CHUYỆN BÀ HOÀNG ''''BỎ MẠNG''''... ''''ĐỔI'''' NGHIỆP LỚN CHO VUA LÊ LỢI

3 160 0
CHUYỆN BÀ HOÀNG ''''BỎ MẠNG''''... ''''ĐỔI'''' NGHIỆP LỚN CHO VUA LÊ LỢI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYỆN BÀ HOÀNG 'BỎ MẠNG' 'ĐỔI' NGHIỆP LỚN CHO VUA LÊ LỢI Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử đề cập rằng: “Nhà vua sai làm lễ tế thần. Dùng Hoàng hậu làm vật tế. Hoàng hậu bèn mất " Rõ ràng, đây là một bí mật của vương triều nhà Lê? Từ giấc mộng đến hy sinh người thiếp Các chính sử và Lam Sơn thực lục (bản Hồ Sĩ Dương) chép rằng: Tháng 3 năm Ất Tỵ (1425), Bình Định Vương Lê Lợi tiến quân vây thành Nghệ An, giặc Minh ra sức chống giữ, thế lực chưa phân thắng bại. Quân doanh của Lê Lợi tạm đóng cạnh đền thờ thần Phổ Hộ bên bờ sông Lam thuộc làng Trào Khẩu, huyện Hưng Nguyên. Đêm hôm đó, Bình Định Vương chiêm bao thấy một vị thần báo mộng: “Tướng quân nhường cho tôi một người thiếp, tôi hứa hết sức phù hộ tướng quân đánh thắng giặc Ngô, giữ vững nghiệp đế” Tỉnh dậy, Lê Lợi nghĩ rằng: Thuở xưa, vua Lý nhờ vợ chồng ông hàng dầu là Vũ Phục, nhảy xuống sông Thiên Phù, hiến xác cho thủy thần mà vua Lý khỏi bệnh đau mắt, lo được việc chống giặc. Rồi Lý Thường Kiệt dàn trận đánh Tống, nói rằng có thần ngâm thơ giúp đuổi giặc, mà quả nhiên hôm sau quân ta phá được giặc Tống bên sông Như Nguyệt. Vậy thì ngày nay, ta thí mạng một người mà cứu sống muôn người, thu lại được non sông, thì việc đáng làm lắm rồi. Ảnh minh họa. Hôm sau, Bình Định Vương gọi các bà vợ đến, kể cho nghe giấc mộng đêm qua và hỏi: “Có ai chịu đi làm vợ thủy thần không? Sau này khi ta lấy được nước, sẽ lập con của người đó làm thiên tử”. Các bà không ai nói gì, chỉ có bà Ngọc Trần khảng khái quỳ thưa: “Nếu vì nghiệp lớn của Minh Công thì thiếp tự nguyện xả thân; ngày sau mong Minh Công giữ lời hứa, chớ phụ con thiếp”. Nhà vua khen ngợi và thương cảm hứa trước các bà và bề tôi, ngày sau xin làm đúng hẹn. Lúc đó, bà Phạm Thị Ngọc Trần đang bế đứa con lên 3 tuổi (Lê Nguyên Long, tức Lê Thái Tông sau này), gạt nước mắt trao cho người hầu bế ẵm; rồi đứng lên làm vật tế thần. Đó là vào ngày 24 tháng 3 năm Ất Tỵ (1425), bà Phạm Thị Ngọc Trần quyên sinh - được xem là một tấm gương xả thân vì nước, đời đời sáng mãi như tấm gương Lê Lai nguyện liều mình cứu chúa. Sau khi bà qua đời, Bình Định Vương và nghĩa quân đưa về mai táng tại quê nhà ở sách Quần Đội. Nhưng lúc về đến làng Mía (làng Thịnh Mỹ, xã Thọ Diên hiện nay) thì trời đã tối, linh cữu của bà được đặt ở đây qua đêm. Sáng mai, mọi người ngạc nhiên: nơi đặt linh cữu của bà mối đã đùn thành một đống cao! Bà hiển linh chắc muốn an nghỉ tại chốn này? Bình Định vương truyền cho làng Mía lập đền thờ, gọi là đền Hiển Nhân bên cạnh sông Chu. Kỳ lạ thay, sau khi lập đền thờ bà, sông Chu tự nhiên có hiện tượng đổi dòng. Mộ và đền thờ Hiển Nhân trôi xuống làng Thượng Vôi (nay thuộc xã Xuân Hòa, cách làng Mía khoảng 5 km). Dân làng với lòng ngưỡng mộ và thành kính đã lập đền thờ bà. Vì vậy, bà Phạm Thị Ngọc Trần quê ở sách Quần Đội, nhưng lại thờ ở làng Mía và sau đó dời về làng Thượng Vôi (xã Xuân Hòa), nay đều thuộc huyện Thọ Xuân. Lấy được nước, vua giữ lời phong vương Năm 1428, sau khi kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Lúc đó, nhà vua nói với triều thần rằng: "Hoàng hậu Ngọc Trần đáng làm chúa cả trăm vị thần của cả nước ta". Tuy nhiên, vua lại lập con trưởng là Lê Tư Tề làm giám quốc lo triều chính (coi như người kế nghiệp), mà quên mất Lê Nguyên Long - chỉ được sách phong làm Lương quận Công. Nhưng không may, Tư Tề lại mắc bệnh cuồng và rất hiếu sát, khiến vua Lê Thái Tổ rất lo lắng. Theo truyền thuyết, một hôm vua đang ngủ, bà Phạm quay về báo mộng trách cứ vua quên công lao của mình: "Nhà vua phụ công thiếp, từ hồi mới khỏi nghĩa, đã đem thiếp cho thần. Nay được thiên hạ rồi, mà ơn thánh chẳng được hưởng". Vua choàng tỉnh rồi truyền thân cận ra chiếu chỉ lập Nguyên Long làm Hoàng thái tử, phế Tư Tề xuống làm Quận vương. Tuy nhiên, sử chép rằng vua Lê Thái Tổ bỏ Tư Tề vì cho rằng Tư Tề làm nhiều điều trái ý. Năm 1433, Lê Lợi qua đời, Lê Nguyên Long lên ngôi vua, tức là vua Lê Thái Tông. Năm Đinh Tỵ (1437), vua Thái Tông truy tôn mẹ mình làm Cung Từ Quốc Thái Mẫu, dựng miếu thờ ở Nam Kinh. Theo các tài liệu lịch sử, gia phả, thần phả, bà Phạm Thị Ngọc Trần quê ở sách Quần Đội, huyện Lôi Dương (có sách chép là Quần Lai, nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân). Cha là Phạm Hoành, anh trai là Phạm Vân, đều tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi kết hôn với Lê Lợi, Ngọc Trần sớm hôm gánh vác việc thu xếp trang trại, coi sóc sản xuất, cấy trồng. Về sau, khi Lê Lợi dựng cờ dấy nghĩa, Ngọc Trần trực tiếp lãnh trách nhiệm việc quân lương, chỉ đạo đội nữ binh tại trại Như Áng – Lam Sơn, căn cứ buổi đầu của cuộc khởi nghĩa. Bà chịu nhiều gian khổ, lo săn sóc hậu cần, chăm sóc thương binh Vĩnh Khang . CHUYỆN BÀ HOÀNG 'BỎ MẠNG' 'ĐỔI' NGHIỆP LỚN CHO VUA LÊ LỢI Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử đề cập rằng: “Nhà vua sai làm lễ tế thần. Dùng Hoàng hậu làm vật tế. Hoàng. thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Lúc đó, nhà vua nói với triều thần rằng: " ;Hoàng hậu Ngọc Trần đáng làm chúa cả trăm vị thần của cả nước ta". Tuy nhiên, vua lại lập con trưởng là Lê. vì cho rằng Tư Tề làm nhiều điều trái ý. Năm 1433, Lê Lợi qua đời, Lê Nguyên Long lên ngôi vua, tức là vua Lê Thái Tông. Năm Đinh Tỵ (1437), vua Thái Tông truy tôn mẹ mình làm Cung Từ Quốc Thái

Ngày đăng: 24/10/2014, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan