1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi thử TN THPT môn Địa 1

3 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 74,84 KB

Nội dung

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2010 Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) 1. Trình bày thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi nước ta đối với phát triển kinh tế- xã hội. 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam ( trang khí hậu ) và kiến thức đã học, hãy nhận xét về chế độ mưa ở nước ta. Câu II (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành (đơn vị:%) Năm 1990 2005 Trồng trọt 79,3 73,5 Chăn nuôi 17,9 24,7 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 1,8 1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 1990 và 2005. 2. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta từ năm 1990 đến năm 2005. CÂU III (3,0 điểm) 1. Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị,xã hội sâu sắc? 2. Nêu các hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau: CÂU IV.a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam ( trang dân số ) và kiến thức đã học, hãy: 1. Nhận xét về tình hình phân bố dân cư nước ta. 2. Nêu hệ quả của sự phân bố dân cư và các biện pháp khắc phục. CÂU IV.b. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam ( trang địa chất khoáng sản ) và kiến thức đã học, hãy nhận xét về tình hình phân bố khoáng sản nước ta. 2. Trình bày những thuận lợi đối với vấn đề sản xuất thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. * Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng Atlat địa lí Việt Nam khi làm bài ĐÁP ÁN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2010 Môn: ĐỊA LÍ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 điểm) Câu I (3 điểm) 1. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi nước ta đối với việc phát triển kinh tế- xã hội * Thế mạnh 0,25 - Có nhiều tài nguyên khoáng sản 0,25 - Rừng và đất trồng thuận lợi phát triển nông-lâm nghiệp 0,25 - Tiềm năng thuỷ điện 0,25 - Tiềm năng du lịch * Hạn chế 0,25 - Khó khăn giao thông 0,25 - Có nhiều thiên tai 2. Nhận xét về chế độ mưa ở nước ta 0.5 - Nước ta có lượng mưa trung bình lớn từ 1500-2000 mm 0.5 - Lượng mưa phân bố không đều trên cả nước 0.5 - Chế độ mưa theo mùa CÂU II (2 điểm) 1. Vẽ biểu đồ: 0.5 - Vẽ hai vòng tròn bằng nhau. 0.5 - Có chú thích, tên biểu đồ, tỉ lệ chính xác. 2. Nhận xét: 0.5 - Tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp giảm. Tuy nhiên ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất( dẫn chứng ). 0.5 - Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng ( dẫn chứng ). CÂU III (3 điểm) 1. Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội sâu sắc là do: 0,5 - Phát huy thế mạnh của vùng sẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng phát triển, cung cấp cho cả nước nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản 0,5 - Là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, phát triển kinh tế sẽ xoá bỏ sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa miền ngược và miền xuôi 0,5 - Đây là vùng căn cứ cách mạng, có đường biên giới chung với Lào, Trung Quốc, phát triển kinh tế sẽ góp phần củng cố an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế với các nước 2. Các hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng 0,5 - Có mật độ dân số cao nhất nước 0,5 - Có nhiều thiên tai và một số tài nguyên bị xuống cấp 0,5 - Thiếu nguyên nhiên liệu cho sản xuất II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) CÂU IV. a (2 điểm) 1. Tình hình phân bố dân cư nước ta 0,5 - Dân cư phân bố không đều 0,5 - Chủ yếu tập trung ở đồng bằng, miền núi thưa thớt; chủ yếu tập trung ở nông thôn, số dân thành thị chưa cao 2. Hệ quả của sự phân bố dân cư và biện phấp khắc phục * Hệ quả 0,25 - Gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên * Biện pháp khắc phục 0,25 – Phân bố lại dân cư và lao động, hạn chế gia tăng dân số 0,25 – Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị 0,25 – Xuất khẩu lao động, phát triển công nghiệp ở miền núi, nông thôn CÂU IV. b (2 điểm) 1. Tình hình phân bố khoáng sản ở nước ta 0,25 - Có nhiều loại khoáng sản nhưng phân bố không đều. 0,25 - Một số loại có trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế như: Than, dầu khí, bôxít, vật liệu xây dựng. 0,25 - Phân bố phân tán, trữ lượng thấp; chủ yếu tập trung ở khu vực đồi núi khó khai thác. 2. Những thuận lợi đối với vấn đề sản xuất thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long 0,25 – Có đường bờ biển dài 700 km, biển giàu tài nguyên sinh vật 0,25 – Có sông ngòi, ao hồ, kênh rạch dày đặc thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản 0,5 - Là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi 0,25 – Có diện tích mặt nước lớn thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản và thuỷ cầm . dụng Atlat địa lí Việt Nam khi làm bài ĐÁP ÁN KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2 010 Môn: ĐỊA LÍ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 điểm) Câu I (3 điểm) 1. Thế mạnh. KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2 010 Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) 1. Trình bày. Năm 19 90 2005 Trồng trọt 79,3 73,5 Chăn nuôi 17 ,9 24,7 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 1, 8 1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 19 90

Ngày đăng: 27/10/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w