1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

39 2,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 796,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ, HỆ THỐNG BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ, ĐẦY ĐỦ NHẤT BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ, BAO GỒM BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ, TỔNG QUAN BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ, HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ, ĐẦY ĐỦ BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

Trang 1

Câu 1: Của cải và thu nhập yếu tố nào quan trọng hơn? Vì sao? 1

Câu 2: Bạn có nhận xét gì về Quốc gia này? 2

Câu 3: 3

Câu 4: Dùng mô hình Solow giải thích các vấn đề: 4

Câu 4 (lần 2): 5

Câu 5 (lần 2): 8

Câu 6: 10

Nếu chính phủ tăng chi tiêu đầu tư bằng nguồn tiền vay từ NHTW Hãy giải thích sự kết hợp đó tác động đến nền kinh tế như thế nào? 10

Câu 7: Tác động của chính sách tiền tệ trên mô hình IS-LM trong trường hợp: 10

Câu 8: Nếu lãi suất trái phiếu là số âm: Bạn muốn nắm giữ trái phiếu hay tiền mặt? Điều gì xảy ra với LM? Trường hợp này có nên sử dụng chính sách tài khóa không? Tại sao? 11

Câu 10: Khi giá thay đổi hiệu ứng của các chính sách kinh tế sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tại sao? 12

Câu 11: Để tăng sức cạnh tranh có nên thực hiện phá giá nội tệ Những điều kiện và những hệ lụy đi kèm với chính sách này? Giải thích 22

Chương 7 slide 14: xem file đính kèm 25

Chương 7 slide 15: 25

Chương 7 slide 16: 31

Chương 7 slide 17: 32

Chương 7 slide 18: 32

Chương 7 slide 19: 33

Chương 7 slide 20: 34

Chương 7 slide 20: 35

Chương 7 slide 21: 36

Câu 1: Của cải và thu nhập yếu tố nào quan trọng hơn? Vì sao? Trong hai yếu tố trên thì thu nhập quan trọng hơn Vì: Thu nhập= thu nhập từ sx sp và dịch vụ  đảm bảo tính ổn định hơn, từ thu nhập ta có thể mua tài sản và dự trữ tiền Của cải= tiền + tài sản khác (TSTC, BĐS ) có khả năng bị mất giá, làm giảm giá trị do các bất ổn gây nên, chẳng hạn như: bất ổn về chính trị, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng tài chính

Trang 2

Câu 2: Bạn có nhận xét gì về Quốc gia này?

Với các thông tin đề cho, ta có thể tính được các giá trị sau:

- Thu nhập nội địa GDP:

GDP = C + I + G + X - M

= 1.000 + 200 + 300 + 500 – 550

= 1450

Có thể dễ dàng nhận thấy GDP = 1.450 < C + I + G = 1500

 Thu nhập nội địa < Chi tiêu nội địa

 Quốc gia này cần phải có nguồn tài trợ như xin mượn, cho thuê TS hay bán bớt

Trang 3

Kết luận: Quốc gia này có thu nhập nội địa nhỏ hơn chi tiêu nội địa, buộc phải sử dụng

các nguồn tài trợ như xin, mượn; cho thuê TS hay bán bớt TS, vay Và các nguồn tài trợ này được hạch toán vào BOP (Ghi lại giao dịch bằng tiền của một QG với các nước bên ngoài) Qua tính toán cho thấy BOP < 0 và CR = 15, chứng tỏ Quốc gia này đã bù đắp thiếu hụt bằng cách chọn phương án là bán dự trữ ngoại tệ

Câu 3:

Khi FII giảm mạnh, lượng vốn đầu tư chạy ra khỏi nền kinh tế, cung ngoại tệ giảm làm cho TGHĐ giảm, ảnh hưởng tới nhập khẩu X giảm, tiếp theo là làm cho CA giảm, dẫn đến BOP giảm và có thể âm

Khi GDP giảm mạnh, nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình đốn I giảm, S giảm, T giảm,

X giảm, M giảm làm thu nhập giảm

(S↓-I↓)+(T↓-G)=(X↓-M↓)

Nguồn thu giảm dẫn đến thâm hụt ngân sách Để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ

sẽ tiến hành vay NHTW (NDCg tăng), vay dân (DBg tăng), tăng nhận viện trợ (NTR tăng), vay nợ nước ngoài (FBg tăng)

T-G=DEF=NDCg↑+DBg↑+NTRg↑+FBg↑+

Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh , các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của nền kinh tế dẫn đến tâm lý e dè, rút vốn đầu tư làm FDI giảm (NDI giảm) và FII giảm (NII giảm)

BOP↓=X-M+NFP+NTR↑+NDI↓+NII↓↑+OC↑+EO

Tháo chạy vốn đầu tư nước ngoài làm sụt giảm lượng ngoại tệ → NHTW bán ngoại tệ làm lượng tiền mua nội tệ ít đi (NFA giảm) → BM giảm

BM↓=NFA↓+NDCg↑+NDCP+OIN

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng: Đầu tư, xuất nhập khẩu giảm,

Trang 4

(S↓-I↓) + (T↓-G↑) = (X↓-M↓)

Nguồn thu giảm dẫn đến lượng thuế thu giảm, đồng thời nhà nước tăng chi Để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ tiến hành vay NHTW (NDCg tăng), vay dân (DBg tăng), tăng nhận viện trợ (NTR tăng), vay nợ nước ngoài (FBg tăng)

T↓-G↑ = DEF = NDCg↑ + DBg↑ + NTRg↑ + FBg↑

Cán cân thanh toán giảm mạnh: xuất khẩu ròng , thu nhập ròng và đầu tư ròng đềugiảm, viện trợ tăng

BOP↓= X ↓– M ↓+ NFP↓ + NTR↑ + NDI↓ + NII↓ + OC↑ + EO

Tháo chạy vốn đầu tư nước ngoài làm sụt giảm lượng ngoại tệ → NHTW bán ngoại tệ làm lượng tiền mua nội tệ ít đi (NFA giảm) Các tổ chức tín dụng trong nước cũng khôngcho vay được → BM giảm

BM↓ = NFA↓ + NDCg↑ + NDCP ↓+ OIN

Câu 4: Dùng mô hình Solow giải thích các vấn đề:

Tại sao trong thời gian dài trước chiến tranh TGII mức sống không được cải thiện ? Tạisao có nước giàu, nước nghèo ? Làm sao để hết nghèo ? Nước nghèo có đuổi kịp nướcgiàu không ? Tại sao cùng một quốc gia, có lúc tăng trưởng nhanh, chậm khác nhau ? Trả lời

- Trong thời gian dài trước chiến tranh, các nước tập trung vốn K vào chạy đua vũtrang mà không tập trung vào đầu tư để tạo lượng vốn mới nhiều hơn Nền kinh tế đạttrạng thái dừng ở mức vốn K* cố định với K = 0, tốc độ tăng của sản lượng trên laođộng bằng 0 (gy = 0) và tốc độ tăng của vốn trên mỗi lao động bằng 0 (gk = 0) Vì vậy,mức sống của người dân trong thời gian này không được cải thiện

- Lý do có nước giàu nước nghèo là do cách thức đầu tư của mỗi nước Nước nàotập trung vốn K vào đầu tư tạo nhiều lượng vốn mới từ đó nền kinh tế đạt trạng thái dừng

ở mức vốn K* mới cao hơn Ứng với mức vốn K* cao hơn là mức sản lượng ở trạng tháidừng Y* cao hơn Có nghĩa là mô hình Solow cho rằng những nước có tỉ lệ tiết kiệm vàđầu tư cao hơn sẽ có mức vốn và thu nhập trên đầu người cao hơn trong dài hạn và ngượclại

- Các nước muốn hết nghèo thì phải tăng tỷ lệ tiết kiệm dẫn đến đầu tư nhiều hơn

từ đó sẽ tạo ra lượng vốn mới nhiều hơn Mặt khác hạn chế tăng dân số quá cao và phảitích cực đầu tư thay đổi công nghệ Vì mô hình Solow cho rằng những nước có tăngtrưởng dân số cao hơn sẽ có mức vốn và thu nhập trên lao động thấp hơn trong dài hạn.Thay đổi công nghệ, hay tiến bộ công nghệ có nghĩa là có thể sản xuất ra nhiều sản lượnghơn với cùng một lượng vốn và lao động

- Tiến bộ công nghệ có thể làm tăng năng suất tổng hợp của cả vốn và lao động(TFP – total factor productivity), tiến bộ công nghệ cũng có thể tập trung vào nâng cao

Trang 5

hiệu quả lao động (labor-augmenting technological progress) và tiến bộ công nghệ cũng

có thể tập trung vào nâng cao hiệu quả vốn (capital-augmenting technological progress).Nếu có chung những tính chất quan trọng như: vốn K, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ côngnghệ, các nước nghèo có tiềm năng đuổi kịp các nước giàu

- Tại cùng một quốc gia có lúc tăng trưởng nhanh chậm là vì có trạng thái dừng.Trạng thái dừng là điểm cân bằng mà ở đó lượng vốn giữ nguyên không đổi, bởi vì lượngđầu tư để tạo ra vốn mới mỗi năm chỉ đủ để bù trừ phần vốn bị hao mòn Khi vốn khôngtăng thì sản lượng cũng sẽ không tăng Vì vậy, ở trạng thái dừng, lượng vốn trên một laođộng là cố định, và sản lượng trên một lao động là cố định Vốn và lao động không tăngthì tổng sản lượng cũng là cố định Đây là hệ quả của hàm sản xuất có hiệu suất biêngiảm dần Nếu vốn tiếp tục tăng, sản lượng sẽ tăng nhưng với tốc độ giảm dần Do vậy,thu nhập dành cho tiết kiệm cũng tăng với tốc độ giảm dần, và đầu tư tăng cũng với tốc

độ giảm dần Vì vậy, lúc đầu sẽ tăng trưởng nhanh nhưng khi đến gần trạng thái dừng thìcác nước sẽ tăng trưởng chậm lại

Để tăng trưởng kinh tế, cần đầu tư vốn và công nghệ, lực lượng lao động đến mức nhất định Trong thời kỳ chiến tranh, mọi nguồn của cải tài sản quốc gia đều đầu

tư hết vào quốc phòng Vì vậy, việc đầu tư vào vốn, công nghệ đều bị thiếu hụt, dẫn đến sản lượng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu, đời sống không được cải thiện

2 Tại sao có nước giàu, nước nghèo?

Nguyên nhân chính tạo ra sự giàu nghèo ở đây là mức đầu tư vốn, công nghệ, tốc

độ tăng dân số khác nhau giữa các nước

- Ở các nước nghèo, mức đầu tư vốn thường rất thấp, công nghệ kém, dân số tăng tốc độ nhanh, vì vậy, mức tăng sản lượng thường thấp, đời sống không được cải thiện

- Ở các nước giàu, mức đầu tư vốn thường được chú trọng, công nghệ hiện đại, dân số tăng tốc độ chậm, vì vậy, mức tăng sản lượng thường cao, đời sống người dân được đáp ứng

3 Làm sao để hết nghèo?

Trang 6

Tăng cường đầu tư vốn, công nghệ, giảm tốc độ tăng dân số với mức đủ lớn.

4 Nước giàu có đuổi kịp nước giàu không?

Theo lý thuyết, vẫn có thể Tuy nhiên, điều đó rất khó đối với các nước nghèo hiệnnay Lượng vốn và công nghệ phải cực lớn, đủ để vực dậy cả nền kinh tế Hơn nữa, việc này không thể thực hiện nhanh trong một sớm một chiều

5 Tại sao cùng một quốc gia, có lúc tăng trưởng nhanh, chậm khác nhau?

Cùng một quốc gia, nhưng tùy từng giai đoạn khác nhau, sẽ ưu tiên đầu tư những nguồn khác nhau, mức độ khác nhau Lượng đầu tư vốn khác nhau, cộng nghệ và tốc độ tăng dân số khác nhau sẽ dẫn đến mức độ tăng sản lượng khác nhau, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh chậm khác nhau

Câu 5 Dùng các học thuyết kinh tế giải thích quan hệ giữa tiền, lạm phát, lãi suất? Theo bạn tại sao lãi suất ở VN có lúc rất cao? Nguyên nhân sâu xa của lạm phát cao và lãi suất cao là gì? Cần làm gì để giảm lãi suất?Tại sao hiện nay lãi suất có xu hướng hạ nhiệt, theo bạn điều đó tốt hay không tốt cho những chủ thể nào trong nền kinh tế? Tại sao?

Tiền là trữ lượng tài sản được sử dụng để thực hiện giao dịch

Cung tiền trong nền kinh tế: M=C+D

M=K.H

Số lượng tiền tệ trong nền kinh tế có quan hệ mật thiết với số lượng tiền trao đổi tronggiao dịch, khi người ta cần nhiều tiền để trao đổi thì người ta sẽ có nhu cầu giữ tiền nhiềuhơn Do đó, theo thuyết số lượng tiền:

Khối lượng tiền tệ * Tốc độ lưu thông=Giá cá* Số lượng giao dịch

M * V = P * T

Trong phương trình trên T là đại lượng biểu thị cho tổng số giao dịch trong một thời kỳnhất định, khó khăn đối với phương trình trên là không thể tính được khối lượng giaodịch T, do đó để giải quyết vấn đề này người ta thay đại lượng T bằng Y (tổng sản lượngcủa nền kinh tế Công thức trên được viết lại như sau:

Khối lượng tiền tệ * Tốc độ lưu thông = Giá cả * Sản lượng

M * V = P * Y

Tỷ lệ lạm phát là mức thay đổi tính bằng phần trăm mức giá nên lý thuyết này về mức giácũng chính là lý thuyết về lạm phát Phương trình số lượng viết dưới dạng sự thay đổitính bằng % là:

% Thay đổi của M + % Thay đổi của V = % Thay đổi của P + % Thay đổi Y

Trang 7

Sự thay đổi % của khối lượng tiền tệ chịu sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, sựthay đổi % của tốc độ lưu thông phản ánh sự dịch chuyển của đường cầu về tiền; giả sửtốc độ lưu thông tiền tệ không đổi, do đó sự thay đổi tốc độ lưu thông bằng 0 Sự thay đổitính bằng % mức giá chính là tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi % về sản lượng phụ thuộc vàotốc độ tăng trưởng của các nhân tố sản xuất và tiến bộ công nghệ, mà hiện tại coi là đạilượng biết trước

Như vây, lý thuyết số lượng tiền tệ nói rằng ngân hàng trung ương, một cơ quan kiểm soát mức cung tiền, trực tiếp kiểm soát tỷ lệ lạm phát Nếu ngân hàng trung ương giữ cho mức cung tiền ổn định, thì mức giá cũng ổn định Nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền một cách nhanh chóng, mức giá cũng tăng lên nhanh chóng

Lạm phát và lãi suất:

Có hai loại lãi suất: lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất ngân hàng trả cho người gửi tiền hoặc lãi suất cho vay…hàm ý rằng nó chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát

Lãi suất thực là lãi suất thực tế nhận được sau khi đã trừ đi tỷ lệ lạm phát

Ta có:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát

r = i - Π

Lãi suất thực chính là chênh lệch giữa laĩ suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát

Ta có thể biến đổi phương trình về dạng

Lãi suất của Việt Nam có lúc rất cao vì tại thời điểm đó tỷ lệ lạm phát của Việt Namđứng ở mức rất cao, chẳng hạn giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 lãi suất Việt Namcao rất nhiều so với lãi suất của thế giới, trong giai đoạn đó tỷ lệ lạm phát của Việt Namvào khoản 12.6%/năm, thì vào thời điểm đó lãi suất ngân hàng vào khoản 14%/năm rấtcao so với thế giới

Trang 8

Nguyên nhân sâu sa của lạm phát cao và lãi suất cao là do ngân hàng Trung Ương đãthực hiện chính sách tăng cung tiền, khi cung tiền tăng thì lạm phát sẽ tăng kéo theo lãisuất sẽ tăng theo Do đó để giảm lãi suất thì ngân hàng trung ương cần giảm cung tiềntrong nền kinh tế

Tuy nhiên lãi suất hiện nay có xu hướng hạ nhiệt vì tỷ lệ lạm phát dự kiến giảm xuống, từđầu năm 2014 đến nay tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chỉ vào khoản 5%-6%/năm, theo dựđoán của ngân hàng HSBC lạm phát toàn phần năm 2014 của Việt Nam vào khoản 5.6%/năm, nếu so với các năm trước lạm phát của Việt Nam đã giảm rất nhiều đều này đã làmcho lãi suất trên thị trường giảm xuống

Lãi suất giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốngia rẻ, khuyến khích đầu tư, gia tăng sản lượng, tăng chi tiêu, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế Khi lãi suất giảm là cơ hội cho người đi vay, họ tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ đểthực hiện các dự án đầu tư kinh doanh mang lại lợi nhuận, tạo công ăn việc làm, giúp cho

xã hội phát triển, vì vậy nếu lãi suất giảm sẽ tốt hơn cho các chủ thể trong nền kinh tế

M: Mức cung tiền danh nghĩa

V: Tốc độ lưu thông tiền tệ

- Từ (r = i - )  i = r + ( Phương trình Fisher) (i thay đổi do r hoặc )

r : lãi suất thực dự kiến

: lạm phát dự kiến

- Với r không đổi

Hiệu ứng Fisher: khi lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa tăng 1% (Đồng biến) (2)

Trang 9

Từ (1),(2) Tiền – Lãi suất : Cung tiền tăng 1% lãi suất tăng 1%

Theo bạn tại sao lãi suất ở VN có lúc rất cao? Nguyên nhân sâu xa của lạm phát cao vàlãi suất cao là gì? Cần làm gì để giảm lãi suất?

- Lạm phát tăng cao  Chính phủ thực hiện thắt chặt tiền tệ  NHTW rút tiền đang lưuthông  Các NHTM huy động tiền gửi  tăng lãi suất (Việt Nam: lạm phát cao + kỳvọng lạm phát sẽ còn tăng cao  có giai đoạn lãi suất tăng lên đột biến)

- Nguyên nhân sâu xa của lạm phát cao và lãi suất cao  lượng cung tiền trong nền kinh

tế nhiều (chi tiêu công, phá giá đồng tiền để xuất khẩu…)

- Để giảm lãi suất  giảm tổng cầu  kiềm chế lạm phát, giảm cung tiền, ổn định giá,tăng thuế, quy định trần lãi suất, cắt giảm chi tiêu công…

Tại sao hiện nay lãi suất có xu hướng hạ nhiệt, theo bạn điều đó tốt hay không tốt chonhững chủ thể nào trong nền kinh tế? Tại sao?

- Lãi suất hiện nay có xu hướng hạ nhiệt vì có sự can thiệp của Chính phủ;

- Lãi suất giảm ảnh hưởng đến các chủ thể tham gia trong nền kinh tế (Chính phủ, DN, hộtiêu dùng, người lao động,….) Việc thực hiện biện pháp làm giảm lãi suất gây ra tích cựchay tiêu cực còn tùy thuộc vào chủ thể:

Chính phủ: thu được thêm thuế, chi tiêu công giảm tốt

Doanh nghiệp: có đk tiếp cận vốn Tốt Tuy nhiên nếu lãi suất giảm xuống quá thấp sẽ dễ gây tình trạng đầu tư không hiệu quả không tốt

Hộ tiêu dùng: mức giá giảm có điều kiện tiêu dùng tốt

Người lao động dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp không tốt

Trang 10

Câu 6:

Nếu chính phủ tăng chi tiêu đầu tư bằng nguồn tiền vay từ NHTW Hãy giải thích sự kết hợp đó tác động đến nền kinh tế như thế nào?

- Chính phủ tăng chi tiêu  Tổng cầu AD tăng  IS sang phải  Y tăng, r tăng

- Mặt khác, NHTW cho chính phủ vay  tăng cung tiền  LM sang phải  Y tăng, rgiảm

 Y tăng nhiều, r tăng, giảm (ít) hoặc hầu như không thay đổi

Câu 7: Tác động của chính sách tiền tệ trên mô hình IS-LM trong trường hợp:

a/ Đầu tư kém nhạy với lãi suất: với chính sách tiền tệ mở rộng nhằm giúp kinh tế phát triển để chống suy thoái, khi ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền ra ngoài thị

trường, với cầu tiền không đổi sẽ làm cho lãi suất trên thị trường giảm lúc đó sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vay vốn để mở rộng đầu tư sẽ giúp tăng sản lượng hàng hóa, dịch

vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội và phát triển kinh tế Tuy nhiên trong trường hợp đầu tư kém nhạy với lãi suất thì cho dù lãi suất giảm xuống rất nhiều nhưng đầu tư không tăng hoặc tăng rất ít nên làm cho sản lượng không tăng hoặc tăng lên rất ít.Trong khi đó lượngtiền cung ứng ra trên thị trường càng nhiều mà sản lượng lại không tăng lên làm cho khan hiếm hàng hóa, giá cả tăng lên rất cao và lạm phát tăng lên cao hơn nữa làm cho nềnkinh tế vừa suy thoái vừa lạm phát cao

b/ Khi cầu tiền rất nhạy với lãi suất: với mục đích sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền sẽ giúp lãi suất trên thị trường giảm, khi đó sẽ giúp các nhà đầu tư tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn để mở rộng đầu tư và tăng sản lượng cung ứng cho nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế tuy nhiên vì cầu tiền rất nhạy với lãi suất nên khi ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền làm lãi suất vừa giảm thì dân chúng đã rút tiền ra khỏi ngân hàng và tăng giữ tiền mặt lên rất nhiều , tiền mà ngân hàng trung ương bơm ra nền kinh tế chạy vào trong dân chúng hết

i

Y

Trang 11

đẩy giá lên cao làm lạm phát tăng cao chứ không nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại nên không làm cho lãi suất trên thị trường tiền tệ giảm từ đó cũng không giúp các doanh nghiệp tăng đầu tư nên sản lượng nền kinh tế không tăng lên Xảy ra hiện tượng bẩy tiền tăng cung ứng tiền mà không tăng sản lượng mà chỉ làm hàng hóa trở nên khan hiếm làm giá cả tăng cao , lạm phát tăng cao.

trường hợp: Đầu tư rất nhạy với lãi suất, cầu tiền kém nhạy với lãi suất Giải thích?

• Đầu tư rất nhạy với lãi suất:

Trong trường hợp bình thường:

Trong trường hợp LM là đường thẳng đứng: cầu tiền không nhạy với lãi suất

(Vẽ hình minh họa)

Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, làm cho đường IS dịch chuyểnsang phải, lãi suất tăng lên, tuy nhiên do cầu tiền không nhạy với lãi suất, cho nên chínhsách tài khóa chỉ làm tăng lãi suất nhưng sản lượng không tăng, chính sách tài khóa trongtrường hợp này không phát huy tác dụng Khi chính phủ tăng chi tiêu làm lãi suất cânbằng tăng lên, giảm đầu tư (chi tiêu chính phủ lấn át đầu tư tư nhân)

• Cầu tiền kém nhạy với lãi suất:

(Vẽ hình minh họa)

Cầu tiền kém nhạy với lãi suất đường LM rất dốc, khi chính phủ thực hiện chính sách tàikhóa mở rộng, đường IS dịch chuyển sang phải, làm cho lãi suất tăng lên nhiều, sảnlượng tăng lên ít Chính sách tài khóa kém tác dụng

Câu 8: Nếu lãi suất trái phiếu là số âm: Bạn muốn nắm giữ trái phiếu hay tiền mặt? Điều gì xảy ra với LM? Trường hợp này có nên sử dụng chính sách tài khóa không? Tại sao?

• Lãi suất ghi trên tờ trái phiếu là lợi tức của người mua trái phiếu, nếu nói lãi suấttrái phiếu âm nghĩa là lãi suất thực mà người giữ trái phiếu nhận được sẽ là lãi suất

Trang 12

thực âm (theo công thức lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạmphát, lãi suất thực âm tức là lãi suất danh nghĩa trừ cho tỷ lệ lạm phát ra số âm,trong trường hợp này tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất danh nghĩa), người dân có xuhướng giữ tiền mặt nhiều hơn để đầu tư vào các tài sản khác (vàng, ngoại tệ )

• Lãi suất trái phiếu âm, người dân có xu hướng giữ tiền mặt nhiều, cầu tiền tăng lênlàm đường DM dịch chuyển lên trên, do đó đường LM cũng dịch chuyển lên trên,làm lãi suất tăng, sản lượng giảm

• LM có độ dốc thấp, nên lúc này chính sách tiền tệ kém tác dụng, và chính sách tàikhóa có tác dụng, khi áp dụng chính sách tài khóa sẽ làm IS dịch chuyển sang phảilàm sản lượng và lãi suất tăng

Câu 10: Khi giá thay đổi hiệu ứng của các chính sách kinh tế sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tại sao?

Lấy ví dụ minh họa khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng chống suy thoái trong trường hợp giá cả tăng

Y1 Y2

Trang 13

1 Khi giá thay đổi hiệu ứng của các chính sách kinh tế sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tại sao?

 Đối với chính sách tiền tệ:

Khi giá tăng, cung tiền danh nghĩa M không đổi sẽ làm cung tiền thực giảm từ M/P1 về

M/P2 làm đường LM dịch chuyển sangtrái, và do cầu tiền không đổi nên thịtrường tiền tệ thiếu tiền sẽ dẫn đến lãisuất tăng từ i1 đến i2 dẫn đến đầu tư I sẽgiảm, tổng cầu AD và sản lượng Y giảm

 giảm hiệu quả chính sách

Ngược lại khi giá giảm, cung tiền danhnghĩa M không đổi sẽ làm cung tiền thựctăng từ M/P2 đến M/P1 làm đường LMdịch chuyển sang phải, và do cầu tiềnkhông đổi nên thị trường tiền tệ thừa tiền

sẽ dẫn đến lãi suất giảm từ i2 về i1 dẫnđến đầu tư I sẽ tăng, tổng cầu AD và sảnlượng Y tăng  tăng hiệu quả chínhsách

 Đối với chính sách tài khoá:

Trường hợp giá tăng:

Giả sử lúc ban đầu nền kinh tế cân bằngkhiếm dụng, sản lượng cân bằng Y1 <Yp

Khi chính phủ thực hiện chính sách kíchcầu chống suy thoái bằng việc áp dụng

Trang 14

chính sách tài khoá mở rộng với mong muốn sản lượng sẽ tăng từ Y1 thêm 1 đoạn

Y=K.AD0 để đạt sản lượng tiềm năng Yp

Tuy nhiên, xét trên mô hình IS-LM khi chính phủ dùng biện pháp kích thích để tổng cầuAD1 tăng 1 đoạn AD0 lên AD2 sẽ làm cho đường IS dịch chuyển sang phải 1 đoạn Ythành IS’ Với cung tiền không đổi, lúc này lãi suất tăng từ i1 lên i2 làm giảm đầu tư tưnhân và kéo sản lượng cân bằng giảm theo, sản lượng cân bằng mới chỉ đạt ở mức Y2 <

Yp (do tác động hất ra)

Ngoài ra, xét trên mô hình AS-AD, tại mức giá P1 sản lượng yêu cầu là Y2 nhưng cungchỉ ở mức Y1 dẫn đến thiếu hàng, AD sẽ dịch phải từ AD1 đến AD3 và giá tăng từ P1 lênP3, làm cho cung tăng, cầu giảm đến sản lượng cân bằng mới là Y3 < Y2

Như vậy, thay vì đạt mục tiêuban đầu là Yp nhưng sản lượngcuối cùng đạt được chỉ là Y3 <

Yp do sự thay đổi của lãi suất vàgiá cả

Do đó, khi giá thay đổi sẽ làmgiảm hiệu quả của chính sách.Nếu đường AD có độ dốc thấpsản lượng yêu cầu rất nhạy vớigiá ( giá tăng làm cho sản lượnggiảm nhiều) hiệu quả chính sách

sẽ càng yếu

Trường hợp giá giảm:

Giả sử lúc ban đầu nền kinh tếcân bằng có lạm phát cao, sảnlượng cân bằng Y1 > Yp

Khi chính phủ thực hiện chínhsách thu hẹp tài khoá để kềmchế lạm phát với mong muốnsản lượng sẽ giảm từ Y1 mộtđoạn Y=K.AD0 để đạt sảnlượng tiềm năng Yp

Tuy nhiên, xét trên mô hình

IS-LM khi chính phủ dùng biệnpháp thu hẹp tài khoá để tổngcầu AD1 giảm 1 đoạn AD0

Trang 15

xuống AD2 sẽ làm cho đường IS dịch chuyển sang trái 1 đoạn Y thành IS’, lúc này lãisuất giảm từ i1 xuống i2 làm tăng đầu tư tư nhân và kéo sản lượng cân bằng tăng theo, sảnlượng cân bằng mới chỉ ở mức Y2 > Yp

Ngoài ra, xét trên mô hình AS-AD, tại mức giá P1 sản lượng yêu cầu là Y2 nhưng cung làY1 dẫn đến thừa hàng, AD sẽ dịch trái từ AD1 đến AD3 và giá giảm từ P1 xuống P3 làmcho cầu tăng, cung giảm đến sản lượng cân bằng mới là Y3 > Y2

Như vậy, thay vì đạt mục tiêu ban đầu là Yp nhưng sản lượng cuối cùng đạt được chỉ làY3 > Yp do sự thay đổi của lãi suất và giá cả

Do đó, khi giá thay đổi sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách

Nếu đường AD có độ dốc thấp sản lượng yêu cầu rất nhạy với giá ( giá giảm làm cho sản lượng tăng nhiều) hiệu quả chính sách sẽ càng yếu

2 Lấy ví dụ minh họa khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng chống suy thoái trong trường hợp giá cả tăng

Nhóm đặt ra giả thiết như sau:

Trang 17

=> cần phải tăng 1 lượng ∆Y = 3500 –2953 = 547

Khi thị trường cân bằng IS = LM => i1 = 8.094%

Ta có phương trình đường IS’:

(IS’) Y = 7000 + ∆Y – 500i = 7000 + 547 – 500i = 7547 – 500 i

Để nền kinh tế toàn dụng thì IS’ phải cắt Yp tại 1 điểm với lãi suất ko đổi

Nhưng điểm cân bằng mới IS’ = LM (Với P = P1 = 1.92)

0.002Y – i = 15/1.92– 10 i = 8.64%

Vậy nền kinh tế cân bằng ở mức Y2 = 3226, ko đạt bằng mức Yp dự định và với mức lãi suất i2 = 8.64% lớn hơn mức lãi suất ban đầu là i1 = 8.094%

Bên cạnh đó IS thay đổi sẽ kéo theo AD thay đổi

Ta có phương trình đường AD’thỏa hệ phương trình sau:

Kết luận: Trong điều kiện giá và lãi suất thay đổi, chính sách kích cầu bằng cách tăng

chi tiêu chính phủ không đạt hiệu quả như mong đợi Cụ thể, sản lượng cân bằng khôngđạt được sản lượng tiềm năng, giá và lãi suất tăng so với trước khi kích cầu

Trang 18

Câu 10(lần 2): Khi giá thay đổi thì hiệu ứng của các chính sách kinh tế thay đổi như thế nào? Tại sao? Lấy ví dụ minh họa khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa

mở rộng để chống suy thoái.

Trả lời Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng khiếm dụng: sản lượng cân bằng

(Y1) < sản lượng tiềm năng, lạm phát thấp, tổng cầu thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao Trong ngắn hạn, Chính phủ phải tìm cách kích cầu  làm cho tổng cầu tăng, kích thích sản xuất, giảm thất nghiệp và tăng sản lượng đến sản lượng tiềm năng

Các chính sách mà Chính phủ sử dụng để kích cầu:

a/ Chính sách tiền tệ mở rộng:

Khi NHTW thực hiện CSTTMR thì cung tiền tăng làm đường LM dịch chuyển sang phải thành LM1 Và khi đó, đến lượt nó sẽ làm cho đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phảithành đường AD3 Lúc này thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa sẽ cân bằng tại điểm

A (Y2, P2) với Y2>Y1, tức là cầu > cung hiện tại Vậy trong ngắn hạn, giá cả sẽ tăng chotới khi nền kinh tế cân bằng trở lại, và điểm cân bằng mới là B (Y3, P3) (hình vẽ)

Như vậy, nếu trong điều kiện giá không đổi khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì có thể thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa sẽ cân bằng tại điểm A (Y2, P2), lúc đó tác động của chính sách tiền tệ là rất lớn, nó làm sản lượng tăng mạnh từ Y1 lên Y2 Tuy nhiên trong trường hợp này do có tác động của giá cả nên sản lượng chỉ thay đổităng từ Y1 lên Y3 hay nói khác đi là chính sách tiền tệ đã trở nên kém hiệu quả hơn khi

có sự xuất hiện của sự thay đổi giá cả

b/ Chính sách tài khóa mở rộng:

Trang 19

Khi NHTW thực hiện CSTKMR bằng cách tăng chi tiêu tự định làm đường AD dịch chuyển lên trên (AD1AD2)  sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa tăng từ Y1Yp.

Khi tổng cầu tăng thì IS dịch chuyển sang phải một đoạn bằng với ΔY Do tác động hất

ra, việc tăng tổng cầu dẫn đến sản lượng được yêu cầu (Y) tăng theo  cầu tiền (Dm) tăng, trong khi cung tiền không tăng  lãi suất (i) tăng  đầu tư (I) suy giảm  tổng cầu giảm bớt kéo theo sản lượng (Y) tăng không như dự kiến mà chỉ tăng từ Y1 đến Y2 (hình vẽ) Lúc này, thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng tại mức sản lượng Y2

Khi IS dịch chuyển đến vị trí IS’ thì AD dịch chuyển sang phải đến AD’ Lúc này, cầu hàng hóa trên thị trường tăng lên so với sản lượng cân bằng ban đầu (Y1Y2); trong khi cung hàng hoá trên thị trường chỉ là Y1 tại mức giá P1 Như vậy trong ngắn hạn, cầu > cung sẽ đẩy giá hàng hoá tăng lên cho đến khi đạt được mức giá cân bằng mới là P2 với sản lượng cân bằng mới Y3 (Y3 < Y2, do giá tăng thì cầu cũng giảm một lượng)

Như vậy, từ mục tiêu ban đầu là tăng sản lượng đến sản lượng tiềm năng Yp thì kết quả chỉ tăng được đến Y3 Điều đó cho thấy, khi giá thay đổi thì càng làm cho tác động hất rađối với CSTKMR mạnh hơn hay nói khác là chính sách tài khoá đã trở nên kém hiệu quả hơn khi có sự xuất hiện của sự thay đổi của giá cả

Ngày đăng: 27/10/2014, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w