Kiểm Tra Sự Vi Phạm Các Giả Thiết của Mô Hình Hiện tượng phương sai không đồng đều

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam (Trang 25 - 29)

Hiện tượng phương sai không đồng đều

Hiện tượng phương sai không đồng đều là hiện tượng phương sai sai số ứng với các giá trị của biến độc lập là khác nhau (phương sai không là hằng số).

Để kiểm tra hiện tượng này chúng ta tiến hành kiểm định White. Đặt giả thiết :

Ho: Không có hiện tượng phương sai không đồng đều. H1: Có hiện tượng phương sai không đồng đều.

Tính trị thống kê White Statistics Wstat = n* R2phụ ~ χ2 df=k,α

Với k là số biến trong phương trình hồi quy nhân tạo.

Mức α cho trước Wstat < χ2df=k,α , có thể chấp nhận Ho. Như vậy mô hình không có hiện tượng phương sai không đồng đều.

Hiện tượng tự tương quan

Hiện tượng này là hiện tựơng mà một số hạng sai số của một mẫu quan sát cụ thể nào đó của tổng thể có quan hệ tuyến tính với một hay nhiều các số hạng sai số của các mẫu quan sát khác trong tổng thể.

Chúng ta tiến hành kiểm định Durbin-Watson để kiểm tra mô hình này có hiện tượng tự tương quan hay không.

Đặt giả thuyết :

Ho : không có hiện tượng tự tương quan dương. Ho* : không có hiện tượng tự tương quan âm. H1 : có hiện tượng tự tương quan.

Tiến hành kiểm định Durbin- Watson.

Từ kết xuất của mô hình hồi quy gốc, ta có được trị Durbin- Watson d.

Tra bảng giá trị tới hạn của Durbin- Watson với k biến độc lập và n là tổng số mẫu ta có giới hạn dưới d1 và giới hạn trên du. Chúng ta đưa ra kết luận dựa vào nguyên tắc sau :

Bảng 3.1. Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan

Giả thiết Ho / Ho* So sánh Kết luận

Không có tự tương quan dương

0< d <du Bác bỏ Ho di< d <du Không thể kết luận

du < d Chấp nhận Ho

Không có tự tương quan âm

d < 4- du Chấp nhận Ho 4- du < d < d1 Không thể kết luận

4-d1 < d < 4 Bác bỏ Ho

Nguồn tin : Giáo trình Kinh tế lượng, năm 2007

Hiện tượng đa cộng tuyến

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra khi mà tồn tại một mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo hồi quy.

3.2.5. Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (Ma trận SPACE)Hình 3.1. Ma trận SPACE Hình 3.1. Ma trận SPACE

Nguồn: Thu thập từ internet Các trục của ma trận SPACE đại diện cho hai khía cạnh bên trong của tổ chức:

o Sức mạnh tài chính (FS - Financial Strength)

o Lợi thế cạnh tranh (CA- Competitive Advance)

o Sự ổn định của môi trường (ES - Enviromental Stability) o Sức mạnh của ngành (IS - Internal Strength) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn yếu tố này là những yếu tố quyết định quan trọng nhất cho vị trí chiến lược chung của một tổ chức. Phương pháp này cho thấy chiến lược tấn công, thận trọng, phòng thủ hay cạnh tranh là thích hợp nhất đối với một tổ chức.

Các bước phát triển của ma trận SPACE

• Chọn một nhóm các biến số cho sức mạnh tài chính (FS), lợi thế cạnh tranh (CA), sự ổn định của môi trường (ES), và sức mạnh của ngành (IS).

• Ấn định giá trị bằng số từ: +1 (xấu nhất) tới +6 (tốt nhất) cho mỗi biến số thuộc khía cạnh FS và IS. Ấn định giá trị bằng số từ - 1 (tốt nhất) tới - 6 (xấu nhất) cho mỗi biến số khía cạnh ES và CA.

-6

-6 6

6 Sức mạnh tài chính

Tính ổn định của môi trường Lợi thế cạnh tranh Sức hấp dẫn của ngành kinh doanh Thận trọng Tấn công Phòng thủ Cạnh tranh

• Tính số điểm trung bình cho FS, IS, ES, và CA bằng cách cộng các giá trị đã ấn định cho những biến số của mỗi khía cạnh rồi chia chúng cho biến số thuộc khía cạnh tương ứng.

• Đánh dấu số điểm trung bình của FS, IS, ES và CA trên trục thích hợp của ma trận SPACE.

• Cộng 2 số điểm của trục X và đánh dấu điểm kết quả trên X. Cộng 2 số điểm trên trục Y và đánh dấu kết quả trên Y. Đánh dấu giao điểm của 2 điểm mới trên trục XY này.

• Vẽ vectơ có hướng từ điểm gốc của ma trận SPACE qua giao điểm mới. Vectơ này biểu thị loại chiến lược cho tổ chức: tấn công, cạnh tranh, phòng thủ, hay thận trọng.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam (Trang 25 - 29)