũng đã được nhiều tác... IV Vai trò của nước trong tự nhiên và đời sống con người Trong lớp vỏ địa lý, nước là một thành phần rất quan trọng Ý nghĩa vĩ đại này không chỉ ở só lượng phong phú và giải ra trteen một bề mặt rộng lớn mà chủ yếu là tác dụng của nước trong các quá trình địa lý tự nhiên, nhất là đối với nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người 1 Vai trò của nước trong tự nhiên Trong tự nhiên, nước chịu anh hưởng... muối mỏ… Ngoài ra, trong nước ngầm còn chứa nhiều chất khí hòa tan như O 2, CO2, H2S, N2, CH4 … Các chất này có thể làm thay đổi mãnh liệt một số tính chất và hoạt tính hóa học của nước ngầm, hay cũng có khi là những dấu hiệu nhiễm bẩn của nước Cuối cùng, nước ngầm, nhất là nước ngầm thông thường chứa nhiều tạp chất hữu cơ như: NO 2, NO3, NH4, Cl… Các chất này dù ở mức độ nào cũng là điển hình cho dấu... đới Còn chế độ phức tạp là có 2 đỉnh cao xen kẽ với 2 lần mực nước thấp như dao động mực nước ngầm tại các miền: xích đạo, ôn đới lục địa… Biên độ dao động của mực nước ngầm cũng khác nhau tùy thuộc theo các điều kiện cụ thể ở địa phương Theo Koner, biên độ dao động mực nước ngầm ở miền bắc nước Đức vào khoảng 1,5 – 2, 5 m, theo A.P.Rod, biên độ ở miền cận đông kết là 2m, còn theo G.F.Basov, biên độ... bảng phân loại nước ngầm của Alexandrod: -Nước đá: là nước có nhiệt độ thấp hơn 4 0C -Nước lạnh: là nước có nhiệt độ trong khoảng 4 – 20 0C -Nước ấm: là nước có nhiệt độ là 20 – 370C -Nước nóng: là nước có nhiệt độ khoảng 37 – 42 0C -Nước sôi: là nước có nhiệt độ khoảng 42 – 100 0C -Nước quá sôi: là nước có nhiệt độ lớn hơn 100 0C Ngoài ra cũng có một số tác giả khác dựa vào chỉ tiêu và phương pháp khác... thay đổi trong không gian Theo Koner, chiều sâu bình quân của mực nước ngầm tại miền bắc nước Đức là 1,5 – 2, 5 m và theo A.M.Opsinhicov, độ sâu mực nước ngầm miền thảo nguyên và rừng – thảo nguyên theo G.F.Bosov tới hơn 8m Còn theo V.S.Lilin ở đới mương sói nông, mực nước ngầm có thể sâu tới 20 – 25 m Trên lãnh thổ Liên Xô rộng lớn, sau những năm quan trắc lâu dài, năm 1914 P.V.Otosky đã đi tới kết luận... có năng suất gấp 10 lần so với cùng 1 diện tích canh tác bên canh nhưng theo chế độ nước tự nhiên Trong công tác thủy lợi, ngoài việc tư i nước còn có các biện pháp khác nhu: phòng chống lũ lụt, tiếu nước vùng úng lầy và cải tạo đất Ngày nay, theo M.I Lvovitch, con người đã dử dụng tới 3300km 3/ năm nước để tư i ruộng Trong sản xuất công nghiệp, không có một nhà máy nào lại không cần tới nước Nhiều... Lâm (1965), N.G.Kamenski (1960), I.V.Garmanov (1948) và nhất là của P.V.Otoski (1 923 ) và H.Schoeller (1948)… có thể đi tới nhận xét là: nồng độ khoáng hóa tăng dần từ xích đạo lên các miền khí hậu khô hạn, sau đó giảm nhanh về phía 2 cực Đồng thời thành phần anion cũng thay đổi từ HCO 3 tới Cl rồi lại về HCO 3 và SiO2 Theo quy luật phi địa đới, nhất là theo chiều sâu, nồng độ khoáng hóa cũng tăng lên... tiểu xảy ra về mùa hè.Ngược lại, dao động lục địa là dạng có 2 lần nước lớn và 2 lần nước nhỏ trong năm.Đỉnh cực đại xảy ra vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ và đỉnh thứ hai xảy ra thấp hơn vào đầu mùa đông Dạng dao động biển đã được Koner chứng minh bằng tài liệu quan trắc ở các địa điểm: Nordvalde, Frideburg và Lembros… trong các năm 1916 -25 thuộc miền Bắc nước Đức Còn dao động lục địa có thể được xác . (100 0 C) H 2 O (H 2 O) 2 (H 2 O) 3 0 41 59 19 58 23 20 59 21 36 51 13 80 20 0 Từ bảng trên có thể nhận thấy là H 2 O chủ yếu tập chung trong hơi nước, (H 2 O) 2 tập trung trong nước lổng và (H 2 O) 3 . bảng sau: Đối tư ng Lượng nước ( 10 3 km 3 ) Tỷ lệ (%) Biển và đại dương Băng Hồ và đầm lầy Sông ngòi 1338000,0 24 064,1 187,87 2, 12 98 ,21 97 1,7617 0,0183 0,0003 Tổng cộng: 13 622 54,09 100,0000 III công thức chung là (H 2 0) n với tên ọi là polyhydrol. Hiện nay đã xác định được 3 nhóm cơ bản của phân tử nước là: H 2 O, gọi là monohydrol, (H 2 O) 2 goi là dihydrol và (H 2 O) 3 gọi là trihydrol.

Ngày đăng: 29/10/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w