Báo cáo thăm dò bauxit tại khu vực nhân cơ, tỉnh đăk nông (trữ lượng tính đến ngày 30 04 2011)
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ================ o ================ BÁO CÁO THĂM DÒ BAUXIT TẠI KHU VỰC NHÂN CƠ, TỈNH ĐĂK NÔNG (Trữ lượng tính đến ngày 30/04/2011) Hà Nội, năm 2011 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ================ o ================ !"#$ %!"&' (&)#$ *+ ,-,.,/01 -%, 2!3 4+0+! +567 +48&41% *- ,59 (%06% BÁO CÁO THĂM DÒ BAUXIT TẠI KHU VỰC NHÂN CƠ, TỈNH ĐĂK NÔNG (Trữ lượng tính đến ngày 30/04/2011) Đơn vị đầu tư Đơn vị tư vấn TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN - VINACOMIN P.TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC 2 2 2 Hà Nội, năm 2011 MỤC LỤC 3 3 3 MỞ ĐẦU Chủ trương lập dự án bauxit - alumin khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt quy hoạch bauxit với công suất nhà máy alumin Nhân Cơ là 600.000 tấn/năm. Việc khai thác bauxit tại Đăk Nông đã được Chính phủ giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản làm chủ đầu tư. Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giao cho Liên đoàn Bản Đồ Địa chất Miền Trung tiến hành lập đề án thăm dò mỏ bauxit khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông. Tháng 11/2008 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án thăm dò và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò Mỏ bauxit khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông theo giấy phép số 407/GP-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2009. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản giao cho Công ty Cổ phần Địa chất và Khoáng sản - Vinacomin tổ chức triển khai thăm dò mỏ bauxit khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông theo hợp đồng kinh tế số 87/2007/HĐKT/TKV- GEOSIMCO ngày 26 tháng 02 năm 2007. Mục tiêu nhiệm vụ công tác thăm dò. 1. Xác định cấu trúc mỏ, nghiên cứu đặc điểm địa chất các thân quặng bauxit và đặc điểm quặng công nghiệp. 2. Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình (ĐCTV - ĐCCT) và điều kiện khai thác mỏ. 3. Nghiên cứu khả năng tuyển rửa, đặc điểm công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế để hoà tách alumin từ quặng bauxit. 4. Mục tiêu trữ lượng cấp 121+122 là 150 triệu tấn tinh quặng bauxit. Công tác thi công thực địa đã được Công ty Cổ phần Địa chất và Khoáng sản - Vinacomin triển khai và hoàn thành vào tháng 8 năm 2009. Công tác tổng hợp tài liệu lập báo cáo chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng được thực hiện từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Các phương pháp và khối lượng đã thực hiện bao gồm: - Công tác trắc địa trên diện tích thăm dò là 286,4 km 2 . - Đo vẽ bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:5.000 trên diện tích 229,7 km 2 ; đo vẽ bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:2.000 trên diện tích 56,7 km 2 . - Đo vẽ bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ 1:5.000 trên diện tích 286,4 km 2 . 4 4 4 - Thi công 5.266 công trình thăm dò, trong đó có 3.987 công trình khoan khối lượng là 22.286,90m và 1.599 công trình giếng với khối lượng là 9.170,3m, lấy và gia công 21.179 mẫu quặng tinh, 1.144 mẫu quặng nguyên khai, 93 mẫu cơ lý quặng. Phân tích 18.956 mẫu hóa cơ bản tinh quặng, 1.144 mẫu hóa cơ bản quặng nguyên khai, 558 mẫu hóa theo thành phần cấp hạt, 661 mẫu hóa toàn phần tinh quặng, 98 mẫu hóa toàn phần quặng nguyên khai… Lấy, nghiên cứu công nghệ tuyển và sản xuất alumin theo công nghệ Bayer: 1 mẫu. Kết quả thăm dò đã khoanh định được 66 thân quặng bauxit laterit với tổng trữ lượng và tài nguyên quặng bauxit cấp 121+122+333 đạt: 351.221,27 nghìn tấn quặng nguyên khai, tương đương 127.924,28 nghìn tấn tinh quặng. Trữ lượng cấp 121+122 đạt 238.883,49 nghìn tấn quặng nguyên khai, tương đương 86.588,68 nghìn tấn tinh quặng, so với mục tiêu đề án đạt 57,73%. Chất lượng quặng tinh đáp ứng yêu cầu sản xuất alumin theo công nghệ Bayer. Báo cáo được thành lập theo quy định ban hành tại quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 08 tháng 09 năm 2006 “Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản”. Tham gia lập báo cáo gồm tập thể cán bộ kỹ thuật, quản lý thuộc Công ty CP Địa chất và Khoáng sản và các nhà khoa học địa chất trong nước. - Tổng kết báo cáo công tác địa chất gồm: KS. Phạm Thế Thạch, KS. Đoàn Sinh Huy, KS. Thạch Quý, KS. Trần Thiệp, KS. Phan Thanh, KS. Nguyễn Thanh Tùng, KS. Đào Trung Tấn, KS. Nguyễn Năng Thành, KS. Nguyễn Xuân Ba, KS. Lê Ngọc Giàu, CN. Đoàn Minh Nhân, CN. Lê Thị Cẩm Thơ. - Tổng kết báo cáo công tác trắc địa gồm: KS. Hoàng Mạnh Hà, TC. Vũ Duy Quyển. - Tổng kết báo cáo công tác ĐCTV-ĐCCT gồm: KS. Lưu Văn Tâm, KS. Nguyễn Văn Quang, KS. Vũ Văn Thủy, KS. Nguyễn Viết Thảo, KS. Lê Văn Thượng, KS. Trương Nhân Đạo, KS. Bùi Minh Tuân. - Chủ biên báo cáo là KS. Phạm Thế Thạch. Trong quá trình thi công thực địa và lập báo cáo tổng kết, tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời và quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Đánh giá Trữ lượng Khoáng sản, Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ và các bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt trong thời gian thi công cán bộ và công nhân Công ty Cổ phần Địa chất và Khoáng sản đã nhận được sự ủng hộ tích cực của Lãnh đạo UBND tỉnh Đăk Nông, Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông và nhân dân địa phương khu vực thăm dò. 5 5 5 Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã đóng góp nhiều công sức giúp chúng tôi hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình thi công và lập báo cáo thăm dò này. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC THĂM DÒ 1.1. Vị trí khu thăm dò Mỏ bauxit khu vực Nhân Cơ có diện tích được phép thăm dò là 286,4 km 2 , gồm các đơn vị hành chính: thị trấn Kiến Đức, xã Kiến Thành, xã Đăk Sin, xã Đạo Nghĩa, xã Đăk Wer, xã Quảng Tín thuộc huyện Đăk R’Lấp và xã Đăk R’Moan thị xã Gia Nghĩa; tỉnh Đăk Nông. Trung tâm mỏ cách thị xã Gia Nghĩa 18 km về phía tây nam, cách thành phố Buôn Mê Thuột 130km về phía nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 200km theo đường bộ, thuộc tờ Bản đồ địa hình Xuân Phú (C-48-11-B), Bù Đốp (C-48-12-A) và Gia Nghĩa (D-48-96-C) hệ tọa độ VN 2000, tỉ lệ 1:50.000. Diện tích thăm dò được khép góc bởi các điểm ranh giới như sau: :;: Điểm góc Tọa độ VN-2000 X Y ĐN20 1.329.410 772.495 ĐN21 1.329.410 800.920 ĐN22 1.321.420 800.920 ĐN23 1.321.420 792.420 ĐN24 1.307.430 776.355 ĐN25 1.307.430 765.420 ĐN26 1.318.420 765.420 Diện tích khép góc là 510 km 2 , diện tích này bị giới hạn bởi các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích là 223,6 km 2 Diện tích thăm dò còn lại là 286,4 km 2 . 1.2. Đặc điểm địa hình Theo phân vùng địa lý - địa chất, vùng chứa bauxit Đăk Nông nói chung và mỏ Nhân Cơ nói riêng thuộc cao nguyên M’Nông bị phân cắt tương đối mạnh, tạo các vùng đan xen giữa thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình phần lớn có dạng đồi, đỉnh hình vòm, sườn thoải, độ cao trung bình 400m đến 700m. Phía tây khu vực thăm dò có địa hình thấp dần, nghiêng về phía Bình Phước. Phía nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ. Các thân quặng bauxit 6 6 6 thường phân bố dọc theo đường phân thủy, có hình dáng kéo dài do sự phân cắt bóc mòn của địa hình. Phần lớn diện tích khu mỏ thuộc đất nông nghiệp nên thảm thực vật chủ yếu là cây công nghiệp và cây nông nghiệp. Diện tích vườn trồng cây lưu niên đã ổn định của dân địa phương trong mỏ khá lớn. 1.3. Đặc điểm khí hậu Vùng Đăk Nông có khí hậu nhiệt đới, chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm đến 2.900mm. Mùa khô lượng mưa không đáng kể chỉ bằng khoảng 20% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4 o C; tháng tư nóng nhất, nhiệt độ lên đến 39,4 o C; tháng 12 là tháng lạnh nhất, có khi nhiệt độ xuống đến 7,4 o C. Mùa khô có nhiệt độ trung bình 18 – 22 o C, dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm là 5 - 6 o C; hướng gió đông bắc với tốc độ 2 - 4m/s, tháng 11 và tháng 12 tốc độ gió lên đến 4m/s. Trong mùa mưa, lượng mưa đạt trên 2.000mm, nhiệt độ trung bình 24 - 28 o C, mức dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm đến 10 - 11 o C; gió hướng tây nam với tốc độ 2,5 - 3,0m/s. 1.4. Đặc điểm thủy văn Trong diện tích thăm dò, hệ thống thủy văn khá phát triển, nhưng chủ yếu là các suối nhỏ bậc 2, bậc 3. Chúng chảy theo hướng chính Bắc - Nam, Đông Nam và hợp thành thượng lưu sông Đồng Nai. Đáng kể là suối Đăk Nông, Đăk Mil, Đa Moưng, Đăk Yao, Đăk Rtih, Đăk Drung, Đa Anh Krong, Đăk sin, Đăk Rken, Đăk Keh, Đăk Dsung, Đăk Mua, Đăk Ker, Đăk Rsung, Đăk Rêh, Đăk Bukso. Lưu lượng của suối Đăk Nông đo được lớn nhất vào tháng 7 tại trạm TQ36 là 72,49m 3 /s. Lưu lượng của suối Đăk Yao đo được nhỏ nhất vào tháng 4 tại trạm TQ23 là 0,22m 3 /s. Trong khu vực còn có rất nhiều hồ như hồ Đăk Sin (31,9ha), hồ Cầu Tư (34,7ha), hồ Đăk Mum (15,3ha), hồ Đăk Nia (23,7ha), hồ Sình Cá (19,3ha), hồ Tát (29,4ha), hồ Suối Hai (9,61ha). Các hồ này đa số là hồ nhân tạo do con người chặn đập để lấy nước tưới tiêu. 1.5. Đặc điểm giao thông Mạng lưới giao thông chủ yếu của tỉnh Đăk Nông là Quốc lộ 14, đoạn qua tỉnh Đăk Nông dài 155km, đã được rải nhựa toàn bộ rất thuận lợi cho giao thông. Quốc lộ này có một đoạn chạy ngang qua khu vực thăm dò dài 24,7km nối liền tỉnh Đăk Nông với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc lộ 14C, đoạn chạy qua tỉnh Đăk Nông dài 98km đã được rải nhựa, đi lại thuận tiện. Quốc lộ 28, đoạn qua tỉnh Đăk Nông dài 58km nối liền từ Gia Nghĩa đến Di Linh được rải nhựa. Ngoài Quốc lộ 14, trong diện tích thăm dò còn có các đường như Tỉnh lộ 5 (dài 30km trong khu vực thăm dò), Hương lộ 6 nối liền xã Đạo Nghĩa với xã Nhân Cơ (dài 11,7km trong khu vực thăm dò) và nhiều đường vận chuyển nông 7 7 7 sản, xe ô tô có thể đi lại được. Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ trong tỉnh Đăk Nông cũng như trong khu vực thăm dò khá thuận tiện. 1.6. Đặc điểm kinh tế nhân văn Tỉnh Đăk Nông là tỉnh mới được thành lập năm 2004, gồm 6 huyện: Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Glong, Tuy Đức và Đăk R’Lấp và thị xã Gia Nghĩa. Diện tích toàn tỉnh là 6.514km 2 , dân số tỉnh Đắk Nông là 489.442 người (theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009), mật độ trung bình 61 người/km 2 , với cộng đồng dân cư gồm 29 dân tộc. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 65,5%, M’Nông chiếm 9,7%; còn lại các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Số người trong độ tuổi lao động là 194.000 người, chiếm 48,5% dân số; trong đó, số lao động kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 13,2%, còn lại là lao động phổ thông. Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 1.343 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đã hình thành một số cơ sở công nghiệp chế biến nông - lâm sản (6 cơ sở với 10 nhà máy sản xuất đường, bột sắn, trà, thức ăn gia súc, cán bông và chế biến gỗ). Đã có 11 cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; 1 nhà máy điện và đang xây dựng 3 nhà máy điện khác, các tuyến đường dây 110KV, 220KV đã được nối các trạm hạ thế. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp: Tân Thắng (11ha), Nhân Cơ (220ha), Đăk Ha (30ha) đang được xây dựng và phát triển. Cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học cùng các cơ sở tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đang phát triển. 1.7. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản :<:,=7>?.'7@AB Trước năm 1975, các nhà Địa chất Pháp đã có các công trình nghiên cứu địa chất bao trùm lên khu vực thăm dò, cụ thể là: E.Saurin (1937, 1964) với Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:500.000, tờ Sài Gòn; J. Fromaget (1952) với tờ Bản đồ địa chất Đông Dương, tỉ lệ 1:2.000.000; H. Fontaine (1971) với tờ Bản đồ địa chất Việt Nam - Lào - Cam Pu Chia, tỉ lệ 1:2.000.000. Trong các công trình này, các tác giả trên đã xác định khá đúng đắn tuổi của bazan trong khu vực, nhưng chưa đề cập đến giá trị công nghiệp của bauxit. Sau năm 1975, Đoàn 500 thuộc Tổng cục Địa chất, trong các công trình chỉnh lý bản đồ địa chất tỉ lệ 1:500.000 (1976 - 1980), chỉnh lý bản đồ địa chất Miền Nam Việt Nam (1983), đã đánh giá bauxit trong vùng có trữ lượng lớn, chất lượng tương đối tốt. Năm 1989, khu vực nghiên cứu được đo vẽ địa chất tỉ lệ 1:200.000 trong nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai do Nguyễn Đức Thắng làm chủ biên. 8 8 8 Trong những năm 1985 - 1991, khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi đã được tiến hành khảo sát địa chất, địa mạo, vỏ phong hoá, tỉ lệ 1:50.000, các vùng: Quảng Sơn, 1-5, Đăk Song, Tuy Đức, Gia Nghĩa, Bắc Gia Nghĩa, Nhân Cơ, Đạo Nghĩa và nghiên cứu khá chi tiết các thành tạo bazan N 2 - Q 1 liên quan việc tạo vỏ bauxit laterit. Ngoài ra, còn các công tác nghiên cứu về các vấn đề khác như: địa chất thuỷ văn (Trần Hồng Phú, 1978-1983), địa mạo (Lê Đức An, 1980-1982), vỏ phong hoá (Nguyễn Thành Vạn, 1980-1982) tỉ lệ 1:500.000, tiến hành trên toàn Miền Nam Việt Nam, đã phân chia các phức hệ chứa nước, các thành hệ vỏ phong hoá đặc trưng liên quan với các khoáng sản quan trọng như bauxit, kaolin và phân chia các đơn vị cấu trúc hình thái cấp I. Đó là những công trình cung cấp những thông tin có giá trị định hướng cho công tác điều tra khoáng sản. :<C,=7>?D7&9E7 Năm 1963, J. Smith là người đầu tiên nghiên cứu về bauxit ở Nam Việt Nam. Ông đã tiến hành một số hành trình ở cao nguyên M’Nông và phát hiện các mẫu bauxit cách Quảng Sơn 7 km về phía đông với hàm lượng trung bình Al 2 O 3 : 45%, SiO 2 : 2,5%. Điều này được BRGM (Pháp) cùng khẳng định sự tồn tại của bauxit trên cao nguyên M’Nông (1964). Năm 1969, Uỷ Ban sông Mê Kông dự báo có thể tồn tại các thành tạo chứa bauxit ở Plei Ku, Đăk Lăk và phần bắc cao nguyên M’Nông thuộc phần Tây Nguyên, Việt Nam. Năm 1974, Berange, trên cơ sở phân tích tài liệu hiện có tại Nha Địa chất Sài Gòn, đã kiến nghị tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm bauxit ở Nam Việt Nam. Năm 1979, một trong những kết quả quan trọng của công trình chỉnh biên Bản đồ địa chất 1:500.000 (của Nguyễn Xuân Bao, Lê Thạc Xinh) đã bước đầu khoanh định diện phát triển vỏ phong hoá laterit, vạch ra được tiền đề tìm kiếm bauxit và nhấn mạnh triển vọng to lớn của bauxit Nam Việt Nam. Trong thời gian từ 1979 đến 1992, đặc biệt là sau năm 1982, Tổng cục Địa chất phối hợp với các chuyên gia khối SEV đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm kiếm và thăm dò trên các vùng dự báo có triển vọng phát hiện bauxit laterit. Đó là các công trình: - Tìm kiếm đánh giá bauxit laterit Nam Việt Nam (Lưxov Iu.M, 1986). - Tìm kiếm đánh giá bauxit mở rộng khu Nhân Cơ, Gia Nghĩa, Đăk Nông, Đăk Lăk (Trần Hiếu Sinh, 1988). - Thăm dò tỉ mỉ mỏ bauxit 1-5 (Sibistov B.V, Phạm Đình Hiến, 1990). - Tìm kiếm đánh giá mỏ bauxit laterit Đạo Nghĩa và Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Lăk, tỉ lệ 1:10.000 (Phạm Đình Hiến và n.n.k, 1992). Các công trình trên đã nghiên cứu khá chi tiết và khoanh được diện phân 9 9 9 bố các thành tạo bazan N 2 - Q 1 liên quan tạo vỏ bauxit laterit; xác định các thân quặng bauxit và dự tính trữ lượng quặng nguyên khai, tinh quặng tại các mỏ đã tìm kiếm, thăm dò. Ngoài các công trình trên, trong giai đoạn này còn có nhiều nghiên cứu chuyên đề liên quan đến bauxit khu vực Đăk Nông và Nam Việt Nam như: nghiên cứu thành phần vật chất, quy luật phân bố, phân vùng và dự báo bauxit laterit Nam Việt Nam (Lê Văn Trảo, Vũ Ngọc Hải, Phạm Gia Mẫn); nghiên cứu thành phần vật chất quặng bauxit (Phạm Văn An, Nguyễn Thứ Giáo, Trần Khánh Hưng); nghiên cứu vỏ phong hoá và bauxit (Đặng Trung Thuận, Nguyễn Ngọc Trường, Nguyễn Thành Vạn, Nguyễn Tiến Tân, Trần Quang Tình). :<F=7?.'7?G767&H#7I7+0HJ Trên diện tích thăm dò của mỏ bauxit Nhân Cơ đã từng trải qua hai giai đoạn điều tra địa chất - khoáng sản có ý nghĩa: ?%:7K+0:LMN?6:LMMTrong giai đoạn này đã tiến hành công tác “Tìm kiếm đánh giá bauxit mở rộng khu Nhân Cơ - Gia Nghĩa, vùng Đăk Nông - Đăk Lăk”. Công trình thi công là hào và giếng, được bố trí trên các đỉnh cao của đồi hay sống đồi. Mật độ công trình 1 ÷ 2 công trình/km 2 . Hầu hết các công trình đều tập trung ven đường quốc lộ, tỉnh lộ. Việc khoanh ranh giới thân quặng bauxit chủ yếu được dự đoán trên nền địa hình 1:50.000 hệ UTM. Các tác giả đã dự báo trữ lượng cấp C 2 +P 1 cho từng mỏ, nhưng trên bản đồ chưa bao quát tổng thể, phân chia rõ ràng ranh giới các mỏ. Đã xảy ra sự trùng lặp, chồng lấn và bỏ sót. ?%C7K+0:LMM?6:LL:Tiến hành công tác “Tìm kiếm đánh giá mỏ bauxit laterit Đạo Nghĩa và Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Lăk”. Công trình thi công là hào và giếng, được bố trí theo mạng lưới 800 x 800m. Cơ sở địa hình là Bản đồ địa hình xây dựng bằng phương pháp ảnh hàng không, tỷ lệ 1:10.000, các công trình được đo tọa độ. Các tác giả đã dự báo trữ lượng cấp C 2 + P 1 . AD=7?G76 Công tác đánh giá quặng bauxit trên diện tích thăm dò chưa được tiến hành đồng bộ, chặt chẽ, một số công trình trong quá trình thi công bố trí chưa hợp lý. Các phương pháp thi công và mật độ công trình chưa đủ để đánh giá triệt để trữ lượng quặng bauxit ở cấp C2 + P1; có diện tích tính toán trùng lặp, nhiều diện tích bỏ sót không tính dự báo. 10 10 10 [...]... trữ lượng tinh quặng bauxit các mỏ trên cấp C2 + P1 là 461.000 nghìn tấn Đến nay, khu vực Đăk Nông đã có 7 mỏ bauxit được khảo sát và đánh giá trữ lượng: 1-5, Quảng Sơn, Nhân Cơ, Đạo Nghĩa, Gia Nghĩa, Tuy Đức và Đăk Song Tất cả quặng ở các mỏ này đều là dạng bauxit laterit phong hoá từ đá bazan hệ tầng Túc Trưng - Mỏ bauxit 1-5: Thuộc xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông Mỏ đã được thăm dò tỉ... ra 2 loại quặng bauxit chính trong khu mỏ: bauxit dạng bở rời là phổ biến và bauxit dạng kết tảng Các đặc điểm về thành phần vật chất, kích thước, màu sắc, diện phân bố, hàm lượng các hợp phần của các loại quặng bauxit nêu trên ở mỏ Nhân Cơ cũng có nhiều nét tương đồng như quặng ở các mỏ khác của trường quặng Đăk Nông Hình thái thân quặng trong mỏ bauxit tại khu vực Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông được xem như... tinh quặng 60,6 triệu tấn (1990) - Mỏ bauxit Nhân Cơ: Thuộc xã Nhân Cơ, huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông; cách thị xã Gia Nghĩa chừng 7km về phía tây Diện tích chứa quặng 17,2km2, chiều dày trung bình 2,8m; độ thu hồi tinh quặng trung bình 41% Trữ lượng tinh quặng là 31,9 triệu tấn (năm 1990) - Mỏ bauxit Gia Nghĩa: Thuộc xã Trường Xuân, huyện Đăk GLong, tỉnh Đăk Nông; cách thị xã Gia Nghĩa chừng 4km...Sơ đồ vị trí giao thông Nhân Cơ 11 11 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ 2.1 Đặc điểm địa chất - khoáng sản khu vực Đăk Nông Khu vực Đăk Nông có diện tích khoảng 5.500km 2 Tại đây công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất chuẩn Quốc gia mới dừng ở tỉ lệ 1:200.000 Theo kết quả đo vẽ Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai, khu vực Đăk Nông là một bộ phận của đới Đà Lạt, thuộc... 0,42 27,91 Nhân Cơ TQ12 2,16 1,12 5,56 1,7 0,38 51,85 29 Nhân Cơ TQ13 2,12 1,13 12,23 3,0 0,90 53,30 30 Nhân Cơ TQ14a 2,62 1,11 11,34 2,8 0,98 42,37 31 Nhân Cơ TQ14b 2,96 0,66 3,61 1,0 0,36 32 Nhân Cơ TQ26a 1,67 0,65 6,60 2,1 33 Nhân Cơ TQ26b 1,74 0,87 3,96 34 35 Nhân Cơ Nhân Cơ TQ26c TQ27a 2,41 3,64 0,46 1,35 36 Nhân Cơ TQ27b 3,32 37 Nhân Cơ TQ27c 38 Nhân Cơ 39 STT Khu vực Thân quặng 27 Nhân Cơ 28... khoáng cacbonic, thuộc xã Đăk Mol, huyện Đăk Mil Tại lỗ khoan số 809 của Đoàn Địa chât 701, ở độ sâu 128 m gặp nước khoáng nóng Nước có áp lực phun cao trên mặt đất trên 18 m, lưu lượng 25 l/s; bão hoà khí CO2 Trữ lượng nước khoáng dự báo 840 m3/ ngày, khí CO2 là 9,5 t /ngày 2.2 Đặc điểm cấu tạo Địa chất mỏ 2.2.1 Địa tầng Kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất khu mỏ cho thấy, khu vực thăm dò phân bố chủ yếu là... tích bở rời hệ Đệ tứ phân bố dọc theo thung lũng suối Đăk R’Rung, Đăk Buk So, Đăk Drung, Đăk Tih, Đăk Zih, Đăk R’Keh, Đăk Anh Kông, Đăk Nông 2.2.1.1 Gới Kainozoi - hệ Neogen - thống Pliocen - hệ Đệ Tứ - thống Plistocen sớm - hệ tầng Túc Trưng (N2-Q1tt) Đá phun trào bazan hệ tầng Túc Trưng (N 2 - Q1tt) chiếm phần lớn trong tổng diện tích thăm dò khu Nhân Cơ Chúng tạo nên địa hình dạng vòm phủ có độ cao... sét 2.1.5 Khoáng sản 2.1.5.1 Bauxit Năm 1986, trong "Báo cáo tìm kiếm đánh giá bauxit laterit Nam Việt Nam", 15 15 tác giả Lưxov Iu.M và Nguyễn Thanh Châu đã đánh giá trữ lượng các mỏ trên cấp C2 + P1 là 1.412.838 nghìn tấn tinh quặng Năm 1990, quá trình tổng hợp kết quả từ công tác thăm dò Mỏ bauxit 1-5, tìm kiếm mở rộng Mỏ Quảng Sơn và tìm kiếm đánh giá bauxit khu Nhân Cơ, Gia Nghĩa, Bắc Gia Nghĩa,... aluvi cấu tạo nên thềm I cao 5-6m, phân bố hạn chế ở các khu vực thung lũng suối Đăk R’Keh, suối Đăk Tih, suối ĐăK Nông Trầm tích aluvi thềm bậc 1 tại thung lũng suối Đăk Tih (NC.3927NC.3928): Thềm cao 3-4m so với lòng suối, rộng 100m; bề mặt hơi nghiêng thoải về lòng suối Thành phần gồm sét bột bở rời màu đỏ sậm, nâu đen Ở thung lũng Đăk R’Keh, khu vực Đạo Nghĩa, diện phân bố khoảng 2 2km Thềm có độ... 2,49 0,88 3,30 1,0 0,23 35,34 Ổn định 1,46 Nhân Cơ TQ44d 1,84 0,84 2,73 0,9 0,13 45,65 59 Nhân Cơ TQ45a 2,66 1,27 9,59 2,6 0,77 47,74 60 Nhân Cơ TQ45b 2,96 1,05 18,30 3,8 1,57 35,47 61 Nhân Cơ TQ45c 2,54 1,27 2,67 0,9 0,19 50,00 62 Nhân Cơ TQ45d 2,57 1,04 8,73 1,8 0,67 40,47 63 Nhân Cơ TQ45e 64 Nhân Cơ TQ48a 65 Nhân Cơ TQ48b 66 Nhân Cơ TQ48c Trung bình khu Nhân Cơ 2,88 2,95 3,07 2,43 2,75 0,28 1,01 . KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ================ o ================ BÁO CÁO THĂM DÒ BAUXIT TẠI KHU VỰC NHÂN CƠ, TỈNH ĐĂK NÔNG (Trữ lượng tính đến ngày 30/04/2011) Hà Nội, năm 2011 TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP. +567 +48&41% *- ,59 (%06% BÁO CÁO THĂM DÒ BAUXIT TẠI KHU VỰC NHÂN CƠ, TỈNH ĐĂK NÔNG (Trữ lượng tính đến ngày 30/04/2011) Đơn vị đầu tư Đơn vị tư vấn TẬP ĐOÀN CÔNG. suối Đăk Nông, Đăk Mil, Đa Moưng, Đăk Yao, Đăk Rtih, Đăk Drung, Đa Anh Krong, Đăk sin, Đăk Rken, Đăk Keh, Đăk Dsung, Đăk Mua, Đăk Ker, Đăk Rsung, Đăk Rêh, Đăk Bukso. Lưu lượng của suối Đăk Nông