CIO_Hệ thống thông tin quản lý

17 207 0
CIO_Hệ thống thông tin quản lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CIO là từ viết tắt của Chief Information Officer – Giám đốc truyền thông. Một CIO tức là người phụ trách mảng truyền thông bao gồm lĩnh vực thông tin,truyền thông đa phương tiện cũng như tất cả các ưng dụng công nghệ thông tin trong một công ty. 1.2.Những tố chất cần có để trở thành một CIO giỏi. Năng lực lãnh đạo tốt Hiểu biết sâu rộng về công nghệ thông tin Có năng lực phân tích, xử lý thông tin 2.Vị trí,vai trò và chức năng của CIO 2.1.Vị trí của CIO

Hệ thống thông tin quản lý 1.Nhìn chung về CIO 1.1.Khái niệm CIO là từ viết tắt của Chief Information Officer – Giám đốc truyền thông. Một CIO tức là người phụ trách mảng truyền thông - bao gồm lĩnh vực thông tin,truyền thông đa phương tiện cũng như tất cả các ưng dụng công nghệ thông tin trong một công ty. 1.2.Những tố chất cần có để trở thành một CIO giỏi. Để có thể đảm đương được vai trò và chức năng của mình và trở thành một CIO thực thụ,CIO cần phải hội tụ đủ 3 tố chất sau: Năng lực lãnh đạo tốt Hiểu biết sâu rộng về công nghệ thông tin Có năng lực phân tích, xử lý thông tin Bên cạnh đó,họ ũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn quan trọng khác như:khả năng nhìn xa trông rộng;tự tin,sang tạo,sang suốt khi ra quyết định;nắm vững nguyên tắc khi tiến hành công việc. Như vậy,CIO phải nắm vững các công nghệ có tác dụng thúc đẩy công ty phát triển tốt; hiểu biết về công việc kinh doanh; có khả năng giao tiếp tốt;có năng lực quản lý và năng lực thực hiện những thay đổi mang lại lợi ích cho công ty; co hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về ngành công nghiệp đặc thù; có khả năng tập hợp, phát triển và duy trì đội ngũ các nhà chuyên môn có trình độ cao [Type text] Page 1 Hệ thống thông tin quản lý 2.Vị trí,vai trò và chức năng của CIO 2.1.Vị trí của CIO CIO trước hết phải là một nhà lãnh đạo cao cấp. Bởi chỉ có vị trí đó, CIO mới nắm được mục tiêu, viễn cảnh, những hoạch định dài hạn, trung hạn của công ty đồng thời có thể đảm bảo nguồn lực, kết nối các bộ phận, chỉ đạo cương quyết và chịu trách nhiệm việc thực hiện các dự án kinh doanh thường xuyên được triển khai tại công ty. CIO là người có cái nhìn toàn diện mang tầm chiến lược trong kinh doanh, là một người hội tụ được những phẩm chất sự hiểu biết, thông thạo của một nhà quản lý viên, một chuyên gia trong việc quản lý lưu lượng thông tin ngày càng tăng và cơ sở hạ tầng ngày càng phức tạp. Chính những hiệu quả đem lại từ những hoạt động của CIO cho thấy được vị trí của CIO phải là người lãnh đạo bởi phạm vi chịu trách nhiệm rộng gắn bó chặt chẽ với quyền lực và mức độ sở hữu công cụ quản lý bao gồm cả chiến lược quản lý. Tiếp theo, để trở thành CIO, bạn cần có nhiều khả năng, kỹ năng nổi trội khác, vừa là một nhà khoa học, vừa là một nhà ngoại giao. Đó là các khả năng tương tác và xã hội hoá với các nhân viên trong công ty, các nhóm hay cộng đồng; khả năng thuyết phục; khả năng giao tiếp rành mạch cả viết và nói. Trong bộ máy nhà nước ở các nước phương Tây, CIO ngày càng được nâng cao vị trí trong hệ thông phân cấp, thường thì CIO đứng sau vị trí giám đốc điều hành [Type text] Page 2 Hệ thống thông tin quản lý (CEO, COO). Sự xuất hiện của những người CIO với những quyền hạn của một quản lý viên hàng đầu, của một chuyên gia tổ chức cấu trúc và lưu trữ thông tin (hay nhà tự động hóa trong quá trình kinh doanh) mang lại cho công ty những hiệu quả lớn hơn trong việc dùng những phương pháp đặc biệt để giải quyết những nhiệm vụ sau: • Tiến hành phân tích liên tục về hiệu suất của các công ty và các bộ phận có các chức danh riêng; • Cơ cấu lại doanh nghiệp; • Tổ chức quản lý đầu tư hiệu quả; • Quản lý tối ưu chi phí và rủi ro; • Giảm bớt thời gian phát tín hiệu quản lí trong hệ thống; • Thực hiện quá trình chuyển đổi cho việc tổ chức thiết kế công trình trong công ty; • Thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chiến lược; Đưa ra những giới thiệu đầy đủ về công ty cho môi trường bên ngoài. Trong doanh nghiệp,vị trí của CIO chính là điểm giao nhau của hai luồng quan hệ đói nội và đối ngoại: Trong quan hệ đối nội,CIO là trung gian giữa những vị trí quan trọng nhất: giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO),giám đốc nhân sự (CPO), các cổ đông và những người sử dụng hệ thống thông tin. Trong quan hệ đối ngoại,CIO giữ vị trí quan trọng làm thông suốt thông tin với khách hang,các công ty đối tác,với ngân hàng và công ty mẹ. 2.2.Vai trò của CIO [Type text] Page 3 Hệ thống thông tin quản lý Hiện nay CIO có vai trò vô cùng quan trọng đốiowcs nói ch với các nuớc nói chung và các công ty,doanh nghiệp nói riêng. CIO không những có trách nhiệm trong việc hình thành cơ sở hạ tầng nhằm tạo lập một hệ thống thông tin thống nhất cho doanh nghiệp mà còn có trách nhiệm xây dựng nó. Ngoài ra, CIO cũng có trách nhiệm trong việc tổ chức thông tin lưu nội bộ và đại diện công ty ở bên ngoài. Vì thế, theo đúng nghĩa CIO chính là” nhà thiết kế thông tin của công ty”, là người cung cấp thông tin chính xác không những chỉ cho những chuyên gia của các bộ phận trong công ty mà còn cho nhà quản lý ở khâu cao cấp. Thực tế là vai trò của CIO trong công ty chỉ được khẳng định khi Giám đốc điều hành công ty công nhận rằng CNTT sẽ trở thành một công cụ chiến lược có giá trị để nâng cao hiệu qủa kinh doanh và thu được lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, một người đứng đầu trong công ty có tất cả các quyết định chiến lược của công ty, quan tâm hơn bất cứ ai hết đến việc xây dựng một công ty hiệu quả bằng việc sử dụng các CNTT và chịu trách nhiệm về kết quả đó chính là CIO. .Cụ thể CIO có những vai trò cơ bản sau: Cấp chiến lược - Thảo ra chiến lược phát triển CNTT của công ty, thực hiện việc quản lý chiến lược trong các hệ thống con của công ty; - Phát triển kiến trúc của hệ thống thông tin trong công ty: giám sát, tìm kiếm, xác định các công nghệ mới với mục đích phát [Type text] Page 4 Hệ thống thông tin quản lý triển hệ thống tự động kinh doanh; - Phát triển các chính sách mua sắm của công ty và phần mềm máy tính Cấp hoạt động - Hỗ trợ lập kế hoạch và kiểm soát (các hệ thống phụ của quản lý hoạt động); - Phát triển cơ cấu và hỗ trợ các cơ sở dữ liệu nội bộ, kiến thức cơ sở; - Tạo và hỗ trợ hệ thống các tài liệu của công ty; - Hỗ trợ và tự động hóa các quy trình kinh doanh của công ty; - Tạo và hỗ trợ của các hệ thống viễn thông doanh nghiệp (Internet, mạng nội bộ, email, điện thoại); - Tạo và hỗ trợ hệ thống ra quyết định (DSS); - Hoạt động quản lý hệ thống thông tin. Cấp chức năng Tạo và hỗ trợ hệ thống CNTT để đáp ứng các nhiệm vụ chức năng cụ thể: - Tự động hóa các hoạt động chính; - Thông tin các vấn đề về quản lý tài chính và tự động hóa của kế toán; - Thông tin quản lý các nhiệm vụ về quản lý nguồn nhân lực; - Giao dịch với khách hàng; - Hỗ trợ cho hệ thống truy cập bảo mật và lưu trữ. [Type text] Page 5 Hệ thống thông tin quản lý Cấp hành chính - Thiết lập các tiêu chuẩn của công ty trong việc trao đổi dữ liệu; - Cấp giấy phép phát triển công ty; - Lập kế hoạch và thực hiện các ngân sách liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Phát triển đội ngũ nhân viên - Phát triển nguồn nhân lực thực hiện những nhiệm vụ mang tính thông tin trong các bộ phận giao dịch, các bộ phận trong công ty; - Đào tạo cán bộ làm việc với các hệ thống thông tin. 2.3.Chức năng của CIO Về chức năng, CIO cần nhận thức đầy đủ vai trò: Lãnh đạo các hoạt động CNTT và là đại diện cho lĩnh vực này của tổ chức; liên kết CNTT và công việc của tổ chức Cụ thể như sau: TT Lĩnh vực hoạt động Chức năng của CIO 1 Quá trình kinh doanh Hỗ trợ về mặt thông tin trong quá trình kinh doanh liên kết với các công việc chung của cấp quản lý cao nhất (kế hoạch kinh doanh, hỗ trợ trao đổi thông tin và ra quyết định) 2 Cơ sở hạ tầng và kiến Quản lý đầu tư một cách linh hoạt vào CNTT, cũng [Type text] Page 6 Hệ thống thông tin quản lý trúc của hệ thống thông tin như hỗ trợ và đảm bảo hiệu quả các khoản đầu tư thực hiện trước đó 3 Phát triển ứng dụng CNTT Tổ chức ra những phương pháp mới và duy trì, phát triển những phương pháp hàng đầu đang thực thi tại công ty. Điều phối chung các phương pháp hàng đầu cho các đơn vị kinh doanh khác nhau trong công ty. 4 Lựa chọn nhà phát triển (nhà thầu) Đưa ra quyết định thực hiện các phương án hoặc thu hút những người, những tổ chức ở bên ngoài có khả năng thực hiện gia công phần mềm 5 Đối tác thị trường Thiết lập mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp chính và các nhà tư vấn, thẩm định trong lĩnh vực IT. 6 Phân phối và sử dụng CNTT – kỹ thuật Bảo đảm về việc sử dụng rộng rãi CNTT làm sao để nhà tiêu dùng và nhà cung cấp có thể dễ dàng kinh doanh mà vẫn tăng năng suất và lợi nhuận cho công ty. 7 Sự hài lòng của người tiêu dung Bảo đảm được sự hài lòng của khách hàng nội bộ và bên ngoài với những dịch vụ CNTT liên tục trong khi giao dịch. 8 Đào tạo Tổ chức đào tạo hướng dẫn cho mọi người để họ có thể được sử dụng hiệu quả những hệ thống mới và hiện có Tình Hình CIO Trong Nước Và Thế Giới Vai trò của các giám đốc thông tin (CIO) trên thế giới ngày càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp; họ trở thành các nhà lãnh đạo chiến lược thực sự, vượt ra khỏi khuôn khổ đơn thuần của vấn đề công nghệ. [Type text] Page 7 Hệ thống thông tin quản lý Trong khi đó, các CIO ở Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng cho mình trong guồng quay của nền kinh tế và cả sự thừa nhận của cộng đồng kinh doanh, bởi lẽ vai trò của họ thường bị hiểu lệch đi là người phụ trách về công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức và doanh nghiệp Đầu năm 2007, Câu lạc bộ CEO & CIO (giám đốc điều hành và giám đốc thông tin) ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới, nhưng mô hình hoạt động này vẫn chưa thể trở thành chiếc giá đỡ cho sự phát triển của chức danh CIO tại Việt Nam, vì phần lớn thành viên là các CEO hơn là những người chỉ làm về công tác CNTT. Có thể nói ở Việt Nam lúc này CIO là một nghề chưa được định danh mà chỉ là chức danh do những người trong giới chức tự phong cho nhau hoặc ngầm định với nhau như vậy thôi. . Theo Ồng Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết đến nay vẫn chưa có văn bản nào của các cơ quan nhà nước quy định chức danh CIO cả. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ứng dụng nhiều giải pháp CNTT, thì vai trò của CIO rất cần thiết và ông Lợi gọi đó là trường hợp “chuẩn mặc nhiên” (de facto standard) vì tuy chưa danh chính ngôn thuận, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp đã dùng. Tiến sĩ Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT – Bộ Thông tin- Truyền thông, cho biết bộ đang nghiên cứu một đề án về chức danh này để tìm hiểu các doanh nghiệp có nhu cầu thực sự về một chức danh như vậy hay không, nhân lực phụ trách vị trí này sẽ là ban lãnh đạo hay chỉ là tham mưu, cùng với trách nhiệm và quyền hạn của CIO. Giới chuyên gia cũng nhận định rằng với những điều kiện thực tế, trào lưu CIO sẽ phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới. Trước mắt, họ đề xuất rằng khi chưa có một chức danh chính thức được thừa nhận, có thể coi một số chức danh như các cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT hay giám đốc Trung tâm thông tin trong các bộ ngành, giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông các tỉnh, thành phố là các CIO trong các tổ chức nhà nước. Còn trong các doanh nghiệp, tùy vào mức độ ứng dụng CNTT và quy mô hoạt động mà quyết định bổ nhiệm chức danh này hay không. Theo ông Phúc, với mức độ ứng dụng CNTT ngày càng nhiều và càng sâu, thì CIO sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. [Type text] Page 8 Hệ thống thông tin quản lý Thế nhưng, trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ các quốc gia khác, điều cần thiết là phải xác định vai trò của CIO trong hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, vì mức độ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp hiện nay chưa nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm hơn 90% trong tổng số hơn 560.000 doanh nghiệp ở nước ta. Đó cũng là nguyên nhân mà CIO ở Việt Nam đang bị hiểu lệch thành người phụ trách CNTT. Nhiệm vụ, quyền hạn của CIO tại các doanh nghiệp Việt Nam được đặt không đúng chỗ, dẫn đến hiện trạng là đội ngũ này đã ít lại ngày càng giảm đi, mà một phần nguyên nhân bắt nguồn từ những quan niệm, lề thói cũ. Một vị lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất kể rằng, các nhân viên trong công ty của ông thường phấn đấu trở thành một trưởng phòng xuất nhập khẩu hơn là thành một CIO, vì CIO thực chất chưa được định nghĩa rõ ràng và cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi. Thách thức với CIO Việt Nam Khó khăn hiện nay của CIO Việt Nam là nền tảng về mô hình quản trị hàng dọc lẫn hàng ngang, những hiểu biết về chiến lược kinh doanh của công nghệ mình phục vụ. Tại Việt Nam, những người đảm đương vai trò này chưa nhiều. Dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ thì trong vài năm tới, việc doanh nghiệp thiếu vắng một giám đốc công nghệ thông tin có năng lực và bản lĩnh sẽ là một thiệt thòi lớn. Thách thức lớn trong tương lai là các CIO phải đương đầu với các đối thủ có bề dày trên mọi lĩnh vực: năng lực quản lý, trình độ công nghệ, hệ thống cung ứng phân phối và đặc biệt là sản phẩm dịch vụ chất lượng cao . Theo ông Lê Xuân Vũ Giám đốc Trung tâm ứng dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ- công nghệ techcombank chia sẻ rằng ngân hàng nước ngoài có quy mô hoạt động rộng khắp. Ngoài tiềm lực về tài chính, họ có kinh nghiệm cung cấp sản phẩm dịch vụ trên nền quy trình nghiệp vụ tiên tiến, dịch vụ phổ rộng, quản lý được rủi ro “Dù Techcombank đã chuẩn bị cho quy trình này năm năm qua nhưng vẫn phải nỗ lực nhiều hơn để rút ngắn khoảng cách. Để làm được điều này cần phải dựa vào công nghệ vì nó kết nối toàn hệ thống, giúp đảm bảo các dịch vụ tiện lợi, an toàn…". Theo ông Đào Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tin học Vietcombank, ngân hàng Việt Nam buộc phải tái cơ cấu mô hình tổ chức cũng như mô thức kinh doanh theo chuẩn ngân hàng hiện đại. Đến một lúc nào đó những chính sách bảo hộ, cơ chế ưu tiên cho ngân hàng quốc doanh sẽ bị xóa bỏ, khi đó ngân hàng phải tự đứng vững trên đôi chân của mình bằng nguồn nhân lực giỏi, trình độ công nghệ và sản phẩm [Type text] Page 9 Hệ thống thông tin quản lý cạnh tranh… “Vì thế yêu cầu thay đổi là thách thức lớn nhất với CIO”, ông Tuấn khẳng định. Khi hội nhập, yêu cầu cấp bách của mỗi doanh nghiệp là một quy trình chuẩn, hiện đại và “tương thích” được với những biến động của thị trường mới. Khi đó thông tin phải là một lợi thế cạnh tranh, vì thế CIO phải am hiểu về môi trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đặc biệt, họ còn phải am hiểu cơ chế của nền kinh tế hiện tại vận hành như thế nào để đưa ra những tư vấn quan trọng cho lãnh đạo, ứng dụng sản phẩm nào trước, sức cạnh tranh như thế nào… Nếu một doanh nghiệp nhận ra được thông tin là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thì CIO phải là người có năng lực không chỉ quản lý công nghệ mà bắt buộc phải có kiến thức kinh doanh và có tầm ảnh hưởng đến những lĩnh vực chuyên môn khác. Một thách thức khác đối với các CIO, theo các chuyên gia, đó chính là sự thay đổi về công nghệ đến chóng mặt trong thời kỳ hiện nay, cùng với đó là những đòi hỏi của thị trường ngày càng khắt khe hơn ,đòi hỏi các CIO phải không ngừng học hỏi ,trau dồi thêm kiến thức chuyên môn ,không ngừng chủ động ,sáng tạo hơn trong công việc . Môi trường kinh doanh cũng thay đổi theo chiều hướng cạnh tranh ngày càng cao, càng khiến cho CIO phải tỏ bản lĩnh hơn bao giờ hết vì vừa là người quản lý về CNTT, vừa hoạch định chiến lược kinh doanh. Tiến sĩ Lê Viết Dũng, Giám đốc Trung tâm CNTT thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết ở Việt Nam hiện vẫn có rất ít người có thể đảm nhiệm công tác này trong các tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, dù CIO đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhưng cũng chỉ mới ở trong công ty lớn, có định hướng phát triển bền vững. “Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư cho những bộ phận có vị trí này và cả nhân lực cho vị trí này”, ông Dũng nói. Theo ông, CIO phải là người am hiểu hệ thống thông tin, tài nguyên thông tin của doanh nghiệp, có năng lực tổ chức hệ thống tài nguyên, số hóa và biết cách tổ chức để giới lãnh đạo và nhân viên tìm kiếm thông tin qua trang web, điện thoại di động… vốn là những điều mà phần lớn các doanh nghiệp và tổ chức ở trong nước còn thiếu. [Type text] Page 10 [...]... Dũng đã chỉ đạo xây dựng hệ thống quản lý điều hành hoạt động SXKD của doanh nghiệp qua mạng và dự án triển khai xây dựng mạng MAN-E Hai dự án này được ứng dụng rất hiệu quả vào trong điều hành và quản lý sản xuất dịch vụ viễn thông của VNPT TP Hải Phòng (trước đây là Bưu điện TP Hải Phòng) [Type text] Page 15 Hệ thống thông tin quản lý CIO Nguyễn Đức Dũng Trong đó, hệ thống BCSS và CABMAN của VNPT... phải là một nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà kỹ thuật thực thụ chứ không chỉ đơn thuần quản lý về mảng CNTT Vì thế chương trình đào tạo mà ông đề xuất, với sự hợp tác của Bộ Thông tin- Truyền thông và WB, gồm năm phần, trang bị đầy đủ từ kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng công nghệ mới cho đến chính phủ điện tử và thương mại điện tử, quản lý đầu tư và cuối cùng là bảo đảm an toàn thông tin cho danh nghiệp Chẳng hạn,... nhân lực cấp cao cho ngành CNTT Việt Nam Theo Cục Ứng dụng CNTT thuộc Bộ Thông tin- Truyền thông, đặc biệt trong vòng năm năm trở lại đây, việc hợp tác giữa Việt Nam và các tập đoàn CNTT của Mỹ phát triển mạnh, vì thế nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước đang dần được [Type text] Page 12 Hệ thống thông tin quản lý cải thiện thông qua việc học viên đạt được những chứng chỉ đào tạo có uy tín, được... text] Page 16 Hệ thống thông tin quản lý CIO Lê Ngọc Đức Mạng Lam Sơn (LamSonNet) đã trở thành Cổng thông tin điều hành toàn diện các hoạt động, đi tiên phong trong điều hành trực tuyến toàn diện các hoạt động SXKD Bên cạnh đó, VNPT Thanh Hóa còn triển khai nhiều dự án CNTT nhằm phát triển các dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông, cung cấp nhiều dịch vụ GTGT, dịch vụ hội tụ giữa viễn thông, CNTT và... gia và quốc tế Các chuyên gia trong ngành góp ý rằng, một khi chương trình đào tạo CIO được tổ chức, nhất thiết phải được quản lý tốt và phải được chuẩn hóa Điều này đang đặt ra một số vấn đề, đơn vị nào sẽ đứng ra làm đầu mối quản lý, khi mà cả doanh nghiệp, Bộ Thông tin- Truyền thông, Bộ Giáo dục-Đào tạo, và cả VCCI cũng muốn tham gia công tác này Thứ 2 là : nâng cao năng lực CIO Trong những năm gần... dụng CNTT thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước Dự án này có 6 modul đang được triển khai tại TP Tân An và 5 huyện, tới hết năm 2009 sẽ triển khai tới 8 huyện còn lại trong tỉnh [Type text] Page 14 Hệ thống thông tin quản lý CIO Lê Văn Bích Tới nay, người dân đến xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực kinh tế,... dụng vào những vị trí cao của các tập đoàn toàn cầu Cử các cán bộ ,các nhà quản lý công nghệ thộng tin sang nước ngoài để học tập kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ ,Nhật… mang kinh nghiệm học tập được về ứng dụng ,phát triển hệ thống CIO trong nước MỘT SỐ CIO TIÊU BIỂU 1.Ông Đặng Đức Mai cục trưởng cục tin học và thống kê tài chính , Bộ Tài Chính là một trong 10 CIO tiêu biểu năm 2009, được... trả hồ sở ở bộ phận một cửa Dự án này đã đem lại những kết quả khích lệ trong việc nâng cao chất lượng điều hành quản lý, giúp lãnh đạo các cơ quan, đơn vị theo dõi quá trình giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra các quyết định bằng thông tin số liệu, chính xác, kịp thời và đầy đủ 4.CIO Nguyễn Đức Dũng: Đi đầu trong việc xây dựng mạng xương sống MAN-E... thiết cho các nhá quản lý thông tin của cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp Bộ giáo trình sẽ được dịch và công bố trên trang web của bộ để những người quan tâm có thể tiếp cận qua ba hình thức: theo học các khóa đào tạo trực tiếp, tải về từ mạng Internet hoặc mua đĩa DVD về tự học Cũng trong tháng Tư, bộ đã ký kết biên bản ghi nhớ với Microsoft Việt Nam để thúc đẩy nền CNTT và truyền thông Việt Nam, trong... Maritime Bank đã vinh dự là đại diện duy nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam được trao tặng giải thưởng Giải thưởng Lãnh đạo CNTT tiêu biểu Đông Nam Á (ĐNA) năm 2012 [Type text] Page 13 Hệ thống thông tin quản lý Ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết: “Để phát triển M-banking phiên bản mới, Maritime Bank đã sử dụng công nghệ chạy trên nền tảng IBM để thay thế cho toàn bộ ứng dụng của phiên bản cũ Kết hợp

Ngày đăng: 25/10/2014, 17:13

Mục lục

  • Tình Hình CIO Trong Nước Và Thế Giới

  •  Thách thức với CIO Việt Nam

  • Trước tiên có lẽ là bắt đầu từ việc đào tạo :

  • Thứ 2 là : nâng cao năng lực CIO

  • MỘT SỐ CIO TIÊU BIỂU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan