Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
8,86 MB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU 1/Lý do chọn đề tài Trong những năm học gần đây việc rèn chữ viết cho học sinh ngày một được quan tâm, điều đó được thể hiện qua Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 V/v Ban hành mẫu chữ viết ở trường tiểu học. Công văn số 5150/TH ngày 17 tháng 6 năm 2002 V/v hướng dẫn dạy và học viết chữ ở tiểu học của Bộ giáo dục và đào tạo. Các văn bản chỉ đạo của Sở giáo dục Đăk Lăk và Phòng giáo dục EaH’leo về việc rèn chữ viết cho học sinh và đặc biệt là các hướng dẫn và tổ chức các phong trào thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh cấp trường, cấp huyện , cấp tỉnh…Và sự quan tâm chỉ đạo rèn chữ viết của nhà trường và ý thức rèn chữ viết của giáo viên và học sinh của toàn trường. Vì vậy mà phong trào viết chữ đẹp của tât cả các trường trong huyện EaH’Leo nói chung và trường tiểu học Eawy nói riêng ngày một phát triển. Quan trọng hơn là được sự đồng tình ủng hộ của toàn bộ phụ huynh học sinh và học sinh toàn trường tham gia vào việc rèn chữ một cách tích cực và tự giác. Do vậy mà những năm gần đây chữ viết của học sinh trong trường được cải thiện đáng kể, chữ viết đúng mẫu hơn, rõ ràng hơn và đẹp hơn. Thông qua việc rèn chữ viết cho học sinh, giáo viên còn góp phần rèn luyện cho học sinh nhiều đức tính quý báu như Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn mình”. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhìn chung học sinh viết rõ ràng đẹp những thực chất đại đa số là chưa đúng mẫu, cách đánh dấu thanh, khoảng cách các con chữ đặc biệt là nét nối giữa các con chữ trong một tiếng, một từ chưa đảm bảo. Để rèn được cho học sinh viết chữ đúng mẫu, nét nối đúng, đều và đẹp là một điều cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kỹ mẫu chữ, kiên trì -trang 1- luyện tâp, nhẫn nại và có sự sáng tạo trong quá trình luyện viết cho học sinh. Trong thời gian qua tôi cũng có một thời gian rèn cho học sinh viết chữ và tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giúp học sinh cách nối nét các con chữ trong một tiếng. Chính vì lẽ đó mà tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi cách nối nét của các con chữ trong một tiếng trong quá trình luyện viết cho học sinh tiểu học. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này: “Luyện cách nối nét trong quá trình luyện viết cho học sinh” 2/Mục đích nghiên cứu Điều quan trọng của đề tài này là sự tìm tòi ra những biện pháp tích cực trong việc luyện cho học sinh nối nét giữa các con chữ một cách đúng và đẹp. Những biện pháp này tập trung chủ yếu vào những vấn đề: Làm sao cho học sinh viết đúng mẫu chữ? Và đặc biệt là làm sao cho học sinh viết đúng nét nối trong quá trình viết chữ? ( Vì thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh tiểu học chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm). Làm được điều đó thì nó sẽ góp phần tích cực trong rèn chữ viết đẹp cho học sinh, chữ viết học sinh sẽ đúng mẫu, nét chữ thanh thoát hơn, đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết đẹp, học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “vở sạch - chữ đẹp” mới có chất lượng. Phong trào viết chữ đẹp của trường sẽ đạt kết quả cao hơn. 3/Đối tượng nghiên cứu - Cách nối nét trong quá trình viết chữ. - Học sinh và giáo viên trường tiểu học Eawy và học sinh các trường tiểu học trên địa bàn. - Các phương pháp dạy học tập viết. - Vở tập viết, các mẫu chữ viết được quy định ở bậc tiểu học. - Các bài viết chữ đẹp của học sinh trong các tạp chí, của học sinh trong và ngoài nhà trường. -trang 2- 4/Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp và cách rèn chữ viết của giáo viên. Nghiên cứu chữ viết của học sinh. Nghiên cứu mẫu chữ viết hiện hành quy định ở trường tiểu học. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp trong việc rèn chữ viết của học sinh. 5/Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp quan sát, phân loại. -Phương pháp điều tra thông kê. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp đàm thoại - trao đổi. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp luyện tập-thực hành. - Phương pháp tổng kết - rút kinh nghiệm. II/ PHẦN NỘI DUNG 1. Đặc điểm tình hình chung Trường tiểu học Eawy là một trường được đóng trên địa bàn của một xã vùng 2, dân cư chủ yếu là dân tộc ít người, kinh tế chủ yếu là trồng cây nông nghiệp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng, dân cư sống rải rác Đội ngũ giáo viên có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác. Với đặc điểm tình hình chung như vậy, việc giáo dục và rèn chữ của học sinh toàn trường gặp phải như thuận lợi và khó khăn nhất định. a. Thuận lợi trong việc rèn viết Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp các ngành đặc biệt là Phòng giáo dục. -trang 3- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn. Đã có sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong việc kết hợp với nhà trường để giáo dục và rèn chữ cho con em mình. Học sinh có ý thức trong việc rèn chữ. b. Khó khăn Phần lớn phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc rèn chữ của con em mình họ chỉ quan tâm đến việc học các môn văn hóa như toán – tiếng Việt, phó mặc việc rèn chữ cho giáo viên chủ nhiệm. Một số phụ huynh có quan tâm nhưng không nắm rõ nội dung và mẫu chữ hiện hành. Một số giáo viên chưa nghiên cứu và nắm bắt kỹ mẫu chữ hiện hành, còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn chữ. Học sinh đã có ý thức rèn chữ nhưng chưa cao, chưa liên tục. Học sinh chỉ rèn qua các phong trào thi chữ viết sau đó hầu như là bỏ ngõ. 2/Thực trạng chữ viết của học sinh ở trường tiểu học Eawy Trong những năm học gần đây chữ viết của học sinh ở trường đã có nhiều cải thiện, phần lớn học sinh viết rõ chữ chứ chưa đạt đến mức độ đúng và đẹp. Vì các em vẫn còn mắc một số lỗi sau: - Một số con chữ vẫn còn sai, mẫu tiêu biểu ở các con chữ: r, s, m, n -Một số chữ còn đặt nét bút sai, tiêu biểu ở các con chữ: h,l,b,k, -trang 4- VD -Sự phối hợp các nét trong một con chữ chưa đúng, tiêu biểu ở các con chữ: m, n, k, r, s, h, -Sự nối nét giữa các con chữ trong một tiếng, một từ chưa đúng. -Các nét trong một con chữ chưa đều. Nguyên nhân dẫn đến những sai sót trên của học sinh là do: -Môt số giáo viên chưa nắm vững các nét cơ bản trong một con chữ viết vì vậy khi hướng dẫn học sinh viết chưa chính xác. -Giáo viên không hướng dẫn kỹ về cách đặt bút và cách kết thúc của một con chữ do đó dẫn đến các nét nối của chữ viết không đều, không đúng, khoảng cách các chữ trong một tiếng không chính xác. -Sự tập trung quan sát của học sinh không cao trong quá trình luyện viết. -Học sinh chưa luyện tập nhiều các nét cơ bản và tương đối khó, mỗi khi viết là học sinh đặt bút vào viết ngay chứ giáo viên không cho học sinh rèn các nét riêng biệt sau đó kết hợp lại. Để khắc phục những lỗi trên và tạo nên chữ viết đẹp cho học sinh, tôi xin đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau. 3/ Một số biện pháp Để học sinh biết cách nối các nét trong một tiếng thì người hướng dẫn viết nên thực hiện các biện pháp sau; a.Nắm kỹ về cấu tạo chữ viết: Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở viết và đường kẻ dọc của vở viết. -trang 5- Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ. - Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. - Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. - Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang. - Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. Ví dụ: - a nối với m -> am - x nối với inh -> xinh => Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút - Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút. -trang 6- Ví dụ: b nối với a -> ba => Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ a. - Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( 1 ) sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu ( 2 ) Đoạn (1), (2) là đoạn rê bút. b) Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt: Những yếu tố cấu tạo chữ viết tiếng Việt chính là hệ thống các nét chữ. Hệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại: * Nét thẳng: thẳng đứng , nét ngang , nét xiên /, \ * Nét cong: cong hở (cong phải , cong trái ), cong khép kín O. Tuy nhiên, khi ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư. Những nét dư này nhằm mục đích tạo sự liên kết (nét nối) giữa Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu. Sau đây là danh sách các nét phối hợp để dạy viết nét và viết chữ cái tiếng Việt: 1. Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược: 2. Nét móc hai đầu: 3. Nét thắt giữa: 4. Nét khuyết: - nét khuyết trên - nét khuyết dưới. -trang 7- 5. Nét thắt trên: Dựa trên nhóm nét trên ta có thể chia chữ cái tiếng Việt thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g. Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n. Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s Khi viết học sinh thường hay nối nét chưa chính xác các con chữ ở các nhóm trên như sau: *Các con chữ ở nhóm 1 và nhóm 3: om, on, ơn, ơm, en, em VD: Các em thường có nét nối giữa con chữ o và con chữ n: Nét nối đi ngang không có khoảng cách Nét nối đúng: on Khoảng cách nét nối giữa con chữ o với n là ½ con chữ o. - Các em thường có nét nối giữa con chữ e và con chữ m: e-n khoảng cách không đúng Nét nối đúng: en *Các con chữ ở nhóm 1 nhóm 3 và nhóm 4. -trang 8- VD: c nối với h Học sinh thướng viết: c-h Có nét nối không đúng Nét nối đúng: ch Khoảng cách nét nối giữa con chữ c và con chữ h là ½ con chữ o *t và h Học sinh thường viết: t-h nối chưa đúng. Nét nối đúng: th Khoảng cách nét nối giữa con chữ t và con chữ h là ½ con chữ o *n và h Học sinh thường viết: n-h nét nối chưa đúng Nét nối đúng: nh Khoảng cách nét nối giữa con chữ n và con chữ h là ½ con chữ o *K và h Học sinh thường viết: -trang 9- k-h nét nối không đúng. Viết đúng: kh Khoảng cách nét nối giữa con chữ k và con chữ h là ½ con chữ o *o và a Học sinh thường viết: o- a khoảng cách không đúng. Viết đúng: loay hoay *g-o , g-a - Học sinh thường viết: b-o, s-o nét nối không đúng. -Viết đúng: b nọ s iợ Khoảng cách các nét cần đảm bảo đúng. 5/ Kết quả đạt được Mặc dù trong những năm qua tôi không trực tiếp đứng lớp nhưng có tham gia rèn chữ viết ở trường, trong quá trình rèn chữ cho học sinh tôi đã áp dụng một số biện pháp trên đã thấy chữ viêt của các em có nhiều tiến bộ. Đặc biệt qua kỳ thi viết chữ đẹp cấp huyện vừa rồi học sinh của trường đã có kết quả tích cực. • Một số bài viết của học sinh -trang 10- [...]... KHẢO 1 Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 V/v Ban hành mẫu chữ viết ở trường tiểu học -trang 132.Công văn số 5150/TH ngày 17 tháng 6 năm 2002 V/v hướng dẫn dạy và học viết chữ ở tiểu học của Bộ giáo dục và đào tạo 3.Dạy tập viết ở trường tiểu học 4 Nét chữ - nết người 5 Các vở tập viết và luyện viết lớp 1,2,3,4,5 ...-trang 11- Bài viết: Hoài Thương lớp 4a1 Bài viết: Nông Đức Tuân lớp 4a1 Bài viết : Hoàng Thị Thắm lớp 5a2 Bài Viết: Phạm Hương Giang Lớp 5a1 III/ LỜI KẾT Với mong muốn rằng: tất cả học sinh của chúng ta đều có kết quả giáo dục tốt Trong đó chữ viết nó cũng góp một phần qua trọng trong việc giáo dục toàn diện của học sinh Tôi mong rằng với những kinh... nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho -trang 12học sinh nói riêng và góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung Trong quá trình viết lên kinh nghiệm này chắc rằng sẽ không tránh những thiếu sót, rất mong quý bạn đọc góp ý để đề tài này ngày một hoàn chỉnh và có tính khả thi cao Xin chân thành cảm ơn! Người viết Nguyễn Trường Trung TÀI LIỆU THAM KHẢO . viết: c-h Có nét nối không đúng Nét nối đúng: ch Khoảng cách nét nối giữa con chữ c và con chữ h là ½ con chữ o *t và h Học sinh thường viết: t-h nối chưa đúng. Nét nối đúng: th Khoảng cách nét. cách nét nối giữa con chữ t và con chữ h là ½ con chữ o *n và h Học sinh thường viết: n-h nét nối chưa đúng Nét nối đúng: nh Khoảng cách nét nối giữa con chữ n và con chữ h là ½ con chữ o *K. sách các nét phối hợp để dạy viết nét và viết chữ cái tiếng Việt: 1. Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược: 2. Nét móc hai đầu: 3. Nét thắt giữa: 4. Nét khuyết: - nét khuyết trên - nét khuyết