Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
509,43 KB
Nội dung
Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu về vai trò chung của đất. Đất đại là tài nguyên vô cùng quý giá, đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm của đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp. Đất đai là một dạng tài nguyên vật liệu của con người, đất đai có hai ý nghĩa, đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Theo đó, đất theo thổ nhưỡng là một vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Vai trò của đất đai ngày càng lớn khi dân số ngày càng đông, mà nhu cầu dung đất là nơi cư trú, làm nơi sản xuất…ngày càng tang cao, nông nghiệp phát triển trở thành kinh tế chủ đạo, để nang cao đời sống của nhân dân. Đất đai là sản phẩm của sự tác động, đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên và KTXH, địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất chuyển tiếp, mạng lưới song ngòi, nguồn nước ngầm khá phong phú. Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tình hình kinh tế xã hội ổn định đã có nhiều thuận lợi và cũng gây ra không ít khó khăn cho đất đai. 2. Tài nguyên đất trên thế giới. Hiện nay tài nguyên đất của thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hóa do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý, sa mạc sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000ha đất nông nghiệp và đồng cỏ, thoái hóa môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 – 20% sản lượng lương thực thế giới . Hàng năm trên thế giới diện tích đát canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khan hơn. Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 2 Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân cư tập chung, các tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành các nhân tố hóa học, sinh học và vật lý. Do thời gian có hạn, nên trong quá trình làm bài điều kiện này còn có nhiều sai xót, em kính mong cô giáo Th.sỹ Vũ Thị Hằng cùng các thầy cô giáo trong Khoa Địa Lý đọc và bổ sung vào bài điều kiện của em đạt hiệu quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Tuấn Lớp K60C – Địa Lý - HNUE Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 3 NỘI DUNG I. Tài nguyên đất Tổng lượng diện tích đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, bằng cách đó, trực tiếp hay gián tiếp cung cấp thực phẩm cho con người và các loài sinh vật, đảm bảo sự sinh tồn cho các loài trên Trái Đất. Tổng diện tích đất tự nhiên của hành tinh chúng ta là 14,8 x 10 9 ha (148 triệu km 2 ). Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, vv. Tổng diện tích đất đai tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng hàng thứ 58 trên thế giới, trong đó đất bồi tụ khoảng 11 triệu ha, đất phát triển tại chỗ khoảng 22 triệu ha. Đất bằng và đất ít dốc chiếm 39%. Đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm 17%. Đất cần cải tạo như đất cát, mặn, phèn, xám bạc màu khoảng 20%. Trong số các nhóm đất chính có 9,1% đất phù sa, 7,5% đất xám bạc màu, 5,2% đất phèn, 3,0% đất mặn, 1,4% đất cát biển, 48,5% đất feralit đỏ vàng, 11,4% đất mùn vàng đỏ trên núi, 0,5% đất mùn trên núi cao, vv. Trong nhóm đất đỏ vàng, có 6 triệu ha đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, 4,6 triệu ha đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ (trong đó đất bazan là phì nhiêu nhất). Tình hình sử dụng đất năm (1985) và dự kiến quy hoạch đến năm 2030 như sau: 1985 Tiềm năng Quy hoạch Đất nông nghiệp 21% +14% 35% Đất lâm nghiệp 29% +18% 47% Đất chuyên dùng khác 5% +6% 11% Đất còn lại 45% -38% 7% “Nguồn: Trang wed Bộ Tài nguyên và môi trường” Ở Việt Nam dân số đông nên tỉ lệ đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,54 ha/người; trong đó, diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 4 hơn 20% tổng diện tích đất đai tự nhiên. II. Các nhân tố hình thành của đất Con người là một trong năm nhân tố hình thành tới con người, nó tác động rất tích cực và tiêu cực đến quá trình làm biến đổi đất. Trong tất cả các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, con người hay nói đúng hơn, tác động của xã hội loài người là một nhân tố cực kì quan trọng. Trong giai đoạn hiện tại, số lượng của đất đai tự nhiên, chưa có bàn tay con người khai phá còn rất ít, có thể nói là không đáng kể. Một phần lớn diện tích đất trên các lục địa hiện nay đã trở thanh đất nông nghiệp. Ngay cả những đất tưởng như còn tự nhiên như đất rừng, đồng cỏ, bãi lầy…cho đến nay, cũng ít nhiều đã có tác động của con người. Đây là kết quả của sự tác động của các nhân tố hình thành đất. 1. Đá mẹ. Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hóa của đá gốc. Những sản phẩm phong hóa đó được gọi là đá mẹ. Màu sắc của đất cũng được quy định bởi đá mẹ, ở Việt nam đất phát triển các sản phẩm phong hóa của đá phiến sét thường có màu nâu tím, đất phát triển trên đá cát kết thường có màu nâu vàng nhạt, còn đất phát triển trên đá vôi thường có màu đỏ vàng. Đất và đá mẹ Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 5 2. Địa hình Trong quá trình hình thành đất, nhân tố địa hình có tác dụng chủ yếu tới sự phân phối lại lượng nhiệt và độ ẩm không khí. Nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao và địa hình. Ở núi cao, khí hậu lạnh nên quá trình phong hóa đá yếu, vỏ phong hóa mỏng, quá trình hình thành đất chậm chạp. Khí hậu thay đổi theo độ cao của địa hình, do đó thực vật cũng thay đổi theo. Điều đó làm cho đất cũng có những đặc điểm khác biệt khi địa hình thay đổi. 3. Khí hậu Nhân tố khí hậu giữ vai trò tiên phong trong quá trình tạo đất, chính nhiệt độ, mưa và các chất khí (oxi, cacbonic,nitơ) đã phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa – vật liệu cơ bản, từ đó đất được hình thành. Như vậy, khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành tạo đất ngay từ lúc phát sinh. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất thong qua sinh vật. Trong các đới khí hậu khác nhau trên Trái Đất, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều. số lượng và chất lượng các tàn tích hữu cơ sẽ khác nhau. Điều đó ảnh hưởng tới việc trao đổi năng lượng và vật chất trong tiểu tuần hoàn sinh vật. Rõ ràng nhân tố khí hậu đã ảnh hưởng gián tiếp tơi sự hình thành tạo đất. Đất và khí hậu Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 6 4. Sinh vật Nhân tố sinh vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành đất bởi vì trong tiểu tuần hoàn sinh vật, chính sinh vật đã thực hiện sự trao đổi năng lượng và vật chất. Thực vật hạn chế sự xói mòn của nước, đồng thời điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí sát mặt đất, điều hòa lại lượng nước thấm vào đất do vậy cũng ảnh hưởng tới sự thành tạo đất. Vai trò của vi sinh vật trong sự hình thành đất thể hiện ở sự phân hủy và tổng hơp chất hữu cơ. Đất là môi trường sống của nhiều loại côn trùng( dế, kiến…) và nhiều loại động vật sống trong đất như chuột chũi, dũi, giun… và rất nhiều nguyên sinh động vật. 5. Thời gian Thời gian hình thành đất còn được hiểu là tuổi của khu vực mà đất được hình thành ( tuổi đất). Tuổi của đất được tính từ khi một loại đất được hình thành cho tới ngày nay. Đây là tuổi tuyệt đối của đất. Đất còn có tuổi tương đối, đó là sự chênh lệch về giai đoạn phát triển giữa các loại đất có cùng tuổi tuyệt đối. Mặc dù cũng có tuổi tuyệt đối như nhau nhưng do tác động khác nhau của các điều kiện ngoại cảnh mà các loại đất đó có những giai đoạn phát triển khác nhau. Nơi nào các nhân tố hình thành đất tác động mạnh thì đất có tuổi tương đối nhiều hơn nơi mà các nhân tố hình thành đất tác động chủ yếu. 6. Nhân tố con người Sự phát sinh và và phát triển của đất đã diễn ra từ rất lâu trước khi con người xuất hiện trên Trái Đất. Vì thế không thể cho rằng con người là nhân tố hình thành của tất cả các loại đất nói chung. Đại đa số các loại đất khác nhau, tác động của con người chỉ ở mức hạn chế hoặc tang cường các quá trình, các hiện tượng sảy ra trong đất. Trong những trường hợp như thế, con người không thể được coi là nhân tố hình thành đất. Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 7 Tóm lại: nếu có ý thức bảo vệ sử dụng đất và cải tạo thì đất sẽ ngày một tốt lên còn ngược lại nếu chỉ biết bóc lột thì đất nhanh chóng nghèo kiệt và thoái hóa. III. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến quá trình làm biến đổi đất. 1. Tác động tích cực Tác động trực tiếp: - Đất có vai trò quan trọng trong trong nhiều quá trình tự nhiên như: Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh lương thực; Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải; Nơi cư trú của động vật đất; Lọc và cung cấp nước, Địa bàn cho các công trình xây dựng - Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại. - Tập quán khai thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn hoá, trình độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế. - Đá mẹ với các kiểu phong hóa: phong hóa hóa học, lý học, sinh- hóa hóa học, vỡ vụn, mẫu chất. - Nhiệt độ, áp suất không khí. - Tài nguyên đất. - Khí hậu - Các hoạt động của động vật, thực vật, vi sinh vật và con người. - Mục tiêu của việc xem xét đất và sinh thái nông nghiệp là nhằm loại Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 8 bỏ các nguyên nhân gây ra những sai khác theo thời vụ. - Khi ta bón các loại phân vô cơ và hữu cơ vào đất, phân có tác dụng nhanh hay chậm đến cây tròng là nhờ hoạt động của vi sinh vật vi sinh vât phân giải hữu cơ thành dạng vơ cơ cho cây trồng hấp thụ biến dạng vô cơ khó tan thành dễ tan. - Ngược lại các lạo phân bón cũng ảnh hưởng đến sự phân bón cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và vi sinh vật trong đất. - Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, bùn ao…làm tăng số lượng vi sinh vật trong đất. Tuy nhiên, các loại phân hữu cơ khác nhau tác động đến sự phát triển của đất ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ của sựu phân bón. Bón phân chuồng làm tăng độ phì trong đất Vd: Bón phân vô cơ và xác động thực vật chết dẫn đến giàu mùn và phát triển chất dinh dưỡng trong đất. Tác động gián tiếp: - Suy thoái tài nguyên đất của việt nam có rất nhiều vấn đề và nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau cùng tác động, những quá trình thoái hóa đất này rât nghiêm trọng ở Việt nam là. - Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 9 không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi, ) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Rừng phòng hộ Phù Ninh đang bị khai thác bừa bãi • Xói mòn rửa trôi : Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. • Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. • Hiện nay trên toàn thế giới có khỏang 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 10 khỏang trên 15 triệu ha. • Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khỏang 2% /năm. • Châu Á mỗi năm mất khỏang 5 triệu ha rừng • Việt nam trước 1945 rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khỏang 33%, mặc dù có nhiều nỗ lực trồng và bảo vệ rừng. VD: chúng ta phải trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, để phủ xanh đất trống đồi trọc để làm giảm đi thiên tai, lũ lụt. Bảo vệ lớp đất trên cùng để làm tăng đất canh tác. 2. Tác động tiêu cực Tác động trực tiếp VD: Đất trong đê do con người lấn đê, không được phù sa bồi đắp thường xuyên đẫn đến đất canh tác của con người ở Đồng bằng sông hồng bị bạc màu. Đồng bằng sông hồng là vùng có mật độ dân số đông nhất nước ta, mât độ dân số của vùng lên tới 1.225 người/km 2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Đây là một khó khan rất lớn của khu vực đồng bằng song hồng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Hàng năm khu vực đồng bằng song hồng nằm trong khu vực có vùng khí hậu có nhiệt đới ẩm gió mùa, ở đây chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…dẫn đến việc khai thác quá mức dẫn đến một số loài tài nguyên như đât, nước trên mặt, bị suy thoái. Đây là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến. Đất nông nghiệp là 51,2 % diện tích đồng bằng, đồng thời trong đó có 70% phù sa là đất phù sa màu mỡ. Tác động gián tiếp VD: Hàng ngày do ý thức của người dân vẫn chưa được ý thức và nhận thức rõ, nên hàng ngày người dân của chúng ta sử dụng nước thải sinh hoạt ngày cùng với nước thải công nghiệp, có tác động với nước sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân , điều này sẽ làm cho biến đổi [...]... Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 13 KẾT LUẬN • Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp • Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian •... chiều hướng tiêu cực của môi trường tự nhiên Cùng với quá trình công nghiệp hóa, thì đô thi hóa cũng phát triển nhanh chóng Đô thị hóa là hiện tượng nổi bật của nền văn minh hiện đại do sự phát triển của công nghiệp và sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới Tại các vùng đô thị, thiên nhien hầu như bị biến đỏi hoàn toàn và thay thế vào đó là Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 12 các công trình nhân tạo... hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu Trong những năm gần đây, đặc biệt trong... vào vũ trụ lại bị khí quyển hấp thụ không cho thoát ra ngoài Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 11 Hiệu ứng nhà kính Những nhân tố có thể hình thành khí hậu là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địavà sự thay đổi nồng độ khí nhà kính Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến... hưởng Ngoài ra, việc áp dụng các phương tiện máy móc hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân tiềm tàng làm phá vỡ kết cấu của đất, lâu dài sẽ làm cho chất lượng đất bị suy giảm Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 14 . ơn ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Tuấn Lớp K60C – Địa Lý - HNUE Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 3 NỘI DUNG I. Tài nguyên đất Tổng lượng diện. đai tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng hàng thứ 58 trên thế giới, trong đó đất bồi tụ khoảng 11 triệu ha, đất phát triển tại chỗ khoảng 22 triệu ha. Đất bằng và đất ít dốc chiếm 39 % dân số đông nên tỉ lệ đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,54 ha/người; trong đó, diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng Nguyễn Anh Tuấn - K60C - ĐỊA LÝ - HNUE 4 hơn