1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHỮNG CÔNG TRÌNH PHÒNG THỦ NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM

6 465 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 347,08 KB

Nội dung

NHỮNG CÔNG TRÌNH PHÒNG THỦ 'KINH ĐIỂN' CỦA NGƯỜI VIỆT Trong suốt quá trình phát triển nghệ thuật quân sự, nhiều công trình phỏng thủ của người Việt đã ghi dấu ấn trong sử sách bởi cấu trúc độc đáo, mức độ quy mô cũng như sự “bất khả xâm phạm” với quân thù… Vòng xoắn ốc Cổ Loa Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Đây là tòa thành cổ quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ. Tòa thành này nằm trên xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Sơ đồ di tích Cổ Loa ngày nay. Theo sử sách, thành Cổ Loa được xây theo hình trôn ốc 9 vòng, chu vi lên tới 9 dặm. Hiện chỉ còn 4 vòng thành khép kín, như những vòng tròn to nhỏ lồng vào nhau, vòng thành ngoài dài 8km, vòng thành giữa dài 6.4km, thành nội 1,6km… Ngoài mỗi vòng thành đều có hào nước thông với sông Hoàng Giang, trở thành hào nước tự nhiên rất lợi hại. Theo truyền thuyết, tướng Triệu Đà của phương Bắc đã nhiều lần đánh Cổ Loa nhưng đều nướng quân vô ích trước sự phòng thủ hiệu quả của người Việt. Sau đó, để dùng kế phản gián, Triệu Đà đã xin giao hòa với nước ta rồi sai con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với Mỵ Châu - con gái vua An Dương Vương. Từ những sai lầm của Mỵ Châu, Trọng Thủy đã đánh cắp nỏ thần của thành Cổ Loa giao cho Triệu Đà. Trong cuộc chiến tiếp theo, thành Cổ Loa đã sụp đổ. Phòng tuyến Như Nguyệt – nỗi kinh hoàng của phương Bắc Trong cuộc chiến chống Tống những năm 1070 của nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã biến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) thành một phòng tuyến quân sự trọng yếu, quyết định vận mệnh của cuộc chiến này. Đoạn sông Như Nguyệt mà ông dựng phòng tuyến nằm án ngữ con đường thuận lợi nhất để quân Tống tiến về Thăng Long. Có núi ở cả hai bên bờ, bản thân đoạn sông này cũng là chướng ngại thiên nhiên ngăn bước tiến của bộ binh và kỵ binh địch. Sơ đồ cuộc chiến chống Tống tại phòng tuyến Như Nguyệt. Chiến lũy của phòng tuyến Như Nguyệt được xây bằng đất có đóng cọc tre dày nhiều tầng làm phên dậu. Dưới bãi sông bố trí các hố chông ngầm. Quân Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, có thêm thủy binh phối hợp tạo nên một phóng tuyến rất vững chắc. Theo diễn biến cuộc chiến, sau khi thâm nhập vào nước Việt, quân Tống đã dừng lại tại bờ Bắc sông như Nguyệt để tính kế phá phòng tuyến, vượt sông. Trong nỗ lực vượt sông đầu tiên, đạo quân tinh nhuệ của nhà Tống đã bắc cầu phao tấn công quyết liệt và đã có lúc chọc thủng được phòng tuyến. Trong tình thế hiểm nghèo ấy, Lý Thường Kiệt đã động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ Nam Quốc Sơn Hà bất hủ. Quân Tống đã bị đẩy lui trước tinh thần chiến đấu xả thân của quân Đại Việt. Lần thứ hai, chúng huy động lực lượng lớn hơn và vượt sông bằng nhiều bè lớn, mỗi bè chở được 500 quân. Cuộc tấn công này cũng bị đập tan. Từ đó, mọi ý định vượt sông đều bị coi là phiêu lưu, và tướng của nhà Tống ra lệnh “Ai bàn đến đánh sẽ bị chém đầu”. Cuối tháng 3/1077, quân đội của Lý Thường Kiệt mở cuộc tổng phản công chiến lược, quân Tống đại bại và tháo chạy trong hoản loạn… Thảm bại trước phòng tuyến Như Nguyệt đã làm cho nhà Tống mất hẳn ý chí xâm lược Đại Việt. Hệ thống phòng thủ khổng lồ của nhà Hồ Sau khi nắm ngôi vào năm 1400, nhà Hồ rất coi trọng hệ thống phòng thủ đất nước trước họa xâm lăng của phương Bắc. Nhiều công trình phòng vệ có quy mô lớn đã được xây dựng trong thời kỳ này, tiêu biểu là thành Tây Đô và thành Đa Bang. Trong những năm 1405-1406, nhà Hồ đã thám sát địa hình, cho quân đóng cọc ở các cửa biển, và những nơi xung yếu trên sông Cái (sông Hồng) để phòng thủy quân phương Bắc. Thành nhà Hồ ngày nay. Một hệ thống công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài gần 400km đã được thiết lập, kéo dài từ núi Tản Viên, men theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa sông Thái Bình với vô số các chướng ngại vật như bãi cọc, xích sắt giăng trên sông cùng các đồn quân chốt chặn khắp các cửa sông, cửa nguồn, quan ải Các sử gia nhận định, trong lịch sử quân sự, đây là thời kỳ mà người Việt đã xây dựng được một công trình phòng ngự có quy mô lớn nhất. So với phòng tuyến Như Nguyệt thời Lý, hệ thống phòng thủ của nhà Hồ có chiều sâu và mức độ đồ sộ gấp nhiều lần. Thế nhưng, do không được lòng dân ủng hộ, nhà Hồ đã thất bại trong cuộc chiến chống quân Minh xâm lược, để đất nước lại rơi vào ách thóng trị của phương Bắc. “Nhất sợ Lũy Thầy” Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy, lũy Đồng Hới, lũy Trường Dục) là một công trình phòng thủ quy mô, gắn với tài năng của nhà quân sự Đào Duy Từ. Nằm ở tỉnh quảng Bình, lũy này được ông chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đằng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đằng Ngoài. Hệ thống này gồm bốn tòa thành lũy. Trong số đó, hai lũy Nhật Lệ và Trường Dục được xây trong giai đoạn 1630-1631 dưới sự chỉ huy của Đào Duy Từ. Hai lũy còn lại do học trò của ông là tướng Nguyễn Hữu Dật thực hiện những năm sau đó. Người dân Đàng Trong gọi hệ thống này là Lũy Thầy để tỏ lòng tôn kính Đào Duy Từ. Một phần của Lũy Thầy tại Đồng Hới. Theo sử sách, Lũy Thầy phía ngoài có tường thành bao bọc, bên trong là doanh trại, công sự chiến đấu, kho tàng được bố trí theo lối chữ "Dĩ"liên hoàn chặt chẽ với thành ngoài. Về kích thước, lũy dài 2.500 trượng, chân rộng 1,5 trương, cao 1 trượng (mỗi trượng khoảng 4m). Lũy Thày đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững sự kiểm soát tại Đằng Trong sau gần 50 năm chiến tranh với chúa Trịnh. Trong dân gian còn truyền tục câu ca: “Nhất sợ Lũy Thầy/Nì sợ đầm lầy Võ Xá”, liên hệ tới những thất bại của quân Trịnh tại vùng đất này. Sau này, vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn đã ban cho lũy này tên mới "Định Bắc trường thành" để nhớ ơn các bậc tiền bối đã giữ vững bờ cõi. Địa đạo Củ Chi - pháo đài ngầm không thể công phá Vào thời hiện đại, khi tất cả các thành lũy trên mặt đất đều trở lỗi thời trước những phương tiện chiến tranh tối tân thì địa đạo Củ Chi lại làm nên huyền thoại mới, huyền thoại về một pháo đài ngầm “không thể công phá”. Đây là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất, được các chiến sĩ giải phóng xây dựng tại nơi được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Hệ thống này hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và mở rộng quy mô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Sa bàn mô phỏng địa đạo Củ Chi. Tại thởi điểm đạt đến quy mô lớn nhất, toàn hệ thống địa đạo Củ Chi có chiều dài khoảng 200km với 3 tầng sâu khác nhau, với chiều sâu từ 3m đến, 12m. Với hệ thống đường và các phòng chức năng trong lòng đất, địa đạo không chỉ là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, học tập, làm việc, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí Không khí được đưa xuống địa đạo qua các lỗ thông hơi đặt tại vị trí các bụi cây. Trên địa đạo còn hình thành các “xã chiến đấu” với rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích. Quân đội Mỹ - ngụy đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ các phương tiện như bom tấn, bơm nước, hơi ngạt nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế để có thể cô lập từng phần nên không xảy ra nhiều hư hại. Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm TP HCM với khoảng 120km được bảo vệ. Quốc Lê (tổng hợp) . NHỮNG CÔNG TRÌNH PHÒNG THỦ 'KINH ĐIỂN' CỦA NGƯỜI VIỆT Trong suốt quá trình phát triển nghệ thuật quân sự, nhiều công trình phỏng thủ của người Việt đã ghi dấu ấn. quân sự, đây là thời kỳ mà người Việt đã xây dựng được một công trình phòng ngự có quy mô lớn nhất. So với phòng tuyến Như Nguyệt thời Lý, hệ thống phòng thủ của nhà Hồ có chiều sâu và mức độ. đóng cọc ở các cửa biển, và những nơi xung yếu trên sông Cái (sông Hồng) để phòng thủy quân phương Bắc. Thành nhà Hồ ngày nay. Một hệ thống công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài gần 400km

Ngày đăng: 25/10/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w