1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu phong chong benh sot xuat huyet

62 695 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 45,1 MB

Nội dung

Nơi muỗi đẻ trứng và các ổ lăng quăng thường gặp 1.Các ổ LQ của muỗi vằn trong nhà thường gặp:  Lu, khạp, hồ, phuy, có chứa nước..  Muỗi vằn truyền bệnh SXH từ người bệnh sang người kh

Trang 1

SỞ Y TẾ TP CẦN THƠ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG

Khoa KSBTN&VXSP tháng 10/2011

Trang 2

TÌNH HÌNH SỐT XUẤT HUYẾT TP CẦN THƠ

10 THÁNG NĂM 2011

Trang 3

ĐƯỜNG CONG CHUẨN DỰ BÁO DỊCH SXH

THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2011

Trang 4

PHÂN THEO ĐỘ

Trang 5

PHÂN THEO GIỚI TÍNH

Trang 6

SXH là một bệnh truyền nhiễm:

- Do virus (siêu vi trùng ) Dengue gây ra

- Lây truyền do muỗi vằn (Aedes

aegypti), ưa thích đốt máu người vào ban ngày buổi sáng sớm và chiều tối

- SXH xãy ra quanh năm, nhiều nhất

vào mùa mưa và có thể gây dịch

- Bệnh dễ xãy ra ở những nơi người dân

có thói quen trữ nước hoặc nhà có

nhiều vật dụng chứa nước.

- Ở những nơi dân cư đông đúc, ẩm thấp

- Bệnh xãy ra ở trẻ em nhiều hơn ở

người lớn, thường từ 2 – 15 tuổi

SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ ?

Trang 7

Một số loài muỗi gây bệnh

Muỗi vằn truyền bệnh

SXH

Muỗi cỏ truyền bệnh Viêm não Nhật Bản Muỗi Anophen

truyền bệnh Sốt rét

Trang 9

Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào:

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm gây dịch có

tỷ lệ mắc và chết rất cao tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long:

- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Diễn biến phức tạp, nếu phát hiện trễ thì việc điều trị sẽ khó khăn và dễ tử vong.

- Chưa có vaccin phòng bệnh.

Trang 10

Sốt xuất huyết không những ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng mà còn gây

thiệt hại đến kinh tế gia đình.

- Một người bệnh SXH nặng tốn trung bình 2 – 3

triệu đồng tiền điều trị, chưa kể mất ngày công lao

động, vì 1 người bệnh phải có 2 – 3 người nghĩ làm để nuôi bệnh

- Người bệnh thuộc gia đình cận nghèo sẽ nghèo

thêm.

Trang 11

Các triệu chứng của bệnh SXH:

1 Sốt

- Cao đột ngột, trên 390C.

- Kéo dài liên tục trong 2-7 ngày.

- Đau đầu, đau hóc mắt, đau cơ, đau khớp.

- Khó làm hạ sốt, cho uống các loại thuốc hạ nhiệt

có thể làm giảm sốt trong vài giờ, sau đó sốt cao trở lại

Trang 13

Vật vã, bứt rứt, li bì hay mê sảng

Đau bụng nhiều

Mạch nhanh yếu

Tay chân lạnh, rịn mồ hôi

Da đổi sắc tím bầm, môi tím tái

Tiểu ít hơn bình thường

 Đưa ngay vào bệnh viện nếu thấy

một trong những dấu hiệu trên

D U HI U TR N NG (S C) Ấ Ệ Ở Ặ Ố

Trang 14

 Không dùng Aspirin

để hạ sốt

 Cho trẻ ăn thức ăn sậm màu: Cháo huyết, socola, cà phê

 khó theo dõi bệnh khi có SXH

 Không nên cạo gió, cắt lể

Trang 15

Bệnh SXH rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử

vong.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và thuốc ngừa bệnh.

Bệnh lây do muỗi vằn hút máu người bệnh và truyền cho người khỏe mạnh

Trẻ em từ 2 đến 15 tuổi dễ mắc bệnh.

Vào màu mưa, nếu trẻ sốt thì tại nhà có thể làm hạ sốt

cho trẻ (lau mát) uống nhiều nước

 Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, mang trẻ đến ngay

cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc

Những điều ghi nhớ

Trang 16

I HÌNH DÁNG MUỖI VẰN

Muỗi vằn có kích thước trung bình, thân có

màu đen mang những đốm vảy trắng phân bổ

trên khắp cơ thể

Nhìn bề ngoài ta thấy trên mình muỗi như có

những sọc trắng, sọc đen vì thế gọi là muỗi

vằn , còn gọi là muỗi đen

Muỗi vằn không phải là muỗi đòn sóc.

MUỖI VẰN THỦ PHẠM TRUYỀN

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Trang 17

Vòng đời của muỗi vằn

1 –

3 ng ày

2 –

3 n gà y

Trang 18

Nơi muỗi đẻ trứng và các ổ

lăng quăng thường gặp

1.Các ổ LQ của muỗi vằn trong nhà thường gặp:

 Lu, khạp, hồ, phuy, có chứa nước.

 Thùng, xô, thau nhựa.

 Chén nước chống (rọng) kiến kê ở chân tủ

thức ăn.

 Bình bông, hoặc đĩa hứng nước bên

dưới chậu kiểng

Trang 19

Các ổ chứa lăng quăng thường

gặp trong nhà

Trang 20

Lu khạp, hồ, phuy, có chứa nước.

Gáo dừa, mảnh lu khạp bị bể, chai lọ,vỏ

đồ hộp, lốp xe cũ đọng nước.

Hốc cây, gốc tre có đọng nước.

Máng cho heo, gà ăn

Các ổ chứa lăng quăng muỗi vằn

Thường gặp ngoài nhà

Trang 21

Các ổ chứa lăng quăng thường

gặp ngoài nhà

Trang 22

Các ổ chứa lăng quăng ngoài nhà

Trang 23

Nơi muỗi thường đậu:

- Muỗi vằn chỉ sống quanh quẩn trong nhà.

- Muỗi thích đậu ở những chỗ mát và tối như các hốc kẹt trong nhà, sàn giường, sàn tủ, gầm bàn, quần

áo treo trên sào hoặc mốc trên vách

Thời gian hút máu:

- Chỉ có muỗi cái hút máu người và đẻ trứng Muỗi đực chỉ hút nhựa cây.

- Muỗi hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm nhưng cao điểm vào lúc sáng sớm và chiều tối.

Trang 24

Sau khi hút máu người có chứa vi rút, muỗi trở

thành muỗi nhiễm vi rút.

Vi rút phát triển trong tuyến nước bọt của muỗi

 Khi hút máu người, muỗi dùng kim đâm qua da

và nhả nước bọt ra Vi rút theo nước bọt vào cơ thể người.

Muỗi có thể truyền bệnh đến suốt đời của nó

Khả năng truyền bệnh

Trang 25

Cách truyền bệnh của muỗi vằn

Trang 26

Cách thức muỗi truyền bệnh

Trang 27

 Muỗi vằn truyền bệnh SXH từ người bệnh sang người khỏe

 Bất cứ vật gì có chứa nước là có thể có lăng

quăng

Những nơi thường có nhiều lăng quăng: lu,

khạp, hồ, phuy, chén nước chống (rọng) kiến ở tủ thức ăn, bình bông, gáo dừa…

* Ghi nhớ:

Trang 28

Các biện pháp diệt lăng quăng phòng bệnh Sốt xuất huyết

1 Diệt lăng Quăng bằng thả cá:

- Thả cá lia thia, cá bảy màu.

- Đậy kín nắp các vật chứa nước

- Súc rửa vật chứa nước

- Sang nước có vải lược

- Thay nước các bình bông mỗi ngày, mỗi lần không quá 7 ngày

2 Loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng:

- Đậy kín các vật chứa nước.

- Dọn dẹp tất cả các vật chứa xung quanh nhà

- Khai thông không để nước ứ đọng, san lắp chỗ

trũng

Trang 29

Biệ n pháp Diệ t lăng quăng bằ ng

t hả cá

Cá lia thia

Cá rô phi

Cá bảy màu

- Khả năng ăn lăng quăng: 35 -36 con trong ngày

- Nếu không có thức ăn , cá có thể sống trên 2 tuần

- Mỗi lu 200 lít thả 1- 2 con cá, trên 200 lít từ 2 – 3

- Nước trong lu có thả cá không thay đổi mủi, màu

sắc không thay đổi, không dơ và không độc

Trang 30

Lu khoảng 200 lit thả 1 con

Hồ lớn trên 200 lít thả 1 – 2 con

Trang 31

Biện pháp đậy nắp lu

Mục đích của việc đậy nắp kín:

- Đậy nắp thật kín để muỗi không vào đẻ trứng

- Nếu lu có sẵn trứng hoặc lăng quăng và nở thành muỗi, đậy nắp kín sẽ làm cho muỗi không thể bay ra ngoài được

Tiêu chuẩn nắp:

- Không có lỗ trống, không có khoảng hở

- Nắp có thể đậy được nhiều loại lu, khạp

Lu đậy không kín làm cho muỗi dễ bay vào đẻ trứng

Trang 32

Biện pháp đậy nắp lu

Trang 33

- Súc rữa khoảng 7 ngày/lần.

Hình 13 Học sinh xúc rửa lu nước tại nhà

Trang 34

Súc rữa bình bông

Trang 35

Ưu điểm:

- Làm sạch sẽ vật chứa nước: không còn rong rêu, cặn

không có lăng quăng trong lu hồ.

Khuyết điểm:

- Tốn nhiều công sức, hộ chỉ có người già sẽ khó thực hiện.

- Không thể dùng cho những lu quá to, những hồ lớn có miệng nhỏ

Trang 36

Biện pháp dọn dẹp những vật chứa nước không sử dụng xung quanh nhà

- Không để ngữa , không cho chúng có điều kiện chứa nước: + Dừa lủng, gáo dừa: chẻ nhỏ, phơi củi chụm

+ Thùng, lon, chai lọ: gom bán ve chai

+ Lu bể: đập nát hoặc úp xuống

+ Lốp xe củ: bỏ muối hoặc nhớt cặn, cất trong kho hoặc

chùm ni lông lên

Trang 37

- Tổ chức các đợt chiến dịch vệ sinh làm sạch môi

trường định kỳ hàng tháng từ trong nhà ra ngoài phố

Trang 38

Biện pháp xua diệt muỗi phòng tránh

muỗi đốt:

Là sử dụng những chất có tác dụng kích thích đuổi

muỗi đi hoặc làm ngăn cản sự tiếp xúc của muỗi đối với người:

- Hun khói có lá sắc hoặc võ bưởi, cam, bạch đàn.

- Dùng kem bôi lên da: DEP, Soffel.

- Bình xịt muỗi.

- Dùng các bó lá sả, bó cọng dừa quất đập muỗi.

- Dùng dợt diệt muỗi

Trang 39

Biện pháp xua diệt muỗi phòng tránh muỗi đốt

dễ đưa đến kháng thuốc.

Trang 40

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH MUỖI ĐỐT

- Ngủ mùng cả ban ngày lẫn ban đêm.

- Mặc quần dài, áo dài tay: đặc biệt là những giờ hoạt động cao điểm của muỗi.

Trang 41

Xử lý môi trường và phun hóa chất diệt muỗi SXH

Trang 42

BÀI 4:

GI NG D Y S T XU T HUY T CHO H C SINH Ả Ạ Ố Ấ Ế Ọ

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Giúp học sinh có kiến thức cần thiết để tham gia diệt lăng quăng tại trường và tại nhà

- Qua kiến thức và công việc đó, giúp hình thành ý thức

phòng chống sốt xuất huyết ở học sinh để có thể trở thành

công dân tốt ở cợng đồng trong tương lai

II NỘI DUNG CẦN GIẢNG DẠY

- Nội dung đơn giản, dễ hiểu

- Hiểu được, làm được

Trang 43

1 Học sinh cần biết gì?

- Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết.

- Vòng đời muỗi vằn

- Nơi muỗi vằn đẻ trứng

- Biện pháp diệt lăng quăng

- Cách tìm và diệt lăng quăng

2 Học sinh cần làm gì?

- Kiểm tra lăng quăng.

- Diệt lăng quăng

- Truyền đạt cho cha mẹ về những gì được học

Trang 44

III HÌNH THỨC GIẢNG DẠY

- Áp phích vòng đời muỗi

- Áp phích biện pháp diệt lăng quăng

- Hình vẽ muỗi và ấu trùng của muỗi

- Lọ đựng lăng quăng, muỗi vằn

2 Dựa vào quan sát và kinh nghiệm của học sinh để giúp học sinh liên hệ bài học với thực tế, dễ hiểu và dễ nhớ

- Thói quen trữ nước của gia đình

Trang 45

- Nơi thường thấy lăng quăng, muỗi vằn.

- Cách diệt lăng quăng mà gia đình hoặc các em đã từng áp dụng

3 Tổ chức bài tập dưới dạng các trò chơi phong phú

- Thi đố vui

- Sắm vai, đóng kịch

4 Tổ chức thực hiện mẫu tại trường và các nhà xung quanh trường học.

- Học sinh thực hành kiểm tra lăng quăng và thực hành

cách điền phiếu

- Thực hành các biện pháp diệt lăng quăng

- Giáo viên quan sát và đặt câu hỏi học sinh nhận ra những việc làm đúng và sai để về áp dụng tại nhà học sinh

Trang 46

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY HỌC SINH DIỆT LĂNG QUĂNG

PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

Bài 1 Muỗi vằn truyền bệnh SXH

Bài 2 Diệt lăng quăng phòng bệnh SXH

Phụ lục:

- Áp phích “Không có lăng quăng – Không có SXH”

- Áp phích “Muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết”

- Hình vẽ Muỗi và các giai đoạn ấu trùng

- Thời khóa biểu

- Phiếu kiểm tra lăng quăng tại nhà học sinh

Trang 47

Mục đích yêu cầu

Học sinh nêu được tên từng giai đọan của vòng đời

muỗi vằn, nơi muỗi vằn đẻ trứng và mô tả được cách muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết

Mục tiêu

Mô tả được 4 giai đoạn của vòng đời muỗi vằn

Mô tả được nơi muỗi vằn đẻ trứng

Mô tả được cách lây truyền bệnh của muỗi vằn

Vật liệu giảng dạy

Áp phích “Không có lăng quăng-Không có Sốt xuất

Trang 48

Giáo án

1 Nhận diện muỗi vằn (thời lượng 2’)

- Sử dụng áp phích “Không có lăng

quăng-Không có Sốt xuất huyết”

- Nội dung

Muỗi vằn có kích thước trung bình, thân có màu đen

mang những đốm vảy trắng phân bố trên khắp cơ thể Nhìn bên ngoài, ta thấy trên mình muỗi như có những sọc trắng, sọc đen, vì thế gọi là muỗi vằn.

2 Vòng đời muỗi vằn (thời lượng 5’)

Sử dụng hình vẽ muỗi và các giai đoạn ấu trùng (tranh 3) và áp phích “Không có lăng quăng-Không có Sốt xuất huyết” (tranh 1)

Trang 49

Nội dung

Các em hãy cho biết tên của từng hình vẽ sau (GV dán

lên bảng các hình vẽ vòng đời muỗi vằn) và các em hãy sắp

xếp cho đúng chu trình phát triển của muỗi vằn (cắt ra thành từng giai đoạn riêng)

Trang 50

3 Nơi muỗi đẻ trứng (thời lượng 5’)

- Sử dụng áp phích “Muỗi vằn truyền bệnh SXH”

- Nội dung:

Sau khi hút no máu người, muỗi cái tìm những chỗ có chứa NƯỚC SẠCH để đẻ trứng Sau đó, trứng sẽ nở thành lăng quăng sau 2 – 3 ngày

Các ổ lăng quăng của muỗi vằn, thường gặp trong nhà

- Lu, khạp, hồ, phuy có chứa nước

- Thùng, xô, thau nhựa

- Chén nước chống (rọng) kiến kê ở chân tủ thức ăn

- Bình bông, hoặc đĩa hứng nước bên dưới chậu kiểng

Trang 51

Các ổ lăng quăng của muỗi vằn, thường gặp ngoài nhà:

- Lu, khạp, kồ, phuy có chứa nước.

- Gáo dừa, mảnh lu khạp bị bể

- Chai lọ, vỏ đồ hộp, lốp xe cũ đọng nước

- Hốc cây, gốc tre có đọng nước

- Máng cho heo, gà ăn

4 Bài tập về nơi có lăng quăng muỗi vằn (thời lượng 5’)

- Viết lên bảng đen danh sách các nơi lăng quăng có thể

sống (theo bảng dưới đây)

Trang 52

Nội dung: Mỗi tổ cử 1 học sinh thi đánh dấu những nơi có muỗi vằn đẻ trứng

5 Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào? (thời lượng 3’)

- Sử dụng hình vẽ trên bảng (theo hình mẫu dưới đây)

Trang 53

- Khi hút máu người khác khỏe mạnh, trước hết nó dùng

kim đâm qua da và nhả nước bọt ra Vi rút theo nước bọt ra ngoài và làm lây bệnh.

6 Ghi nhớ (thời lượng 5’)

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết từ người bệnh sang

người khỏe

Muỗi  Trứng  Lăng quăng  Nhộng  Muỗi

Những nơi thường có nhiều lăng quăng: lu, khạp, hồ, phuy, chén nước chống (rọng) kiến ở tủ thức ăn, bình bông, gáo dừa…

Trang 54

Mục đích yêu cầu

- Học sinh nêu được các biện pháp diệt lăng quăng hữu hiệu và hiệu quả

Vật liệu giảng dạy

- Áp phích “Muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết”

(tranh 2)

- Phiếu kiểm tra lăng quăng tại nhà học sinh (bảng 1)

- Thời khóa biểu (tranh 4)

- Bảng, phấn

- Giáo án

Trang 55

Giáo án

1 Các biện pháp diệt lăng quăng (thời lượng 5’)

- Sử dụng áp phích “Muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất

huyết”

- Nội dung:

Chúng ta đã biết muỗi vằn là thủ phạm truyền bệnh

Sốt xuất huyết Nếu ta diệt được lăng quăng thì sẽ không có muỗi vằn được sinh ra, ta sẽ không bị mắc bệnh sốt xuất huyết.

Các biện pháp diệt lăng quăng:

1 Thả cá (cá bảy màu, cá lia-thia, cá đá) vào lu, hồ

nước để cá ăn lăng quăng

2 Súc rửa lu khạp hàng tuần bằng bàn chải

Trang 56

- Thu dọn đồ vật ngoài vườn như: gáo dừa, mảnh lu khạp

bị bể, vỏ đồ hộp, chai lọ, lốp xe hư cũ…

- Thường xuyên thay nước trong các bình bông

- Ta cũng có thể bảo vệ các lu nước khỏi bị muỗi vằn

vào đẻ trứng bằng cách:

- Đậy thật kín lu, hồ, khạp bằng vải mùng, lưới…

- Bỏ muối, nhớt cặn vào các chén nước chống (rọng)

kiến ở chân tủ thức ăn

- Lật úp xô, chậu, máng nước cho gia súc, thùng nhựa, chậu kiểng để trống…

2 Thảo luận các biện pháp diệt lăng quăng (thời lượng

10’)

- Sử dụng bảng liệt kê dưới đây, sau đó cho các em lựa chọn các đáp án bằng cách ghép lần lượt các mục ở phần (A) với một hay nhiều mục ở phần (B) Viết lên bảng

trước khi giảng bài

Trang 57

(A) Ổ lăng quăng (B) Biện pháp

1 Bình bông A Bỏ muối

2 Chén chống kiến chân

tủ thức ăn

B Lật úp

3 Hồ nước C Đập bỏ

4 Lu bể D Đậy kín

5 Lu nước E Súc rửa

6 Vỏ dừa G Thả cá

ĐÁP ÁN: 1E, 2A, 3D-G, 4C, 5D-E-G, 6B-C

Trang 58

Nội dung:

Mỗi em tự làm bài tập cá nhân sau đó mỗi tổ lên bảng trình bày và giải thích lý do có đáp án đó

3 Nhiệm vụ học sinh trong thời gian tới (thời lượng 15’)

- Sử dụng phiếu kiểm tra lăng quăng tại nhà và Thời

Trang 59

4 Các phương pháp kiểm tra lăng quăng:

- Sử dụng đèn pin, kiểm tra xung quanh thành lu, hồ,

khạp… và bàn chải để xúc lu

- Trước tiên, sẽ kiểm tra các lu chứa nước, hồ chứa nước, khạp chứa nước

- Sau đó, kiểm tra chén nước chống kiến chân tủ thức ăn trong bếp, bình bông

- Cuối cùng, kiểm tra ngoài vườn có lu bể, vỏ dừa, vỏ xe lon hủ

- Kiểm tra xong, các em phải diệt lăng quăng bằng cách thả cá, súc rửa, thay nước, dẹp bỏ vỏ dừa, lu bể Các em cần vận động, kêu gọi ba mẹ, anh chị lớn cùng tham gia với các em trong ngày chủ nhật

Trang 60

- Cuối cùng các em sẽ điền những công việc em đã thực hiện được vào trong phiếu kiểm tra lăng quăng tại nhà và nộp lại vào ngày thứ hai.

- Giáo viên hướng dẫn cách điền phiếu cho học sinh

theo mẫu “Phiếu kiểm tra lăng quăng tại nhà học sinh”

Trang 62

Xin cám ơn quý đại biểu đã lắng

nghe

KHƠNG

KHƠNG CĨ BỆNH

Ngày đăng: 29/10/2014, 08:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 13. Học sinh xúc rửa lu nước tại nhà - Tai lieu phong chong benh sot xuat huyet
Hình 13. Học sinh xúc rửa lu nước tại nhà (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w