Y tế học đường đang bị coi nhẹ

1 1.3K 1
Y tế học đường đang bị coi nhẹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y tế học đường đang bị coi nhẹ Tuy được đánh giá là rất cần thiết, nhưng hiện vẫn không có tiêu chuẩn biên chế cho cán bộ y tế học đường. Các trường phải tự tìm người và trả lương. Nhiều địa phương tại TP HCM phó mặc cho ngành giáo dục hoặc y tế tự lo mà không có sự phối hợp, quan tâm của chính quyền. "Vì không có biên chế chính thức nên để tuyển được một cán bộ y tế chuyên trách là y sĩ hay bác sĩ cho phòng y tế nhà trường vô cùng khó khăn", bà Phạm Thị Huệ, Hiệu phó Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm quận 1, TP HCM, cho biết. Vì lý do trên nên trường Nguyễn Bỉnh Khiêm với gần 2.000 học sinh, hằng ngày có khoảng 300 em đến phòng y tế của trường để xin thuốc, mà người phụ trách chỉ là một bảo mẫu được học qua lớp chuyên trách nghiệp vụ một tháng do Sở Y tế đào tạo. Chị cũng là người phụ trách kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn hơn 1.000 học sinh bán trú của trường. Nhân viên y tế này do trường tự tìm và trả lương theo hợp đồng. Ba tháng hè thì chị không được trả lương. Học sinh đang đượcphát thuốc tại phòng y tế của trường. "Chúng tôi buộc phải giải quyết như vậy vì còn khó khăn về kinh phí. Kinh phí hoạt động cho y tế học đường chủ yếu được trích lại 20% từ số tiền học sinh mua bảo hiểm. Chi phí cho lương của cán bộ y tế học đường lại được trích ra từ số tiền 20% ấy. Do đó muốn hoạt động tốt, muốn có cán bộ chuyên trách, nhà trường chỉ còn cách vận động phụ huynh mua bảo hiểm y tế cho học sinh", cô Huệ giải thích. Theo Phó ban chỉ đạo y tế học đường TP HCM Nguyễn Tài Dũng, hiện nay, chưa có chủ trương hay chính sách cụ thể cho hoạt động y tế học đường. Hoạt động y tế trong trường học ở từng quận, huyện thuận lợi hay khó khăn là tùy thuộc vào ban chỉ đạo ở đó. Trong khi đó, hoạt động y tế học đường vẫn luôn được đánh giá là rất cần thiết và quan trọng. "Nhiều trường tiểu học thực hiện hình thức bán trú. Hầu hết thời gian ban ngày của các em là ở trong trường, vì thế việc có một cán bộ y tế chuyên môn là vô cùng cần thiết. Ngoài nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh, họ còn chịu trách nhiệm về việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong bếp ăn, căng tin của trường ", bà Huệ cho biết. Trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế Nguyễn Văn Nghiệm còn cho rằng: "Y tế học đường là nơi giáo dục về sức khỏe, vệ sinh cá nhân để tránh lây lan dịch bệnh hiệu quả nhất. Là môi trường trang bị cho học sinh những kiến thức y học thông thường trong cuộc sống tốt nhất. Các phòng y tế này sẽ góp phần giảm thiểu tối đa những nguy cơ về tật khúc xạ, vẹo cột sống, bệnh về răng cho học sinh". Thời gian qua, nhờ hoạt động y tế học đường, TP HCM phát hiện hơn 50% học sinh khối trung học một số quận bị mắc tật khúc xạ. Tỷ lệ học sinh tiểu học có các bệnh về răng miệng chiếm hơn 50%, thậm chí có quận như Nhà Bè tỷ lệ này chiếm đến 80%. Một tỷ lệ khá lớn (quận Phú Nhuận, quận 2 ) học sinh bị cong vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách hoặc không ngồi đúng tư thế Các kết quả trên đã góp phần rất lớn giúp cấp quản lý đánh giá lại thực trạng và có sự điều chỉnh theo hướng tích cực. Điển hình là quận Phú Nhuận có kế hoạch thay 100% số bàn ghế sai quy cách trong hai năm, hay các quận Bình Thạnh, quận 10, có kế hoạch thay mỗi năm 20% số bàn ghế sai quy cách . Y tế học đường đang bị coi nhẹ Tuy được đánh giá là rất cần thiết, nhưng hiện vẫn không có tiêu chuẩn biên chế cho cán bộ y tế học đường. Các trường phải tự tìm. HCM Nguyễn Tài Dũng, hiện nay, chưa có chủ trương hay chính sách cụ thể cho hoạt động y tế học đường. Hoạt động y tế trong trường học ở từng quận, huyện thuận lợi hay khó khăn là t y thuộc. quyết như v y vì còn khó khăn về kinh phí. Kinh phí hoạt động cho y tế học đường chủ y u được trích lại 20% từ số tiền học sinh mua bảo hiểm. Chi phí cho lương của cán bộ y tế học đường lại được

Ngày đăng: 25/10/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan