1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ xuất khẩu gạo ở Việt Nam

19 884 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 131 KB

Nội dung

Vấn đề xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay đang là vấn đề trọng tâm của đất nước, gạo là một trong bảy mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, đất nước ta trước 1986 là một nước có nền Kinh tế tập trung quan liêu bao cấp khi đó nền nông nghiệp còn lạc hậu ruộng đất tập trung chủ yếu trong các hợp tác xã dẫn đến tình trạng phải nhập khẩu lương thực. Từ sau Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần Thứ VI ( 121986) thì Đảng và nhà nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với nền nông nghiệp mới với chính sách của Đảng và nhà nước đã đưa nước ta từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Thái Lan đứng trên cả Mỹ và Ấn Độ. Trong những năm gần đây sản lượng gạo của ta không ngừng tăng lên cả số lượng lẫn chất lượng gạo, xuất khẩu gạo đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước đóng góp vào kim nghạch xuất khẩu chung cho đất nước . Hiện nay xuất khẩu gạo được xem như là một trọng tâm mà Đảng và nhà nước ta chú trọng phát triển , xuất khầu gạo của nước ta hiện nay có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Nước ta có hai đồng bằng lớn đó là đồng bằng sông Hồng ở Miền Bắc và vựa lúa lớn nhất nước ta ở đồng bằng sông Cửu Long do được thiên nhiên ưu đãi đất đai màu mỡ có lượng phù sa nhiều do các con sông bồi đắp hàng năm khu vực này cung cấp lượng gạo xuất khẩu lớn cho đất nước ngoài ra vùng này còn có những loại gạo đặc sản như: nàng hương, gạo thơm, ST3…..

Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Vấn đề xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay đang là vấn đề trọng tâm của đất nước, gạo là một trong bảy mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, đất nước ta trước 1986 là một nước có nền Kinh tế tập trung quan liêu bao cấp khi đó nền nông nghiệp còn lạc hậu ruộng đất tập trung chủ yếu trong các hợp tác xã dẫn đến tình trạng phải nhập khẩu lương thực. Từ sau Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần Thứ VI ( 12/1986) thì Đảng và nhà nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với nền nông nghiệp mới với chính sách của Đảng và nhà nước đã đưa nước ta từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Thái Lan đứng trên cả Mỹ và Ấn Độ. Trong những năm gần đây sản lượng gạo của ta không ngừng tăng lên cả số lượng lẫn chất lượng gạo, xuất khẩu gạo đem về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước đóng góp vào kim nghạch xuất khẩu chung cho đất nước . Hiện nay xuất khẩu gạo được xem như là một trọng tâm mà Đảng và nhà nước ta chú trọng phát triển , xuất khầu gạo của nước ta hiện nay có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Nước ta có hai đồng bằng lớn đó là đồng bằng sông Hồng ở Miền Bắc và vựa lúa lớn nhất nước ta ở đồng bằng sông Cửu Long do được thiên nhiên ưu đãi đất đai màu mỡ có lượng phù sa nhiều do các con sông bồi đắp hàng năm khu vực này cung cấp lượng gạo xuất khẩu lớn cho đất nước ngoài ra vùng này còn có những loại gạo đặc sản như: nàng hương, gạo thơm, ST3… Trong những năm gần đây nền nông nghiệp được Đảng và Nhà nước đầu tư đúng mức nên sản lượng lúa và gạo xuất khẩu không ngừng tăng nhất là năm 2005. Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu trong công cuộc đổi mới đất nước . Trong đó , nền nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước trong thời kì mở cửa . Vì vậy em chọn : “VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY” làm chuyên đề năm thứ ba. Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : Đề tài nhằm nghiên cứu và phân tích những mặt mạnh và những hạn chế cho việc xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2005 từ đó để có giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của gạo Việt Nam cụ thể là năm 2005. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Thực hiện đề tài bằng cách tổng hợp số liệu các năm , chủ yếu là các số liệu tổng kết trong năm 2005 từ sách , báo, tạp chí , các kiến thức đã học và các thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trên các phương tiện thông tin Đại chúng để có cơ sở hoàn thành đề tài được tốt hơn . IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI : Do phạm vi của đề tài mang tính vĩ mô và thời gian hoàn thiện ngắn . Đề tài tập trung phân tích những số liệu đã được tổng kết vào cuối năm , nên chưa đi sâu phân tích thực tiễn và còn nhiều thiếu sót . Nhưng tôi hi vọng với những kiến thức được trang bị từ các thầy cô , có thể đóng góp được phần nào vào công cuộc nâng cao khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam . Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam Phần I : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠO: Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp từ lâu đời , có hai vùng đồng bằng châu thổ lớn đó là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long . Đây là hai vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất nước, việc sản xuất hai vùng này có ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của nước ta. Trong năm 2005 nền nông nghiệp nước ta cũng gặp một số khó khăn do lũ lụt, bão lớn xảy ra ở tỉnh Miền Bắc làm thiệt hại 679.000 tấn lúa và thiệt hại vụ đông xuân ở Miền Trung. Nhưng nhìn chung tổng sản lượng lúa cũng đạt được 35.791 nghìn tấn giảm 0,2% so với năm 2004 theo tổng cục thống kê năm 2005 diện tích gieo trồng lúa của cả nước tiếp tục giảm 1,6% sau khi đã giảm 0,2% năm trước, tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2005 chỉ còn 7.326,4 nghìn ha trong đó vụ đông xuân năm 2005 gieo trồng đạt 2942,0 nghìn ha giảm 1,2%. Lúa hè thu diện tích gieo trồng đạt 2348,6 giảm 0,7% và vụ lúa mùa gieo trồng đạt 2035,8 nghìn ha giảm 2,8% năm 2005 sản lượng lúa cả nước đạt 35,8 triệu tấn giảm 385.000 tuy sản lượng có giảm nhưng ngược lại ở đồng bằng sông Cửu L ong sản lượng đạt khá cao tăng thêm 667.000 tấn lúa do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp với chương “trình 3 giảm 3 tăng” đó là giảm lượng lúa giống , giảm phân bón , giảm thuốc trừ sâu và 3 tăng là tăng sản lượng, tăng chất lượng, tăng lợi nhuận đả làm năng suất đạt được 4,89 tấn/ha xấp xỉ năm 2004 bên cạnh mô hình 3 giảm 3 tăng bà con nông dân còn áp dụng “thâm canh đồng bộ” tỏ ra rất hiệu quả. Trong đó sản lượng tăng chủ yếu ở khu vực phía Nam tăng mức sản xuất lúa đặt biệt là vụ đông xuân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tăng 3% so với vụ trước lên 10.598,8 nghìn tấn sản lượng lúa hè thu tăng 0,6% lên 9769,9 nghìn tấn Dưới đây là bảng tổng kết sản lượng lúa năm 2000-2005 Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam Bảng 1 : Kết quả sản xuất lúa cả nước qua các vụ từ năm 2000-2005: đơn vị tính : nghìn tấn Năm Vụ 2000 2001 2002 2003 2004 Ước 2005 Đông Xuân 15.571 15.474 16.720 16.823 17.078 17.332 Hè thu 8.025 8.328 9.189 9.401 10.300 10.415 Lúa mùa 8.333 8.306 8.539 8.345 8.490 8.044 Cả năm 32.529 31.108 34.447 34.569 35.868 35.791 ( Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2005- 2006 ) II. THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2005: 1. THỊ TRƯỜNG : Trong thị trường xuất khẩu quốc tế Thái Lan và Mĩ là những nước xuất khẩu truyền thống từ lâu, từ nhiều thập kỉ qua .Còn hiện tại ba nước xuất khẩu hàng đầu thế giới là Việt Nam, Mĩ, Thái Lan. Trước năm 1986 Việt Nam phải nhập khẩu gạo từ sau Đai hội đại biểu toàn quốc VI cũa Đảng thì nước ta tiến hành đổi mới đến năm 1989 lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta xuất khẩu gạo 1,4 triệu tấn gạo đạt kim ngạch xuất khẩu 210 triệu USD vươn lên đứng hàng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo . Đây là sự cố gắng vượt bậc của nền sản xuất gạo trong nước và xuất khẩu gạo chỉ trong ba năm mà đã thay đổi to lớn . Mười năm sau đến 1999 nước ta xuất khẩu đứng hàng thứ hai trên thế giới, nước ta xuất khẩu đạt 4.5 triệu tấn vượt qua cả Mỹ và duy trì cho đến nay (riêng trong năm 2003 đứng hàng thứ ba trên thế giới). Chính vì vậy ngay từ thời gian đầu thâm nhập thị trường, Viêt Nam đã gặp phải khó khăn trong viêc giành thị phần xuất khẩu mà trong đó Thái Lan và Mĩ là 2 nước luôn giữ thị phần lớn trong tổng lượng xuất khẩu gạo của toàn thế giới những năm trước đó. Năm 2006 đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam chiếm lĩnh được các thị trường truyền thống của Thái Lan, Việt Nam đã xuất được một lượng lớn gạo sang thị trường ASEAN đây thị trường gạo truyền thống của Thái Lan mà thị trường chính đó là Philipphin là thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam với số lượng gạo lớn trong thời gian gần đây, ước tính trong năm nay Việt Nam sẽ xuất Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam sang Philipphin 782.500 tấn, từ năm1995-1996 gạo của Việt Nam dã xuất sang được hơn 50 Quốc gia trên thế giới. Bằng chứng vào năm 2003 lần đầu tiên Việt Nam trực tiếp xuất khẩu sang thị trường châu Mĩ đạt 700.000 tấn tiếp tục thâm nhập và mở rộng khối lượng xuất khẩu sang thị trường sẵn có trước đây, cố gắng thâm nhập thị trường khó tính Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia những nước có khả năng sẽ ngừng nhập khẩu gạo của Thái Lan . Trong năm 2005 vừa qua thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn tập trung xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, khu vực trung đông và Châu phi. Cũng trong năm nay sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm 22% tổng sản lượng gao xuất khẩu của toàn thế giới như vậy trong năm 2005 Việt Nam vẫn giử được kim ngạch xuất khẩu đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan. 2. GIÁ CẢ GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. Khi tham gia vào thị trường gạo thế giới thì tất nhiên Việt Nam cũng phải căn cứ vào thị trường thế giới để làm cơ sở định giá gạo của Việt Nam về lý thuyết giá gạo của thị trường thế giới thường thông qua giá hợp đồng thương mại lớn và phải thanh toán bằng chuyển đổi trên thực tế người ta dựa vào giá xuất khẩu của Thái Lan làm căn cứ tính giá vì Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việc xuất khẩu gạo của Việt Nam thu về cho đất nước số lượng ngoại tệ lớn. Ví dụ: năm 2005 xuất khẩu thu về cho đất nước khoảng 1,394tỷ USD làm cho đời sống của người nông dân cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, cuộc sống của người nông dân được nâng cao. Tại thái Lan năm 2005 giá chào bán gạo phẩm cấp cao năm 2005 đã tăng 19-20% so với năm trước lên 290,5 USD /tấn FOB(100%tấm), 284 USD /tấn FOB( 5% tấm), giá gạo cấp thấp tăng từ 14-15%lên 257,6 USD/tấn FOB(25%tấm) , 250USD/tấn FOB (30% tấm) còn với Việt Nam giá chào bán gạo các loại năm 2005 cũng tăng 14-15% so với năm trước lên 255,1 USD/tấn FOB (5%tấm ) và 240 USD / tấn FOB (25%tấm ). như vậy giá gạo chào bán của Việt Nam tăng nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan từ 27-29 USD/ tấn . Lý do giá gạo Việt Nam thấp hơn giá gạo Thái Lan là: Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam Thứ nhất: chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp và đây là lí do cơ bản giá gạo của Việt Nam có giá thấp hơn giá gạo Thái Lan và chưa xây dựng được bạn hàng tin cậy từ nhiều năm qua như Thái Lan và khả năng hạn chế của doanh nghiệp về Marketing trong việc tiếp cận thông tin, nắm bắt thị trường cũng như trong khâu giao dịch ,đàm phán ,kí hợp đồng với các bạn hàng …. Thứ hai: ngoài ra có nguyên nhân khác là giá gạo chào bán của Việt Nam thấp hơn giá chào bán của Thái Lan. Ở Thái Lan do được chính phủ Thái Lan đã can thiệp về giá cho người nông dân đưa ra mức giá sàn cao hơn mức giá của thị trường. Điều này làm cho giá vốn gạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2005 luôn duy trì ở mức cao. Thứ ba: Do nguồn cung ứng lương thực thế giới thiếu hụt cũng làm cho giá cả gạo xuất khẩu của các nước đều tăng, trong đó có cả giá gạo của Việt Nam. Theo báo cáo của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ ( USDA) nhu cầu tiêu thụ gạo thế giới niên vụ 2005/2006 dự báo tăng 0.2% lên 414,2 triệu tấn trong đó sản lượng gạo thế giới vào vụ 2005/2006 chỉ đạt 413,2 triệu tấn. Giá gạo của thế giới dự kiến trong năm nay tiếp tục tăng từ 5-10% so với vụ trước nhân tố này sẻ thúc đẩy giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng từ 5- 10% so với năm 2004. điều này sẻ tạo điều kiện nâng đỡ giá thóc trong nước năm 2006 tiếp tục vững mức ở mức cao của năm 2005 hoặc tăng hơn nửa. III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM: Việt Nam là một nước trồng lúa nhiều, có sức cạnh tranh xuất khẩu gạo trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc giá gạo của Việt Nam chào bán thấp hơn giá gạo của Thái Lan từ 17-33 USD /tấn cùng loại gạo đây là yếu tố quan trọng đối sự quan tâm của khách hàng đối với gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến nay thì gạo của Việt Nam xuất khẩu hơn 400 triệu tấn sang hơn 40 nước và vùng lãnh thổ thu về cho đất nước gần 8 tỷ đô la . Còn theo bộ thương mại thì năm 2005 Việt Nam xuất khẩu đạt 5.2 triệu tấn thu được 1,394tỷ USD so với Thái Lan xuất khẩu đạt 7,24 triệu tấn. Hạt gạo của Việt Nam đã đưa vị thế nước nhà ngày càng có vị thế trên trường thế giới. Với con số xuất khẩu ở trên có thể xem năm 2005 là năm xuất khẩu đạt kỉ lục với 5,2 triệu tấn, vượt hơn nhiều so với kế hoạch đề ra đó là do có sự nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp do chủ động được nguồn hàng luôn mở rộng tìm Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam kiếm thị trường mới và thâm nhập được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc Việt Nam cũng cố gắng xuất khẩu gạo ngon cơm, mền như gạo nàng hương, chợ đào. Theo tiến sỉ Bùi Chí Bửu viện trưởng viện lúa đồng bằng sông Cửu Long thì trong năm 2005 Việt Nam cũng đã xuất khẩu được một lượng lớn gạo thơm đây sự thành công trong việc xuất khẩu gạo thơm vì những năm trước năm 2005 thì xuất khẩu chỉ dừng ở con số 10.000 tấn nhưng vào năm 2005 thì xuất khẩu đạt hơn 100 000 tấn gạo thơm. Tuy sản lượng gạo thơm có tăng nhanh nhưng nhìn chung chất lượng gạo của Việt Nam vẫn còn thấp so với chất lượng gạo của Thái Lan, điều này phản ánh vì giá gạo của Việt Nam thấp hơn so với giá gạo của các nước khác : Bảng 2: Dưới đây là bảng tổng kết tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000-2005 Năm Sản lượng (triệu tấn) Tốc độ tăng Giá (USD/tấn) Tốc độ tăng 2000 3,48 227,00 2001 3,73 7,2% 167,50 -26% 2002 3,24 -13% 223,90 33,6% 2003 3,82 18% 188,90 -15,6% 2004 4,06 6% 232,06 2,28% 2005 5,20 28% 290,50 25,18% ( Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2005-2006) Theo số liệu thống kê này cho thấy sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng nhanh trong khi năm 2003 xuất khẩu đạt 3,815 đến năm 2005 đạt 5,202 triệu tấn, tăng 1,387triệu tấn. So với năm 2004 thì sản lượng tăng 22,1% còn về mặt giá cả thì năm 2005 giá cả xuất khẩu tăng nhanh so với năm 2004 giá bình quân xuất khẩu năm 2004 chỉ đạt 232,06 USD/ tấn đến năm2005 thì đạt 290,5 USD/ tấn như vậy mức giá tăng 58,44USD/ tấn, giá chào bán gạo phẩm cao cấp năm nay cao hơn 19-20% so với năm trước theo tổng cục thống kê kim ngạch xuất khẩu của năm 2005 tăng 33.5% so với năm trước đạt 1,399 tỷ USD như vậy tình hình xuất khẩu của năm 2005 tăng 453 triệu USD trong đó sản lượng tăng 20%. Theo Tổng cục thống kê năm 2005 xuất khẩu gạo ước tính đạt 5,202 triệu tấn tăng 27,3% so với năm trước, giá xuất khẩu bình quân đạt 268,93 USD /tấn tăng Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam ( 36,51USD/tấn ). Hai nhân tố này đưa kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng kỉ lục, tăng 47,35 so với năm trước, lên 1,399 tỷ USD. Trong các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thì gạo đang xếp vị trí thứ 7 sau dầu th , dệt may, dày dép, thuỷ sản, điện tử, máy tính, sản phẩm gỗ. Mặt hàng gạo đang là thành viên câu lạc bộ có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD “nhóm 500 triệu USD trở lên”. Hiện nay thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã xuất khẩu trên 1tỷ USD “Câu lạc bộ trên 1tỷ USD”. Năm 2005 xuất khẩu gạo của Việt Nam có bước tiến rất tốt đẹp sản lượng gạo xuất khẩu đạt cao nhất trong 10 năm trở lại đây đạt 5,202 triệu tấn về việc kí các hợp đồng thì doanh nghiệp Việt Nam đã chủ đông được nguồn hàng trước nên không gặp lúng túng khi kí kết các hợp đồng lớn mà không chuẩn bị lượng hàng. Theo nguồn tin từ hiệp hội lương thực Việt Nam tính đến đầu tháng 5 năm 2006 Việt Nam kí hợp đồng xuất khẩu gạo đạt gần 3,6 triệu tấn và hiện xuất khẩu được 1,6 triệu tấn mà trúng thầu xuất khẩu nhiều nhất vẫn là Philipphin, tăng về lượng và tăng về giá so với thời điểm này năm trước. Trong đó chiếm 47% lượng gạo xuất khẩu có sự điều hành của Nhà nước, còn lại hợp đồng thương mại chiếm 58% tổng lượng gạo. IV. KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM: 1. SỨC ÉP CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI: Trong nhiều năm qua trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ tập trung các nguồn lực nhằm gia tăng số lượng chớ chưa chú trọng nhiều đến chất lượng gạo của Việt Nam. Trong xuất khẩu nước ta cố gắng nâng cao chất lượng gạo Việt Nam nhưng nhìn chung chất lượng gạo còn thấp so với chất lượng gạo của các nước khác. Trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế thì cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn xuất khẩu gạo của Việt Nam sẻ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh tìm kiếm thị trường. Dù là nước xuất khẩu đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Thái Lan, nhưng giá gạo chào bán của Việt Nam thấp hơn Thái Lan từ 27-29 USD/ tấn gạo cùng loại. Khi nước ta thực hiện lộ trình hội nhập AFTA vào năm 2006 khi bỏ hàng rào thuế Quan nhập khẩu thì hàng hoá buôn bán giữa các nước ASEAN càng dể dàng thâm nhập thị trường nước ta, các doanh nghiệp của nước ta phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Đối với mặt hàng gạo khi buôn bán Thái Lan Các nước khác Mỹ Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam chung chợ với các trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan. Trong khi chất lượng và diện tích, sản lượng lúa đặc sản và công nghệ sau thu hoạch của các nước trong khu vực đã tiến trước ta rất nhiều năm như Thái Lan, Philipphin. Mặt khác sản lượng gạo thế giới không tăng và các nước có thể chủ động sản xuất trong nước để cung cấp đủ lương thực cho người nông dân không cần nhập khẩu gạo, điển hình như là Indonexia trong 2005 chính phủ nước này ngưng nhập khẩu gạo vì sản lượng gạo sản xuất trong nước đã cung cấp đủ cho người dân để tiêu thụ . Bên cạnh đó Trung Quốc là nước có sản lượng tăng mạnh trong năm 2005 tăng 11,3% so với vụ trước lên 125,21 triệu tấn. Vì vậy chúng ta phải thay đổi chiến lược xuất khẩu gạo thay vì tập trung vào số lượng gạo chúng ta cần chú trọng vào chất lượng của hạt gạo làm sao nâng cao cho được chất lượng gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, xuất khẩu những loại gạo có giá trị thương phẩm cao như gạo Nàng Hương, Gạo chợ Đào …. Phải phát huy ưu thế cạnh tranh của mình để kí kết các hợp đồng xuất khẩu lớn khi giá chào bán gạo Việt Nam thấp hơn giá gạo xuất khẩu của các nước khác đây là lợi thế cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo tiềm năng như: Mĩ , Ấn Độ ,Pakistan, …. Chúng ta cần chủ động hơn khi thực hiện lộ trình hội nhập AFTA hay trong tương lai vào cuối năm 2006 khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì hàng hoá của Việt Nam có thể tiêu thụ ở nhiều nước trong tổ chức đặc biệt là gạo sẽ tìm kiếm thêm được thị trường. Trong năm 2005 thị phần xuất khẩu thế giới được chia như sau: Bảng 3: Tình hình xuất khẩu thế giới năm2005 Nước Lượng xuất khẩu ( triệu tấn ) Thị phần ( %) Thái Lan 7,24 32,02 Việt Nam 5,2 23 Mĩ 3,68 16,3 Ấn Độ 4,15 18,4 Các nước khác 2,34 10,3 ( Nguồn Thời Báo kinh tế Việt Nam 2005-2006) Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam Thị phần xuất khẩu thế giới năm 2005 2. GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI: Trong thực tế giá gạo thị trường thế giới phải dựa vào giá cả thị trường thế giới mà quy định giá cả hợp đồng thương mại, việc giá cả thị trường thế giới được hình thành từ quy luật cung cầu, giá cả gạo xuất khẩu cũng được hình thành từ quy luật này. Trong năm 2005 giá gạo trên thị trường thế giới tiếp tục có xu hướng tăng lên trong đó giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng theo. Nhìn chung năm 2005 giá chào bán gạo của Việt Nam tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp hơn giá chào bán của các nước khác. nếu đem so sánh với Thái Lan thì giá gạo của ta thấp hơn Thái Lan từ 27 – 29 USD/tấn đối với sản phẩm cùng loại, còn so sánh với Pakistan thì giá gạo của ta thấp hơn 3 USD/tấn đối với gạo 25%/tấn. Thị trường gạo thế giới rất nhạy cảm và thay đổi thất thường, tình hình cung cầu luôn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố do thời tiết khí hậu và còn các yếu tố khác như tình hình kinh tế, chính trị khi không ổn định việc giá gạo trên thế giới liên tục tăng là do yếu tố trữ lượng gạo của các nước xuất khẩu đều giảm, do can thiệp của Chính Phủ vào thu mua gạo của nông dân với giá sàn cao hơn giá thị trường. 23% 32% 18,4% 10,3% 16,3% Ấn Độ [...]... pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam PHẦN II : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: I/ KẾT LUẬN: Để nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất gạo một cách thiết thực, trước hết cần phải tập trung giải quyết nâng cao giá gạo xuất khẩu, vì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện còn thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác Trong thực tế giá gạo xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:qui cách, phẩm chất gạo, phương thức... thể hiện mức tăng giá ở thị trường Châu Á Chương 2 : CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM: Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam I.GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO: Trong những năm tới chúng ta cần chú trọng tăng nhanh xuất khẩu gạo đặc biệt là gạo thơm, gạo chất lượng cao và đa dạng hơn các mặt hàng gạo, tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường... trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam Bảng 4: Giá gạo tại thị trường Châu Á (ngày 11/05/2005) Gạo Thái Lan Gạo 100% loạI B 15% 25% Gạo Pakistan Gạo Trăng 5% DP 15% 25% Giá 310 290 275 260 245 238 Gạo Việt Nam Gạo trắng 5% DP 15% 25% Gạo Ấn Độ Gạo PR 106 25% Giá 252 247 235 235 V DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TRONG TƯƠNG LAI 1 DỰ báo tình hình sản xuất gạo của Việt Nam: Theo dự báo của Bộ nông... dưỡng có gạo thơm, ngon để chế biến ra sản phẩn hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của khách hàng đặt ra từ chất lượng gạo tốt, nhà nước phải xây dựng chương trình chiêu thị mang tầm cỡ quốc gia và xây dựng cho được thương hiệu của gạo Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam III/ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC XUẤT KHẨU: 1/ QUY HOẶCH VÙNG CHUYÊN CANH LÚA GẠO XUÁT KHẨU:... đổi với các nước trong tổ chức, lúc này gạo là mặt hàng xuất khẩu thiết yếu của Viêt Nam khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam thì thị trường được mở rộng hoàn toàn thực hiện AFTA vào năm 2006, nếu không nâng cao chất lượng và uy tính của gạo Việt Nam thì không thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo mạnh trên thế giới như Thái Lan,... trường khó tính nhưng mang lại hiệu quả xuất khẩu cao cho Việt Nam II NÂNG CAO UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GẠO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ : Trong điều kiện cạnh trạnh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế thì uy tính và chất lượng gạo Việt Nam là yếu tố quan trọng để giữ được khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam vào cuối năm 2006 khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương Mại... giữ ngọt, để từ đó sản xuất lúa được tốt hơn Quy hoạch vùng chuyên canh các giống lúa xuất khẩu có chất lượng cao: Nàng Hương, Nàng Thơm Chợ Đào, I R64, OMCS2000 Tăng cường diện tích trồng lúa chất lượng cao nhằm phục vụ cho xuất khẩu, đầu tư cho xuất khẩu Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chuyên canh gạo xuất khẩu Trước hết đầu xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông liên Xã đi lại được trong... dịch vụ bổ trợ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu cho nên các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khầu gạo cần phải được đề ra một cách đồng bộ liên quan đến tất cả các khâu sản xuất, chế biến, dự trữ, phơi sấy, lưu thông và việc củng cố tổ chức hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới Trong vấn đề “ phơi sấy thóc sau thu hoạch” ở một số nơi trên địa bàn cả nước là một vấn đề cần thiết hiện nay... việc phải chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phải thực hiện việc sản xuất hạt gạo không vượt quá hàm lượng hoá học do các nước nhập khẩu qui định và khâu chăm sóc lúa chúng ta hạn chế dùng thuốc hoá học thay vào đó là sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất lúa để đảm bảo chất lượng hạt gạo Chúng ta phải xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam quảng bá thương hiệu gạo của Việt Nam về mặt... kho gạo dự báo thế giới sẽ giảm xuống còn 1,4% sau khi đã giảm 10,3% cuối vụ trước còn 77,124 triệu tấn theo dự báo giá gạo thế giới sẽ tăng trong năm nay do tác động của các nhân tố trên, dự báo tăng trong năm nay từ 5 – 10% so với vụ trước do nguồn cung thiếu hụt mà lượng tiêu thụ gạo lại tăng đó là nguyên nhân Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam trực tiếp ảnh hưởng đến giá gạo . vậy em chọn : “VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY” làm chuyên đề năm thứ ba. Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu gạo ở Việt Nam II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : Đề tài nhằm nghiên. đang là vấn đề quan tâm của nhà nước phần lớn tư thương đảm nhận 95% tổng số lượng lương thực thu mua, xay xát phục vụ xuất khẩu tư thương, một mặt đóng góp tích cực vào thị trường lương thực nội. thông tin Đại chúng để có cơ sở hoàn thành đề tài được tốt hơn . IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI : Do phạm vi của đề tài mang tính vĩ mô và thời gian hoàn thiện ngắn . Đề tài tập trung phân tích những số liệu

Ngày đăng: 27/10/2014, 19:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w