Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 Tiết CT: 20 Bài 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tiếp theo) Tuần dạy: 10 Ngày dạy: 18/10/2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: • Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp ; sự phân bố của các ngành đó. • Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn trong vùng với các ngành kinh tế chủ yếu của từng trung tâm. 2. Kĩ năng: • Phân tích bản đồ kinh tế và các số liệu để biết được tình hình phát triển và phân bố của nột số ngành kinh tế của vùng. 3. Thái độ: Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. II. TRỌNG TÂM: Công nghiệp và nông nghiệp. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng: 2.1. Xác định vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? 2.2. Vùng Trung du Bắc Bộ thuận lợi cho việc phát triển: a. Chuyên canh cây công nghiệp, khu công nghiệp và đô thị. b. Khai thác rau màu quan trọng. c. Chăn nuôi gia cầm. d. Cà 3 đều đúng. 2.1. (6 điểm). - Giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ. 2.2. (4 điểm). - a. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Với những thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư và xã hội của mình, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển kinh tế - xã hội đạt được những thành tựu to lớn gì ? Hoạt động 2: Chia lớp thành 5 nhóm: Nhóm 1: Quan sát hình 18.1, xác định các nhà máy IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Công nghiệp: Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 nhiệt điện, thuỷ điện ; các trung tâm luyện kim, hoá chất ? Nhóm 2: GD TKNL: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc ? (khu vực giàu khoáng sản bậc nhất nước ta ). Chúng ta có nên đẩy nhanh quá trình khai thác và sử dụng nguồn khoáng sản của vùng hay không ? Tại sao ? Nhóm 3: Phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ? (Đầu nguồn một số hệ thống sông lớn, địa thế khu vực cao đồ sộ nhất nước ta – Lòng sông, các chi lưu rất dốc, nhiều thác ghềnh Nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam). Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình ? (sản xuất điện, điều tiết lũ, cung cấp nước tưới mùa khô, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu). Nhóm 5: Xác định các cơ sở chế biến khoáng sản, cho biết mối liên hệ giữa nơi khai thác và nơi chế biến ? (Đại bộ phận công nghiệp chế biến khoáng sản phân bố trên địa bàn các tỉnh Trung du Bắc Bộ vì: o Nguồn thuỷ, nhiệt điện lớn. o Nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ dồi dào. o Giao thông vận tải thuận lợi hơn ở miền núi Bắc Bộ. Kết luận. Cho biết nông nghiệp của vùng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển như thế nào ? Xác định trên hình 18.2 địa bàn phân bố chính các cây công nghiệp lâu năm ? Cây trồng nào có tỉ trồng lớn nhất so với cả nước ? Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước ? (Đất Feralit, khí hậu, thị trường lớn ). Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện gì để sản xuất lương thực ? (cánh đồng giữa núi, nương rẫy). Vùng còn có những thế mạnh gì đem lại hiệu quả kinh tế cao ? (Nghề rừng, nuôi trâu, lợn ; đánh bắt và nuôi Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và năng lượng. Khai thác gắn liền với công nghiệp chế biến, một phần phục vụ xuất khẩu. Khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2. Nông nghiệp: Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới phát triển. Cây chè là thế mạnh của vùng, chiếm tỉ trọng lớn nhất, có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Ngô là lương thực chính của cư dân vùng cao phía Bắc. Nghề rừng phát triển theo hướng Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 trồng thuỷ hải sản ). Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ? (Điều tiết chế độ dòng chảy, cân bằng sinh thái, nâng cao đời sống ). Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ? Sản xuất còn mang tính tự túc, tự cấp, lạc hậu. Thiên tai, lũ quét, xói mòn đất. Thị trường, vốn đầu tư, quy hoạch. Xác định trên hình 18.1 các tuyến đường sắt, ô tô xuất phát từ Hà Nội đi đến các thành phố, thị xã các tỉnh biên giới Việt – Trung, Việt – Lào ? Đặc điểm của tuyến đường trên ? (Nối liền Đồng bằng sông Hồng với Trung Quốc, Lào). Vùng có thể trao đổi các sản phẩm gì với các vùng khác? Xuất: Khoáng sản, lâm sản, chăn nuôi. Nhập: Lương thực, hàng công nghiệp. Tìm trên hình 18.1 các cửa khẩu quan trọng ở biên giới Việt – Trung, Việt – Lào ? Cho biết các thế mạnh phát triển du lịch của vùng ? Hoạt động 3: Xác địnhtrên hình 18.1 vị trí các trung tâm kinh tế ? Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm ? Thái Nguyên: Luyện kim, cơ khí. Việt Trì: Hoá chất. vật liệu xây dựng. Hạ Long: Than, du lịch. Lạng Sơn: Hàng tiêu dùng, cửa khẩu quốc tế quan trọng. nông – lâm kết hợp. Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất nước (57,3%). Phát triển nông nghiệp còn nhiều khó khăn. 3. Dịch vụ: Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang. Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng, đặc biệt là vịnh Hạ Long. V. Các trung tâm kinh tế: Các thành phố có vị trí quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. Mỗi trung tâm có chức năng riêng. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 4.1. Khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc vì: a. Là vùng khai thác khoáng sản lâu đời. b. Có tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có nhất nước. c. Nhiều loại khoáng sản quan trọng để phát triển công nghiệp. d. Là vùng có nhiều loại tài nguyên, khoáng sản công nghiệp. 4.2. Phát triển thuỷ điện là thế mạnh của Tây Bắc vì: a. Có địa hình cao, đồ sộ, cắt xẻ mạnh. b. Sông ngòi có nhiều thác ghềnh. c. Có nguồn thuỷ năng dồi dào. d. Tất cả đều đúng. Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( d ) Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012 5. Hướng dẫn học sinh tự học: Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 69 sách giáo khoa. Làm bài tập bản đồ 1, 2, 3, 4 - Tập bản đồ Địa lí 9. Chuẩn bị bài 19: “Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ”: - Thử phân loại các khoáng sản ? - Vùng có những ngành công nghiệp nào có điều kiện phát triển mạnh ? Vì sao ? - Dựa vào hình 18.1 và hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của than đá theo mục đích ? V. RÚT KINH NGHIỆM: Nguyễn Phúc Tánh Trang 4 . Giáo án Địa lí 9 Năm học: 201 1 - 201 2 Tiết CT: 20 Bài 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tiếp theo) Tuần dạy: 10 Ngày dạy: 18/10 /201 1 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: •. Địa lí 9 Năm học: 201 1 - 201 2 5. Hướng dẫn học sinh tự học: Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 69 sách giáo khoa. Làm bài tập bản đồ 1, 2, 3, 4 - Tập bản đồ Địa lí 9. Chuẩn bị bài 19: “Thực. hướng Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 Giáo án Địa lí 9 Năm học: 201 1 - 201 2 trồng thuỷ hải sản ). Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ? (Điều tiết chế độ dòng chảy, cân bằng