Sổ tay Kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam A: Mở đầu a. Các cơ sở pháp lý và kỹ thuật viện dẫn trong sổ tay: - Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc 'Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả'. - Quy chuẩn xây dựng - QCXDVN 05: 2005 - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng cũ hiệu quả ban hành 11/2005. - Quyết định số 79/2006/QĐ-CP ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Nhà ở cao tầng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. - Tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc xanh của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa -GB/T 50378-2006. b. Giới hạn nghiên cứu và chỉ dẫn sử dụng sổ tay. • Cuốn “Sổ tay kiến trúc xanh” này là tài liệu tham khảo để thiết kế, xây dựng và quản lý, đánh giá nhà ở, khu ở theo mô hình Kiến trúc xanh. • Sổ tay không phải là văn bản quy phạm kỹ thuật bắt buộc sử dụng và không có giá trị pháp lý như tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn xây dựng. • Nội dung của sổ tay gồm 2 phần và 6 chương tập trung vào việc đánh giá và chỉ dẫn cho thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình nhà ở, cụm nhà ở, khu ở dựa trên các tiêu chí, nguyên tắc kiến trúc xanh. CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ ỨNG XỬ VỚI ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG • Bên trong cũng như khu vực liền kề vị trí công trình không được có các nguồn ô nhiễm • Vị trí công trình không nên lựa chọn nằm trong các khu vực dễ bị ảnh hưởng bất thường bởi lũ quét, ngập lụt • Khoảng cách từ công trình xây dựng mới đến các công trình bên cạnh không nên nhỏ hơn 18m. SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN NGOÀI NHÀ • Việc xây dựng công trình phải không gây phá hoại cấu trúc tự nhiên của hệ sinh thái • Tiết kiệm đất trong xây dựng, hạn chế mật độ chiếm đất của công trình • Trong khi xây dựng phải hạn chế việc phát sinh phế thải xây dựng • Trong khi lập kế hoạch xây dựng, phải dự kiến, thiết kế việc phục hồi lại những thành phần, yếu tố của môi trường tự nhiên bên ngoài công trình • Trong khuôn viên khu đất XD, S chiếm đất của các hạng mục xây dựng không quá 55% tổng diện tích đất • Sử dụng các vật liệu hoàn thiện bề mặt ngoài nhà dạng có lỗ rỗng hoặc lát khoảng hở cho nước có thể đi qua KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC, SỬ DỤNG NƯỚC PHỤC VỤ CÔNG TRÌNH • Trong thiết kế cấp nước, cần tính toán để tận dụng mọi nguồn nước sẵn có theo nguyên tắc hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên nước truyền thống. • Thiết kế cấp nước cần tận dụng và tiến tới tăng dần việc sử dụng các nguồn nước phi truyền thống Mô hình sử dụng nước thông thường và theo kiểu kiến trúc xanh Nguyên tắc thiết kế hệ thống thu hồi nước mưa phục vụ sinh hoạt CHƯƠNG 2. CÂY XANH TRONG GiẢI PHÁP THIẾT KẾ CÂY XANH TRONG QUY HOẠCH Cây xanh vành đai quanh khu ở: Tạo ranh giới mềm với các khu chức năng khác của đô thị, đồng thời cải thiện vi khí hậu, nâng cao chất lượng sống, cảnh quan cho khu ở Cây xanh vườn hoa: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt ngoài trời cho người dân vui chơi giải trí, tiếp xúc với thiên nhiên, Cây xanh đường phố: Thường bao gồm dải phân cách, dải cây xanh ven đường đi bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông… Chỉ tiêu cây xanh trong quy hoạch Loại đô thị Quy mô dân số (người) Tiêu chuẩn (m2/người) Đặc biệt Trên hoặc bằng 1.500.000 12-15 I và II Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 1.500.000 10-12 III và IV Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới 250.000 9-11 V Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000 8-10 CÂY XANH TRONG CÔNG TRÌNH Thiết kế cây xanh trong nhà ở Bố trí trồng cây trước cửa sổ a. Nguyên tắc chung: Bố trí cây xanh trong kiến trúc nhà ở phải dựa trên các cơ sở sau : - Có tác dụng giảm nhiệt độ cho công trình hay tiểu khu, tạo thành các khối không khí mát thổi vào nhà. - Có tác dụng che nắng cho công trình, làm giảm bức xạ phản xạ có hại. - Không cản gió mát trong mùa hè và chắn gió lạnh trong mùa đông. Giải pháp cho nhà ở thấp tầng Vườn cây quanh nhà, vườn trên mái, ban công, lô gia, sân trời, hành lang : Giải pháp cho nhà ở cao tầng Về cơ bản cũng tuân theo các nguyên tắc và cách bố trí như nhà ở thấp tầng, ngoài ra khi thiết kế có một số điểm cần chú ý sau: • Cây xanh được coi là bộ lọc khí hậu thứ hai của nhà cao tầng. • Sử dụng vườn trời • Nên sử dụng cây xanh, cây leo, kết cấu để che nắng và tạo bóng cho vỏ nhà Ảnh hưởng cách bố trí hàng rào cây xanh đến trường gió CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TiẾT KiỆM NĂNG LƯỢNG 3.1 THIẾT KẾ THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN Mục đích tổ chức thông gió tự nhiên cho công trình nhà ở - Tăng cường tốc độ chuyển động của không khí trong nhà về mùa nóng và hạn chế gió thổi vào phòng về mùa lạnh. - Tăng diện tích các khu vực trong nhà có gió xuyên qua trong mùa nóng. - Thải bụi khói của nhà bếp và mùi hôi thối của khu vệ sinh ra ngoài không để ảnh hưởng đến phòng ở và làm việc. Các kiểu thông gió tự nhiên Thông gió chéo Thông gió một mặt Thông gió nhờ hiệu ứng ống khói Tổ chức thông gió tự nhiên trong quy hoạch tiểu khu xây dựng o Tổ chức mặt bằng Kiểu song song Kiểu cài răng lược Kiểu giật khấc o Tổ chức mặt đứng tiểu khu ở Quy hoạch chiều cao và trường gió tiểu khu Biến thiên vận tốc gió theo chiều cao 3.2 THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN VÀ CHẮN NẮNG Giải pháp thiết kế lấy sáng từ cửa và các khoang mở trên tường Đưa ánh sáng vào trong nhà qua cửa không chỉ giúp tiết kiệm được nhiều điện năng cho chiếu sáng mà còn đem sinh khí vào cho ngôi nhà. Giải pháp có lấy ánh sáng phía trước, phía sau và từ trên cao xuống, kết hợp với những khe hở của những bậc thang và các khoang mở trên tường để lấy ánh sáng vào nhà. Có thể tận dụng đưa ánh sáng vào nhà bằng các khoảng mở trên tường hoặc các khe lấy sáng. Thiết kế che nắng cho nhà ở - Ngăn cản lượng nhiệt truyền trực tiếp lên mặt tường hoặc vào bên trong công trình qua cửa sổ. - Có tác dụng làm cho ánh sáng tự nhiên chiếu vào trong phòng êm dịu hơn. 3.3 THIẾT KẾ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ PHI TRUYỀN THỐNG TRONG NHÀ Ở Hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời Thông qua lắp đặt thiết bị đun nước nóng dùng năng lượng mặt trời, thiết bị có khả năng cung cấp 80% nhu cầu năng lượng cần thiết để đun nước nóng, giảm được trên 25% tổng lượng khí thải CO2 Hệ thống cung cấp khí đốt từ chất thải sinh học (biogas) • Dùng khí sinh học-Biogas làm chất đốt chính là một trong những giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng và giảm rác thải trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. CHƯƠNG 4 - SỬ DỤNG VẬT LIỆU TÍNH NĂNG CÁC VẬT LIỆU THÔNG THƯỜNG Bê tông • Bê tông cốt thép là vật liệu cơ bản trong nhiều hoạt động xây dựng. Trong xây dựng xanh, tiết kiệm tối đa năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong việc sản xuất là tiêu chí và cũng là cơ sở để lựa chọn công nghệ sản xuất bê tông. Kim loại: Thép • Dưới quan điểm của kiến trúc xanh, thép là một trong những vật liệu phát thải nhiều nhất ra môi trường do trong quá trình sản xuất • Những ưu điểm của thép được đánh giá cao trong kiến trúc, xây dựng xanh, đó là khả năng tái sử dụng, tái tuần hoàn sử dụng của vật liệu này Gỗ • Là vật liệu thiên nhiên được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng • Theo quan niệm của kiến trúc xanh ngày nay, dùng gỗ từ rừng trồng tuy gỗ này phải qua xử lý sấy khô ở lò nung làm phát thải CO2 ra môi trường, nhưng việc trồng cây mới sẽ bù lại bằng việc hấp thụ CO2 trong quá trình sinh trưởng của cây. Do vậy việc sử dụng gỗ rừng trồng được coi là 1 quá trình phát triển bền vững Kính Trong lĩnh vực kiến trúc xanh, việc sử dụng vật liệu kính cần cân nhắc rất kỹ lưỡng nhằm tránh làm hao phí năng lượng sưởi ấm, làm mát cũng như tránh những tác động bất lợi từ môi trường khí hậu bên ngoài với không gian sống trong nhà. Tre Cũng giống như gỗ, tre được quan tâm sử dụng nhiều trong xây dựng công trình xanh do sản phẩm từ tre ít tác động lên môi trường cả trong khi sử dụng lẫn khi thải loại Tấm lợp • Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của Việt Nam, giải pháp thiết kế nhà mái dốc sử dụng tấm lợp hoặc ngói là một lựa chọn hợp lý vì khả năng thoát nước nhanh, dễ sửa chữa khi bị thấm dột, dễ xử lý chống nóng cho mái • Tấm lợp sinh thái chế tạo từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum được xử lý dưới nhiệt độ, áp suất cao. Vật liệu này khác với các sản phẩm tấm lợp thông thường bởi những tính năng mới phù hợp với quan điểm của kiến trúc xanh SỬ DỤNG VẬT LIỆU TRONG THIẾT KẾ BAO CHE Đặc điểm chung kết cấu tường bao: • Tường phải có khả năng chống được tác động của thiên nhiên (nắng, mưa, gió, bão, bức xạ mặt trời ) và có khả năng cách âm, cách nhiệt. Phân loại kết cấu tường bao: • Tường đặc: Tường đặc có thể xây bằng gạch, đất, có chiều dày lớn, có trở nhiệt cao, có khả năng giảm lượng nhiệt truyền từ bên ngoài vào nhà (mùa nóng) và giảm mất nhiệt từ bên trong • Tường kính:Tường làm bằng kính có thể đạt được hiệu quả thẩm mỹ kiến trúc cao theo những ý đồ của người thiết kế, lấy được nhiều ánh sáng và có trường nhìn rộng. • Tuy nhiên tường kính có thể làm cho bức xạ mặt trời xâm nhập trực tiếp vào phòng và là tác nhân quan trọng gây nên hiệu ứng nhà kính GIẢI PHÁP SỬ DỤNG VẬT LIỆU CHO CỬA, MÁI • Chọn hướng mở cửa sổ: • - Mở cửa sổ sao cho tránh được nguồn nhiệt phát sinh tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính. • - Diện tích cửa sổ so với diện tích sàn phải <25% với hướng Đông và Tây, tỷ lệ này <30% với hướng Nam và Bắc • Hạn chế môi trường truyền dẫn nhiệt qua cửa sổ: • Chọn các vật liệu có hệ số dẫn nhiệt thấp gần với chất khí, chất lỏng (0.005-0.8) càng tốt , • Cửa sổ 2 lớp kính có thể tiết kiệm tới 3 lần năng lượng làm ấm so với loại kính 1 lớp • Truyền nhiệt đối lưu gió qua cửa sổ • Tận dụng luôn gió lưu thông tự nhiên xung quanh nhà là có hiệu quả và kinh tế • Truyền nhiệt bức xạ • Sử dụng vật liệu cách nhiệt phản xạ cho cửa sổ. Bề mặt nhôm phát xạ thấp, phản xạ cao ngăn chặn hữu hiệu 95%-97% năng lượng bức xạ đập vào bề mặt nó. CHƯƠNG V. GIẢI PHÁP GIẢM TRỪ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GIẢM TRỪ RÁC THẢI TRONG SINH HOẠT, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH Hệ thống thu gom rác trong nhà cao tầng Mỗi căn hộ trong nhà cao tầng đều được bố trí một ngăn trong phòng kĩ thuật làm nơi để rác. Hàng ngày nhân viên vệ sinh sẽ đi gom rác để sẵn tại phòng kĩ thuật của mỗi căn hộ và sẽ bỏ rác vào cửa nhận rác của hệ thống thu gom rác thải để từ đây rác sẽ được đưa về tầng hầm và đưa ra ngoài. Cách làm này đảm bảo giữ vệ sinh và rất thuận tiện cho người bỏ và lấy rác Sản phẩm hệ thống đổ rác cho nhà cao tầng bao gồm • Hệ thống thu gom rác bằng Inox • Hệ thống thu gom rác bằng ống bê tông • Hệ thống thu gom rác bằng sợi thuỷ tinh • Hệ thống thu gom rác của nhà cao tầng bằng ống FRP (Composite) • Hệ thống thu dẫn rác cho nhà cao tầng được chế tạo bằng vật liệu Polyme Composite (E-PC) Hệ thống thu gom rác trong khu đô thị - Đối với các khu nhà cao tầng: rác được chuyển từ tầng trên cùng xuống tầng 1, rồi đưa xuống nhà gom rác của từng khu nhà (chứa tạm thời). - Đối với các nhà thấp tầng: Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom vào trong các thùng đựng rác có quy định phân loại rác hữu cơ và vô cơ. Hệ thống thu gom rác trong nhà ở gia đình Sản phẩm này giữ sạch môi trường và giải quyết các vấn đề của rác thải thực phẩm ngoài ra nó có hình dáng đ€p mắt, thời hạn sử dụng lâu, dễ dùng. GIẢM TRỪ Ô NHIỄM BẰNG GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI Nguyên tắc thiết kế: - Thoát nước phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị - Thoát nước phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, địa lí, địa hình, địa chất thuỷ văn - Thoát nước phải phục vụ tốt dân sinh, cải thiện điều kiện sinh hoạt nhân dân; bảo vệ được môi trường, - Huy động tham gia đóng góp của mọi ngành, mọi cấp, mọi thành phần kinh tế và dân cư GIẢM TRỪ Ô NHIỄM BẰNG GIẢI PHÁP TẠO HÌNH KIẾN TRÚC VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT ĐƠN GIẢN Tiêu chí: - Tăng cường tối đa việc thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho tất cả các không gian trong căn hộ. - Có biện pháp thông gió tự nhiên linh hoạt; tăng cường lưu thông không khí vào mùa nóng đồng thời che chắn gió vào mùa lạnh. - Có biện pháp toả nhiệt để làm mát tốt nhất cho công trình. - Bảo đảm lưu thông tốt nhất cho các luồng không khí đi qua các không gian trong nhà Nguyên tắc: - Các không gian ở được thiết kế phải đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống - Không gian phụ đảm bảo vệ sinh, thoáng đãng, tiết kiệm đường ống cũng như năng lượng tiêu thụ - Tạo dấu ấn thẩm mỹ, không gian xanh cho cả khu. - Tạo các điểm nhìn tốt cho các không gian chức năng chính. Đặc biệt không nhìn trực tiếp vào căn hộ bên. Trang trí nội thất đơn giản - Khu sinh hoạt ngày: thường có sinh hoạt chung, tập thể. - Khu sinh hoạt đêm: yêu cầu yên tĩnh, kín đáo, riêng tư. - Khi bố trí nội thất giảm thiểu ô nhiễm, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Bảo đảm sự kín đáo, riêng tư cho sinh hoạt gia đình. - Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng thông thoáng, không quá nhiều đồ đạc, - Đủ lượng không khí trong lành bảo đảm con người hoạt động hay nghỉ ngơi bình thường - Phòng phải có đủ không khí để có thể sử dụng bình thường - Phòng được che nắng chống chói, có nhiệt độ thích hợp để tạo điều kiện bốc hơi toả nhiệt ở da người - Màu sắc không gian phòng cần vui tươi đem lại tâm lý thoải mái, sảng khoái cho hoạt động của con người - Phòng nên có cửa sổ, ban công, lôgia để dễ dàng tiếp cận thiên nhiên. . và chỉ dẫn sử dụng sổ tay. • Cuốn Sổ tay kiến trúc xanh này là tài liệu tham khảo để thiết kế, xây dựng và quản lý, đánh giá nhà ở, khu ở theo mô hình Kiến trúc xanh. • Sổ tay không phải là. Sổ tay Kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam A: Mở đầu a. Các cơ sở pháp lý và kỹ thuật viện dẫn trong sổ tay: - Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc 'Sử. 50.000 8-10 CÂY XANH TRONG CÔNG TRÌNH Thiết kế cây xanh trong nhà ở Bố trí trồng cây trước cửa sổ a. Nguyên tắc chung: Bố trí cây xanh trong kiến trúc nhà ở phải dựa trên các cơ sở sau : - Có