1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn hóa ứng xử nơi công cộng

3 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 57,9 KB

Nội dung

VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG  Những điều không nên làm nơi công cộng: - Ở nơi công cộng các bạn trẻ không nên cười nói to gây mất trật tự, khạc nhổ bừa bãi, vứt rác lung tung gây mất vệ sinh. - Giữa một nhóm người, đừng nên mời riêng một vài người, khiến những người bị “chừa lại” cảm thấy sượng, bẽ mặt. Người mời nên tế nhị xin lỗi đám đông để được nói chuyện riêng với người mình cần mời. Ngược lại nếu bỗng nhiên bạn bị cho “ra rìa” khi mọi người kín đáo mời nhau, bạn hãy khoan trách móc họ mà hãy tự xét bản thân. Có thể bạn đã tự cô lập mình bởi những thói xấu vô tình nào đó. Ứng phó như thế nào khi gặp lúng túng trong xã giao? Ở nơi công cộng, có khi một câu nói hoặc một cử chỉ không đúng lúc của bạn bè làm cho bạn rất lúng túng. Nếu như bạn nổi nóng, các bạn ấy sẽ nói: “Chẳng qua chỉ là đùa một chút thôi mà!” chẳng những thế lại còn chỉ trích bạn là quá nhạy cảm hoặc không tế nhị. Ở nơi công cộng bị người khác trêu chọc không phải là việc dễ chịu, nhưng cũng không nên xử lý tuỳ tiện. Trong trường hợp này, đa số sẽ nóng nẩy, nói năng lắp bắp, mặt đỏ tía tai. Nhưng bạn có thể có cách lựa chọn khác, đó là giữ cho đầu óc tình táo và nắm quyền chủ động. Bạn không nên tốn nhiều thời gian suy nghĩ về vấn đề: “Vì sao người ấy lại khó dễ với mình?”. Có một số người cố tình chọc giận bạn, có thể do bạn đã làm điều gì đó gây cho họ tức giận nên họ tìm cách trả đũa; Một số người khác có thói quen nói những điều làm người khác lúng túng mà không phân biệt hoàn cảnh, có thể họ không có ác ý gì với bạn, cũng có thể hoàn toàn không có ý thức làm bạn tổn thương. Khi bạn chỉ ra là họ bất lịch sự, nói chung họ sẽ xin lỗi bạn. Vì vậy bạn không cần thiết phải nổi nóng, mà nên mềm mỏng thể hiện cho họ biết rằng: Bạn cảm thấy bị xúc phạm vì lời nói hoặc cử chỉ của họ, bạn không thể chấp nhận những việc tương tự như vậy và thân thiện khuyên họ sửa lỗi. Nếu như quả thật có người muốn sỉ nhục bạn, bạn nên dùng lời lẽ đàng hoàng, nghiêm khắc đáp lại, để ngăn chặn ngay tại chỗ hành vi thô lỗ. Bạn có thể nói như thế này: “Anh (hoặc chị) đã đạt được mục đích sỉ nhục tôi, xin anh có thể nói cho tôi biết lý do vì sao anh (chị) lại làm như thế này không?” Bất kể là người kia phản ứng như thế nào, bạn đều không được để mất lý trí. Nếu như bạn bỗng dưng nổi nóng, để cho kẻ sỉ nhục bạn được thể và làm cho càng nhiều người chú ý hơn, như vậy là kẻ kia đã đạt được mục đích. Trong rất nhiều trường hợp, phương thức để giải thoát khỏi tình huống khó khăn này là bản thân bạn phải có phản ứng nhanh trí và hài hước. Một nhà tâm lý học nổi tiếng đã kể một câu chuyện như sau: Có hai nữ văn sĩ, trong đó một người vừa viết xong một bộ sách, đang say sưa trong lời khen ngợi, người kia thì đang rất bất mãn. Có một hôm hai người gặp nhau trên đường phố. Người thứ hai bước thẳng đến trước mặt người thứ nhất nói: “Tôi rất thích sách của bà, ai đã viết giúp bà thế?”. “Tôi rất mừng là bà đã thích sách của tôi, ai đã đọc giúp cho bà nghe vậy?”, nữ văn sĩ thành công đã trả lời. Chuyện hiếm nhưng không phải là duy nhất, nhà văn Đan Mạch nổi tiếng Andersen cũng đã từng gặp trên đường phố một kẻ bất lịch sự, hắn ngắm nghía chiếc mũ của Andersen và nói: “Tôi rất lấy làm lạ vì sao ông lại đội một chiếc mũ rách nát như thế này?” Andersen trả lời: “Tôi cũng rất lấy làm lạ vì sao dưới chiếc mũ đẹp đẽ của ông lại là một cái đầu như vậy?” Trên thực tế, biểu lộ ra một loại “phong độ do sức ép”, thường thường là cách phản kích tốt nhất với những kẻ ác ý muốn sỉ nhục người khác. Làm thế nào để có thể chung sống chan hoà với các bạn học? Thời kỳ trung học, là thời kỳ tươi đẹp nhất trong đời con người, cũng là thời kỳ hướng về tình bạn mạnh mẽ nhất, ước vọng về tình bạn phong phú và đẹp đẽ nhất. Con người ở thời kỳ này khát khao mong muốn có bạn bè để cùng chung hưởng những niềm vui và cũng mong có bạn bè để sẻ chia những đau buồn. Có những bạn trẻ không sợ bất cứ điều gì, chỉ sợ các bạn bỏ rơi mình. Vậy, làm thế nào để có thể sống chan hoà cùng các bạn? Thứ nhất, phải chân thành, thực sự cầu thị, không giả dối khoe khoang, không lỗ mãng, coi thường người khác. Vừa phải vươn lên đạt nhiều thành tích, nhưng lại không được tự coi mình là tài ba, thanh cao, tự tâng bốc mình. Thứ hai, phải chủ động gần gũi bạn bè, giao lưu rộng rãi, không xa lánh tách rời, không bài xích người khác, không suy bụng ta ra bụng người, không lấy tính cách khác biệt, hoàn cảnh gia đình, thành tích hơn kém, quan điểm khác nhau để làm tiêu chuẩn kết bạn. Nếu đối xử với người khác không bình đẳng, sẽ làm cho chính bản thân mình rơi vào cô lập. Thứ ba, phải có bản lĩnh trong việc kiềm chế tình cảm, không lạm dụng tình cảm. Gặp việc không vui, không nên oán trách người khác, khi tình cảm xáo động, muốn giãi bầy phải xem xét lựa chọn thời gian, hoàn cảnh và đối tượng. Thứ tư, muốn đối xử tốt với bạn bè, phải xem hoàn cảnh khách quan, phải luôn luôn tôn trọng và thông cảm. Không được bàn luận hạ thấp người khác. Điều cấm kỵ nhất trong quan hệ giao lưu giữa người với người là nói xấu sau lưng, đây là nguyên nhân chủ yếu làm xấu quan hệ giữa mọi người. Không nên đòi hỏi quá cao với bạn bè và với hoàn cảnh, phải học cách rộng lượng, tha thứ và chịu đựng. Ví dụ, bản thân mình muốn yên tĩnh, nhưng các bạn lại đang cao hứng chuyện trò, ca hát; bản thân mình muốn vui chơi văn nghệ, người khác lại muốn vùi đầu vào đọc sách; bản thân mình muốn tham gia hoạt động thể thao nhưng các bạn lại muốn đi xem phim, với những vấn đề bất đồng ý kiến như vậy phải biết cách xử lý cho tốt, phải khiêm tốn nhún nhường, không được cứ một mực lấy mình làm chuẩn. Trong quan hệ giao lưu với bạn bè, nguyên tắc cần chú ý nhất là phải tuân theo quy định của tập thể. Quy định của tập thể là những tiêu chuẩn hành vi hợp lý của các thành viên trong tập thể. Tình hình của các thành viên trong tập thể rất đa dạng, mỗi người một khác, mỗi người đều có đam mê, hứng thú, động cơ riêng của mình. Quy định của tập thể là “luật” cơ bản để các thành viên khác nhau có thể giao lưu được với nhau, nó có thể thống nhất hành động của các thành viên, đảm bảo sức tập trung của tập thể, đồng thời cũng làm cho những người tuân theo quy định có được sự giúp đỡ có hiệu quả nhất. Tuân theo quy định của tập thể tất nhiên phải có sự kiềm chế nhất định với ý thức độc lập của mình, muốn có sự tôn trọng với yêu cầu và lợi ích của người khác, phải có một số phục tùng nào đó. Hiểu được như vậy mới xoá bỏ được cảm giác cô độc của mình, giải quyết được mâu thuẫn giữa mọi người, làm cho mình trở thành một thành viên được hoan nghênh và vui vẻ trong tập thể. Văn hóa ứng xử nơi công cộng 8:25', 6/5/ 2008 (GMT+7) Chuyện ứng xử văn minh, lịch sự nơi công cộng nhiều khi bị quên lãng đối với một số bạn trẻ. Họ sống ích kỷ, thờ ơ với mọi người xung quanh. Họ thiếu sự giáo dục, từ nhiều phía hay muốn khẳng định cái tôi của mình giữa đám đông? Một kiểu ngồi khó coi. Ảnh: H.Y Hàng ngày, chúng ta bắt gặp không ít hình ảnh không đẹp, tình huống không hay của các bạn trẻ ở nơi công cộng. Đôi nam nữ chở nhau trên chiếc xe Piaggo láng coóng, vừa chạy vừa cười giòn giữa đại lộ. Mọi người xung quanh “đỏ cả mắt” không bởi vẻ đẹp được trang điểm kỹ càng mà do “bộ vía” độc đáo của nàng. Chiếc đầm màu kem hở cả bờ vai, xòe rộng, để lộ cả nội y. Đi sau là hàng chục chiếc xe môtô của các cậu choai choai. Họ không hề cảm thấy xấu hổ về sự gây huyên náo của mình, thậm chí, còn có những cử chỉ âu yếm sỗ sàng. Nét duyên ngầm bị nhấn chìm trước những câu chửi thề chua ngoa, vẻ đẹp dịu dàng của bạn nữ cũng dễ dàng mất đi chỉ bởi việc nhai kẹo cao su. Một bạn nữ trong lúc nói chuyện với người bán hàng, miệng vẫn tạo ra tiếng nổ tanh tách. Mọi người xung quanh tỏ thái độ khó chịu, có người nhắc nhở: “Cháu nhổ kẹo cao su đi. Con gái không nên vừa nói vừa thổi bong bóng như vậy”. Không ít những tình huống tệ hơn nữa đang diễn ra trước mắt khiến người ta giật mình tự hỏi phải chăng lớp trẻ bây giờ có ý thức trẻ. Xe buýt vào những ngày nghỉ lễ đông nghẹt khách. Nhân viên xe buýt nỗ lực làm việc, bán vé, thông báo các chặng đường dừng ở trước để khách sắp xếp xuống xe. Bỗng, một thanh niên mở nhạc hết “công suất” từ chiếc điện thoại di động. Nhân viên xe buýt đã nhắc nhở tắt nhạc hoặc đeo tai nghe nhiều lần nhưng cậu đều bỏ ngoài tai. Tiếng nhạc không chỉ gây khó chịu mà còn làm nhiều cụ già trên xe lỡ chuyến xuống xe vì không nghe được thông báo lộ trình đi. Đó chỉ là một số tình huống bạn có thể bắt gặp trong cuộc sống thường ngày. Nhịp sống gấp gáp, hiện đại như lôi kéo một số bạn trẻ quên đi cách ứng xử văn minh nơi công cộng. Chuyện cậu thanh niên nhường ghế cho người già trên xe buýt, nơi công cộng, bãi biển, công viên… ngày càng trở nên ít hơn. Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với một người trẻ hiện đại. Hình thức của bạn thật nổi bật, cá tính của bạn thật hay ho, nhưng thiếu đi kỹ năng đó, bạn sẽ đánh mất rất nhiều điểm cộng cho mình. . cách ứng xử văn minh nơi công cộng. Chuyện cậu thanh niên nhường ghế cho người già trên xe buýt, nơi công cộng, bãi biển, công viên… ngày càng trở nên ít hơn. Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng. viên được hoan nghênh và vui vẻ trong tập thể. Văn hóa ứng xử nơi công cộng 8:25', 6/5/ 2008 (GMT+7) Chuyện ứng xử văn minh, lịch sự nơi công cộng nhiều khi bị quên lãng đối với một số bạn. VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG  Những điều không nên làm nơi công cộng: - Ở nơi công cộng các bạn trẻ không nên cười nói to gây mất trật

Ngày đăng: 25/10/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w