Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 340 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
340
Dung lượng
6,39 MB
Nội dung
TUẦN 5 ND: Thứ hai, ngày 20/9/2010 TẬP ĐỌC Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Đọc lưu loát toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc. - Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật. - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện. - Nội dung : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam với , qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. - Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. - Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. II. ĐỒ DÙNG : - Tranh (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ : cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng. - Bài thơ muốn nói với em điều gì? - Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. Giáo viên cho điểm, nhận xét 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : - Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp đỡ, ủng hộ chúng ta khi chúng ta chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chúng ta cũng nhận đựơc sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. Bài học “ Một chuyên gia máy xúc” các em học hôm nay thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái đó. b) Nội dung : * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Học sinh đọc toàn bài. - Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn - Chia 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu …. giản dị, thân mật + Đoạn 2: Còn lại - Sửa lỗi đọc cho học sinh và hướng dẫn giải nghĩa từ - Học sinh đọc theo cặp - Thi đọc đúng Giáo viên đọc toàn bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm 1 hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 + Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? - Công trường xây dựng. + Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ? - Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác. - Học sinh đọc lướt đoạn 2 + Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? - Rất cởi mở và thân mật họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm họ nắm tay nhau bằng ban tay đầy dầu mỡ. + Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ? - Dự kiến: + Cái cánh tay của người ngoại quốc + Lời nói: tôi … anh + Ăn mặc - Bài văn kể về tình cảm gì ? của ai ? qua đó thể hiện điều gì ? Giáo viên rút ra nội dung bài : (mục I ) * Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm - Học sinh nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4 - Lưu ý ngắt giọng. Thế là / Alếch – xây …. vừa to / vừa chắc ra / … - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh luyện đọc đoạn 4 theo cặp - Học sinh đọc diễn cảm 3. Củng cố - dặn dò : - Đọc diễn cảm - Chuẩn bị bài : “ Ê-mi-li con” - Nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 9 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : HÒA BÌNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về chủ điểm: “Cánh chim hòa bình”. - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố. - Giáo dục lòng yêu hòa bình. II. ĐỒ DÙNG : - Bảng phụ nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : -Dọc thuộc các câu thành ngữ tiết trước. Giáo viên nhận xét, đánh giá 2 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : b) Nội dung : Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc bài 1 - Học sinh làm vào VBT - Chọn ý b - Tại sao chọn ý b Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái không biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần. - Ý c là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người. Giáo viên kết luận : Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm theo cặp - 1 học sinh làm vào bảng phụ, chữa trước lớp. - Chữa bài. - Dựa vào BT2 đặt 2 câu có dùng từ đồng nghĩa. VD : Ai cũng mong muốn đất nước được sống trong cảnh thanh bình. Nó nhìn tôi bằng ánh mắt bình thản. Bài 3 : - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm vào vở, một em làm vào bảng phụ - Chữa bài 3. Củng cố - dặn dò: - Viết tiếp đoạn văn còn lại. - Chuẩn bị bài : “Từ đồng âm” - Nhận xét tiết học ND: Thứ ba, ngày 21/9/2010 TẬP ĐỌC Tiết 10 : Ê – MI – LI, CON … I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn. - Ngắt nhịp đúng từng mệnh đề, từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do. - Hiểu nội dung : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược ở VN của đế quốc Mĩ. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng. 3 - Giáo dục học sinh yêu quý những người vì đại nghĩa, yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Một chuyên gia máy xúc - Dáng vẻ của A – lếch – xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? Giáo viên cho điểm, nhận xét 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : - Cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn khốc của đế quốc Mỹ trên mảnh đất Việt Nam đã làm tất cả những người có lương tri trên thế giới, trong đó có nhiều người là công nhân Mỹ vô cùng căm phẫn. Xúc động trứơc hành động tự thiêu của anh Mo-ri-xơn để phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Ê-mi- li, con…” với hình ảnh anh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi anh sắp tự thiêu vì nền hòa bình ở Việt Nam… b) Nội dung : * Hoạt động 1: Luyện đọc - Học sinh đọc toàn bài - Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. - Giáo viên sửa sai và hướng dẫn giải nghĩa từ. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Giáo viên đọc mẫu với giọng đọc xúc động, trầm lắng * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ? - Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo. Hành động của đế quốc Mỹ tàn ác chúng ném bom B52, hơi độc đốt bệnh viện, trường học, giết những trẻ em vô tội, giết cả những cánh đồng xanh. +Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ? - Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được . Chú dặn con : khi mẹ đến hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ “ cha đi vui xin mẹ đừng buồn” + Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? - là người dám xả thân vì nghĩa lớn - hành động của chú thật cao cả và đáng khâm phục. - Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? Giáo viên ghi nội dung : (mục I ) * Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng Giáo viên hướng dẫn : - Khổ thơ đầu đọc thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li - Học sinh nêu giọng đọc. - Mo-ri-xơn : giọng trang nghiêm, nén xúc động. - Bé Ê-mi-li : ngây thơ, hồn nhiên. 4 - Học sinh luyện đọc khổ 1 - Học sinh nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài. - Học sinh đọc thuộc lòng 3. Củng cố - dặn dò: - Học thuộc khổ 2 và 3 - Chuẩn bị bài : “Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai” - Nhận xét tiết học CHÍNH TẢ (nghe – viết) Tiết 5 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Nghe và viết đúng bài một chuyên gia máy xúc : đoạn “Qua khung cửa kính … máy xúc” - Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ ua. - Trình bày đúng 1 đoạn của bài Một chuyên gia máy xúc II. ĐỒ DÙNG : - Bảng phụ ghi mô hình cấu tạo tiếng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Viết các tiếng theo mô hình cấu tạo vần Tiến, biển, bìa, mía Giáo viên nhận xét 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : b) Nội dung : * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả. - Học sinh đọc đoạn viết. - Dáng vẻ của người ngoại quốc có gì đặc biệt ? Anh cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng. Anh mặc bộ quần áo màu xanh công nhân thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác. - Học sinh tìm các từ khó dễ lẫn viết nháp - Hướng dẫn viết từ khó - Giáo viên đọc lại đoạn văn - Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết - Học sinh nghe viết vào vở từng câu, cụm từ - Giáo viên đọc toàn bài chính tả - Học sinh lắng nghe, soát lại các từ - Giáo viên chấm bài - Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi chính tả * Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 : Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm vào VBT - Học sinh gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô 5 - Chữa bài Cuốc, cuộc, buôn, muôn, của, múa. - Em có nhận xét gì về cách bỏ dấu thanh của các tiếng trên ? - Học sinh rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô Bài 3 : Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm theo cặp vào VBT - Học sinh nêu ý kiến - Giáo viên nhận xét - Muôn người như một : mọi người đoàn kết một lòng - Chậm như rùa : quá chậm chạp - Ngang như cua : tính tình gàn dở, khó nói chuyện - Cày sâu cuốc bẫm : chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng. 3. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT LUYỆN ĐỌC BÀI : LÒNG DÂN, NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY LUYỆN HỌC THUỘC LÒNG BÀI : BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Học sinh củng cố đọc đúng, diễn cảm bài những con sếu bằng giấy, đọc phân vai bài lòng dân và HTL bài bài ca về trái đất. - Đóng kịch bài Lòng dân. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : *Giáo viên phân vai cho học sinh đọc theo vai bài Lòng dân. - Học sinh luyện đọc theo nhóm và nhóm trình bày trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc đúng và hay nhất. * Học sinh đọc bài những con sếu bàng giấy - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm - Học sinh và giáo viên nhận xét - Tình cảm của các bạn nhỏ trên thế giới đối với cô bé như thế nào ? Học sinh nêu. * Học sinh luyện đọc thuộc lòng bài : Bài ca về trái đất. - Học sinh luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm thuộc lòng 3. Củng cố – dặn dò : 6 - Đọc lại các bài vừa ôn tập. ND: Thứ tư, ngày 22/9/2010 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 10 : TỪ ĐỒNG ÂM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Học sinh hiểu thế nào là từ đồng âm. _ Nhận diện được từ đồng âm trong giao tiếp - Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. - Cẩn thận khi dùng từ để tránh nhầm nghĩa. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh thanh bình tiết trước Giáo viên nhận xét 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : b)Nội dung : * Hoạt động 1: Thế nào là từ đồng âm? - Giáo viên viết câu : a) Ông ngồi câu cá. b) Đoạn văn này có mấy câu ? - Trong 2 câu trên có từ nào giống nhau? nghĩa của từ đó như thế nào ? - Nghĩa của từ “câu” trong từng câu là gì? - Từ “câu” trong câu a là bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ buộc ở đầu sợi dây. - Từ “câu” trong câu b là đơn vị của lời nói diển đạt 1 ý trọn vẹn. - Nêu nhận xét về nghĩa và cách phát âm hai từ “câu”. - Giáo viên kết luận : - Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau nhưng nghĩa khác nhau gọi là từ đồng âm. - Học sinh đọc phần ghi nhớ - Học sinh lấy VD về từ đồng âm VD : cái bàn / bàn bạc ; bàn cân / chân bàn ; … * Hoạt động 2: Nhận diện từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày - Nhận biết từ đồng âm Bài 1 : - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm việc theo cặp - Học sinh nêu ý kiến, giáo viên kết luận . a) + Cánh đồng : là khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng để trồng trọt. +Tượng đồng : đồng là kim loại có màu đỏ,… 7 + Một nghìn đồng : đồng là đơn vị tiền tệ VN b) + Hòn đá : đá là chất ra9n1 + Đá bóng : đá là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa. c) + Ba má : ba là người sinh ra, nuôi dưỡng mình + Ba tuổi : ba là số tiếp theo số 2 trong dãy STN Bài 2 : - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh tự làm VBT - Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài * Bài 3 : - Học sinh đọc yêu cầu - Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc ở ngân hàng ? - Học sinh trao đổi cặp trả lời câu hỏi. - Học sinh nêu ý kiến * Bài 4 : - Học sinh đọc câu đố. - Học sinh tự đối thoại và giải đố. - Trong 2 câu đố trên người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào ? Cây hoa súng và khẩu súng 3. Củng cố - dặn dò: - Thế nào là từ đồng âm ? VD - Chuẩn bị bài : “Mở rộng vốn từ : Hữu nghị” - Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN Tiết 9 : LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng học sinh trong tổ, của cả tổ. - Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi học sinh trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung. - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : Học sinh đọc bảng thống kê tiết trước - Giáo viên theo dõi chấm điểm. 8 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : b)Nội dung : * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng học sinh trong tổ. Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn : Đây là thống kê kết quả trong tháng nên không cần lập bảng chỉ cần viết theo hàng ngang. - Học sinh làm cá nhân - Học sinh đọc kết quả thống kê của bản thân. - Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình - Lập bảng kết quả học tập của từng thành viên trong tổ. - Giáo viên nêu bảng mẫu thống kê. Viết sẵn trên bảng, yêu cầu học sinh lập thống kê về việc học của mình trong tuần. - Dựa vào bảng thống kê trên nói rõ số điểm trong tuần Điểm giỏi (9 - 10) : 2 Điềm khá (7 - 8) : 3 Điểm TB (5 - 6) : 1 Điểm Kém (0 - 4) : không có * Hoạt động 2: Giúp học sinh hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê: làm rõ kết quả học tập của mỗi học sinh trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ; thấy rõ số điểm chung. Bài 2 : - Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn ghi cột tiêu đề - STT, họ tên, điểm dưới 5, điểm từ 5-6, điểm từ 7-8, điểm từ 9-10 - Tổng cộng - Học sinh làm vào VBT - Em có nhận xét gì về kết quả học tập của em so với trong tổ ? - Giáo viên kết luận : - Qua bảng thống kê em đã biết kết quả học tập của mình, tổ mình. Vậy em hãy cố gắng để tháng sau đạt kết quả cao hơn. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhắc nhở các bạn cùng học tốt hơn nữa - Chuẩn bị bài : Bài văn tả cảnh - Nhận xét tiết học 9 ND: Thứ sáu, ngày 24/9/2010 TẬP LÀM VĂN Tiết 10 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo những đề đã cho. - Biết tham gia sử lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài : b) Nội dung : * Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp - Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp Ưu điểm: + Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc. + Biết dựa vào dàn bài để viết. + Một số bài viết rất tốt có sáng tạo. Thiếu sót : + Viết câu dài chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều. + Hình thức trình bày còn mô số bài chưa phù hợp (chua biết cách trình bày) * Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. - Giáo viên trả bài cho học sinh - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi - Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý) - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em - Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong Giáo viên nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung - Học sinh theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai - Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai - Xác định sai về mặt nào - Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi 3. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cảnh sông nước, vùng biển, dòng sông, con suối đổ. - Chuẩn bị bài : Luyện tập làm đơn - Nhận xét tiết học 10 [...]... các tiếng vừa tìm được Bài 2 : Ghi các tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần Tiếng Âm đệm Âm chính Âm cuối Của Giữa Tiếng Thương Biển 12 - Nêu quy tắc chính tả về các tiếng trên 3 Củng cố – dặn dò : - Học quy tắc chính tả - Nhận xét tiết học 13 TUẦN 6 ND: Thứ hai, ngày 27/9/2010 TẬP ĐỌC Tiết 11 : SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng. .. trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi - Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh 1 lùng, cụ biết tiếng Đức mà lại chào hắn bằng tiếng Pháp - Nhà văn Đức được cụ đánh giá như thế - Cụ đánh giá Si-le là nhà văn quốc tế nào ? chứ không phải nhà văn Đức - Em hiểu thái độ của cụ đối với người - Ong cụ thông thạo tiếng Đức, Đức và tiếng Đức như thế nào ? ngưỡng mộ nhà văn Đức nhưng căm ghét tên phát xít Đức - Lời đáp... tình hữu nghị, sự hợp tác giữa mọi người, giữa các dân tộc, các quốc gia ” - Giúp đỡ thiếu nhi và đồng bào các nước gặp thiên tai - Biết ơn, kính trọng những người nước ngoài đã giúp Việt Nam như về dầu khí, xây dựng các công trình, đào tạo chuyên viên cho Việt Nam - Hợp tác với bạn bè thật tốt trong học tập, lao động (học nhóm, làm vệ sinh lớp cùng tổ, bàn ) 3 Củng cố - dặn dò: - Học thuộc thành ngữ,... theo nhóm - Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể) 11 - Nêu ý nghĩa của câu chuyện - GV nhận xét - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất - Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện 3 Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị bài : Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước - Nhận xét tiết học CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT CHÍNH TẢ (nghe – viết) NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY... biết cách dòng + Bài có một số tiếng nước ngoài khi viết cần chú ý có dấu gạch nối giữa các tiếng như: Giôn-xơn, Na-pan, Ê-mi-li + Chú ý vị trí các dấu câu trong bài thơ đặt cho đúng - Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết cho học sinh - Học sinh viết bài (t/g : 10’) Giáo viên chấm, sửa bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - Gạch dưới các tiếng có nguyên âm đôi ươ/ ưa... sửa bài - Học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh + Trong các tiếng lưa, thưa, mưa, giữa (không có âm cuối) dấu thanh nằm trên chữ cái đầu của âm chính ưa - chữ ư + Trong các tiếng tưởng, nước, tươi, ngược (có âm cuối) dấu thanh nằm trên (hoặc nằm dưới) chữ cái thứ hai của âm chính ươ - chữ ơ Giáo viên nhận xét và chốt quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng có âm đôi Bài 3 : - Yêu cầu học sinh đọc bài 4 20... ông và đòi giết ông - Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất - Đàn cá heo bơi đến vây quanh, say sưa tiếng hát giã biệt cuộc đời ? thưởng thức tiếng hát → cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển, đưa ông trở về đất liền nhanh hơn tàu của bon cướp - Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng - Biết thưởng thức tiếng hát của người yêu, đáng quý ở điểm nào? nghệ sĩ - Biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển... SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm: Sin-le, Hít-le, Vin-hemten, Met-xi-na, Oóc-lê-ăng - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể tự nhiên, đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: ông giá điềm đạm, thông minh, tên phát xít hống hách, dốt nát - Nhận ra tiếng cười ngụ ý trong truyện: phát xít hống hách bị một cụ già cho bài học nhẹ... dấu thanh ở những tiếng có nguyên âm đôi ia, iê 2 Bài mới : a) Giới thiệu bài : b) Nội dung : - Học sinh đọc đoạn viết - Học sinh tìm các từ thường viết sai viết nháp - Giáo viên hướng dẫn viết các từ sai, dễ lẫn - Giáo viên đọc bài viết * Học sinh viết bài - Giáo viên đọc cho học sinh viết - Đọc soát lỗi - Học sinh tự bắt lỗi - Giáo viên chấm 1 số bài * Luyện tập Bài 1 : Tìm các tiếng có nguyên âm... Tiết 6 : Ê-MI-LI, CON… I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Nhớ và viết đúng khổ thơ 3 và 4 của bài “Ê-mi-li con ” - Trình bày đúng khổ thơ, làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt tiếng có âm đôi ươ/ ưa Nắm vững qui tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ươ/ ưa - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực II ĐỒ DÙNG : Bảng phụ, giấy khổ to ghi nội dung bài 2, 3 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : . Tìm các tiếng có nguyên âm đôi ua, iê, ươ, ưa ở khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Bài ca về trái đất. - Em có nhận xét gì về cách bỏ dấu thanh trong các tiếng vừa tìm được. Bài 2 : Ghi các tiếng. Ghi các tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần. Tiếng Âm đệm Âm chính Âm cuối Của Giữa Tiếng Thương Biển 12 - Nêu quy tắc chính tả về các tiếng trên. 3. Củng cố – dặn dò : - Học quy tắc chính. các nước gặp thiên tai. - Biết ơn, kính trọng những người nước ngoài đã giúp Việt Nam như về dầu khí, xây dựng các công trình, đào tạo chuyên viên cho Việt Nam - Hợp tác với bạn bè thật tốt