1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam

44 642 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 458 KB

Nội dung

Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thắng lợi rất khả quan, trước hết phải kể đến thắng lợi của mặt trận nông nghiệp. Trong nông nghiệp, thắng lợi lớn nhất là

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thắnglợi rất khả quan, trước hết phải kể đến thắng lợi của mặt trận nông nghiệp.Trong nông nghiệp, thắng lợi lớn nhất là bước ngoặt phát triển về sản xuất vàxuất khẩu lúa gạo.

Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, Việt Nam không chỉ tự túcđược lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thànhnước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới Đó là một kỳ tích mà cả thế giới biếtđến.

Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nóichung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn.

Tuy nhiên, chuyển sang kinh tế thị trường, trong điều kiện tình hình kinhtế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc chạy đua và cạnh tranhkinh tế toàn cầu diễn ra hết sức gay gắt, thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu mộtsản phẩm nào đó, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển khôn ngoan, có sựtính toán kỹ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lựơc phát triển chung mớidành được thắng lợi và đạt được hiệu quả tối ưu.

Đối với nước ta xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tếquốc dân, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng thu nhập đặc biệt đối với người nôngdân.

Cùng với Việt Nam, trên thị trường gạo thế giới còn có nhiều nước kháctham gia như:Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan…đó là những đối thủ cạnhtranh lớn của nước ta.

Mười bốn năm qua xuất khẩu gạo cuả Việt Nam đã thu được những thànhtựu nhất định nhưng bên cạnh đó còn nhiều bất cập cần giải quyết như vấn đềthị trường, giá cả, chất lượng gạo, vấn đề đầu ra… Nếu những vấn đề trên đượcgiải quyết một cách hợp lý thì xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triểncao hơn trong thời gian tới.

Trang 2

Với đề tài “ Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam” em

xin được đưa ra một vài đánh giá về thực trạng xuất khẩu gạo và cách giảiquyết để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta.

Nội dung của đề án gồm 3 chương:Chương I: Lý luận về xuất khẩu gạo.

Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu gạo.

Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện đề án em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các thầy, cô đặc biệt là thầy Hoàng Văn Định, em xin chân thành cảm ơncác thầy, cô.

Do trình độ có hạn nên đề án của em không tránh khỏi những sai sót, emrất mong được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Hân

Trang 3

Cơ sở của xuât khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá Mục đíchcủa hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng quốc gia trongphân phối lao động quốc tế.

Hoạt động khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuấtkhẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệcao Tất cả hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho cácquốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Các loại hìng xuất khẩu chính:

-Xuất khẩu trực tiếp: Các nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho người tiêudùng nước ngoài Phần lớn hàng hoá ở thị trường thế giới qua xuất khẩu trựctiếp (trên 2/3 kim nghạch)

-Xuất khẩu gián tiếp là xuất khẩu qua khâu trung gian.

-Tạm xuất, tái nhập như hàng đưa đi triển lãm, đưa đi sửa chữa( máy bay,tàu thuỷ ) rồi lại mang về.

-Tạm nhập, tái xuất như hàng đưa đi triển lãm, hội chợ, quảng cáo sauđưa về

Hình thức kinh doanh “tạm nhập, tái xuất” được hiểu là việc mua hàngcủa một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá

Trang 4

ngoại thương có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam rồi lại làm thủtục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến.

- Chuyển khẩu: Mua hàng của nước này bán cho nước khác, khônglàm thủ tục xuất nhập khẩu

- Dịch vụ xuất khẩu

2 Vai trò của xuất nhập khẩu gạo

Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tếđối ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuấtkhẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũngnhư tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chínhsách thương mại.Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy cácngành kinh tế theo hướng xuất khẩu , khuyến khích khu vực tư nhân mở rộngxuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.

2.1 Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoáđất nước.

Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máymóc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đạicủa các nước đã phát triển.Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ rấtnhiều nguồn vốn khác nhau:

- Đầu tư nước ngoài- Vay nợ, viện trợ

- Thu từ hoạt động du lịch - Xuất khẩu…

Các nguồn vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách nàyhay cách khác ở thời kỳ sau Nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu , xuấtkhẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.

Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nướcđang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thếnguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng.

Trang 5

2.2 Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sảnxuất phát triển.

Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nướcđều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình cólợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với cácsản phẩm khác nhỏ hơn Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu củamột nước thì các nước đó sẽ tập chung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn,trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sảnlượng và chất lượng gạo Từ sự tập chung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triểncủa các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội pháttriển

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào chosản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước

- Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trongnước

- Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranhtrên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuấtluôn thích ghi với thị trường.

- Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sảnxuất kinh doanh.

2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cảithiện đời sống nhân dân

Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ởcác vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào câylúa Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trongnước Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chếbiến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khánhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao Việc

Trang 6

tạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổnđịnh xã hội.

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạolà một lợi thế lớn Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như:đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹthuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng điđúng đắn nhất

Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động tolớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đốicũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập Trong quá trình sảnxuất lúa gạo, Việt Nam đã thu đước những kết quả to lớn từ một nước nhậpkhẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới Tuy nhiên xuất khẩu gạoViệt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có Cần có giải pháp cụ thểcho vấn đề này.

II ĐẶC ĐIỂM XUẤT KHẨU GẠO

1 Đặc điểm về sản xuất

Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu đựng của lúakém do vậy sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Điều này cóảnh hưởng nhất định đến xu hướng phát triển chung cũng như mùa màng thuhoạch trong từng thời điểm cụ thể.

Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó lúa chỉđược trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới ẩm,nắng lắm, mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các nước đang phát triểnnhư : Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ , Pakistan…Hiện nay do trình độ đô thị hoá,việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạtnên diện tích nông nghiệp hay diện tích trồng lúa ngày càng bị hu hẹp Do đóviệc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế mà yêucầu cần có trình độ thâm canh cao, khoa học tiến bộ trong sản xuất lúa.

Trang 7

Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằngchâu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số)do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước Nhưng đồng thời với những thuậnlợi là các khó khăn như: bão , lũ lụt, hạn hán, hay các biến động bất thường củathời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất.

Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam dođó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằngcác biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoahọc trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng tốt…

2 Đặc điểm xuất khẩu lúa gạo

- Tính thời vụ trong trao đổi:

Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tínhthời vụ do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thịtrường Tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗithời điểm trong năm , điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng Để khắcphục đặc điểm này yêu cầu các nước xuất khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản,dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá.

- Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ:

Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này bị hạnchế mặt khác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh Vì vậy phần lớnlúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.Các nước đang phát triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các nướcChâu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụ trênthế giới Trong khi đó các nước này chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được trao đổitrên thế giới, Châu Á là khu vực sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng gạolớn nhất Năm 1995 trừ số lượng đã xuất khẩu đi các lục địa khác, mức tiêu thụgạo còn lại của Châu Á vẫn gấp 21,4 lần Châu Mỹ, 23,2 lần Châu Phi và 80,5lần Châu Âu.

- Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu vì thế xuất khẩusản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp.

Trang 8

Nguyên nhân , thứ nhất, là do yếu tố chính trị quốc gia Mỗi nước đềuphải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ cóảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó Vì thế buốn bán chủ yếu được kýkết giữa các chính phủvới nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tínhnguyên tắc, dài hạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ Thứhai, một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông quaviện trợ, cho không, bán chịu dài hạn…điều này được thực hiện giữa các chínhphủ là chủ yếu.

- Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới:

Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và cóuy tín: Thái Lan, Mỹ, Ttung Quốc, Việt Nam… Nếu lượng gạo xuất khẩu củacác nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo dẫn tớinhững biến động trong cung – cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sảnxuất đến các loại hàng hoá khác.

- Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của cácnước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới Tương ứng với mỗi loại gạo , tuỳthuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phùthuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua,người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế Vì gạo córất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm,10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB CIF,C&F…)

Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa cácnước xuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của việt nam thường thấp hơncủa Thái Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp Điều này là do chấtlượng của từng loại, do uy tín sản phẩm , do điều kiện tự nhiên, nguồn giốngtạo nên loại gạo đó.

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO.

1 Nhân tố thị trường.

Trang 9

Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuấtkhẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu Trong đó co thể xét trên các yếutố cơ bản sau:

- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu,cũng giống như các loại hàng hoá khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấudân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trongđó cầu về gạo chất lượng cao có xu hươngs tăng lên (ở các nước phát triển:Nhật, Châu âu, ) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vìthế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng

- Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu.Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuấtkhẩu từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh.Trên thị trường thế giới sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạoco giãn ít so với mức giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới dưcung điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

- Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung – cầutrong nền kinh tế thị trường Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với nhữngsản phẩm đặc sản thì gái có quyết định khá lớn.

2 Nhân tố về cơ sở vất chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm.

- Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật đó là hệ thống vận chuyển, khotàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này bảo đảm việc lưuthông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanhnhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông.

- Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quantrọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo Hệthống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ gạp phần tăng chất lượngvà giá trị của gạo.

3 Nhân tố về chính sách vĩ mô.

Trang 10

Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuấtkhẩu gạo Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham giathị trường xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước Đặc biệthiện nay khả năng marketinh tiếp cận thị trường, sự am hiểu luất kinh doanh,khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế, vì thế việc đào tạo cán bộquản lý, cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng Hơn nữa hiện nay xuấtkhẩu gạo gọp phần rất lớn vào phát triển nền kinh tế nhưng đời sống của ngườinông dân còn gặp nhiều khó khăn yêu cầu nhà nước cần có sự điều tiết lợi íchgiữa nhà nước – doanh nghiệp – người nông dân sao cho thoả đáng và hợp lýnhất.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

I THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÚA GẠO Ở VIỆT NAM

1.Sản xuất lúa gạo

Từ sau đổi mới sản xuất lúa gạo của nước ta không ngừng phát triển cảvề diện tích, năng suất, sản lưọng Từ chỗ thiếu đói triền miên và phải nhậpkhẩu lương thực bình quân hàng năm trên nửa triệu tấn gạo nhưng nhờ đườnglối đổi mới và quyết sách trong nông nghiệp từ năm 1989 trở đi Việt Namchẳng những đã sản xuất đủ lúa gạo cho nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn dànhmột khối lượng lớn cho xuất khẩu

Trang 11

Năm Sản lượng(1000tấn) Chênh lệch

Trang 12

Nguồn: Niên gián thống kê- 2003

Nguyên nhân chính của việc tăng liên tục như trên là:

- Do sự nỗ lực của hàng chục triệu nông dân trong điều kiện đổi mới,người lao động làm chủ ruộng đất từ đó làm chủ tất cả các khâu trong quá trìnhsản xuất tiêu thụ, được đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả nhất Đặc biệt trong cơchế thị trường hiện nay, khi xuất khẩu gạo ngày càng tăng, gạo ngày càng đượcgiá sẽ khuyến khích trực tiếp những người nông dân tích cực sản xuất nhằmtăng thu nhập cải thiện đời sống.

- Do những tiến bộ về khoa học công nghệ trong sinh học, thuỷ lợi, phânbón …đặc biệt trong lĩnh vực sinh học chẳng hạn như áp dụng các giống lúamới vào sản xuất, làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâmcanh, tăng nhanh sản lượng Cùng với hàng chục triệu người nông dân trênđồng ruộng còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ cuả các nhà khoa học đãtrực tiếp làm nên thành quả của mặt trận nông nghiệp những năm qua.

1.2 Diện tích

Từ 1990-2003 diện tích gieo trồng không ngừng tăng, nhưng được chialàm hai giai đoạn rõ rệt Từ 1990-2000 diện tích tăng và ổn định qua các năm,năm 1991 diện tích tăng 260 nghìn ha- tương ứng tăng 4.3% so với năm 1990,năm 1998 tăng 263 nghìn ha –3.7% so với năm 1997 Đây là hai năm diện tíchgieo trồng tăng với tốc độ cao Nguyên nhân là do nhà nước thực hiện đổi mớiquản lý trong nông nghiệp từ đó khuyến khích được sản xuất với quy mô lớn vàsố vụ trong năm cũng tăng để đáp ứng nhu cầu gạo hàng hoá Từ năm 2001 –2003 diện tích có sự biến động không ổn định , năm 2001 diện tích giảm 173.6

Trang 13

nghìn ha, đến năm 2002 diện tích có tăng 11,6 nghìn ha so với năm 2001 nhưngvẫn thấp hơn năm 2000 là 162 nghìn ha Đến năm 2003 diện tích lại giảm sovới năm 2002 là 55 nghìn ha Nguyên nhân do trình độ đô thị hóa ngày càngtăng các khu công nghiệp, dân cư chủ yếu đuợc xây dựng ở vùng đồng bằngdẫn đến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp Do đó những năm sắp tới cầntăng cường thâm canh thực hiện tăng sản lượng dựa vào tăng năng suất câytrồng chính là chủ yếu.

1.3.Về năng suất

Xu hướng tăng của năng suất ổn dịnh hơn so với xu hướng tăng của diệntích Từ năm 1991-2003 năng suất luôn tăng trong đó năm 1992 mức tăng khácao 2.2 tạ / ha – 7.07%, năm 2002 mức tăng 3 tạ/ha – 7% so với năm trước Cóđược mức tăng liên tục như trên là do nông nghiệp nước ta đã có được nhữngđầu tư về vốn, khoa học, kỹ thuật cho sản xuất nhưng mức sản lượng này cònthấp so với tiềm năng và so với nhiều nước trên thế giới Do đó Viêt Nam cầnchú ý đầu tư vào sản xuất hơn.

Theo tạp chí con số và sự kiện –7-2004 Trong 6 tháng đầu năm 2004diện tích lúa đông xuân cả nước ước tính đạt 2978,4 nghìn ha , giảm 44,2 nghìnha và bằng 98,5 % vụ đông xuân năm 2003 Các địa phương phía Bắc đạt 1146nghìn ha bằng 98,6% Do đầu vụ năm nay ở phía Bắc có rét đậm kéo dài và hạnhán trên diện rộng làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy Các tỉnh phía Nam đạt1814,4 nghìn ha, bằng 98,5 % do một phần diện tích lúa năng suất thấp đượcchuyển sang nuôi trồng thuỷ sản Thời tiết cuối vụ diễn biến thuận lợi hơn tạođiều kiện cho trà lúa chính vụ phát triển tốt và năng suất khá Đến trung tuầntháng 6 các địa phương phía bắc thu hoạch 856 nghìn ha chiếm 74 % diện tíchgieo trồng, năng suất ước đạt 57,8 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm2003, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng đạt 62,2 tạ/ha tăng 0,8 tạ/ha ,vùngtrung bộ đã thu hoạch xong với 56,6 tạ/ha tăng 2,2 tạ/ha, miền núi phía bắc 49,4tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha Sản lượng lúa phia bắc ước tính đạt 6,73 triệu tấn, tăng 3,4vạn tấn so với vụ đông xuân trước Các địa phưong phía nam đã thu hoạchxong với năng suất đạt 56,6 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha ,sản lượng ước tính đạt 10,3

Trang 14

triêu tânông dân tăng 14 vạn tấn Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt8,6 triệu tấn tăng 11,9 vạn tấn Tính chung năng suất lúa đông xuân năm nay cảnước đạt 57,1 tạ/ha tăng 1,4 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2003 và sản lượngđạt 17 triệu tấn tăng 17,4 vạn tấn Có thể nói triển vọng năng suất và sản lượngsẽ đạt ở mức cao

2 Thực trạng về chế biến lúa gạo

Những năm gần đây công nghệ sau thu hoạch của nước ta đã có nhữngtiến bộ đáng kể.

-Tổn thất sau thu hoạch giảm xuống: tổn thất sau thu hoạch ( còn gọi là “mất mùa trong nhà”) là tổn thất xảy ra ở tất cả các khâu của hệ thống sau thuhoạch từ khi thu hoạch, sơ chế , bảo quản, chế biến đưa nông sản ra thị trườngcho đến khi tiêu dùng.

Theo số liệu thống kê và số liệu điều tra những năm trước đây 1991) của viện công nghệ sau thu hoạch và tổng cục thống kê thì tổn thất sauthu hoạch lúa ở Việt Nam từ 13%-16% trên tổng sản lượng lúa thu hoạch ,tương đương 1-2% GDP hàng năm Mức tổn thất được chi tiết cho các khâusau:

+Khâu thu hoạch: 1.3-1.7% +Khâu vận chuyển:1.2-1.5% +Khâu đập, tuốt lúa: 1.4-1.8%

+Khâu phơi sấy, làm sạch:1.9-2.1% +Khâu bảo quản :3.2-3.9%

+Khâu xay xát:4-5%

Theo điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch, trong gần 10 năm 2002), nhờ áp dụng công nghệ sau thu hoạch của lúa giảm xuống 10-12% Nhưvậy trung bình đã giảm được 3- 4% tương đương 1 triệu tấn lúa Các nhà kinhtế đã tính toán rằng cứ 1% tổn thất tương đương 7 triệu USD hay 100 tỷ đồng

(1992-Việc giảm tỷ lệ tổn thất xuống còn 3- 4% tương ứng việc tăng thêm 1-28triệu USD hay 300- 400 tỷ VND cho đất nước.

Trang 15

Giá trị sản lượng của lúa gạo tăng lrên: Nhờ áp dụng công nghệ sau thuhoạch đặc biệt công nghệ bảo quản, chất lượng gạo xuất khẩu thay đổi theohướng tỷ trọng gạo có chất lượng cao tăng lên , tỷ trọng gạo có chất lượng thấpgiảm xuống Năm 1990 tỷ lệ gạo 40% tấm chiếm 55% tổng khối lượng gạo xuấtkhẩu, gạo phẩm chất cao 5% tấm chỉ chiếm 3.3% Năm 1998 gạo phẩm chấtcao tăng lên 27% từ 1999 gạo phẩm chất cao xuất khẩu chiếm 35- 40% Côngnghệ chế biến gạo tiên tiến đặc biệt công nghệ tách hạt và đánh bóng gạo đãgóp phần quan trọng đưa Việt Nam lên hàng thứ hai trong số các nước xuấtkhẩu gạo.

Hệ thống máy xay xát lúa gạo ở Việt Nam

Số máy Tổng công suất (tấn/ha) 1.Khối cơ sở quốc doanh

Miền Bắc Miền Nam

Nguồn : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn –2001

Hiện nay các cơ sở xay xát đã đủ sức xay xát hết số thóc cho tiêu dùng vàxuất khẩu, trung bình mỗi năm khoảng 13.5 triệu tấn tronmg đó Đồng bằngsông Hồng là 4 triệu tấn, sông Cửu Long là 9 triệu tấn Các cơ sở xay xát quốcdoanh thực hiện một quy trình xay xát khép kín từ khử trấu, xát trắng đánhbóng, tạo màu, phân loại, đóng bao Các cơ sở tư nhân chỉ tiến hành 1 hay 2công đoạn của quá trình xay xát gạo nhưng chiếm 75% lượng gạo xay xát củacả nước.

II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Trang 16

Năm 1989 Việt Nam đã có mức tăng trưởng đầy ấn tượng về lượng gạoxuất khẩu Năm đó chúng ta xuất khẩu được hơn 1.4 triệu tấn gạo, thu về 290triệu USD với giá bình quân 204 USD/tấn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 3thế giới sau Thái Lan và Mỹ Những năm tiếp theo lượng gạo xuất khẩu có xuhướng tăng ở mức ổn định và trở thành 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu thu vềlượng ngoại tệ lớn cho đất nước

10 nhà xuất khẩu gạo năm 2003

STT Tên nước Sản lượng (tấn)

1.Số lượng và kim ngạch xuất khẩu

Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức lương thực bình quân nóichung và lúa gạo nói riêng liên tiếp được cải thiện, Việt Nam không những tựtúc được lương thực trong nước, mà còn dư thừa lương thực để xuất khẩu Năm1989 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thương nước

Trang 17

ta Việt Nam xuất hiện trên thị trường thế giới với vị trí là một nước xuất khẩuthứ 3 Trên thực tế, số lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những nămgần đây càng gia tăng hơn

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê

Xu hướng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng được chia làm 3giai đoạn khá rõ.

Trang 18

Từ năm 1989-1992 giai đoạn này lượng xuất khẩu không đều đến năm1991 giảm ở mức thấp 1033 nghìn tấn kéo theo kim ngạch cũng ở mức thấpgiảm hơn năm trước(1990) là 37.43% Khi đó Pakistan đã giành mất vị trí thứ 2của nước ta Tuy nhiên đến năm 1992 nước ta nhanh chóng giành lại vị trí thứhai của mình với số lượng 1946 tăng gần 90%, kim ngạch tăng gần 80%.

Từ 1993-1999 lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm Tuy năm 1993lượng xuất khẩu giảm so với 1992-11.51%, kim ngạch giảm -13.4% nhưng đến1994 lượng xuất khẩu đã tăng 1983 nghìn tấn lớn hơn1992, kim ngạch cũngtăng lên 424 triệu USD (năm 1992 –418 triệu USD).

Đặc biệt năm 1999 lượng xuất khẩu tăng cao nhất 4508 nghìn tấn, kimngạch xuất khẩu đã đạt 1025 triệu USD cao nhất từ trước tới nay.

Tuy nhiên so với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới thì lượng gạo xuấtkhẩu của nước ta được coi là khá ổn định Theo đánh giá của FAO khu vựcChâu á - Thái Bình Dương, ở Châu á ngoài cường quốc xuất khẩu gạo à TháiLan, còn có 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩugạo là Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc Song thời gian qua sản lượng gạo xuấtkhẩu của cả 3 nước đều không ổn định: ấn Độ có năm xuất khẩu 5 triệu tấn(năm 1995) vươn lên vị trí thứ 2 sau Thái Lan, nhưng các năm khác lại đạt rấtthấp phổ biến dưới 1 triệu tấn gạo:năm 1993 là 767 nghìn tấn; năm 1994 là 890nghìn tấn ; năm 1997 dưới 2 triệu tấn Pakistan cao nhất 1.8 triệu tấn (1995),các năm khác dưới 1 triệu tấn Trung Quốc năm cao nhất là năm 1994 xuất 1.6triệu tấn, năm 1998 sản lượng lương thực đạt mức kỉ lục 490 triệu tấn nhưngxuất khẩu vẫn chỉ đạt 1 triệu tấn.

Khác với các nước trong khu vực 17 năm qua thực hiện chính sách đổimới toàn diện và sâu sắc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo tinh thầncủa nghị quyết 10 của Bộ chính trị và các chính sách kinh tế tài chính của Đảngvà Nhà nước sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng ởnước ta phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh.

2.Chất lượng vầ chủng loại gạo

Trang 19

Chất lượng gạo trên thế giới được phân thành 5 loại dựa trên 9 chỉ tiêu:Tỉ lệ tấm, kích thước hạt, màu gạo, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ Amilaza, tỷlệ Protêin, nhiệt hoá, mùi thơm Còn gạo của chúng ta chủ yếu chỉ quan tâm đến3 chỉ tiêu đầu.

Cùng với sự tăng lên về số lượng chủng loại, chất lượng gạo của ViệtNam trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể Trong những năm đầuxuất khẩu gạo, tỷ lệ gạo chất lượng thấp và trung bình chiếm tới 80-90%, đếnnăm 1998 chỉ còn 47% và cuối năm 2003 tỷ lệ này là 40% Tỷ lệ gạo chấtlượng cao( 5-10%) đã tăng từ 1% năm 1989 lên 55% năm 2003 tỷ lệ gạo chấtlượng thấp chỉ còn 21%.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ kế hoạch và quy hoạch.

3.Thị trường và giá cả xuất khẩu

3.1.Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trang 20

Bảng: Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2002-2003

Khối lượng(tấn)

Nguồn : Thời báo kinh tế- Niên giám thống kê

Trong cả thời kỳ 1991-2003 gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trườngthế giới luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 7-18%, do tăng sản lượng xuất khẩu kỷ lục4.5 triệu tấn, Việt Nam chiếm thị phần thị trường gạo thế giới 18.2% và đạt kimngạch xuất khẩu 1.025 triệu USD Hơn nữa gạo Việt Nam giá rẻ phù hợp vớinhu cầu các thị trường những nước đang phát triển Thị trường gạo nhập khẩuViệt Nam từ nước năm 1991 mở rộng ra 80 nước và có mặt ở cả 5 châu lục.

Bảng tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Tỷ trọngSo với TG

Nguồn : Theo số liệu tổng cục Thống kê 2002

Trang 21

Năm 2003 thị trườnggạo khu vực Châu Á 59%, Châu Phi 20%, TrungĐông 9%(năm 2002 các số liệu tương ứng 485, 10%,29%) Đây là 3 thịtrườngtiêu thụ với lượng lớn trong đó thị trường Châu á khá ổn định, thị trườngChâu Phi và Trung Đông mức dao động khá lớn,thị trường Châu Mỹ và ChâuÂu nhỏ hơn nhưng ổn định hơn Thị trường Châu Phi tiêu thụ chủyêú gạo chấtlượng thấp 25% tấm, trong khi Trung Đông lại nhập khẩu gạo với chất lượngtrung bình 10-12% tấm, Châu Mỹ và Châu Âu nhập khẩu gạo chất lượng gạochất lượng cao 5% tấm Thực tế cho thấy, một mặt xu hướng vạn động thay đổicơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là tích cực (tăng gạo chất lượngkhávà giảm loại gạo chất lượng thấp); mặt khác, sự thay đổi cơ cấu thị trườngxuất khẩu lại có nguy cơ mất dần thị trường Châu Phi vốn là thị trường dễ tính,quen tiêu thụ gạo phẩm chất thấp vốn phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3.1 Giá xuất khẩu gạo

Việt nam đã có sự trưởng thành rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng gạocũng như trình độ nghiệp vụ thương mại quốc tế, trong việc đàm phán kí kếthợp đồng xuất khẩu Do vậy giá xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm cóxu hướng nhích dần gần lại với giá cả quốc tế Khoảng chênh lệch giữa giá xuấtkhẩu gạo của Thái Lan với giá gạo cùng loại của Việt Nam bngày càng đượcthu nhỏ hơn.

Bảng: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003Giá BQ

214 267 285 243 275 227 192 165 224 188 Nguồn : Tổng hợp từ niên giám thống kê và thời báo kinh tế

Giá gạo bình quân của Việt Nam ở các thời kỳ của giai đoạn 1989-2003như sau: Thời kỳ 1989-1993 là 208 USD/tấn, từ 1994-1998 là 256 USD/ tấn, từ1999-2003 là 199 USD/ tấn Giá bình quân cả thời kỳ từ 1989-2003 là 221

Trang 22

USD/tấn Tốc độ tăng trưởng giá bình quân 1994-1998 so với 5 năm trước là1.23 lần và thời kỳ 1999-2003 so với 5 năm trước là 0.77 lần.

Giá gạo của chúng ta những năm đầu xuất khẩu thường thấp hơn giá gạocủa Thái Lan 40-50 USD/tấn những năm 1989-1994, xuống còn 20-24 USD/tấnnhững năm 1995-2000, đôi khi giá gạo của nướcta còn cao hơn giá gạo củaThái Lan.

Tổng cộng trong 15 năm xuất khẩu gạo nước ta đã thu về trên 8 tỷ USD,đạt mức bình quân 572 triệu USD/năm, một con số đáng tự hào mà trước đómới chỉ là mơ ướ Xét về giá trị ngoại tệ mạnh thu được, xuất khẩu gạo đứngthứ hai sau dầu thô, song xét về tính chất sản phẩm thì xuất khẩu gạo cố nhiềuđiểm trội hơn hẳn dầu thô Thứ nhất, gạo xuất khẩu là phần dư của nước ta saukhi đã thoả mãn mọi tiêu dùng trong nước, khác với dầu thô xuất khẩu toàn bộ.Thứ hai, gạo xuất khẩu là sản phẩm 100% của Việt Nam , khác với dầu thô làsản phẩm của liên doanh.Thứ ba dầu lảan phẩm khai thác từ tài nguyên thiênnhiên, càng xuất khẩu tài nguyên càng cạn kiệt, trong khi đó gạo là sản phẩmtrồng trọt, số lượng và chất lượng gạo xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào kết quả sảnxuất và trìnhđộ thâm canh, xuất khẩu gạo tăng, đầu ra của lúa gạo mở rộng tạođộng lực mới để phát triển sản xuất theo huớng thâm canh cao (do kích thíchgiá lúa tăng, nông dân tăng thu nhập, tăng mức đầu tư thâm canh, tăng văngsuất và chất lượng gạo) Thứ tư, hỉệu quả kinh tế - xã hội – quốc phòng – anninh và môi trường của sản xuất và xuất khẩu gạo cao hơn nhiều so với bất kỳmột hàng xuất khẩu nào của nuớc ta Hiệu quả đó không chỉ trước mắt mà cònlâu dài vì nhu cầu lúa gạo cho an ninh lương thực thế giới đang có xu hướngtăng, hạt gạo Việt Nam còn có thể vượt xa đến nhiều nước so với hiện nay Thứnăm, giá gạo trên thị trường thế giái ổn định hơn so với các mặt hàng xuất khẩukhác do quan hệ cung cầu ít biến động hơn.

Xét trên 5 góc độ đó, rõ ràng xuất khẩu gạo là lợi thế của nước ta và lợithế này nếu biết khai thác hợp lý sẽ tồn tại lâu daì và là một hướg làm giàu chođất nước ít có sản phẩm nào sánh kịp

Ngày đăng: 27/11/2012, 11:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Sản xuất lúa nói chung của cả nước từ năm 1990-2003 - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam
ng Sản xuất lúa nói chung của cả nước từ năm 1990-2003 (Trang 10)
Bảng: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam NămSố lượng (nghìn tấn) Giá trị(triệu USD) - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam
ng Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam NămSố lượng (nghìn tấn) Giá trị(triệu USD) (Trang 17)
Bảng: Chất lượng gạo xuất khẩu qua các năm    - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam
ng Chất lượng gạo xuất khẩu qua các năm (Trang 19)
Bảng: Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2002-2003 - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam
ng Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2002-2003 (Trang 20)
Bảng tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Bảng t ỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 20)
Bảng: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam
ng Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (Trang 21)
Bảng: Giá gạo xuất khẩu FOB ngày 12-7-2001 của 4 nước xuất khẩu. Cấp  loại  gạoGiá xuất khẩu của Thái Lan  (giá  quốc tế) - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam
ng Giá gạo xuất khẩu FOB ngày 12-7-2001 của 4 nước xuất khẩu. Cấp loại gạoGiá xuất khẩu của Thái Lan (giá quốc tế) (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w