9.7.Chuyên đề 9-Đề kiểm tra số 14-GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 14 (AMIN & AMINO AXIT - 30 CÂU) Câu 1: Cho các chất sau: Al, ZnO, CH 3 COONH 4 , KHSO 4 , H 2 NCH 2 COOH, H 2 NCH 2 COONa, KHCO 3 , Pb(OH) 2 , ClH 3 NCH 2 COOH, HOOCCH 2 CH(NH 2 )COOH, C 2 H 5 NH 3 NO 3 . Số chất có tính lưỡng tính là A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Câu 2: Có các dung dịch sau (dung môi nước): CH 3 NH 2 (1); anilin (2); amoniac (3); HOOC-CH(NH 2 )-COOH (4); H 2 N- CH(COOH)-NH 2 (5). Các chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là: A. (1), (3), (5) B. (1), (2), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (5) D. (1), (2), (3) Câu 3: Cho các chất sau: phenol, khí sunfurơ, toluen, isopren, axit metacrylic, vinyl axetat, phenylamin, axit benzoic. Số chất phản ứng được với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 4: Đun nóng hỗn hợp glyxin và axit glutamic thu được hợp chất hữu cơ A. A tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3. A tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol là A. 1:1 B. 1:2 C. 1:3 D. 1:4 Câu 5 (CĐ-2011): Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO 2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tách nước Y chỉ thu được một anken duy nhất. B. Trong phân tử X có một liên kết π . C. Tên thay thế của Y là propan-2-ol. D. Phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh. Câu 6 (ĐHB-2011): Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H 2 NCH 2 COOH, (2) CH 3 COOH, (3) CH 3 CH 2 NH 2 . Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là: A. (2), (3), (1). B. (3), (1), (2). C. (2), (1), (3). D. (1), (2), (3). Câu 7 (ĐHA-2009): Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho người là: A. cocain, seduxen, cafein B. heroin, seduxen, erythromixin C. penixilin, paradol, cocain D. ampixilin, erythromixin, cafein Câu 8 (ĐH-2010): Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C 3 H 7 NO 2 , đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là A. vinylamoni fomat và amoni acrylat. B. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic. C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat. D. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic. Câu 9: Một chất hữu cơ X có CTPT C 3 H 9 O 2 N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí etan. Cho biết CTCT phù hợp của X ? A. CH 3 COOCH 2 NH 2 B. C 2 H 5 COONH 4 . C. CH 3 COONH 3 CH 3 D. Cả A, B, C Câu 10: Trong số các chất sau: C 2 H 6 ; C 2 H 5 Cl; C 2 H 5 NH 2 ; CH 3 COOC 2 H 5 ; CH 3 COOH; CH 3 CHO; CH 3 OCH 3 chất nào tạo được liên kết H liên phân tử ? A. C 2 H 6 B. CH 3 COOCH 3 C. CH 3 CHO ; C 2 H 5 Cl D. CH 3 COOH ; C 2 H 5 NH 2 Câu 11: Cho sơ đồ: H 2 N-R-COOH → + du HCl A 1 → +du NaOH A 2 ; H 2 N-R-COOH → +du NaOH B 1 → + du HCl B 2 . Nhận xét nào sau đây là đúng? A. A 1 khác B 2 B. A 1 trùng với B 2 và A 2 trùng với B 1 C. A 1 , A 2 , B 1 , B 2 là 4 chất khác nhau D. A 2 khác B 1 Câu 12: Khi thủy phân từng phần một oligopeptit X có 5 gốc aminoaxit xuất phát từ 3 aminoaxit: alanin, phenylalanin, glyxin thu được hỗn hợp các đipeptit Gly-Ala; Ala-Gly, không thấy có Phe-Gly, Gly-Gly-Phe. Công thức cấu tạo đúng của X là: A. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe B. Gly-Ala-Gly-Phe-Gly C. Ala-Gly-Phe-Gly-Gly D. Gly-Phe-Gly-Ala- Gly Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đốt cháy một hợp chất hữu cơ có chứa C, H, O, N thu được 22 COHO nn < thì hợp chất đó chỉ có liên kết đơn và mạch hở. B. Hợp chất hữu cơ C 2 H 7 O 2 N không phải là amino axit C. Công thức phân tử C 4 H 8 có tất cả 5 đồng phân cấu tạo D. Anilin tác dụng vừa đủ với dd HCl, lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với NaOH lại thu được anilin Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit có n liên kết peptit cần dùng n mol NaOH và tạo ra n mol muối của amino axit. B. β -amino axit là những amino axit có nhóm –NH 2 ở vị trí cacbon số 2. C. Nhiệt độ sôi của các chất tăng dần theo thứ tự sau: NH 3 <CH 3 NH 2 <H 2 N-CH 2 -COOH<CH 3 COOH D. NH 3 , CH 3 COOH, Ala-Gly-Ala, Glixerol, Glucozơ, Mantozơ đều phản ứng được với Cu(OH) 2 . 9.7.Chuyên đề 9-Đề kiểm tra số 14-GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 2 Câu 15: Khi tiến hành trùng ngưng hỗn hợp gồm glyxin và alanin, thu được polipeptit. Giả sử một đoạn mạch có 3 mắt xích thì số kiểu sắp xếp giữa các mắt xích trong đoạn mạch đó là A. 6. B. 8. C. 4. D. 10. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hơi A gồm etylamin và 2 ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 0,64 mol CO 2 và 1,14 mol H 2 O. Công thức cấu tạo thu gọn của 2 ancol trên là A. C 2 H 5 OH, C 3 H 7 OH B. CH 3 OH, C 2 H 5 OH C. C 3 H 7 OH, C 4 H 9 OH D. C 4 H 9 OH, C 5 H 11 OH Câu 17: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin và axit glutamic. Để tác dụng vừa đủ với 42,8 gam hỗn hợp X cần 500 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 42,8 gam hỗn hợp X cần 40,32 lít O 2 (đktc) thu được H 2 O, CO 2 và 4,48 lít N 2 (đktc). Khối lượng của CO 2 tạo ra là A. 66 gam B. 59,84 gam C. 61,60 gam D. 63,36 gam Câu 18: Hỗn hợp A gồm hexan và 1 amin đơn chức có PTK trung bình bằng 232/3. Trộn 4,64 gam A với m gam O 2 (dư) rồi đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam H 2 O, 6,272 lít CO 2 và 1,344 lít hỗn hợp N 2 và O 2 dư (các V đo ở đktc). Amin trên có số đồng phân và giá trị của m lần lượt là A. 8; 16 gam B. 7; 15 gam C. 4; 12 gam D. 2; 13 gam Câu 19: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 68,1. B. 17,025. C. 19,455. D. 78,4 Câu 20: Lấy 8,76 g một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là: A. 0,12 lít B. 0,24 lít C. 0,06 lít D. 0,1 lít Câu 21: Khi cho 0,12 mol A (α-amino axit có 1 nhóm NH 2 ) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 13,44 gam KOH thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch HCl 0,9M thu được 39,9 gam muối khan. Tên gọi của A là A. Glyxin B. Alanin C. Axit glutamic D. Valin Câu 22: Khi cho 21,84 gam hỗn hợp X gồm 2 hợp chất hữu cơ có cùng CTPT C 3 H 9 O 2 N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí có thể tích bằng nhau và đều làm xanh quỳ, dung dịch sau phản ứng cô cạn thu được m gam muối. Giá trị lớn nhất của m là A. 21,36 B. 19,68 C. 19,24 D. 23,52 Câu 23: Khi cho 51,75 gam α-amino axit X (chứa 1 nhóm NH 2 và 1 nhóm COOH) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 68,175 gam muối, cho muối này tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 96,075 B. 69,75 C. 78,075 D. 87,975 Câu 24: Khi thủy phân 4,96 gam 1 protein thu được 0,75 gam aminoaxit A (M A = 75), 1,78 gam aminoaxit B (M B =89) và 3,51 gam aminoaxit C (M C =117). Nếu khối lượng phân tử của protein khoảng 50000u thì số mắc xích A, B, C tương ứng là A. 6.10 21 , 12.10 21 , 18.10 21 B. 100, 200, 300 C. 10, 20, 30 D. 6.10 22 , 12.10 22 , 18.10 22 Câu 25 (ĐHB-2011): Hỗn hợp khí X gồm O 2 và O 3 có tỉ khối so với H 2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H 2 là 17,833. Để đốt hoàn toàn V 1 lít Y cần vừa đủ V 2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO 2 , H 2 O và N 2 , các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V 1 : V 2 là A. 1 : 2. B. 5 : 3. C. 3 : 5. D. 2 : 1. Câu 26 (ĐHB-2011): Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H 2 N-R-COOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là A. 5,34. B. 2,67. C. 3,56. D. 4,45. Câu 27 (ĐH-2010): Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là A. 0,1 B. 0,4 C. 0,3 D. 0,2 Câu 28: Đốt cháy 0,2 mol hợp chất A thuộc loại tạp chức thu được 26,4 gam khí CO 2 , 12,6 gam hơi H 2 O, 2,24 lít khí nitơ (đktc) và lượng O 2 cần dùng là 0,75 mol. Số đồng phân của A tác dụng được với dung dịch NaOH và HCl là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 29: Khi thuỷ phân m gam tetrapeptit Ala-Gly-Val-Gly (H + xúc tác) thu được 0,5 mol Ala-Gly, 0,3 mol Gly-Val, 0,4 mol Ala, còn lại là Gly và Val với tổng khối lượng là a gam. Giá trị của a là A. 177,3 gam B. 142,5 gam C. 145,2 gam D. 137,7 Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm - COOH) cần 58,8 lít O 2 (đktc) thu được 2,2 mol CO 2 và 1,85 mol H 2 O. Nếu cho 0,1 mol X thuỷ phân hoàn toàn trong 500ml dung dịch NaOH 2M thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị m lần lượt là A. 8 và 92,9 gam B. 8 và 96,9 gam C. 9 và 92,9 gam D. 9 và 96,9 gam . 14-GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 14 (AMIN & AMINO AXIT - 30 CÂU) Câu 1: Cho các chất sau: Al, ZnO, CH 3 COONH 4 , KHSO 4 , H 2 NCH 2 COOH, H 2 NCH 2 COONa,. A, B, C tương ứng là A. 6.10 21 , 12.10 21 , 18.10 21 B. 100, 200, 300 C. 10, 20, 30 D. 6.10 22 , 12.10 22 , 18.10 22 Câu 25 (ĐHB-2011): Hỗn hợp khí X gồm O 2 và O 3 có tỉ khối so với H 2 . tổng khối lượng là a gam. Giá trị của a là A. 177,3 gam B. 142,5 gam C. 145,2 gam D. 137,7 Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm