KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Luyện từ và câu Bài: Cách đặt câu khiến Giáo viên hướng dẫn: Cô Trịnh Thị Kim Trâm Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hằng Ni I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được cách đặt câu câu khiến(nội dung ghi nhớ).Cách sử dụng câu khiến trong các trường hợp khác nhau. Nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp. 2. Kĩ năng - Biết chuyển câu kể thành câu khiến(BT1 mục III) - Bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2). - Biết đặt câu với từ cho trước ( hãy, đi ,xin) theo cách đã học. * Nêu được tình huống dùng câu khiến (BT4) 3. Thái đ ộ - Sử dụng câu khiến để bày tỏ yêu cầu, mong muốn của mình với người khác phải thể hiện sự lịch sự II. Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC 1. Đ ối với giáo viên. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4 - Bảng phụ viết sẵn các bảng sau: Nhà vua …………… ……………… ………… Hoàn gươm lại cho Long Vương Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương ……………………… ……………………… …………………………… …………………………… …………. Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương 2. Đ ối với học sinh. - Sách giao khoa, vở. III. CÁC HOẠ T Đ ỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (4-5’) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu mỗi HS đặt câu khiến. - Gọi học sinh dưới lớp đọc đoạn văn trong đó sử dụng câu khiến - Gọi học sinh đọc thuộc lòng phần ghi nhớ về câu khiến trong sách giáo khoa - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn làm trên bảng. - Nhận xét cho điểm từng học sinh 2. Dạy học bài mới (27-28’) ·1 Giới thiệu bài: (1-2’) - Giới thiệu bài: thường ngày trong giao tiếp, ta thường dùng câu khiến. Nhưng làm thế nào để có thể tạo ra những câu khiến phù hợp với tình huống khác nhau của cuộc sống, bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó. •2 Bài mới : Hoạ t đ ộng 1: Tìm hiểu bài (8-9’) Bài 1 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Hỏi: + Động từ trong câu: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào? - Tổ chức cho học sinh làm mẫu trước lớp. Nêu yêu cầu: + Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến. + Gọi học sinh nhận xét + Hãy thêm một từ thích hợp vào cuối câu kể trên thành câu khiến. + Gọi học sinh nhận xét - Yêu cầu học sinh làm bài.Gọi 3 học sinh lên bảng làm, các học sinh khác làm vào vở. Nhắc học sinh chỉ cần viết từ cần thêm vào đầu, giữa hoặc cuối câu kể, không cần chép lại cả câu cho mỗi lần thêm. - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 2 HS lên bảng làm bài - 2 học sinh đọc bài của mình trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét đoạn văn của bạn - 2 học sinh đọc thuộc lòng - Nhận xét - Lắng nghe - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. + Trả lời: Động từ hoàn - Học sinh làm mẫu theo hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ: + Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương + Nhận xét + Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. + Nhận xét - 3 học sinh làm bài trên bảng lớp.Học sinh dưới lớp viết vào vở - Nhận xét. - Gọi học sinh đọc lại các câu khiến cho đúng giọng điệu. Kết luận: với những yêu cầu, đề nghị mạnh có dùng : Hãy, đừng,chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm. - Yêu cầu học sinh quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi: Có những cách nào để đặt câu khiến? - Gọi học sinh nhận xét - Kết luận về các cách đặt câu khiến.Gồm thêm từ vào trước động từ, Thêm từ vào đầu câu hoặc cuối câu. Hoạ t đ ộng 2: Ghi nhớ (1-2’) - Nêu câu hỏi để rút ra ghi nhớ ( HS vừa trả lời GV nhận xét và ghi bảng). - 2 học sinh đọc thành tiếng. Ví dụ: + Nhà vua hãy nên phải hoàn gươm lại cho Long Vương + Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi thôi nào Xin Mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. + Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương! +Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi ! +Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi ! +Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương ! ( thay đổi giọng điệu) - Trả lời: Các cách để đặt câu khiến là: + Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào,…vào cuối câu +Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên,phải vào trước động từ. + Thêm các từ đề nghị, xin, mang,…vào đầu câu. + Thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến - Nhận xét - Lắng nghe - Gọi học sinh đọc phần nghi nhớ. - Yêu cầu học sinh đặt một số câu khiến để minh họa cho ghi nhớ. Hoạ t đ ộng 3: Luyện tập (13-14’) Bài 1 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài. - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp. - Gọi học sinh trình bày. Giáo viên chú ý chữa lỗi cho từng học sinh (nếu có) - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét khen ngợi các em đặt câu đúng nhanh. Bài 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 4 - Giao tình huống cho từng nhóm + Tổ 1: tình huống a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút. - 2 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp - 3 đến 5 học sinh đọc câu của mình trước lớp - 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp - 2 học sinh cùng bàn chuyển câu theo trình tự tiếp nối. Nhận xét, chữa bài cho nhau. - Tiếp nối nhau đọc từng câu khiến trước lớp .Giáo viên đọc câu kể sau đó học sinh trình bày. Ví dụ: - Thanh đi lao động. +Thanh phải đi lao động ! + Thanh nên đi lao động ! + Thanh đi lao động thôi nào ! +Xin thanh hãy đi lao động ! - Ngân chăm chỉ + Ngân phải chăm chỉ lên! +Ngân hãy chăm chi nào ! + Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn. - Giang phấn đấu học giỏi. + Giang phải phấn đấu học giỏi. + Giang hãy phấn đâu học giỏi lên ! + Giang cần phấn đấu học giỏi ! +Mong Giang phấn đấu học giỏi ! - Nhận xét - 1 học sinh đọc yêu cầu . - Hoạt động trong nhóm Ví dụ về câu khiến trong từng tình huống a) + Ngân cho tớ mượn bút của cậu với ! + Ngân ơi cho mượn cái bút nào! +Tớ mượn cậu cái bút nhé ! + Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé ! b) + Tổ 2: tình huống b. Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu giây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em. + Tổ 3: tình huống c. Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường. - Gợi ý cho học sinh cách nói chuyện trực tiếp có dùng câu khiến. - Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm có cách nói khác bổ sung. (Ghi nhanh các câu khiến của từng nhóm lên bảng) - Nhận xét, khen ngợi các em. Bài 3,4 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi.Thực hiện yêu cầu bài tập: Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây.Các câu khiến này dùng trong tình huống nào? a. câu khiến có hãy ở trước động từ b. Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm bài trước lớp theo trình tự sau: + Gọi học sinh làm bài. + Thêm hãy ở trước động từ. + Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! + Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! + Nhờ bác chuyển này cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! c) + Nhớ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ ! + Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ! + Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu ạ. - Đai diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung hay đặt câu khác (nếu có) - 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Học sinh thảo luận nhóm đôi ,suy nghĩ, đặt câu.Khi đặt câu thì nêu luôn tình huống có thể sử dụng câu đó! - Báo cáo bài làm + Nghe hiệu lệnh của giáo viên + 3 đến 5 học sinh nối tiếp đặt câu theo cách : sau khi nêu câu của mình thì nêu luôn trường hợp sử dụng. + Cậu hãy giúp mình giải bài toán này nhé! (Sử dụng trong tình huống: Khi không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải) + Cậu hãy trực tự nào.( Sử dụng trong tình huống: Khi bạn mất trực tự trong giờ học.) + Bạn hãy đóng hộ mình cái cửa sổ với. - Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ. - Xin hoặc mong ở trước chủ ngữ 3. Củng cố, dặn dò (2-3’) - Các em vừa học xong bài cách đặt câu khiến. Bạn nào có thể nhắc lại cho cô có những cách nào để đặt câu khiến? - Nhận xét - Dặn học sinh về nhà viết lại câu chuyện vừa kể vào vở và chuẩn bị bài sau. ( Sử dụng trong tình huống: Em muốn nhờ bạn đóng cửa sổ.) + Chúng mình cùng làm bài đó đi. + Chúng mình cùng chơi nhảy dây nào! ( Sử dụng trong tình huống: Khi em muốn rủ bạn làm một việc gì đó(làm bài, chơi nhảy dây, về nhà…) Đi, nào ,thôi ở sau động từ) +Xin mẹ hãy tha lỗi cho con! + Mong bạn bỏ qua cho mình! (Sử dụng trong tình huống: Khi em có lỗi và muốn xin lỗi người khác.) + Xin thầy cho em vào lớp ạ! + Xin mẹ cho con đi chơi ạ! ( Sử dụng trong tình huống:Em muốn xin phép xin phép người lớn cho việc gì đó.) + Mong em luôn cố gắng học giỏi. + Mong bạn luôn mạnh khoẻ.ng mình cùng về thôi!(Sử dụng trong tình huống:Khi em mong muốn một điều gì tốt đẹp.) - Trả lời có 3 cách: + Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào,…vào cuối câu. +Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên,phải vào trước động từ. + Thêm các từ đề nghị, xin, mang,…vào đầu câu. + Thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến - Lắng nghe Phú Bài, ngày… tháng 03 năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Trịnh Thị Kim Trâm . vua hãy nên phải hoàn gươm lại cho Long Vương + Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi thôi nào Xin Mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. + Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương! +Nhà. a) + Ngân cho tớ mượn bút của cậu với ! + Ngân ơi cho mượn cái bút nào! +Tớ mượn cậu cái bút nhé ! + Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé ! b) + Tổ 2: tình huống b. Em gọi điện thoại cho bạn,. từ) +Xin mẹ hãy tha lỗi cho con! + Mong bạn bỏ qua cho mình! (Sử dụng trong tình huống: Khi em có lỗi và muốn xin lỗi người khác.) + Xin thầy cho em vào lớp ạ! + Xin mẹ cho con đi chơi ạ! ( Sử