1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương

65 487 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 637,5 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CAM KẾT Tôi xin cam kết: Đây là chương trình khoa học của cá nhân tôi, số liệu sử dụng trong chuyên đề này là hoàn toàn trung thực, nội dung chuyên đề không sao chép bất cứ tài liệu hay văn bản nào. Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Giám đốc công ty 7 Nhiệm vụ: 7 Phó giám đốc công ty 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Giám đốc công ty 7 Nhiệm vụ: 7 Phó giám đốc công ty 7 Giám đốc công ty 7 Nhiệm vụ: 7 Phó giám đốc công ty 7 Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây ngành bao bì đang phát triển rất mạnh, không nằm ngoài xu hướng đó ngành bao bì Việt Nam cũng có những bước phát triển đột phá (tăng trưởng 20 - 25%/năm, ước tính chiếm 8-10 % GDP) và đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, bao bì Việt Nam đã vươn xa, có mặt nhiều nơi trên thế giới. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển mở rộng, nhưng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành bao bì nói riêng cơ hội và thách thức luôn đan xen, đi kèm với nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì muốn chiếm lĩnh thị trường và phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay là phải quản lý hiệu quả các mặt quản trị, các khâu sản xuất để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Trong đó, việc quản trị hàng dự trữ tại các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng bao bì đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản trị. Hàng dự trữ thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản của doanh nghiệp ( 40- 50%). Do đó, tổ chức quản lý và kiểm soát tốt hàng dự trữ sẽ góp phần đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và tình hình của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương nên trong quá trình thực tập tại công ty em đã quyết định chọn đề tài : “ Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương” với mong muốn áp dụng kiến thức đã học và qua quá trình nghiên cứu tại công ty có thể tìm hiểu và đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị hàng dự trữ ở công ty. Phạm vị nghiên cứu: • Về nội dung : Công tác quản trị hàng dự trữ • Về không gian : Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương • Về thời gian : giai đoạn từ 2006 đến nay Kết cấu đề tài gồm: Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương Chương 2: Thực trạng công tác quản trị hàng dự trữ của cong ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương. Trong quá trình thực hiện em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thấy giáo PGS.TS Vũ Trọng Nghĩa. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn quý báu của thầy. Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên kình mong thầy xem xét và hoàn thiện bài giúp em. Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn tới quý công ty Cổ phần Đầu tư va Phát triển Thái Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Đoàn Thị Oanh Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Giới thiệu sơ lược Tên chính thức : Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương Tên giao dịch: Thaiduong Industry Company Limited Tên viết tắt: Thái Dương Tel: 03213990799 Fax: 03213990798 E-mail: info@thaiduongcorp.com Webside : www.thaiduongcorp.com Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần Địa điểm : Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên , Việt Nam 1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương ( tiền thân là công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương) là một doanh nghiệp tư nhân, được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102008733 do Sở Kế hoạch và Đầu tư - UBND Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20 tháng 05 năm 2003, cấp thay đổi lần thứ nhất ngày 17 tháng 11 năm 2004, cấp thay đổi lần 2 ngày 14 tháng 06 năm 2005, cấp thay đổi lần 3 ngày 25 tháng 10 năm 2006. - Năm 20/05/2003 chính thức thành lập, trụ sở chính tại Km số 3, đường 70, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. - Ngày 30/04/2005: Chuyển về nhà máy mới tại Dốc Vân, Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là in ấn các loại bao bì. (chủ yếu là bao PP). Khi mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực cũng như là cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Tuy nhiên, đây là một địa điểm sản xuất kinh doanh thuận lợi vì nó nằm trên đường quốc lộ 3, nơi tiếp giáp với nhiều tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa và là một thị trường vô cùng rộng lớn. Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Ngày 20/05/2009: xây dựng Nhà máy mới tại Khu Công nghiệp Phố Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên với diện tích trên 30.000 m2. - Ngày 04/11/2009: thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương. - Tháng 10/2010: thành lập Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thái Dương. - Năm 2010 Công ty chuyển trụ sở chính về Như Quỳnh, Hưng Yên và phát triển hơn nữa quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Đặc điểm về lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh • Đặc điểm sản phẩm Công ty Thái Dương chuyên sản xuất in ấn các loại Bao bì PP, PE cao cấp, kinh doanh các thiết bị ngành in và nguyên liệu sản xuất Bao bì. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đa dạng, gồm nhiều lĩnh vực như: Buôn bán các loại vật tư, trang thiết bị phục vụ ngành in, sản xuất, mua bán bao bì, sản xuất, mua bán mực in bao bì,in ấn bao bì, mua bán hóa chất và vật tư phân bón nông nghiệp (trừ hóa chất mà Nhà nước cấm), sản xuất mua bán chế phẩm sinh học xử lý môi trường (theo quy định của Pháp luật hiện hành), sản xuất, mua bán hạt nhựa và các sản phẩm từ nhựa, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất bao bì. Tuy nhiên, sản phẩm luôn đóng góp lớn nhất, tạo nên tên tuổi của Thái Dương chính là bao bì, đây là mặt hàng đem về doanh thu lớn nhất cho công ty. Các sản phẩm bao bì chính của công ty gồm có: bao bì PP, bao bì HDPE, bao bì BOPP và một số sản phẩm bao bì khác. • Mô tả thị trường – khách hàng Thị trường trọng điểm của doanh nghiệp là miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Hiện nay công ty đang mở rộng xuất khẩu ra thị trường quốc tế (gia công hàng xuất khẩu). Là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm bao bì phục vụ cho các ngành nghề chế biến khác như: phân bón, thức ăn gia súc… Do đó, khách hàng chính của Công ty là các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gồm 40 công ty, doanh nghiệp sản xuất phân bón gồm 18 công ty , hàng thực phẩm gồm 2 công ty , bao bì xuất khẩu và các loại bao bì khác gồm 2 công ty Theo thống kê của Công ty thì từ khi thành lập đến nay, công ty có khoảng hơn 70 công ty là bạn hàng trong đó có khoảng 40 công ty là bạn hàng thường xuyên và liên tục. Các khách hàng chính như Công ty thức ăn chăn nuôi Pháp Việt, Công ty Thái Dương, Công ty Minh Tâm… Đây là những khách hàng lớn, hàng tháng có đơn đặt hàng hơn 100 triệu đồng. Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Công ty Thái Dương đã khẳng định được vị trí vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước bằng các sản phẩm uy tín, chất lượng, dịch vụ hoàn hảo. Thái Dương đã thiết lập được các mối quan hệ kinh doanh với các Tập đoàn và Doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới tại:Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc Hiện nay,Thái Dương đang hợp tác với nhiều tập đoàn lớn về việc cung ứng các loại hạt nhựa PP, HDPE, LDPE, LLDPE tại thị trường Việt Nam như: Jampoo Corporation; Lotte Corporation; Lyondell Basell; Be Max Trading Co., Ltd; Mitsui & Co., Ltd; Honam Petrochemical Corp; Intochu Plastics Pte., Ltd, 1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty Bộ máy tổ chức của công ty được chia thành hệ thống các phòng ban, bộ phận với những chức năng riêng biệt, nhưng vẫn có những mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều này đảm bảo cho sự chuyên môn hóa, đảm bảo cho quá trình quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Cơ cấu tổ chức của công ty gốm 5 bộ phận chính: Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm: - Chủ tịch Hội đồng thành viên gọi tắt là Chủ tịch (CT); - Các thành viên Hội đồng thành viên Ban Giám đốc: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty Thái Dương, là cơ quan điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình - Giám đốc Công ty. - Các Phó giám đốc. Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ: là bộ phận chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điều hành Công ty trên các lĩnh vực được phân công gồm các phòng nghiệp vụ: - Phòng Hành chính Nhân sự; - Phòng kế toán; - Phòng Kỹ thuật Công nghệ; - Phòng Kế hoạch Kinh doanh; Bộ phận sản xuất: Là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm  Ban quản đốc - Tổ chỉ tráng; Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tổ dệt; - Tổ cắt; - Tổ in máy; - Tổ in lưới; - Tổ may; Bộ phận Phục vụ sản xuất: Là bộ phận chuẩn bị phục cho công tác sản xuất.  Bộ phận kho; - Bộ phận sửa chữa; - Bộ phận KCS; - Bộ phận Nhà bếp; - Đội xe; Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn: Phòng HCNS , Tổ chức bộ máy hoạt động trong công ty) Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phó Giám đốc Phòng kế toán Phòng HCNS Phòng Q.cáo Phó Giám đốc Phòng KHHD Quản đốc xưởng 1 Quản đốc xưởng 2 Bộ phận kho và KCS Tổ Chỉ Tổ Tráng Tổ Ghép Tổ Tái Sinh Tổ Dệt Tổ Cắt Tổ In Lưới Tổ In Máy Phòng Cơ khí - Bảo trì Phòng Kỹ thuật Phòng R&D Tổ May 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:  Giám đốc công ty Chức năng: là người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ: • Đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và trong các quan hệ với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; • Tổ chức quản lý và sử dụng vốn, tài sản Công ty có hiệu quả đạt được mục tiêu do Hội đồng thành viên đề ra; • Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư đã được Hội đồng thành viên phê duyệt; • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; • Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; • Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên; • Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; • Tổ chức công tác thống kê, kế toán, tài chính trong Công ty; xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm; làm việc với cơ quan kế toán, thuế và cơ quan tài chính của địa phương theo đúng các quy định của Quy chế quản lý tài chính và pháp luật về kế toán thống kê; • Thực hiện việc quản trị Hành chính, Nhân sự của Công ty; • Ra các quyết định trong lĩnh vực lao động tiền lương; • Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường lệ và bất thường của Ban điều hành. • Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty.  Phó giám đốc công ty Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý công việc của CBCNV khối trực tiếp sản xuất gồm: phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, xưởng sản xuất; Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nhiệm vụ: • Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc uỷ quyền và các nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc, chủ động điều hành những công việc được giao và thực hiện những chủ trương, Nghị quyết của Ban điều hành.; • Quyền tham gia, thảo luận và biểu quyết các vấn đề tại các phiên họp của Ban điều hành. • Trực tiếp tổ chức, điều hành những phòng ban bộ phận của Công ty mà mình được giao phụ trách. Các bộ phận phòng ban quản lý cụ thể đó do Giám đốc giao nhiệm vụ hoặc do HĐTV quy định trong các cuộc họp cụ thể bằng văn bản; • Tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, bộ phận mình quản lý và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị, bộ phận mình quản lý; • Thoả thuận và ký kết một số hợp đồng trong phạm vi quyền hạn; • Tổ chức, sắp xếp, đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật những CBCNV thuộc phạm vi quản lý của mình; • Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm nội quy, qui chế của Công ty; • Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc uỷ quyền;  Phòng hành chính nhân sự (HCNS): Chức năng: Quản lý hành chính, văn thư lưu trữ trong Công ty, quản lý tài sản máy móc thiết bị văn phòng, chi phí văn phòng, tổ chức điều kiện sản xuất, vệ sinh an toàn lao động, bảo hộ lao dộng, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách tiền lương và phúc lợi của người lao động, thực thi các quy định của pháp luật về quản lý lao động, tiền lương, quản lý hành chính. Nhiệm vụ:  Công tác quản lý hành chính: • Tổ chức hội họp, lễ tân đón tiếp khách; • Tổ chức thăm quan, nghỉ mát cho cán bộ công nhân viên công ty; • Quản lý hành chính văn phòng gồm: máy thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu theo qui định của pháp luật, quản lý chi phí văn phòng; Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 8 [...]... kho hàng, việc quản lý kho vẫn còn rất thủ công, làm chi phí quản lý kho cao và chưa hiệu quả CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 2.1 Đặc điểm sản xuất sản phẩm của Thái Dương và tầm quan trọng của quản trị hàng dữ trữ Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 17 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1.1 Tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty Thái Dương Bao bì... bởi các điều kiện thời tiết nên việc bảo quản tư ng đối đơn giản, do vậy Thái Dương ít quan tâm đến các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng Tuy nhiên hiệu quả của quản lý dự trữ lại trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện công việc sản xuất của công ty, vì vậy đòi hỏi công ty đầu tư hơn nữa để nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ 1.5.7 Công nghệ: Hiện nay, yếu tố công nghệ đang góp phần. .. hàng hóa lưu kho để so sánh giữa các năm, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản trị hàng dự trữ Các chỉ tiêu trên được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 8: Hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả nghiệp vụ kho tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương STT 1 Thực trạng tại công ty Hệ số sử = Diện tích thực tế chứa 0 ≤ H ≤ 1 H = dụng diện hàng : Diện tích kho Hệ số này... cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì cần không ngừng đầu tư đổi mới công nghê, đặc biệt đối với quản trị hàng dự trữ, yếu tố công nghệ, ký thuật góp phần đẩy mạnh tiến độ thực hiện và chất lượng các công tác nhập, xuất hàng, kiểm kê, sắp xếp, bảo quản hàng hóa dữ trữ Tuy nhiên, Thái Dương chưa sử dụng phần mềm quản lý kho hàng, ... của Công ty Công ty hiện chưa có phương pháp phân loại hàng dự trữ cụ thể mà quá trình phân loại chủ yếu dựa trên tính chất hàng hóa, hàng dự trữ của công ty được chia thành 3 nhóm: nhóm nguyên vật liệu, nhóm sản phẩm dở dang, nhóm thành phẩm Đối với mỗi nhóm hàng công ty sẽ bố trí khu dự trữ riêng biệt trong kho và có phương pháp bảo quản riêng cho từng loại hàng hóa Bảng 6 : Bảng phân loại hàng dự trữ. .. phụ trách các hoạt động nhập, dự trữ, xuất kho, bán hàng, kí kết đơn hàng, ghi phiếu kho, kiểm kê hàng hóa, quản lý tài sản trong kho, quản lý lao động tại kho, và một đội ngũ lái xe, chuyên trở hàng nhập kho và trở hàng cho khách theo nhu cầu.Trình độ về tin học và các nghiệp vụ quản lý dự trữ, kho hàng có ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện công viêc và hiệu quả công tác dự trữ, bảo quản hàng hóa... nhập hàng tại kho của công ty chủ yếu là viết tay và quản lý trên file máy tính nhưng chưa áp dụng phần mềm quản lý kho hàng, chưa sử dụng thẻ kho điện tử trong việc ghi chép và quản lý tình hình nhập xuất hàng hóa Công ty nên tổ chức việc ứng dụng phần mềm trong quản lý kho hàng và quản lý thẻ kho trên máy vi tính để nâng cao hiệu quả quản lý kho b) Nghiệp vụ bảo quản hàng hóa ở kho của công ty Phân... thường xảy ra Quản trị định mức hao hụt hàng hóa Hàng hóa tại kho của công ty rất ít xảy ra hao hụt nên việc quản trị định mức hao hụt chưa được xác định một con số cụ thể Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả công tác chăm sóc giữ gìn và bảo quản hàng hóa trong kho Để công tác quản trị kho đạt hiệu quả cao hơn nữa thì công ty nên xây dựng và ban hành một định mức hao hụt hàng hóa Dựa vào định mức... cứu sản phẩm, chăm sóc khách hàng, phát triển quan hệ khách hàng Nhiệm vụ: • Công tác bán hàng: Giới thiệu và tư vấn các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, chào giá và theo dõi đánh giá khách hàng, quản lý, theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế, các đơn hàng theo đúng quy định của công ty và pháp luật, thường xuyên duy trì các mối quan hệ với khách hàng nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin phản hồi từ khách... lao động chưa cao, tăng chi phí quản lý 2.2.1.3 Công tác tiếp nhận, sắp xếp bảo quản hàng hóa dự trữ Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 26 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 4 : Sơ đồ quá trình nghiệp vụ kho tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 27 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kế hoạch nhập hàng và chuẩn bị nhập hàng Từ chối tiếp nhận Kiểm tra bao bì, số lượng hàng hóa Lập . Phát triển Thái Dương nên trong quá trình thực tập tại công ty em đã quyết định chọn đề tài : “ Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát. Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương Chương 2: Thực trạng công tác quản trị hàng dự trữ của cong ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương Đoàn Thị Oanh_QTKHTH49B 1 Chuyên. Nam 1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương ( tiền thân là công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương) là một doanh nghiệp tư nhân, được thành lập

Ngày đăng: 23/10/2014, 22:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 8)
Bảng 2 : Bảng so sánh tố độ tăng trưởng liên hoàn các chỉ tiêu - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 2 Bảng so sánh tố độ tăng trưởng liên hoàn các chỉ tiêu (Trang 14)
Bảng 3: Bảng các chỉ tiêu phân tích tài chính - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 3 Bảng các chỉ tiêu phân tích tài chính (Trang 15)
Bảng 4: Các thiết bị kho tại Công ty - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 4 Các thiết bị kho tại Công ty (Trang 17)
Sơ đồ 2 : Quy trình sản xuất của công ty - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Sơ đồ 2 Quy trình sản xuất của công ty (Trang 20)
Bảng 6 : Bảng phân loại hàng dự trữ của Công ty - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 6 Bảng phân loại hàng dự trữ của Công ty (Trang 23)
Bảng 7 : Các thiết bị kho tại Công ty - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 7 Các thiết bị kho tại Công ty (Trang 26)
Bảng 8: Hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả nghiệp vụ kho tại Công ty  Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 8 Hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả nghiệp vụ kho tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Dương (Trang 27)
Bảng 9: Hóa đơn giao hàng - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 9 Hóa đơn giao hàng (Trang 32)
Bảng 10: Phiếu nhập kho - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 10 Phiếu nhập kho (Trang 33)
Bảng 11: Sổ nhập hàng - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 11 Sổ nhập hàng (Trang 34)
Sơ đồ 5: Quá trình nghiệp vụ phát hàng - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Sơ đồ 5 Quá trình nghiệp vụ phát hàng (Trang 38)
Bảng 12: Phiếu xuất kho - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 12 Phiếu xuất kho (Trang 40)
Bảng 13: Thẻ kho - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 13 Thẻ kho (Trang 41)
Bảng 14: Tính giá trị nguyên vật liệu tồn kho - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 14 Tính giá trị nguyên vật liệu tồn kho (Trang 42)
Bảng 15: Tính giá trị thành phẩm tồn kho - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 15 Tính giá trị thành phẩm tồn kho (Trang 43)
Bảng 16 : Bảng chi phí lưu kho của Công ty năm 2010 - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 16 Bảng chi phí lưu kho của Công ty năm 2010 (Trang 44)
Sơ đồ 5  : Mối quan hệ giữa dự trữ và khối lượng dự trữ - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Sơ đồ 5 : Mối quan hệ giữa dự trữ và khối lượng dự trữ (Trang 58)
Bảng 17 : Bảng tính chi phí theo mô hình POQ - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Bảng 17 Bảng tính chi phí theo mô hình POQ (Trang 59)
Sơ đồ 6 : Mô hình POQ - các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị hàng dự trữ tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Sơ đồ 6 Mô hình POQ (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w