1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

on tap thi kinh te chinh tri

23 584 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 53,28 KB

Nội dung

T Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho nhận thức và hoạt đọng thực tiễn. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và khoong phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thấy được hay chưa nhận thức được. Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp tác động lên giác quan của con người. Còn cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. Ý thức là sự phản ánh chủ quan của thế giới khách khach quan. Hay ý thức chỉ là hình ảnh thế giới khách quan được phản ánh vào đầu óc con người và cải biến đi. Nói về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có nhiều ý kiến khách nhau, chúng ta có thể kể tới một vài quan điểm như sau: Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, nên trong quan hệ biện chứng giữa chúng thì ý thức quyết định vật chất. Vì thế Hêghen trẻ đã nêu ra tư tưởng: “phê phán là động lực tuyệt đối của lịch sử”. chỉ cần “phê phán” thôi, lịch sử sẻ vận động và phát triễn. Chủ ngĩa duy vật tầm thường cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vaatj chất quyết định ý thức, nhưng họ chỉ thấy có vậy thôi, không thấy được vai trò tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong quan hệ giữa vật chất và ý thức thì: Vật chất có trướcý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chẩ thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình. Vật chất( được hiểu là cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, quy luật khách quan…) là những tiền đề, cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, toonf tại và phát triễn của ý thức. Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. Vì thế Phơ-bách nói rằng: “ Người ở nhà lầu suy nghĩ khác người ở nhà tranh”. Khi cơ sở vật chất thay đổi thì ý thức thay đổi theo. Như vậy vật chất quyết định ý thức là quyết định cả nội dung , bản chất, và khuynh hướng vận động, phát triễn của ý thức. Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất còn là nơi hình thành nên các công cụ phương, “ nối dài” các giác quan của con người để nhận thức thế giới. Kính hiển vi, kính viễn vọng đã “ nối dài” thị giác của con người. Tàu vụ trụ giúp con người tìm hiểu mặt trăng và các thiên thể khác. Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, môi trường sống còn là nơi kiểm nghiệm nhận thức của con người, xác định nhận thức đúng, bác bỏ nhận thức sai. T Tất cả những điều trình bày trên đều chứng tỏ rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức. Nhưng ý thức cũng tác động lại vật chất. Triết học Mac-Lênin khẳng định ý thức do vật chất sinh ra và quyết định. Song ý thức có tác động to lớn đối với vật chất. Biểu hiện: ý thức phản ánh hiện thực khách quan hiện thực khách quan vào óc con người, giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động phát triễn của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó hình thành cơ sở phương hướng và mục tiêu, những phương pháp, cách thức thực hiện mục tiêu, phương hướng đó. Trong hoạt động thực tiễn, sự vật bao giờ cũng bộc lộ khả năng. Nhờ có ý thức con người biết lựa chọn những khả năng thực tế phù hợp mà thúc đẩy sự vật phát triễn, đi lên. Nói đến vai trò của ý thức đối với vật chất là nói tới vai trò hoạt động thực tiễn của con người, vì ý thức “tự nó” không thể thực hiện gì hết. Mac nói: “Ý thức không thể tự nó đưa ta ra khỏi trật tự, xã hội cũ”, ý thức chỉ có tác dụng đối với hiện thực trong thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn. Còn khi nói vai trò( quyết định) xem ý thức, tư tưởng đối với thành, bại trong một hoạt động thực tiễn thì cần lưu ý theo khuynh hướng sau: Một là chỉ xem xét sự vật, hiện tượng trong một giới hạn hết sức hẹp, một trạng thái, một tình huống, một thời điểm…nhất định mà thôi. Trong một trận đánh, ta kém địch ,về nhiều mặt: binh khí, kĩ thuật…nhưng, ta thắng , địch thua. Ở đây xem như yếu tố tư tưởng, tinh thần là quyết định. Hai là trong khi khẳng định yếu tố tư tưởng, tinh thần là yếu tố quyết định thì chính những yếu tố tư tưởng, tinh thần đố cũng không thể vượt ra khỏi hoàn cảnh khách quan, cũng không thể thay đổi yếu tố vật chất mà chỉ là sự phát hiện và sử dụng có hiệ quả yếu tố vật chất mà thôi. Ba là ý thức dù có khẳ năng động đến đâu, dú có vai trò to lớn đến đâu, xét đến cùng bao giờ nó cũng bị yếu tố vật chất quy định, quyết định. *Ý nghĩa phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, có thể rút ra những ý nghĩa cơ bản Từ nguyên lí vật chất quyết định ý thức, tất yếu đòi hỏi trong hoạt động nhận thức, thực tiễn phải luôn luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật khách quan. Nghĩa là phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định mà đề ra đường lối chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp, thúc đẩy lịch sử tiến lên Chủ quan duy ý chí, nôn nóng, vội vàng, tất yếu dân đến sai lầm trong hoạt động nhận thức và thất bại trong hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy trong Cương lĩnh Đảng có viết: “mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật khách qua”. T Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: Vật chất có trước ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình. Tôn trọng tính khách quan là tôn trọng tính khaachs quan của quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Trong sinh hoạt hằng ngày của con người, trước hết phải chú ý đến đời sống vật chất: ăn ở, mặc đi lại rồi chú ý tới các lĩnh vực khác. Nhưng nếu tuyệt đối hóa các yếu tố vật chất sẽ rơi vào quam điểm duy vật tầm thường. Từ nguyên lí ý thức tác động trở lại vật chất đòi hỏi phải luôn luôn chú ý tới phát huy đầy đủ tính năng động, sáng tạo, chủ quan của coin người trong việc nhận thức thế giới, cải tạo thế giới. Muốn vây, phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, tư tưởng, văn hóa, khoa học – kĩ thuật cho quãng đại quần chúng nhân dân, phải biết khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước , ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà thoát khỏi nghèo nà, lạc hậu. Những nếu tuyệt đối hoá yếu tố ý thức, sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Câu 3: Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật Này của Đảng ta trong đường lối đổi mới. Quy luật là một trong giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chủ thể cảu quá trình thế giới. Với tư cách là cái tồn tại trong hiện thực, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa nhiều sự vật, hiện tượng với nhau. Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ nó mà chỉ nhận thức và vận dụng vào trong thực tiễn. Các quy luật hết sức đa dạng: Căn cứ vào mức độ tính phổ biến( quy luật chung và quy luật riêng, quy luật phổ biến)…Trông đó đặt biệt chú ý tới quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là cách thức của con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ít ở giai đoạn lịch sử nhất định của con người. T Mỗi xã hội được đặc trưng bắng một phương thức sản xuất nhất định. Sự thay thế hay kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định tới sự phát triễn của xã hội loài người từ thấp tới cao. Trong sản xuất, con người có quan hệ song trùng: một mặt là quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với tự nhiên; mặt khác là quan hệ giữa người với người, tức là quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ sản xuất nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Lực lưỡng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Trong quá trính sản xuất, con người kết hợp sức lao động của mình với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác thế giới tự nhiên, làm ra sản phẩm cần thiết cho cuộc sống con người. Vậy, lược lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhầm đáp ứng nhu cầu đời sống con người. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong mối quan hệ tổ chức và quản lí sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau, một cách biện chứng, tạo thành quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triễn của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản của sự vận động, phát triễn của xã hội. Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triễn. Sự phát triễn đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triễn của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong mỗi phương thức sản xuất thì hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kĩ thuật và quan hệ sản xuất là hình thức của phương thức sản xuất. Do đó mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ nội dung và hình thức trong đó nội dung quyết định ý thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Sự quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất diễn ra như sau: Lực lượng sản xuất như thế nào về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải như thế ấy để đảm bảo cho phù hợp. Chẳng hạn, trình độ của llsx thể hiện ở công cụ thô sơ, tính chất là cá nhân thì quan hệ sản xuất cá thể là phù hợp, nếu thiết lập qhsx Tập thể là không phù hợp, sẽ kìm hãm thậm chí phá vỡ llsx. Do đó qh này là một chiều, không có chiều ngược lại theo kiểu đéo chân cho vừa giày. T Khi llsx thay đổi về tính chất và trình độ thì qh sản xuất cũng phải thay đổi theo để đảm bảo cho phù hợp. Trong quá trinh sx phát triễn của llsxx là khách quan do con người luôn luôn muốn cải biến công cụ, cải tiến phương pháp, tích lũy sáng kiến kinh nghiệm…Khi llsx phát triển tới mức độ nhất định, làm cho qhsx cũ không còn phù hợp nữa nó sẽ làm cản trợ llsx phát triển. Khi llsx cuc mất đi, llsx mới ra đời thì qhsxx cũ phải mất đi và qhsx mới ra đời để đảm bảo cho phù hợp. Llsx vận động, phát triển đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn với qhsx. Mâu thuẫn ngày càng cao ddoif hỏi khách quan phải phá vỡ qhsx cũ, thiết lập qhsx mới để mở đường cho llsx phát triển. -Nhưng qhsx cũng tác động trở lại llsx. Nguyên tắc của sự tác động trở lại là: Nếu qhsx phù hợp với tính chất và trình độ của llsxx thì nó thúc đẩy llsx phát triển, và ngược lại, nếu qhsx không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ llsx. Do đó không chấp nhận một qhsx quá bảo thủ, lạc hậu và cả qhsx vượt trước tiên tiến so với llsx. Vậy quan điểm như thế nào là phù hợp: Một qhsx được gọi là phù hợp với t/c và trình độ của llsx khhi nó tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của llsx kết hợp với nhau một cách hài hòa để cho sx diễn ra bình thường đưa lại năng suất lao động cao. Chẳng hạn, phải thiết lập một qhsxx sao cho: Nơi nào có đối tượng lao động thì phải có người lao động, coong cụ lao động phải phù hợp Với trình độ kĩ năng của người lao động…thì qhssx ấy mới đc coi là phù hợp với llsx. Sự phù hợp giữa qhsx với llsx không phải chỉ thực hiện một lần là xong mà phải là một quá trình, một cân bằng động. Nghĩa là một sự phù hợp cụ thể nào đó giữa qhsx và llsx luôn luôn bị phá vỡ để thay thế vào đó bằng một sự phù hợp khác cao hơn. Cho nên quy luạt này đòi hỏi năng động cao của chủ quan, để chủ động điều chỉnh qhsx luôn luôn phù hợp với sự diễn biến nhanh chống của llsx. • Sự vận dụng quy luật này cua Đảng Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp đi lên cnxh, lại do hậu quả nặng nề của chiến tránh giải phóng dân tộc ác liệt và lâu dài, con đường đi lên cnxh của Việt nam là hoàn toàn mới, chưa hề có tiền đề lịch sử. Do đó thời kì đầu chúng ta còn vấp phải nhiều sai lầm và khuyết đểm như bệnh chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khaachs quan, nóng vội bỏ qua những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể khi nó còn có lí do tồn tại, đề cao mở rộng quan hệ sx tập thể khi nó còn chưa có đầy đủ các yếu tố tất yếu kiinh tế… Để khắc phục những thiếu sót và sai lầm đó trong dduwwongf lố đổi mới Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài các chin hs sách phát triễn kinh tế và hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trương và có sự quản lí của nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Đại hội X tiếp tục khảng định lại quan điểm trên: “ phát triễn kinh T tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Nhìn từ góc độ quy luật về sự phù hợp giữa qhsx với tính chất va trình độ của llsx thì công thức đường lối đó là: Thực trạng nước ta đi lên cnxh có nhiều loại trình độ của llsx. Để đảm bảo sự phù hợp đó với nó thì phải có nhiều kiểu qhsx, tức là nền kinh tế có nhiều thành phần. Đã là nề kinh tế nhiều thành phần trong đó các thành phần kiinh tế đều bình đẳng trước pháp luật nhà nước thì mối quan hệ giữa cá thành phần phải được xây dựng treen cơ sở trao đổi hàng hóa và nền kinh tế đó chủ yếu vận hành theo quy luật giá trị, tức là theo cơ chế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì các thành phần kinh tế đều có khuynh hướng vận động khác nhâu. Muốn cho nền kinh tế vận đọng theo định hướng xã hội chủ nghĩa phaitr tiến hành những tác động” phi kinh tế” đó là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự quản lí của nhà nước chuyên chính vô sản, và thành phần kinh tế nhà nước phải vươn lên đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đường lối đổi mới của Đảng đã đưa lại cho đất nước nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt la kinh tế phất triễn, chính trị ổn định. “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đung đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên cnxh ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lí luận về công tác đổi mới, về cnxh và con đường đi lên cnxh ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”. Câu 4: ảnh hưởng của vấn đề: Số lượng dân cư, mật độ dân cư, tốc đọ tăng trưởng dân số đến sự phát triễn của xh. Ý kiến bản thân góp phần nâng cao chất lượng dân số ở nước ta. Dân số là số lượng dân cư làm ăn, sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định một địa phương, một khu vực, một quốc gia. Vấn đề dân số bao gồm nhiều mặt: Số lượng dân cư nhiều hay ít, chất lượng dân số cao hay thấp, mật đọ dân cư phân bố ho[j lí hay chưa, sự gia tăng dan số nhah hay chậm… • Dân số đối với sự phát triễn xã hội Vai trò của dân số đối với sự phát triễn xã hội được thể hiện trên tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, mật độ và sự gia tăng dân số của một quốc gia. Sẽ gặp những khó khăn nhất định, nhiều nước công nghiệp phát triễn như hiện nay, như: Anh , Pháp, Đức…là vậy. Ngược lại, những nước dân số quá đông, tổ chức quản lí không tốt sẽ đưa lại nhiều hậu quả cho xh. Trên thực tế, không phải nước nào đông dân cũng là nước văn minh hơn, nước nào ít dân số lạc hậu hơn. Nhưng mỗi nước cần có một số lượng dân cư nhất định, phù hợp với dk cụ thể của nước mình, để phát triễn kinh tế xa hội • Về chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống của một quốc gia, nói lên trình độ dân số của một quốc gia đó cao hay thấp. Một nước có chất lượng dân số cao thì ll lao động ở T nước đó phải có tay nghề thành thạo. Trong lao động, họ là những người nhanh nhẹn, nhạy bén, khẩn trương, thường xuyên có sáng kiến cải tiến để năng cao sản xuất, chát lượng, hiệu quả trong sản xuất. Chất lượng dân số phụ thuộc chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa, trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ của nước đó. Chất lượng dân số cao, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy phát triễn kt-xh nhanh chóng, mạnh mẽ. Chất lượng dân số thấp thì vai trò tác động đối với kt-xh , sẽ ngược lại. • Về mật độ dân số. Đó là sự phân bố dân số trong một quốc gia có hợp lí hay không. Phân bố dân cư hợp lí là sự phân bố phải đáp ứng đươcj yêu cầu dò hỏi của môi trường-sinh thái từng vùng, từng địa phương trong phạm vi quốc gia. Phân bố dan cư hợp là là điều kiện cần thiết để kết hợp chặt chẽ giữa lao động với tài nguyên thiên nhiên, phát triễn sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triễn kt-xh. Song phân bố dân cư không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà phụ thuộc vào trình độ phát triễn của llsx và chế độ xh. • Về tốc độ phát triễn dân số. Ở mỗi quốc gia, mỗi nước, dân số tăng nhanh hay chậm đều ảnh hưởng tới sự phát triễn, sản xuất- xh, nhưng nó không phải là nhân tố quyết định sự thay đổi phương thức sản xuất. Trái lại, nnhijp độ gia tăng dân số như thế nào lại là kết quả của sự thay đổi ptsx, điều kiện sống của con người. Việc gia tăng • dân số hằng năm của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ số tử và số sinh trong năm. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới cả hai quá trình này: quan hệ kinh tế, mức độ phúc lợi xã hội, điều kiện ăn ở, sự phát triễn y tế Các kiểu tái sản xuất ra nhân khẩu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội, chính sách pháp luật của nhà nước và các biện pháp khuyến khích hay hạn chế sinh đẻ. Thực tế cho thấy, những nước kt cao thì số người sinh trong năm không cao( ttrung bình từ 15 đến 20 người / 1000 người), số người chết trung bình từ 10/1000 người, nên tuổi thọ trung bình cao( từ 70-80 tuổi). Sự thay thế giữa các thế hệ dienx ra chậm chạp. Còn các nước kém phát triễn như chau phi, châu Mĩ la tinh, số người sinh quá cao( từ 45-50/ 1000 người), số người chết quá lớn(từ 20-25/1000người), tuổi thọ trung bình thấp, các thế hệ diienx ra giữa các thế hệ diễn ra tương đối nhanh đã ảnh hưởng tới sự phát triễn xã hội. @ nâng cao chất lượng dân số. Nếu cứ tiếp tục gia tăng dân số, vượt qua giới hạn cho phép của môi trường- sinh thái, vượt quá khẳ năng chiu đựng của trái đất, tất yếu sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường, sự phát triễn kt-xh,sự thiếu hụt tài nguyên…mà còn dẫn tới sự bất an về xã hội, rối loạn chính trị. Sự xung đột quyết liệt giữa các nước hiện nay tren thế giới. Đứng trước nguy cơ “bùng nổ” dân số, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, chất lượng dân số hiện nay mỗi người dân đều phải tự ý thức như sau: T - Cần làm cho mọi nguwoif tự hiểu rằng, đây là vấn đềtoàn cầu chứ không phải của riêng ai, của tất cả các châu lục, mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Mọi người không được thờ ơ, vô cảm, đứng ngoài cuộc trước những vấn đề trên. - Phải làm cho mọi người hiểu rằng, khả năng chịu đựng của tái đất- môi trường sinh thái là rá có hạn, tài nguyên thiên nhiên cũng đã đến ngưỡng cữa sự cạn kiệt, nên phải sử dụng tiết kiệm. - Phải làm cho mọi người thấy rằng, gia tăng dân số quá nhanh, khai thác tài nguyên quá mức, bừa bãi, dẫn tới ô nhiễm môi trường, thủ phạm không ai khác chính là con người. Vậy con người phải điều chỉnh hành vi của mình, trong quan hệ tự nhiên và quan hệ với nhau, sao cho thể hiện được là người có nhân tính, có hiểu biết, có văn hóa ứng xử. Ở Việt nam hiện nay, để giải quyết vấn đề hạn chế gia tăng dân số, năng cao chất lượng dân số, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây: - Trong điều kiện kinh tế chưa phát triễn, cần tích cực thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch thường xuyên, lâu dài, triệt để, xem đó là một trông những vấn đề trung tâm chiến lược về sự phát triễn kt-xh của đất nước ta. Đảng và nhà nước coi nhiệm vụ kế hoạch hóa dân số và giải quyết việc làm là nhiệm vụ hàng đầu của chính sách xã hội. Đó là nhiệm vụ có tính cấp bách xã hội, có tính lâu dài trong sự nghiệp xây dựng cnxh ở nước ta hiện nay. Câu 6: trình bày sự khác biệt trong quan niệm về bản chất của nhận thức giữa triết học Mac-Leenin với các triết học ngoài Mác xít. Bàn về bản chất của nhận thức, thì xung quanh vấn đề này đã có nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi trường phái có đưa ra một ý kiến khác nhau, ví dụ như: -Thuyết hoài nghi và thuyết bất khả tri, thường hoài nghi và phủ nhận khẩ năng nhận thức đúng đắn của con người về thế giới. Họ cho rằng con người chỉ nhận thức những hiệ tượng bề ngoài của thế giới, không có khả năng nhận thức được bản chất của thế giới. Thế giới “vật tự nó”- không thể biết. - Chủ nghĩa duy tâm khách quan, thừa nhận , nhận thức là quá trình biện chứng, nhưng đó đó là quá trình tự nhận thức của ý niệm tuyệt đối. Hêghen cho rằng thế giới vật chất và cả con người đều là sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối”. Như vậy Hê- ghen đã phủ nhận khả năng nhận thức và đối tượng nhận thức của con người. -Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, nhận thức là sự tổng hợp scủa những cảm giác. Không thừa nhận sự vật tồn tại khách quan, ngoài cảm giác của con người. -Chủ nghĩa duy vật trước Mac, thừa nhận, thế giới tồn tại khách quan và khẩ năng nhận thức cuẩ con người về thế giối. Nhưng không xem nhận thức là quấ trình biện chứng,mà chỉ là quá trình biện chứng đơn giản, có tính chất máy móc, siêu hình. Nhạn thức thế giới” ngắm nhìn thế giới” T Tất cả những quan điểm đó đều là những quan điểm sai lầm, không đúng, do vậy, đã phủ nhận hay hạ thấp vai trò cải tạo, giải thích thế giới của nhận thức Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lí luận nhận thức. bằng sựu kế thừa những yếu tố hợp lí, phát triễn một cách sáng tạo và được minh chứng bởi Chủ nghĩa triết học Mác- Leenin, đã thừa nhận” bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não con người. Nhưng đó khoong phải là sự phản ánh đơn giản, thụ động, mà là sự phản ánh chủ động, tích cực , sáng tạo của chủ thể trước khách thể”. Hay nói cách khác “Ý thức con người không chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan”. “Tạo ra” ở đây có thể tạm hiểu là sự sự sắp xếp theo ý chủ quan của chủ thể dựa trên những nền tảng đã có, để tứ đó phát triễn thêm. Chủ thể nhận thức là con người. Con người có hai mặt tự nhiên và xã hội. Trong hai mặt đó Còn khách thể nhận thức là hiện thực khách quan, nằm trong phạm vi hoạt động của con người, có thể là thế giới vật chất, cũng có thể là thế giới tinh thần, đã dc trở thành đối tượng của nhận thức. Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể đối với khách thể. Thực tiễn và những thành quả của nhiều nghành khoa học đã chứng minh rằng khoong có sự vật hiện tượng nào trong thế giớí khách quan mà con người không thể nhận biết được. Chỉ có cái, con người đã biết và chưa biết. Những cái chưa biết sẽ đc biết trong tương lai gần và xa. Những tri thức con người về thế giới, đã đc thực tiễn kiểm nghiệm, đề là những tri thức xác thực, đáng tin cậy, vì nó đã phản ánh đúng hiện thực khách quan. Nhận thức laf sự phản ánh hiện thực khách quan nhưng đó không phải là sự nhận thức thị động,tức thì mà là swhj phản ánh chủ động, tích cực , sáng tạo. Sự phản ánh đó là quá trình biện chứng: Từ chưa biết đến cái biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông đến sâu, từ hiện tượng tới bản chất, từ bản chát cấp I đến bản chất cấp II…Leenin viết:” Nhận thức là một quá trình, nhờ đó, tư duy mãi mãi và không ngừng tới khách thể” Nhận thức không chỉ là phản ánh cái đã và đang tồn tại, mà nố còn phản ánh những cai sẽ tồn tại. Với nghĩa đó, nhận thức đã dự báo đc hiện thực-“sáng tạo hiện thực”. Nhận thức không chỉ giải thích thế giới mà còn tạo thế giới. Những nhận thức khoa học, như: Lý luận MáC leenin đã vượt trước thực tiễn, hướng dẫn thực tiễn, cải tạo thế giới.Như vậy, nhận thức và thực tiễn là không tách rời nhau. Mac và Awngghen là người đầu tiên trong lịch sử đã đưa ra “thực tiễn vào lí luận nhận thức”, thực hiện cuộc cách mạng trong triết học. Hai ông đc xem là nguoonf gốc, động lực của nhận thức sau này. T Câu 8: Các Mác viết: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. phân tích nội dung, ý nghĩa cảu luận điểm đó. Con người là đối tượng đc nhiều nhà khoa học quan tâm, cả khoa học tự nhiên, cả khoa học xã hội và cả khoa học nhân văn. Tùy theo góc độ nghiên cứu của minh , mỗi khoa học có cahs định nghĩa khác nhau về con người:” Con người là cây sậy biết nói”, “ Côn ngời là cây vĩ cầm biết tư duy”… Từ góc độ triết học người ta đã đưa ra một quan điểm, định nghĩa khái quát như sau: “Con người là tực thể sinh học-xã hội luôn giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động” Với tính cách là một thực thể sinh vật, cư thể con người luôn chụi đựng sự quy định của quy luật sinh học để tồn tại và phát triễn. Về mặt này, giữa các cá nhân không chịu sự bình đẳng Với tư cách là một thực thể xã hội con người trong quá trình tồn tại đã có những sinh hoạt cộng đồng như lao động, giao tiếp, thông qua đó mà một hệ thống quan hệ xã hội đc thiết lập. nhờ những quan hệ đó mà con người sinh học bật lên trở thành con người văn hoá. Nghĩa là mọi hành vi sinh vật bản năng của con người như đi lại, ăn uống, quan hệ , tái sinh nòi…đều thấm đậm chất nhân văn. Trong hai mặt của con người: xã hội và thực thể con người thì mặt sinh học là điều kiện cần còn mặt xã hội là điều kiện đủ. Do đó, con nguwoif luôn luôn giữ vai trò chủ thể trong mọi hoạt động. Tuy nhiên vai trò này còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi cá nhân. Cũng như khái niệm về con người, khái niệm về bản chấ con người cũng có nhieuf quan điểm khác nhau. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng bản chất con người là do những lực lượng siêu nhiên chi phối: ý niệm, ý niệm tuyệ đối, cái phổ biến, chú , thượng đế… Các loại chủ nghĩa duy vật: siêu hình , máy móc, tầm thường, nhân bản thường giải thích bản chất con người một cách phiến diện, tuyệt đối hóa mặt này hay mặt khác, khi thì nhấn mạnh yếu tố di truyền tộc, khi thì nhấn mạnh yếu tố môi trường địa lý,hoặc tách rời mặt xã hội và mặt sinh vật. Các hkoa học củ thể như: y học, nhân chủng học, tâm lí học , giáo dục học…nghiên cứu từng mặt riêng lẽ về con người. Tuy đạt đc nhiều hiểu biết về con người, song vẫn có khuynh hướng phiến diện, cực đoan về lĩnh vực nghiên cứu của mình. Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: qh với tự nhiên, qh với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng đều mang tính xã hội, trong đó qh xã hội giữa người với người là qh bản chất, bao trùm tất cả các mqh khác và hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. [...]... chất và tinh thần để tồn tại và phát tri n cả về thể lực và tư duy Chỉ trong các mối quan hệ xã hội đó( qh giai cấp,dân tộc, thời đại; qh kinh tế chính trị; qh cá nhân, gia đình, xã hội ) Con người bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình Bản chất con người mang tính xã hội không có nghĩa là phủ nhận cía tự nhiên trong đời sống con người Song ở mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội, ngay... nên vận động trong bối cảnh chung của thời đại Hiện nay hòa bình, hợp tác và phát tri n trên thế giới là xu thế lớn; kinh tế thế giới va fkhu vực tiếp tục phục hồi và phát tri n; khoa học và công nghệ sẽ có bước phát tri n nhảy vọt và những đột phá lớn; toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hôi phát tri n nhưng cũng gây khó khăn, thách thức lớn cho các nước nghèo, đang phát tri n Cạnh tranh kinh tế- thương... với sức mạnh kinh tế của nó dần dần bao trùm toàn bộ nền kinh tế Nó có vai trò rất lớn: thống trị, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị của xã hội tư bản cũng như trong các quan hệ kinh tế quốc tế Sự thống tri tư bản tài chính được thực hiện bằng nhiều hình thức như chế độ tham dự, lập công ty mới, phát hành trí phiếu… trong đó, chế độ tham dự là hình thức cơ bản nhất Thống trị về kinh tế là... bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát tri n lực lượng sản xuất Các nước giành ưu tiên cho phát tri n kinh tế nhằm tăng cường khối đại đoàn kết, sức mạnh tổng hợp và phát tri n bền vững Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, các quốc gia lớn nhỏ ngày càng tham gia nhiều vòa quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại... đã bỏ qua một hình thài kinh tế-xã hội nào đó trong tiến trình phát tri n của mình Cả phát tri n tuần tự qua các hình thái kinh tế- xh lẫn phát tri n rút ngắn bỏ qua một hình thái nào đó đều là do những quy luật và điều kiện lịch sử quy định Bởi vì, sự vận động của xh không diễn ra đồng đều giữa cá quốc gia, các vùng Trong lịch sử thường xuyên xuất hiệ những trung tâm phát tri n cao hơn về sản xuất,... công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong môi trường cạnh tranh kinh tế quốc tế rất quyết liệt Nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới Chúng ta còn chậm T đổi mới tư duy trên một số vấn đề quốc tế và đối ngoại; hội nhập kinh tế quốc tế va hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế Bài học của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng và công... mà vận động phát tri n cùng với xã hội, phụ thuộc vào bản chất mỗi loại hình kinh tế xã hội Đối với hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa( giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội) thì con người là có vai trò rất to lớn, năng động rất cao Nó không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể của hoàn cảnh Do đó việc tạo ra những tất yếu kinh tế thì: “ Đáp ứng yêu cầu về con người về con người và nguồn... đại là một thời kì tương đối dài trong sự phát tri n của lịch sử toàn thế giới, được đánh dấu bằng bước ngoặt căn bản trong sự phát tri n của nó và đc đặc trưng bằng những xu hướng phát tri n tương đối ổn định Bước ngoặt căn bản đó là sự xuất hiện một hình thái kt-xh mới, với giai cấp nhất định đứng ở vị trí trung tâm, giữ vai trò quyết định sự phát tri n của xh trong thời đại mới thời đại ngày nay... của con người Do đó mứi có quan điểm tương đồng:”Muốn tạo ra con người thí trước hêt phải tạo ra hianf cảnh có tính người” Khi nhấn mạnh quan hệ xã hội là mặt chủ đạo, Các MÁc không có ý xem nhẹ mặt sinh học của con người mà xác định mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt đó Nghĩa là trong cái tổng hòa mối quan hệ với xã hội và có cả quan hệ với tự nhiên có cả con người và con người sin vật Bản chất con... chức quốc tế cần phối hợp giải quyết Trong khu vực châu Á- thái Bình Dương và Đông NAm Á, xu thế hòa bình, hợp tác và phát tri n tiếp tục gia tăng nhưng luôn tiề ẩn những nhân tố gây mất ổn định Thành tựu trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong thòi gian qua là những đóng góp phần giữ vững hòa bình, pát tri n kinh tế xã hội, nâng cao uy tín của Việt NAm trong khu vực và trên thế giới Việt nam . cho phù hợp. Trong quá trinh sx phát tri n của llsxx là khách quan do con người luôn luôn muốn cải biến công cụ, cải tiến phương pháp, tích lũy sáng kiến kinh nghiệm…Khi llsx phát tri n tới mức. phát tri n thêm. Chủ thể nhận thức là con người. Con người có hai mặt tự nhiên và xã hội. Trong hai mặt đó Còn khách thể nhận thức là hiện thực khách quan, nằm trong phạm vi hoạt động của con người,. hội ) Con người bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Bản chất con người mang tính xã hội không có nghĩa là phủ nhận cía tự nhiên trong đời sống con người. Song ở mặt tự nhiên tồn tại trong sự

Ngày đăng: 23/10/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w