Đề tài này không nhữnggiúp cho YOKOHAMA thấy được tổng quát về tác động của các nhân tố đến doanhthu, mà còn góp phần giúp YOKOHAMA trong việc đưa ra quyết định đúng đắn trongchiến lược
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU
TẠI CÔNG TY LỐP YOKOHAMA VIỆT NAM
CHÂU QUỐC HỒNG ÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÁCNHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU TẠI CÔNG TY LỐP YOKOHAMA
VIỆT NAM” do Châu Quốc Hồng Ân, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ NÔNG
LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TRẦN HOÀI NAMNgười hướng dẫn,
Trang 3Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Trần Hoài Nam, đã tận tìnhhướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốtnghiệp.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Đốc, Ban Lãnh Đạo và toàn thể các
cô, chú, anh chị ở các phòng ban của công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam đã hỗ trợ
và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin dành đến các bạn tôi_tập thể sinh viên lớp Kinh
Tế 31 là những người đã cùng tôi sát cánh chen vai qua hơn bốn năm học đại học vàcùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện khóaluận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn !!!.
TP.HCM, ngày 10/06/2009
CHÂU QUỐC HỒNG ÂN
Trang 4Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến nền kinh
tế nước ta trong đó có ngành săm lốp nói chung và công ty lốp YOKOHAMA ViệtNam nói riêng Khóa luận tập trung phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tạicông ty lốp YOKOHAMA Đồng thời định vị thương hiệu lốp xe YOKOHAMA từ đóđưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ Đề tài này không nhữnggiúp cho YOKOHAMA thấy được tổng quát về tác động của các nhân tố đến doanhthu, mà còn góp phần giúp YOKOHAMA trong việc đưa ra quyết định đúng đắn trongchiến lược kinh doanh và quảng bá thương hiệu của mình trong thời gian tới
Do những hạn chế khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện đề tài,chắc chắn đề tài chưa được hoàn thiện Rất mong thầy cô, Qúy công ty, và các bạn đọcgóp ý để tôi học hỏi và khắc phục những thiếu sót trong khóa luận này
Trang 52.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty YOKOHAMA Việt Nam
3
2.4 Mục tiêu kinh doanh và tầm nhìn trong tương lai của công ty 6
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 63.2 Phương pháp nghiên cứu 16
c Kiểm Tra Sự Vi Phạm Các Giả Thiết của Mô Hình 183.2.5 Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (Ma trận
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.1 Nhu cầu về thị trường lốp xe máy và xe tải nhẹ hiện nay 224.1.2 Tiềm năng phát triển thị trường lốp xe gắn máy và xe tải
4.2 Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
24
4.2.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh qua các năm 25
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 284.3.1 Môi trường kinh doanh của công ty lốp YOKOHAMA 28
4.3.2 Tác động việc tăng giá bán sản phẩm đến doanh thu 38
Trang 7b) Tác động của thị trường đến tiêu thụ sản phẩm 454.3.4 Tác động của hoạt động Marketing đến doanh thu 48
4.5.2 Điểm tương đồng trong định vị thương hiệu 584.5.3 Các chiến lược định vị thương hiệu của Công ty YOKOHAMA
58
b) Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm 58c) Lựa chọn định vị giá trị cho thương hiệu sản phẩm 59d) Triển khai chủ trương tổng giá trị cho thương hiệu sản phẩm59
4.6 Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ của CTy trong
Trang 84.6.5 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 674.6.6 Cải thiện và cũng cố uy tín của công ty trên thị trường 67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CASU Công ty công nghiệp cao su miền Nam CASUMINA
IRC Công ty TNHH cao su INOUE Việt Nam
DRC Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
SRC Công ty cổ phần cao cu Sao vàng
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Những thuận lợi và khó khăn của ngành săm lốp
Bảng 4.3 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 25
Bảng 4.4 Tình hình thu nhập và lợi nhuận năm 2007- 2008 27 Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2005-2008
29
Bảng 4.6 Sản lượng bình quân của công ty CASUMINA 31
Bảng 4.7 Sản lượng bình quân của công ty cổ phần cao su Đà
Bảng 4.8 Tổng hợp hoạt động Marketing-Mix của các đối thủ
Bàng 4.9 Bảng giá các mặt hàng chủ lực của công ty lốp
Trang 10Bảng 4.11 Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Tuyến Tính 58
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.2 Năng lực sản xuất của Yokohama Việt Nam 7
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ gia tăng lạm phát, GDP và
Trang 11Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện chênh lệch giá giữa các công ty
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện sản lương lốp xe máy lắp ráp 46
Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện sản lượng xe tải nhẹ lắp ráp 47
Hình 4.14 Mô hình kênh phân phối của Cty lốp YOKOHAMA
Hình 4.15 Năng lực phân phối lốp xe máy của các khu vực
Trang 12Phụ lục 1 Kiểm định sự vi phạm giả thuyết trong mô hình
Phụ lục 2 Giới thiệu những sản phẩm chủ lực của công ty lốp YOKOHAMA
Trang 1310 năm hoạt động và phát triển, công ty YOKOHAMA đã từng bước tạo nên uy tín vàniềm tin ở người tiêu dùng Song để giữ vững và khẳng định hơn nữa vị trí của mìnhtrên thị trường, đòi hỏi YOKOHAMA phải có các chiến lược phát triển phù hợp
Năm 2008, cả thế giới bàng hoàng trước cuộc đại suy thoái, mà Việt Nam lànước chịu ảnh hưởng không nhỏ Trước sóng gió thị trường, công ty YOKOHAMA đãđứng vững và tiếp tục phát triển không ngừng Vì thế việc xem xét những nhân tố nào
đã tác động đến doanh thu của công ty YOKOHAMA, và những hoạt động Marketingnhằm nâng cao vị trí thương hiệu Lốp YOKOHAMA trong lòng người tiêu dung là rấtcần thiết và quan trọng
Từ thực tế đó, được sự phân công của Khoa Kinh tế - trường ĐH Nông LâmTP.HCM, đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Hoài Nam, và sự chấp
thuận của Ban lãnh đạo Cty YOKOHAMA, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty
Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu bán hàng
Trang 14Định vị thương hiệu lốp xe YOKOHAMA và một số giải pháp để mở rộng thịtrường.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài được thực hiện trong phạm vi:
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Công ty lốpYOKOHAMA Việt Nam Đề tài xin đề cập tới 2 loại sản phẩm được công ty sản xuấtnhiều nhất là lốp xe gắn máy và lốp xe tải nhẹ
Về thời gian : Đề tài được thực hiện từ ngày 02/03/2009 đến ngày 16/05/2009
1.4 Cấu trúc của luận văn
Đề tài được chia thành 5 chương chính:
CHƯƠNG 1: Đặt vấn đề
CHƯƠNG 2: Tổng quan
CHƯƠNG 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về công ty YOKOHAMA Việt Nam
Tên Doanh Nghiệp: CÔNG TY LỐP YOKOHAMA VIỆT NAM
Tên giao dịch: YOKOHAMA TYRE VIETNAM COMPANY (Viết tắt làYTVC)
Trụ sở giao dịch và showroom: 27B Nguyễn Đình Chiểu-P TPHCM
ĐaKao-Q.1- Điện thoại: 38242199 Fax: 38227743
Nhà máy sản xuất: Xã Tân Thới Hiệp-huyện Hoóc Môn-Q.12-TP HCM
Hình thức hoạt động kinh doanh: sản xuất thương mại
Lĩnh vực kinh doanh: lốp xe gắn máy, lốp xe tải nhẹ, săm xe gắn máy
Tổng số công nhân viên: 160 người
Hình thức sổ kế toán: Áp dụng hình thức sổ nhật ký chung
Phương pháp khấu hao: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thườngxuyên
Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán bằng đồng Việt Nam Ngôn ngữ sử dụngghi chép kế toán gồm tiếng Việt và tiếng Anh
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty YOKOHAMA Việt Nam
Công ty lốp YOKOHAMA là một công ty liên doanh được thành lập theo quyếtđịnh số 1867/GP cấp ngày 1/4/1997 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Thời gian hoạt động
là 40 năm với loại hình sản xuất kinh doanh lốp xe gắn máy, lốp xe tải nhẹ và săm xegắn máy, gồm các bên đối tác liên doanh như:YOKOHAMA RUBBER COMPANYLIMITED , Công ty CAO SU MIỀN NAM, Công ty MITSUBISHI COPORATION
Trang 16YOKOHAMA RUBBER COMPANY LIMITED: Trụ sở đặt tại 36 – 37Shimbashi 5-Chome, Mitnato-Ku, Tokyo, Nhật Bản Với vốn góp 13.600.000 USDchiếm 68,45% vốn pháp định.
CÔNG TY CAO SU MIỀN NAM ( CASUMINA ): Trụ sở đặt tại 180 NguyễnThị Minh Khai – Q.3 – TP.HCM, với vốn góp 5.700.000 USD chiếm 30% vốn phápđịnh
CÔNG TY MITSUBISHI COPORATION: trụ sở đặt tại 6-3 Marunachi Chome, Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản, với vốn góp 294.000 USD chiếm 1,55 % vốnpháp định
2-Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến nay công ty YOKOHAMAViệt Nam đã không ngừng cải tiến, tự hoàn thiện, nậng cao chất lượng sản phẩm, đápứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng với phương châm “Chất lượng làmục tiêu phấn đấu hàng đầu của công ty”
2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn : Phòng nhân sự công ty lốp YOKOHAMA Việt Nam
Tổng Giám Đốc: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty
Là người đại diện đơn vị đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế
KẾ TOÁN
BỘ PHẬN BÁN HÀNG
BỘ PHẬN
KỸ THUẬT
BỘ PHẬN SẢN XUẤT
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH XƯỞNG
Trang 17Xét duyệt mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả sản xuất kinhdoanh theo tháng, theo quí, năm …
Phó Tổng Giám Gốc: là người hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc trong việc hoạch
định, tuyển dụng và phát triển đội ngũ nhân sự về công tác hành chính và vai trò quan
hệ cộng đồng
Quản Đốc: là người quản lý điều hành toàn bộ nhà máy về công tác huấn
luyện, tổ chức nhân sự thực hiện sản xuất, đảm bảo về mặt hiệu quả chất lượng sảnphẩm và an toàn trật tự chung trong sản xuất tại nhà máy
Bộ phận hành chính: Phụ trách việc lên kế hoạch quản lý, tạo sự thỏa mãn về
vấn đề phúc lợi cho toàn thể công nhân viên trong công ty, quản lý sổ kế hoạch đàotạo, nhận công văn, quyết định phổ biến quy chế các phòng ban từ cấp trên trong côngty
Bộ phận kế toán: Trực tiếp quản lý là kế toán trưởng là người được quyền thực
hiện quyền hành của mình theo quy định hiện hành Tham mưu cho ban giám đốc vềlĩnh vực kinh tế tài chính nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quảcao nhất và đúng quy định của pháp luật Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ tài sản công
ty thông qua sổ ghi chép, phản ánh với giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch kinh
tế tài chính của công ty bằng các công việc như lập chứng từ kế toán, kiểm kê, tính giáthành các đối tượng kế toán, tính giá thành, mở tài khoản, ghi sổ kép và lập báo cáo kếtoán Đồng thời phản ánh giám đốc việc chấp hành chính sách chế độ kế toán tài chínhcủa nhà nước, phát hiện khả năng tiềm tàng của công ty Phối hợp với các bộ phậnchức năng của công ty, lập và theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch về chi phí vàgía thành sản phẩm
Bộ phận bán hàng: là đội ngũ nhân viên phụ trách việc nghiên cứu thị trường,
lên kế hoách bán hàng, tìm phương án đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhằmthỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời đem lại hiệu quả lợi nhuận cao nhất chocông ty Hỗ trợ tổng giám đốc trong việc quản lý các hoạt động tài chính của công ty,quản lý về mảng tiếp thị bán hàng, về kế toán, về hoạt động quảng cáo tiếp thị sảnphẩm
Bộ phận kỹ thuật: Thực hiện các công việc chuẩn bị phát triển sản phẩm mới,
nghiên cứu giải quyết các vấn đề về công nghệ sản xuất, bảo trì cải tiến máy móc ở
Trang 18nhà máy và quản lý kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩmđầu ra, thiết lập qui trình sản xuất theo trình tự và định mức để giảm chi phí sản xuấtxuống mức thấp nhất có thể.
Bộ phận hành chính xưởng: phụ trách việc lập các kế hoạch hoạt động của
nhà máy, quản lý những hoạt động nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu về lượng, lên kếhoạch sản xuất, kết hợp với bộ phận kế toán trong công ty quản lý chi phí tại nhà máy,quản lý các hoạt động đào tạo, huấn luyện và công tác an toàn cho nhà máy
2.4 Mục tiêu kinh doanh và tầm nhìn trong tương lai của công ty
“For your happy life” chính là khẩu hiệu của công ty YOKOHAMA Việt
Nam với mong muốn sản phẩm của công ty sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc chokhách hàng của mình bằng những sản phẩm chất lượng, an toàn làm cho cuộc sống tốtđẹp hơn Do ở Việt Nam tỉ lệ người thương vong do tai nạn giao thông là rất lớn, màphần lớn có liên quan đến nguyên nhân tai nạn cũng là do sản phẩm kém chất lượng,
do các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không nghĩ đến sự an toàn củangười tiêu dùng Công ty YOKOHAMA Việt Nam với tiêu chí phục vụ vì sự an toàncho người tiêu dùng, mục tiêu sẽ phấn đấu để ngày càng sản xuất những sản phẩm uytín, chất lượng để phục vụ cho người tiêu dùng, và tiêu chuẩn chỉ tiêu của công ty đềudựa trên sự an toàn của người tiêu dùng là yếu tố ưu tiên hàng đầu
YOKOHAMA đã đề ra một chiến lược phát triển hết sức hợp lý “Mang cuộcsống hạnh phúc đến cho mọi người” và đưa ra thị trường những mẫu mã phù hợp vớimôi trường, kết hợp hai yếu tố: truyền thống và hiện đại với hiệu suất sử dụng cao.Đặc trưng của các sản phẩm YOKOHAMA là các sản phẩm đều có những mẫu gai rấtđẹp, nhiều kích cỡ, nhiều kiểu dáng, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã,…tạo cho người tiêu dùng một cảm giác sành điệu, an toàn Nếu so với vỏ ruột xe cùng
Trang 19loại trên thị trường, vỏ ruột xe máy của YOKOHAMA có thể sử dụng được khoảng30.000 km, vỏ xe tải sử dụng được 80.000 – 100.000 km.
2.5 Năng lực sản xuất của công ty
Chính thức gia nhập thị trường săm lốp Việt Nam từ năm 1997 với hình thứcliên doanh, đến nay YOKOHAMA Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào đối tác kinhdoanh vừa là đối thủ trên thị trường - CASUMINA về nguyên vật liệu và xưởng sảnxuất Chính điều này đã khiến cho năng lực sản xuất của YOKOHAMA Việt Nam sauhơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều giới hạn Công ty vẫnchưa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thông qua lượng cung sản phẩm
Hình 2.2 Năng lực sản xuất của Yokohama Việt Nam
Năng lực sản xuất của Yokohama Việt Nam
Nguồn: Phòng tiếp thị và bán hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam
2.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.6.1 Thuận lợi
Thực hiện tốt các chiến lực sản phẩm và không ngừng phát triển mẫu mã mới,công ty lốp YOKOHAMA đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng với chất lượng sảnphẩm tốt nhất, độ bền thời gian sử dụng kéo dài và chế độ bảo hành tốt Sản phẩm đã
có mặt trên toàn nước Việt Nam và xuất khẩu sang Malaysia, Singapore, Campuchia,
Trang 20Nhật Góp phần làm nên thành công đó, có một phần không nhỏ là sự đóng góp củađội ngũ công nhân viên trên 10 năm trong nghề.
Công ty luôn phấn đấu để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng bằng cáchnghiên cứu và cho ra sản phẩm mới, dòng xe nâng hàng, với lốp xe có độ bền cao
Sự cạnh tranh trên thị trường lốp xe hiện nay rất gay gắt, do có nhiều hãng sảnxuất mới và các hãng ngoại nhập, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường
Trang 21CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh
Lao động sản xuất cơ sở tồn tại và phát triển của con người, cùng với thời gian,chân lý đó đã thể hiện tính đúng đắn của mình Trình độ phát triển sản xuất xã hội ởmỗi thời đại, mỗi khu vực khác nhau, nhưng con người luôn tìm kiếm một phươngthức sản xuất tốt hơn đem lại nhiều lợi ích hơn về vật chất lẫn tinh thần Từ nhu cầu đócon người trong quá trình sản xuất kinh doanh phải sát thực tế, tư duy tổng hợp vàphân tích các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Mặt khác, cùng với sự pháttriển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đòi hỏi con người phải nhậnthức đầy đủ và chính xác về hoạt động kinh doanh của mình giúp cho việc sản xuất tốthơn, nâng cao hiệu quả kinh tế hơn
3.1.2 Các nhân tố tác động đến doanh thu
a) Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố làm tác độngđến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Bao gồm có 2 loại môi trường:
o Môi trường vĩ mô: pháp luật, chính trị, kinh tế, công nghệ
o Môi trường vi mô: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác
Nghiên cứu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho lãnh đạo doanhnghiệp chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra trong hoạt động của mình, từ đó
có các chính sách, biện pháp phù hợp
b) Gía sản phẩm
Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn phải quyết định là xác định giá
cả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Nếu giá quá cao hoặc quá thấp thì rất
dễ bỏ lỡ cơ hội để phát triển công việc kinh doanh Trong trường hợp tồi tệ hơn, doanh
Trang 22nghiệp có thể gặp rắc rối trước hết với doanh số, sau đó là hình ảnh nhãn hiệu bị suygiảm trong suy nghĩ của khách hàng.
Một vấn đề quan trọng là cả giá của sản phẩm - dịch vụ và mức doanh số màdoanh nghiệp muốn đạt được tại mức giá này sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.Bạn cũng cần phải theo dõi các đối thủ cạnh tranh để xem liệu giá sản phẩm của doanhnghiệp có tính cạnh tranh không trong khi vẫn bảo đảm được sự khác biệt về sảnphẩm
Giá sản phẩm chính là tín hiệu đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.Điều đó giải thích tại sao việc định giá đúng là rất quan trọng Nếu giá của sản phẩmcao, doanh nghiệp sẽ mất vị trí trên thị trường, nhưng nếu nó quá thấp, doanh nghiệp
sẽ không đủ khả năng để phát triển kinh doanh
c) Tác động của thị trường
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ khá cao từ 7 8%/năm , đây là nhân tố thuận lợi tác động đến sự phát triển chung của tất cả cácngành kinh tế trong cả nước cũng như ngành sản xuất săm lốp Là một thành phần củanền kinh tế, Công ty cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng và chi phối của tình hìnhnền kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển của ngành nói riêng
Theo thống kê và dự đoán của các chuyên gia kinh tế của ngân hàng CreditSuisse, trong các năm 2005, 2006, 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lần lượt là 8,4%;6,6% và 12,6%, năm 2008 là 22,1% Với tình hình lạm phát tăng cao như hiện naycộng với việc ngân hàng Nhà nước thắt chặt hạn mức cho vay đối với các doanhnghiệp và lãi suất cho vay tăng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty
Tỷ giá hối đoái: Nguyên liệu sản xuất lốp xe chủ yếu được nhập khẩu Vì vậy tỷgiá hối đoái biến động ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của Công tytrong ngắn hạn cũng như dài hạn
d) Tác động của Marketing
Sơ lược lý thuyết về Marketing:
Marketing là tổng hợp các hoạt động nhằm xác định các nhu cầu chưa được đápứng của người tiêu dùng, nhằm tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu này, nhằm sản xuất và trình bày sản phẩm một cách hợp lý, nhằm phân phối chúng
Trang 23đến địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp cho người tiêu thụ, đồng thời cũng có lợi cho doanh nghiệp.
Vai trò của Marketing
Marketing có một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, nó hướng dẫn, phốihợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của cad doanh nghiệp Nhờ các hoạt độngMarketing các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học và vữngchắc hơn, doanh nghiệp có đủ điều kiện và thông tin đầy đủ hơn, thỏa mãn nhu cầukhách hàng Sản phẩm sở dĩ hấp dẫn người mua vì nó có những đặc tính sử dụng luônluôn được cải tiến, nâng cao hoặc đổi mới cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và phongphú của người tiêu dùng
Marketing còn làm cho sản phẩm luôn thích ứng với nhu cầu của thị trường,Marketing kích thích sự nghiên cứu và cải tiến Nó không làm các công việc của nhà
kỹ thuật, các nhà công nghệ sản xuất, nhưng nó chỉ cho họ biết cần phải sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào, sản xuất với khối lượng bao nhiêu và khi nào đưa nó ra thịtrường
Chức năng của Marketing Nghiên cứu thị trường và phân tích tiềm năng nhu cầu
tiêu dùng và dự đoán triển vọng cho tương lai
- Luôn cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Hoàn thiện hệ thống phân phối
- Phối hợp các nguồn lực của tổ chức một cách có hiệu quả
- Tạo thế chủ động cho doanh nghiệp
- Phát triển sản xuất dẫn đến phát triển kinh tế
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua
- Yếu tố văn hóa (Cultural Factor) Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết
định ý muốn và hành vi của một người Một người chịu ảnh hưởng củanền văn hóa Á Đông sẽ có hành vi mua khác sẽ có hành vi mua khácvới những người thuộc nền văn hóa Âu, Mỹ
- Yếu tố xã hội (Social Factor) Hành vi của người mua cũng chịu ảnh
hưởng của yếu tố xã hội như bạn bè, gia đình láng giềng, đồng sự, vaitrò và địa vị xã hội
Trang 24- Yếu tố cá nhân (Personal Factor) Các quyết định của người mua còn
chịu ảnh hưởng của tuổi tác và các giai đoạn của cuộc đời, nghềnghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính và sự tự quanniệm
- Yếu tố tâm lý (Psychological Factor) Hành vi của người mua còn chịu
ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý quan trọng: động cơ, sự cảm nhận, sựhiểu biết, niềm tin và thái độ
Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng haytiêu dùng, có thể thỏa mãn một mong muốn hay nhu cầu Những sản phẩm phải đượcbán trên thị trường bao gồm hàng hóa vật chất dịch vụ địa điểm, tổ chức và ý tưởng.Phân loại sản phẩm: Các nhà tiếp thị có những cách phân loại sản phẩm theo truyềnthống dựa trên những đặc tính khác nhau của sản phẩm Thiết nghĩ là mỗi kiểu sảnphẩm có một chiến lược Marketing – mix thích hợp Khái niệm và công cụ Marketingtrình bày những phân loại chủ yếu của người tiêu dùng và vật tư cùng những hàm ý vềchất lượng Marketing
Chiến lược giá
Giá đóng vai trò quan trọng trong việc mua hàng này hay mua hàng khác đốivới người tiêu thụ Đối với Cty, giá có vị trí quyết định trong cạnh tranh trên thịtrường
Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, vì nó ảnhhưởng đến doanh số và lợi nhuận
Định giá chiết khấu, bớt giá và thay đổi giá Gía chiết khấu, và hoạt động bớtgiá là doanh nghiệp chủ động điều chỉnh mức giá cơ bản của mình để khuyến khíchđối với người mua Gía chiết khấu, bớt giá thường áp dụng trong những trường hợpsau:
- Chiết khấu vì mua theo số lượng lớn trong một lần hay mua trong một
thời gian nhất định
- Chiết khấu thương mại áp dụng cho những thành viên nằm trong kênh
phân phối
Trang 25- Chiết khấu theo thời vụ là việc giảm giá cho khách hàng trong lúc nhu
cầu hàng hóa trên thị trường đang tăng cao
- Chiết khấu thanh toán áp dụng cho những khách hàng thực hiện thanh
toán giá trị hợp đồng nhanh chóng
- Bớt giá là việc giảm giá bán so với giá quy định Thường áp dụng cho
khách hàng tiêu thụ chậm hay hàng hóa sắp hết hạng sử dụng ghi trênbao bì
Chủ động thay đổi giá Trong quá trình hoạt động của mình, tùy theo môitrường kinh doanh và môi trường chính trị, doanh nghiệp phải tự mềm dẻo thay đổi giábán sản phẩm cho phù hợp với những điều kiện cụ thể
Chiến lược phân phối
Phân phối là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức điều hành và vậnchuyển các hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng
Chiến lược kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ góp phần không nhỏ trong quá trìnhcung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng vị trí trên cơ sở đúngkênh hay luồng hàng tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sựcạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng
Thị trường thay thế: Sản phẩm được bán sĩ và lẻ cho người tiêu dùng có nhucầu thay thế lốp xe đã qua sử dụng bằng lốp YOKOHAMA mới
Thị trường lắp ráp: Sản phẩm được bán cho các nhà lắp ráp xe máy và xe ô tôtải nhẹ
Chiến lược chiêu thị cổ động
Đây là chiến lược gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Quảng cáo, khuyếnmãi, chào hàng, tuyên truyền, quan hệ công chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu và kíchthích nhu cầu nơi khách hàng
Quảng cáo: Là bất kỳ loại hình nào của sự hiên diện không trực tiếp của hànghóa, dịch vụ hay tư tưởng, hành động mà quảng cáo trả tiền để được nhận biết
Khuyến mãi: Là những hoạt động tiếp thị khác với các hoạt động bán hàng trựctiếp, quảng cáo và tuyên truyền nhằm kích thích người tiêu dùng mua hàng làmtăng hiệu quả các đại lí
Mục đích của khuyến mãi
Trang 26o Thúc đẩy, khuyến khích nổ lực bán hàng của lực lượng bán hàng.
o Khuyến mãi nhằm động viên những người trung gian hỗ trợ một cáchnhiệt tình và tích cực trong việc các sản phẩm của công ty nhằm khuyếnkhích người tiêu dùng dùng thử hoặc tiếp tục sử dụng những sản phẩm
cụ thể của công ty
Quan hệ công chúng : Là một lĩnh vực đa dạng bao gồm nhiều hoạt động lớnthay vì chỉ thông tin giao tiếp với khách hàng tiềm năng và các yếu tố ảnhhưởng đến mua Quan hệ công chúng là một hành vi về cư xử của công ty, hành
vi gắn liền với phúc lợi của xã hội mà công ty đang hoạt động Quan điểm nàyngụ ý rằng công ty có trách nhiệm rõ ràng trong việc nâng cao phúc lợi xã hội
Tuyên truyền : Là các hoạt động để công chúng biết đến những điều tốt mà xínghiệp đang thực hiện bằng cách cung cấp những mẫu tin hay hình ảnh báo chí,đài phát thanh hay truyền hình địa phương
Bán hàng trực tiếp : Là hình thức giao tiếp mang tính chọn lọc cao cho phépnhà tiếp thị đưa các thông điệp đến các nhu cầu cụ thể của từng người mua hoặcngười ảnh hưởng đến quyết định mua Về cơ bản, nó là một hoạt động chiêu thịtập trung vào từng người mua của thị trường mục tiêu, sau đó nuôi dưỡng vàkhuyến khích một sự chuyển tiếp nhanh chóng từ việc nhận thức vấn đề chođến hành động mua Nhiều nhà tiếp thị đã thừa nhận tầm quan trọng của bánhàng trực tiếp đối với khách hàng rất có khả năng
Nhân viên bán hàng là nguồn thông tin chủ yếu đối với khách hàng đang dựđịnh mua Trong tiếp thị công nghiệp, nhân viên bán hàng được xem như nguồnthông tin đáng tin cậy đối với bộ phận tiếp liệu hậu cần, thiết kế hay sản xuất.Thậm chí khách hàng cũng phụ thuộc vào nhân viên bán hàng cung cấp nhữngthông tin chủ yếu để giúp họ đưa ra quyết định mua
3.1.3 Định vị thương hiệu
Khái niệm
Định vị thương hiệu là tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong môi trườngcạnh tranh để bảo đảm bảo khách hàng mục tiêu có thể phân biệt được thương hiệu ấyvới các thương hiệu cạnh tranh khác Việc định vị thương hiệu mang tính chất quantrọng là do nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của người tiêu dùng
Trang 27Các nguyên tắc định vị thương hiệu
¤ Định vị thương hiệu phải được nâng cấp mỗi 3 đến 5 năm, hoặc cần nâng cấpchiến lược phát triển chung của công ty
¤ Định vị thương hiệu phải nhằm vào chiến lược thương hiệu chung cũng nhưdòng doanh thu và lợi nhuận
¤ Quản lý cấp cao phải chịu trách nhiệm về thực hiện định vị thương hiệu
¤ Cán bộ nhân viên, không phải đại lý quảng cáo, chịu trách nhiệm đưa định vịthương hiệu vào hiện thực
¤ Định vị thương hiệu mạnh phải phù hợp với nhận thức của khách hàng vềthương hiệu
Các bước định vị thương hiệu
¤ Nghiên cứu môi trường cạnh tranh
¤ Xác định khách hàng mục tiêu
¤ Thấu hiểu khách hàng
¤ Xác định các lợi ích của thương hiệu
¤ Hiểu tính cách và giá trị thương hiệu
¤ Nắm lý do tin tưởng thương hiệu
¤ Tạo ra sự khác biệt
¤ Hiểu được cốt lõi thương hiệu
Các chiến lược định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu thông qua 4 chiến lược chính: định vị rộng cho thươnghiệu; định vị đặc thù; định vị giá trị; định vị tổng giá trị đối với thương hiệu sản phẩm
Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu: các doanh nghiệp thường không đủtiềm lực tài chính để dẫn đầu trong toàn bộ các lĩnh vực, họ phải tập trungnguồn lực của mình vào một số lĩnh vực để dẫn đầu trong lĩnh vực đó, có 3cách lựa chọn định vị thương hiệu là:
o Trở thành nhà sản xuất sản phẩm độc đáo phân biệt với các sản phẩmkhác
o Dẫn đầu về giá thành thấp nhất
o Khai thác thị trường chuyên biệt hay trở thành người phục vụ các thịtrường chuyên biệt
Trang 28 Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm : Đó là cách định vị dựavào các khả năng tốt nhất về sản phẩm của mình như: chất lượng, kết quả, uytín, sử dụng bền, an toàn, nhanh, dễ sử dụng, thuận tiện, kiểu dáng, phongcách, tốt nhất.
Lựa chọn định vị giá trị cho thương hiệu sản phẩm: Các công ty phải định vịmột cách an toàn để người tiêu dùng lượng hóa được chi phí bỏ ra, để ngườimua lượng hóa được chi phí họ bỏ ra có giá trị hữu dụng thỏa đáng
o Đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn: khi sản phẩm hiện tại có giá trịđược định vị trong tâm trí người tiêu dùng cao thì việc định vị sản phẩmmới hoàn toàn thuận lợi
o Giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn: Nếu sản phẩm hiện tại có giátrị định vị thấp thì các công ty sử dụng hình thức định vị giá trị cao hơnnhưng giữ nguyên giá (giá có thể không đổi trong một thời gian dài)
o Giữ nguyên giá nhưng chất lượng rẻ hơn: giữ nguyên chất lượng nhưngnâng cao số lượng để giá đơn vị rẻ hơn hoặc bao bì nhỏ hơn, khôngvượt ngưỡng giá dành cho khách hàng mục tiêu
Triển khai các chủ trương tổng giá trị cho thương hiệu sản phẩm:
Các công ty tập trung định vị dịch vụ hậu mãi của mình, làm cho giá trị hữudụng của sản phẩm tăng lên
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ các sổ sách, chứng từ, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanhcủa các phòng ban trong công ty: Phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức hành chánh,phòng kỹ thuật, Phòng marketing
Tham khảo một số tài liệu có liên quan: Báo chí, các nguồn tin từ internet cóliên quan khác
Ta tiến sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau để đánh giá tìnhhình doanh nghiêp một cách xác thực nhất
3.2.2 Phương pháp so sánh
Điều kiện để sử dụng phương pháp này là các chỉ tiêu (phải thống nhất về nộidung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục
Trang 29đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh có thể chọn gốc về thời gian hoặckhông gian Và để phục vụ mục đích phân tích chúng ta có thể so sánh bằng các cách:
so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân…
3.2.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ
Là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích các nhân
tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là phương pháp có tínhhiện thực cao so với điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện
3.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy
Có nhiều nhân tố tác động đến doanh thu, trong phần này chú trọng 2 nhân tố làgiá bán và chi phí quảng cáo
a Xây dựng hàm hồi quy
X2: Chi phí quảng cáo (1000 đồng)
Định nghĩa các biến và kỳ vọng dấu
Giá bán sản phẩm: Giá là nhân tố tác động nhiều nhất đến doanh thu Chúng ta
kỳ vọng giá đồng biến với doanh thu của công ty
Chi phí quảng cáo: Chi phí sử dụng cho hoạt động quảng cáo nhằm thu hútngười tiêu dùng Chi phí quảng cáo được kỳ vọng đồng biến với doanh thu của công
ty Chi phí quảng cáo càng nhiều doanh thu càng lớn
Doanh thu: thu nhập từ việc bán hàng của công ty
b Ước lượng các tham số của mô hình
Kiểm định t
Để tìm hiểu mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thật sự đúngkhông?
Trang 30Đặt giả thiết
H0: βi = 0 ( tất cả các biến Xi không ảnh hưởng đến Y )
H1: βi ≠ 0 Tính toán T α,n-k-1 và T stat
Trong đó
α: mức ý nghĩak: số biến độc lậpn: số mẫu quan sát Kết luận
c Kiểm Tra Sự Vi Phạm Các Giả Thiết của Mô Hình
Hiện tượng phương sai không đồng đều
Hiện tượng phương sai không đồng đều là hiện tượng phương sai sai số ứng vớicác giá trị của biến độc lập là khác nhau (phương sai không là hằng số)
Để kiểm tra hiện tượng này chúng ta tiến hành kiểm định White
Đặt giả thiết :
Ho: Không có hiện tượng phương sai không đồng đều
H1: Có hiện tượng phương sai không đồng đều
Tính trị thống kê White Statistics Wstat = n*X R2
phụ ~ χ2
df=k,α
Trang 31Với k là số biến trong phương trình hồi quy nhân tạo.
Mức α cho trước Wstat < χ2df=k,α , có thể chấp nhận Ho Như vậy mô hình không
có hiện tượng phương sai không đồng đều
Hiện tượng tự tương quan
Hiện tượng này là hiện tựơng mà một số hạng sai số của một mẫu quan sát cụthể nào đó của tổng thể có quan hệ tuyến tính với một hay nhiều các số hạng sai số củacác mẫu quan sát khác trong tổng thể
Chúng ta tiến hành kiểm định Durbin-Watson để kiểm tra mô hình này có hiệntượng tự tương quan hay không
Đặt giả thuyết :
Ho : không có hiện tượng tự tương quan dương
Ho*X : không có hiện tượng tự tương quan âm
H1 : có hiện tượng tự tương quan
Tiến hành kiểm định Durbin- Watson
Từ kết xuất của mô hình hồi quy gốc, ta có được trị Durbin- Watson d
Tra bảng giá trị tới hạn của Durbin- Watson với k biến độc lập và n là tổng sốmẫu ta có giới hạn dưới d1 và giới hạn trên du Chúng ta đưa ra kết luận dựa vàonguyên tắc sau :
Bảng 3.1 Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan
Giả thiết H o / H o * So sánh Kết luận
Không có tự tương quan
Nguồn tin : Giáo trình Kinh tế lượng, năm 2007
Hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra khi mà tồn tại một mối quan hệtuyến tính hoàn hảo hồi quy
3.2.5 Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (Ma trận SPACE)
Hình 3.1 Ma trận SPACE
Trang 32Nguồn: Thu thập từ internetCác trục của ma trận SPACE đại diện cho hai khía cạnh bên trong của tổ chức:
o Sức mạnh tài chính (FS - Financial Strength)
o Lợi thế cạnh tranh (CA- Competitive Advance)
o Sự ổn định của môi trường (ES - Enviromental Stability)
o Sức mạnh của ngành (IS - Internal Strength)
Bốn yếu tố này là những yếu tố quyết định quan trọng nhất cho vị trí chiến lượcchung của một tổ chức Phương pháp này cho thấy chiến lược tấn công, thận trọng,phòng thủ hay cạnh tranh là thích hợp nhất đối với một tổ chức
Các bước phát triển của ma trận SPACE
Chọn một nhóm các biến số cho sức mạnh tài chính (FS), lợi thế cạnh tranh (CA),
sự ổn định của môi trường (ES), và sức mạnh của ngành (IS)
Ấn định giá trị bằng số từ: +1 (xấu nhất) tới +6 (tốt nhất) cho mỗi biến số thuộckhía cạnh FS và IS Ấn định giá trị bằng số từ - 1 (tốt nhất) tới - 6 (xấu nhất) chomỗi biến số khía cạnh ES và CA
-6
6Sức mạnh tài chính
Tính ổn định của môi trường
Lợi thế
cạnh tranh
Sức hấp dẫn của ngành kinh doanh
Trang 33 Tính số điểm trung bình cho FS, IS, ES, và CA bằng cách cộng các giá trị đã ấnđịnh cho những biến số của mỗi khía cạnh rồi chia chúng cho biến số thuộc khíacạnh tương ứng.
Đánh dấu số điểm trung bình của FS, IS, ES và CA trên trục thích hợp của ma trậnSPACE
Cộng 2 số điểm của trục X và đánh dấu điểm kết quả trên X Cộng 2 số điểm trêntrục Y và đánh dấu kết quả trên Y Đánh dấu giao điểm của 2 điểm mới trên trục
XY này
Vẽ vectơ có hướng từ điểm gốc của ma trận SPACE qua giao điểm mới Vectơ nàybiểu thị loại chiến lược cho tổ chức: tấn công, cạnh tranh, phòng thủ, hay thậntrọng
Trang 34CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về thị trường lốp Việt Nam
4.1.1 Nhu cầu về thị trường lốp xe máy và xe tải nhẹ hiện nay
Dân số nước ta tính đến năm 2008 đã đạt hơn 80 triệu người, trong đó số người
ở tuổi lao động chiếm tỷ lệ 65% Thêm vào đó theo thống kê hiện nay thì cả nước cótrên 20 triệu xe máy, có nghĩa là cứ 04 người thì có 01 người có xe máy và con số nàyngày càng tăng Bên cạnh đó với chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao nhu cầu sửdụng các phương tiện vận chuyển như ôtô, tải nhẹ tại Việt Nam ngày càng gia tăng,theo thống kê gần đây Cục Đăng kiểm Bộ Giao thông Vận tải tổng số xe ô tô hiệnđang lưu hành trong nước ta khoảng 1.050.000 – 1.100.000 chiếc Đây là yếu tố tácđộng rất mạnh đến nhu cầu sử dụng săm lốp xe hiện nay trên thị trường Việt Nam Cácnhãn hiệu không ngừng đua nhau trong việc đầu tư thiết bị, cải tiến nâng cao chấtlượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
4.1.2 Tiềm năng phát triển thị trường lốp xe gắn máy và xe tải nhẹ.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã có gần 20 nhãn hiệu săm lốp xe ôtô, xe máy trong đó khoảng 50% là nhãn hiệu các liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam và săm lốp xe nhập khẩu Tình hình cạnh tranh giữa các nhãn hiệu ngày càng trở nên quyết liệt khi mà thị trường biến động ngày càng khó khăn, người tiêu dùng ngày càng khó tính, các doanh nghiệp bên cạnh việc cải tiến chất lượng sản phẩm cũng đang đua nhau trong việc đầu tư thiết bị công nghệ để nâng cao năng suất sản xuất nhằm đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng rộng lớn của thị trường
Thị trường săm lốp ôtô, tải nhẹ vẫn có phần lợi thế cho các nhãn hiệu sản xuất trong nước hơn do chất lượng sản phẩm gần tương đương nhưng lại rẻ hơn nhiều so với săm lốp ôtô, tải nhẹ nhập khẩu Tuy nhiên do sự tham gia ngày càng nhiều của các nhãn hiệu săm lốp uy tín trên thế giới vào thị trường Việt Nam và do tình hình suy
Trang 35thoái kinh tế đang diễn ra gây ảnh hưởng mạnh đến ngành công nghiệp lắp ráp ôtô, tải nhẹ nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực săm lốp này ngày càng trở nên khó khăn Thị phần lớn của các nhãn hiệu chiếm được chủ yếu là nhờ phân phối cho các nhà lắp ráp ôtô, tải nhẹ trên thị trường Việt Nam.
Trên thị trường săm lốp xe gắn máy các nhãn hiệu sản xuất trong nước còn mạnh hơn rất nhiều so với các nhãn hiệu nhập khẩu Cho đến nay Casumina vẫn là tên tuổi dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất săm lốp tại Việt Nam với thị phần săm lốp xe gắn máy chiếm hơn 45%, thị phần ôtô, tải nhẹ chiếm gần 15% kế đó là nhãn hiệu SRC của công ty Sao Vàng Hà Nội và YOKOHAMA Việt Nam
Hình 4.1 Thị phần lốp xe máy Việt Nam năm 2008
Nguồn: Tổng hợp từ Vina Security
Trang 36Bảng 4.1 Những thuận lợi và khó khăn của ngành săm lốp hiện nay
- Việt Nam có nền kinh tế phát triển
nhanh chóng, thu hút nhiều nhà đầu tư
nước ngoài
- Nhiều sản phẩm ngoại xâm nhập vàothị trường
- Thu nhập của người dân ngày càng
tăng → Nhu cầu sử dụng sản phẩm lốp
chất lượng cao
- Đòi hỏi công ty phải thường xuyênnâng cao chất lượng và mẫu mã sảnphẩm
- Các nhà sản xuất săm lốp nhạy bén
trong kinh doanh - Sự cạnh tranh không lành mạnh củacác doanh nghiệp nhỏ (phá giá)
- Chính sách kiềm chế lạm phát của
chính phủ
- Lạm phát, giá xăng dầu tăng cao
- Lãi suất cho vay của ngân hàng cao
- Gía nguyên liệu đầu vào biến động
Nguồn tin: Thu thập tổng hợp
4.2 Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
4.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sản lượng bán lốp xe máy và xe tải nhẹ năm 2008
Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam
Trang 37Qua hình 4.2 ta thấy sản lượng tiêu thụ lốp xe máy biến động nhiều hơn so vớilốp xe tải nhẹ Tháng 2 do ảnh hưởng của đợt nghỉ tết âm lịch, nên sản lượng bán hàngkhông cao Qua tháng 3 sản lượng bán lốp xe gắn máy và xe tải nhẹ tăng Sự biếnthiên về sản lượng bán tuy có khác nhau giữa lốp xe máy và xe tải nhẹ, nhưng điểmchung nhất là do tác động của các đợt tăng giá.
4.2.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh qua các năm
b) Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 4.3 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
do nguồn vốn chủ sỡ hữu giảm 1.124.549 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ 2,97% , nợphải trả có giảm một lượng là 4.860.213 ngàn đồng tương đương với 17,59 Nguồnvốn của doanh nghiệp giảm qua 2 năm, điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khókhăn vì thị trường bất ổn và kinh tế bị khủng hoảng
Trang 38c) Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình thu nhập và lợi nhuận qua các năm
Trong quá trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, YOKOHAMA Việt Namluôn duy trì được tốc độ phát triển ổn định Vượt qua mọi khó khăn sau nhiều biếnđộng của thị trường, nhìn chung doanh thu doanh thu của công ty luôn tăng sau mỗinăm hoạt động kinh doanh
Hình 4.3 Biểu đồ thề hiện biến động doanh thu và lợi nhuận qua các năm
Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam
Ta nhận thấy, sự chênh lệch rất lớn giữa doanh thu và lợi nhuận Năm 2005công ty lốp Yokahama mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhà máy để đưa đến mức sảnlượng và doanh số bán tăng trội từ năm 2006 trở đi Sự biến động giá nguyên liệu đầuvào đã làm cho lợi nhuận ròng từ kinh doanh trong năm 2008 giảm mạnh
Tình hình thu nhập và lợi nhuận năm 2007 – 2008
Trang 39Bảng 4.4 Tình hình thu nhập và lợi nhuận năm 2007- 2008
Lợi nhuận sau thuế ở năm 2007 từ giá trị dương sang năm 2008 đã chuyểnthành âm , với chênh lệch là 13.474.228 ngàn đồng tức giảm 105,35% Mức giảm nàytương đối lớn và là nỗi lo của công ty
Tỉ suất LN/DT là -0,0036 tức là 1 đồng doanh thu thì công ty bị lỗ 0,0036 đồnglợi nhuận Tỉ suất LN/CP là -0,0039 tức là 1 đồng chi phí thì công ty bị lỗ 0,0039 đồnglợi nhuận Các tỉ suất lợi nhuận trên cho ta thấy trong năm 2008 công ty hoạt độngthua lỗ
Tóm lại, qua việc phân thích trên ta thấy năm 2008 là một năm tương đối khókhăn đối với công ty lốp Yokohama Việt Nam, với lợi nhuận của hoạt động kinhdoanh giảm rất nhiều so với năm 2007 và mang giá trị âm Tình hình là do biến độnggiá nguyên liệu đầu vào, làm đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây phản ứng xấu từphía người tiêu dùng, họ sẽ chọn những mặt hàng cùng cấp của các công ty khác Sựlựa chọn đó làm công ty mất một phần doanh thu, cũng như mất đi một lượng kháchhàng vãng lai
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Trang 404.3.1 Môi trường kinh doanh của công ty lốp YOKOHAMA
a) Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị pháp luật.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Đảng
và Nhà Nước ta đã xác định rõ con đường để phát triển đất nước là công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước, do đó trong những năm vừa qua đã tạo ra được một môi trường kinh tế ổn định để phát triển đất nước Chính sách mở cửa đã tạo cho các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất lốp nói riêng một bộ mặt mới, khả quan và có nhiều triển vọng hơn
Bên cạnh những tích cực mà môi trường chính trị mang lại, công ty còn phải đối mặt với những bất lợi mà nó gây ra Chẳng hạn như chủ trương khuyến khích người dân ở những thành phố lớn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, giảmcác phương tiện giao thông cá nhân nhất là xe máy để giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông Nếu như chính sách này thành công thì lượng tiêu thụ săm, lốp của công ty
ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ giảm mạnh
Nhìn chung, hệ thống luật pháp của nước ta cho tới nay đã có nhiều cải thiện song vẫn còn nhiều bất cập về nhiều mặt, đặc biệt là các luật, chính sách kinh tế Kể từkhi có luật doanh nghiệp, các công ty được khuyến khích phát triển nhiều hơn, nền kinh tế thông thoáng hơn, cạnh tranh cũng mạnh và khốc liệt hơn trước rất nhiều Từ
sự thay đổi của hệ thống pháp luật mà công ty đã có nhiều cải tổ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, vững bước vào nền kinh tế thị trường Tuy nhiên hệ thống pháp luật nước
ta vẫn còn nhiều chồng chéo, không ổn định Đây là vấn đề nan giải mà vẫn chưa đượcgiải quyết triệt để
Môi trường kinh tế
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân.Trong năm 2008 vừa qua nhiều doanh nghiệp đã trụ không vững trước những cơn biếnđộng của thị trường Kết quả là hàng loạt công nhân bị sa thải, người lao động bị giảmbiên chế, gây rất nhiều khó khăn cho đời sống của người dân