1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc

76 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Với mục đích khai thác nguồn thủy năng thiên nhiên để phát triển kinh tế, xã hội,Công ty Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây lắp sông Đà được làm chủ đầu tư dự ánxây dựng công trình thủy điện

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 9

1.1 TÊN DỰ ÁN 9

1.2 CHỦ DỰ ÁN 9

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 10

1.4 QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 10

1.4.1 Qui mô của dự án 10

1.4.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật 12

1.4.3 Thiết kế công trình 13

1.4.4 Tổ chức xây dựng 18

1.4.5 Khối lượng xây dựng công trình và nguồn nguyên vật liệu 23

1.4.6 Tổng các mức đầu tư và phân kỳ đầu tư 25

1.4.7 Tổng tiến độ thi công 26

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 27

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 27

2.1.1 Vị trí địa lý 27

2.1.2 Đặc điểm địa hình vùng đầu mối 27

2.1.3 Đặc điểm khí hậu và thủy văn 27

2.1.4 Đặc điểm địa hình, địa mạo 31

2.1.5 Điều kiện địa chất 32

2.1.6 Đặc điểm địa chất thuỷ văn 35

2.1.7 Hiện trạng môi trường sinh thái 36

2.1.8 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 40

2.1.9 Hiện trạng về độ ồn, rung 42

2.1.10 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt 42

2.1.11 Hiện trạng chất lượng môi trường đất 42

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 44

2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực Dự án 44

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 48

Trang 2

3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 48

3.2 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 49

3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 51

3.3.1 Chiếm dụng đất và tái định cư 51

3.3.2 Tác động đến chất lượng môi trường không khí 54

3.3.3 Tác động do ồn, rung 60

3.3.4 Tác động đến chất lượng nước 63

3.3.5 Tác động đến môi trường đất và quá trình xói lở, sụt lở đất 65

3.3.6 Tác động đến hệ sinh thái 68

3.4 ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 81

CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 82

4.1 GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾM DỤNG ĐẤT VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 83

4.2 GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 83

4.3 GIẢM THIỂU ĐỘ ỒN RUNG 84

4.3.1 Giảm thiểu tiếng ồn do các máy móc, thiết bị và các hoạt động thi công 84

4.3.2 Giảm thiểu tiếng ồn trong hoạt động nổ mìn 85

4.4 GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC 85

4.4.1 Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và thay đổi chế độ thủy văn do việc thu dọn lòng hồ: 85

4.4.2 Giảm thiểu ô nhiễm nước do việc đổ thải các chất thải rắn 86

4.4.3 Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ các trạm trộn, nước rửa cốt liệu, thi công khoan 87

4.4.4 Giảm thiểu ô nhiễm nước hồ trong giai đoạn tích nước và vận hành công trình 88

4.4.5 Biện pháp giảm thiểu tác động do thay đổi chế độ dòng chảy trong giai đoạn tích nước hồ và vận hành công trình 90

4.5 GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ SẠT LỞ 91

4.5.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn tới môi trường đất 91

Trang 3

4.5.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do chiếm đất khu vực lòng hồ, mặt bằng

công trình và mỏ vật liệu 93

4.5.3 Biện pháp giảm thiểu tác động do sạt lở, tái tạo bờ hồ; bồi lắng lòng hồ 95

4.5.4 Biện pháp giảm thiểu xói lở bờ và đáy sông khu vực sau nhà máy 95

4.6 GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 95

4.6.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến thảm thực vật 95

4.6.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với động vật 96

4.7 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 96

4.7.1 Tác động do cháy nổ 96

4.7.2 Tác động do vỡ đê quai, vỡ đập 97

4.8 BiỆn pháp an toàn công trình 97

4.9 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG 100

CHƯƠNG 5 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 103

5.1 CAM KẾT THỰC HIỆN THEO CÁC TIÊU CHUẨN VỀ MÔI TRƯỜNG 103

5.2 CAM KẾT THỰC HIỆN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG VIỆC CHIẾM DỤNG ĐẤT VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 103

5.3 CAM KẾT THỰC HIỆN GIẢM THIỂU TỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ ỒN 104

5.4 CAM KẾT THỰC HIỆN GIẢM THIỂU TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC 104

5.5 CAM KẾT GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 104

5.6 CAM KẾT GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG THỰC VẬT VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY 105

CHƯƠNG 6 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 107

CHƯƠNG 7 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 117

7.1 DỰ TOÁN KINH PHÍ CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 117

Trang 4

CHƯƠNG 8 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 121

CHƯƠNG 9 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 125

9.1 NGUỒN CUNG CẤP TÀI LIỆU 125

9.1.1 Chất lượng không khí 125

9.1.2 Tiếng ồn, độ rung 126

9.1.3 Môi trường nước 126

9.1.4 Chất lượng môi trường đất 127

9.1.5 Kinh tế xã hội 127

9.2 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU LẬP BÁO CÁO 127

9.2.1 Phương pháp luận 127

9.2.2 Phương pháp đánh giá 128

Trang 5

có nhánh lớn gia nhập có tên gọi là suối Cúc, từ đây độ dốc lòng sông giảm dần,lòng sông tương đối rộng và duy trì hướng chảy đến Ngọc Châu lại đổi hướng độtngột theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc từ đoạn này chảy đến Thị trấn Thanh Sơnhướng chảy tiếp tục thay đổi từ Nam lên Bắc gia nhập với sông Hồng tại cửa ra Mỹ

Họ Phà có chiều dài là 100km

Với mục đích khai thác nguồn thủy năng thiên nhiên để phát triển kinh tế, xã hội,Công ty Công ty Cổ Phần Đầu tư và Xây lắp sông Đà được làm chủ đầu tư dự ánxây dựng công trình thủy điện Thu Cúc Xây dựng thuỷ điện Thu Cúc sẽ mang lạicác lợi ích sau đây:

- Đáp ứng một phần nhu cầu điện năng đang ngày một tăng nhanh của tỉnh Phú Thọ

- Cung cấp điện năng cho lưới ở cuối nguồn, vùng sâu, vùng xa, làm tăng chấtlượng điện năng vốn đang rất thấp ở khu vực dự án

- Khai thác nguồn tài nguyên thủy năng của đất nước đã lãng phí nhiều năm qua đểphục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước

- Cải thiện môi trường xã hội khu vực dự án đây là khu vực dân trí thấp, việc xâydựng nhà máy sẽ có tác động nâng cao dân trí cho vùng dự án

- Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, khu vực vùng dự án

- Tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh Phú Thọ và mang lại lợi nhuận cho nhà Đầutư

Từ những lợi ích trên cho thấy: việc đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Thu Cúc làviệc làm cần thiết và cấp bách

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

Trang 6

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Thu Cúc” nhằm thực hiệnnhững quy định của pháp luật và căn cứ kỹ thuật sau:

 Tài liệu thuyết minh của dự án thủy điện Thu Cúc

 Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án

 Cục Bảo vệ Môi trường Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường

dự án công trình thuỷ điện, Hà Nội, 2001

 Tài liệu hướng dẫn đánh giá nhanh của WHO (Rapid Assessment)

 Các tài liệu về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm (nước, khí và chấtthải rắn) trong và ngoài nước

2.3 Các văn bản liên quan đến dự án:

 Niên giám thống kê Tỉnh Phú Thọ năm 2003 - 2006

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Đại diện chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà

Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ

Cơ quan lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Là chủ đầu tư - Công ty cổ

phần Đầu Tư và Xây lắp Sông Đà, dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu

tư xây dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện Thái Bình, các thành viên tham gia lập báo cáoĐTM bao gồm

Danh sách thành viên chính tham gia lập báo cáo ĐTM:

Trang 8

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 TÊN DỰ ÁN

“Thủy Điện Thu Cúc – xã Thu Cúc – Huyện Tân Sơn – Phú Thọ”

1.2 CHỦ DỰ ÁN

Chủ đầu tư CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ

Trụ sở chính 202 Quang Trung, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Nội

Người đại diện Ông Đinh Văn Nhân - Giám đốc

Tel (84-4) 2128790

Trang 9

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Dự án thủy điện Thu Cúc thuộc xã Thu Cúc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ dự kiếnkhai thác nguồn thủy năng trên thượng nguồn dòng chính Sông Bứa tận dụng nguồnthủy năng dồi dào và có độ chênh cao cột nước thích hợp Vị trí đập PAII nằm cáchngã ba quốc lộ 32B đi Phù Yên và quốc lộ 32 đi Nghĩa Lộ hơn 2km về phía NamTây Nam Công trình đầu mối được dự kiến xây dựng ở vị trí khoảng:

104053’05” kinh độ Đông

21015’45” vĩ độ Bắc

Lưu vực sông Bứa có tọa độ từ 104o45’đến 105o11’50’’ kinh độ đông và từ

22o11’30’’ đến 21o19’40’’ vĩ độ bắc, chiều dài lưu vực 76,9km, diện tích lưu vựctính đến cửa ra là 1370km2 trong đó tỉ lệ đá vôi chiếm tỷ trọng 2,4% toàn lưu vực

Độ cao bình quân lưu vực vào khoảng 302m, độ dốc bình quân lưu vực 22,2%, với

hệ số hình dạng 0,23 và hệ số uốn khúc 1,96 Lưu vực sông Bứa phía Tây và TâyNam giáp với các lưu vực sông nhánh cấp 1 của sông Đà, phía bắc giáp với các lưuvực sông nhánh cấp 1 của sông Hồng

1.4 QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Qui mô của dự án

Bảng : Các thông số quy mô công trình

- Kết cấu bê tông M150, BTCT M200

- Cao độ đỉnh tường không tràn

mmmmmm

55160.041.54.63166.3

II Tuyến năng lượng

1 Cống lấy nước

Trang 10

- Kích thước cửa bxh

- Cao trình ngưỡng

m2m

4x4.5154.3

2 Kênh dẫn nước

Kích thước kênh BxH

Chiều dài kênh dãn nước

mxmm

2.6x3.02637.72

3 Bể áp lực

Chiều rộng bể

Chiều dài bể

mm

630

70.362.301

5 Nhà máy thuỷ điện

111.66111.03119.66111.3620.5x40.0

6 Kênh xả sau nhà máy

- Mặt cắt kênh hình chữ nhật

- Chiều dài kênh

- Chiều rộng đáy kênh

- Cao độ đáy đầu kênh

mmm

13.43.0110.03

III Trạm biến áp tăng 6.3/35KV

350124

V Đường vận hành

Trang 11

- Chiều dài

- Chiều rộng

Kmm

57.5

Trang 12

1.4.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu trong thiết kế công trình thủy điện Thu Cúc là “côngtrình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế” TCXDVN 285-2002 Từ đó đãxác định được các chỉ tiêu chủ yếu của công trình

+ Tần suất lưu lượng bảo đảm phát điện: P=85%

+ Dẫn dòng thi công với lưu lượng dẫn dòng: P=10%

Trong thiết kế đã sử dụng một số tiêu chuẩn chuyên ngành của nhà nước là:

Nền các công trình thủy công, Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253-86

Quy phạm tải trọng và lực tác dụng lên công trình thủy lợi: QPTLC1-78Tải trọng và tác động, Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995

Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn QPTL C8-76

Quy phạm tính toán thủy lực công trình xả kiểu hở và xói lòng dẫn tầng đá

do sông phun 14TCN 81-90

Thiết kế đập bê tông và BTCT, tiêu chuẩn thiết kế 14TCN 56-88

Móng cọc, tiêu chuẩn thiết kế TCXD 205-1998

Khoan cọc nhồi, yêu cầu về chất lượng thi công TCXD 206-1998

Kết cấu, BTCT - tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574-1991

Kết cấu thép - tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575-1991

Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn các công trình thuỷ công TCXD 57-53

Quy trình thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình thuỷ công tiêu chuẩn thiết kế 14 TCN 54-87

-Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép thuỷ công TCVN 4116-85…Các phần mềm thiết kế :

Phần mềm tính toán thuỷ văn, thủy năng

Phần mềm tính dự toán

Phần mềm tính toán kết cấu

Phần mềm tính toán thủy lực kênh, đường ống, nước va

Trang 13

+ Tuyến năng lượng bờ phải bao gồm cửa lấy nước, bể lắng cát, kênh dẫn, bể

áp lực, đoạn ống áp lực chuyển tiếp đến nhà máy thuỷ điện

Sơ đồ bố trí chung của các phương án nghiên cứu bao gồm:

Vùng tuyến đập tốt nhất đặt tại Xóm ú xã Thu Cúc, tại vị trí này đá gốc lộ ra hai bên

bờ suối và địa hình tuyến có phương Tậy Bắc - Đông Nam vuông góc với sông Bứa(phương 141o14) hình chữ U Lòng suối có cao trình +126.3 đến +130.5m, vai trái

và phải đập gối lên các sườn núi dốc, đỉnh núi có cao trình >300m Phần lòng suốirộng 30m theo mực nước hiện tại, không có thềm và bãi

Trong giai đoạn nghiên cứu này ta xem nó như là vùng tuyến bởi vì khu vực này cóđiều kiện địa hình và địa chất tương tự nhau Ngoài ra do địa chất ở khu vực nàyxuất hiện đá tảng lăn rất nhiều do vậy không thể bố trí nhà máy sau đập mà ơ đâychỉ phù hợp với phương án nhà máy đường dẫn

Tính toán thiết kế cụ thể phương án, các thông số chủ yếu của các hạng mục côngtrình chính xác định được như sau:

1.4.3.1 Đập đầu mối

+ Loại đập tràn : lựa chọn đập bê tông trọng lực, hình thức tràn tự do vớikích thước khoang tràn B = 55m, mặt cắt ngang tràn kiểu Ôphixêropv khôngchân không loại II Kết cấu bọc ngoài BTCT M200, lõi đập bằng bê tôngM150 cốt liệu lớn

+ Đập không tràn có kết cấu tường thượng lưu, hạ lưu, mặt tràn BTCT M200

và bê tông M150 thân đập

Trang 14

+ Kích thước tràn tự do: B=55mm.

+ Chiều đập cao mặt cắt giữa suối: Hđập = 41,5(m)

+ Hình thức tiêu năng mặt Tiêu năng phóng xa

1.4.3.2 Tuyến năng lượng

Tuyến năng lượng được bố trí bên bờ phải gồm: Cửa lấy nước, bể lắng cát, kênhdẫn, đoạn ống áp lực chuyển tiếp và nhà máy thuỷ điện hở

- Cửa lấy nước ở đây là kiểu bán áp có cao độ ngưỡng cửa lấy nước +154,30m,kích thước cửa là 5,0x5,5(m)

- Bể lắng cát có chiều dài toàn bộ là 60m, bề rộng 6.7m

- Kênh dẫn nước dài 2638 có kích thước BxH=2.6x3.0m2

- Bể áp lực có chiều dài toàn bộ là 39m, bề rộng 6m

- Đoạn ống chuyển tiếp từ cửa lấy nước đến nhà máy dài L = 70.36m, đườngkính D=2.3m được bọc bằng bê tông cốt thép M200

- Nhà máy thuỷ điện kiểu hở bố trí bên bờ phải gồm 2 tổ máy tuốc bin Francistrục ngang, công suất mỗi tổ 3.1MW Khoảng cách giữa các tổ máy là 12,0 m Caotrình sàn gian lắp máy 111.03m, sàn gian sửa chữa 120.42m Với cao trình mựcnước hạ lưu là 111.36m thì cao trình đặt tâm bánh xe công tác sẽ là 111.66m Trongnhà máy được trang bị cầu trục có khẩu độ Lk= 11.29m, sức nâng của cầu trục 20T

1.4.3.3 Cửa lấy nước

Cửa lấy nước có kết cấu bê tông cốt thép nằm bên bờ phải, phần đập dâng Móngcửa lấy nước được đặt trên nền đá phong hoá nhẹ tương đối vững chắc Các thông

số cơ bản xác định được như sau:

Trang 15

Vị trí, kích thước của cửa lấy nước được xác định dựa trên các điều kiện:

+ Đảm bảo điều kiện thuận lợi về thuỷ lực khi lấy nước, lắng cát và xả cát saunày

+ Đảm bảo vận tốc dòng chảy sau lưới chắn rác từ 0,8 đến 1,2m/s với lưulượng thiết kế Qtk = 19.10 m3/s

+ Cao độ ngưỡng cửa lấy nước đảm bảo lấy lưu lượng làm việc tối đa khi mựcnước xuống đến MNC

+ Đảm bảo bố trí các thiết bị cơ khí (lưới chắn rác, cửa van vận hành, cửa vansửa chữa và các thiết bị máy mó) hợp lý theo đúng tiêu chuẩn

+ Thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành, sửa chữa bảo dưỡng sau này

Các thông số cơ bản của cửa lấy nước được thể hiện trong bảng 7 – 1

Bảng : Bảng tổng hợp thông số cơ bản cửa lấy nước

Trang 16

1.4.3.4 Bể lắng cát

Bể lắng cát có bề rộng B=6.7m, chiều dài đoạn nối tiếp vào bể L1=5.0m,Chiều dài công tác Lct=70.0m, chiều dài đoạn nối tiếp thu hẹp vao kênhL=80m

1.4.3.5 Kênh dẫn

Kênh dẫn có chiều dài L=2638m, tiết diện kênh BxH=2.6x3.0m2, độ dốci=0.15%

1.4.3.6 Bể áp lực

Bể áp lực có chiều rộng B=6.0m, chiều dài ngăn trước bể áp lực là 25m với

độ dốc i=0.005 Tại bể áp lực có bố trí tràn xả thừa với chiều rộng tràn là33m, cột nước tràn là 0.509m với cao trình ngưỡng tràn là 152.61m

1.4.3.7 Đường ống áp lực

Đường ống áp lực nối tiếp từ bể áp lực xuống nhà máy, chiều dài đường ốngL=70.36m, đường kính ống D=2.3m

1.4.3.8 Nhà máy

Bố trí quy hoạch khu nhà máy

Bố trí quy hoạch khu nhà máy dựa trên quy hoạch chung, quy mô nhà vậnhành, khu nhà ở phù hợp với không gian hạ tầng chung và đảm bảo những yêu cầusinh hoạt của cán bộ công nhân viên và yêu cầu phát triển sau này của khu vực dựán

Nhà máy thuỷ điện, nhà quản lý vận hành và khu nhà cho cán bộ công nhânviên cần phải được bố trí thành một khuôn viên thống nhất hài hoà giữa không gianlàm việc, sinh hoạt nghỉ ngơi, công viên cây xanh, khu vui chơi thể thao … tạo mộtmôi trường sống và làm việc hiệu quả nhất

Quy hoạch chung khu nhà máy bao gồm:

+ Nhà máy thuỷ điện, nhà quản lý vận hành

+ Khu trạm phân phối

+ Khu nhà ở cán bộ, nhân viên

+ Hạ tầng giao thông nội bộ

+ Hạ tầng khuôn viên cây xanh, khu vui chơi thể thao

Thông số chính của gian nhà máy

Trang 17

Kích thước của nhà máyđược xác định dựa vào các yêu cầu bố trí các thiết bị

cơ khí trong nhà máy, điều kiện vận hành, sửa chữa sau khi nhà máy đi vào hoạtđộng

Nhà máy có kết cấu bằng bê tông cốt thép, đặt trên nền đá lớp IB bên bờ phảIsông Bứa – nhánh suối cấp I của sông Hồng Nhà máy được lắp đặt 2 tổ máy,tuarbin francis trục ngang, buồng xoắn bằng bê tông cốt thép Các kích thước chínhnhư sau:

+ Cao trình lắp máy : +111,66

+ Cao trình sàn gian máy : +111,03

+ Chiều rộng nhà máy : B = 20,00m

+ Chiều dài nhà máy: L = 40,00m

Khu nhà quản lý và nhà ở của cán bộ, nhân viên được bố trí phía thượngđường vào khu nhà máy Tổng diện tích khu vực này dự kiến là 749 m2

Bố trí chung trong nhà máy

Gian nhà máy bao gồm: Gian lắp máy, gian lắp ráp sửa chữa và dãy gianphụ

 Gian lắp máy: Được thiết kế lắp đặt 2 tổ máy Francis trục ngang, khoảng cáchgiữa các tổ máy Llm= 12m Trên cơ sở các thiết bị cơ khí lắp đặt kèm theo, bốtrí hợp lý giữa các tầng, lắp đặt hệ thống tủ điều khiển và thao tác vận hành antoàn, chọn kích thước gian lắp máy:

B1*L1 = 20,70 m*30,90 m

 Gian lắp ráp: Gian lắp ráp được bố trí liền kề về phía bên phải của gian lắpmáy Mục đích để lắp ráp, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị Diện tích khôngđảm bảo đủ để lắp ráp hoặc sửa chữa một tổ máy, điều kiện hoạt động củaphương tiện vận chuyển

Trang 18

Vị trí công trình cách trung tâm xã Thu Cúc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọkhoảng 1.5km và có đường đất nhưng đi lại rất khó khăn đòi hỏi có sự đầu tư nângcấp và cải tạo để phục vụ cho công tác thi công xây dựng, quản lý và vận hành côngtrình sau này.

1.4.3.10 Đường dây chuyền tải điện

Nhà máy thuỷ điện Thu Cúc với quy mô công suất 6,2MW, tại xã Thu Cúc,huyện và Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Khoảng cách từ nhà máy điện đến đường dây110kV Tân Sơn là 24km

- Lắp đặt phai, cửa van

- Lắp đặt lưới chắn rác cửa vào đường dẫn nước

- Lắp đặt thiết bị trong nhà máy

Trang 19

- Lắp đặt thiết bị trạm phân phối điện.

- Hoàn thiện nghiệm thu, bàn giao quản lý vận hành

Biện pháp thi công đào, đắp đất, đá

- Bóc lớp phủ chủ yếu dùng máy ủi công suất  140CV, đào và thu gom đất

từ trên cao xuống phía dưới cho máy xúc 0,8-1,8m3 chuyển lên ô tô tự đổ 5-15T đưa

nổ mìn phá đá, đào móng Xúc chuyển đá nổ mìn chủ yếu bằng máy xúc 0,5- 1,8m3

có ủi phụ trợ kết hợp với ô tô tự đổ 5-15T Đào đá công trình ngầm dùng máy khoan

36-42mm khoan vào đá để nổ mìn phá Bốc xúc bằng máy cào vơ, vận chuyểnbằng ô tô tự đổ 5T Cự ly vận chuyển từ hố móng tới bãi thải hoặc trữ đá dùng lại đểxây lát là 1 - 1,5 km

- Đắp đá bằng tổ hợp máy ủi, máy xúc, ôtô, (đá lấy từ đá đào hố móng vàkênh dẫn dòng), đầm bằng đầm rung

- Đắp đất trong hệ thống công trình này chủ yếu lấp đất hố móng và hai bênmang công trình một số hạng mục, có thể dùng lao động thủ công kết hợp máy ủisan lấp, dùng đầm cóc đầm ở các vị trí cách kết cấu 1m

- Đắp đất đá nền đường dùng tổ hợp máy san, máy ủi, đầm rung, đầm lu bánhthép

- Công tác thoát nước hố móng được thực hiện bằng hệ thống thoát nước hở:Rãnh thoát nước - Ga nước - Máy bơm thoát

Tại các bãi thải trữ sẽ tiến hành san gạt, tạo mái dốc cần thiết để tránh sạt lở,hạn chế các vật liệu đào trôi theo dòng nước đổ xuống sông suối tại các vị trí khôngcho phép gây ra ô nhiễm môi trường và bồi lấp lòng hồ

1.4.4.3 Công tác bê tông

Các công trình bê tông bao gồm:

- Cửa lấy nước chủ yếu là bê tông kết cấu

- Nhà máy thủy điện: Phần dưới sàn lắp máy chủ yếu là bê tông khối lớn vàphần trên sàn lắp máy chủ yếu là bê tông kết cấu

Trang 20

- Đập tràn: chủ yếu là bê tông khối lớn ngoài là bê tông M200, bên trong lõiđập là bê tông M150 cốt liệu 4x6.

Bê tông sử dụng cho công trình có hai loại hở và ngầm, mác bê tông côngtrình có: M150, 200 Mác 250 và 300 dùng cho kiến trúc phần trên nhà máy, lớp vỏbọc đập và các kết cấu xây dựng khác Sử dụng phụ gia hóa học và phụ gia khoánghoạt tính để chống nứt cho bêtông khối lớn và phụ gia đông kết nhanh đối với kếtcấu để tăng nhanh tốc độ thi công bê tông

Bê tông hở và bê tông ngầm là bê tông thủy công

Trộn bê tông chủ yếu bằng trạm trộn (10-30m3/h), có kết hợp máy trộn 500lít di động

250-Vữa bê tông được lấy từ trạm trộn trung tâm và vận chuyển vữa bê tôngngoài hầm bằng ôtô chuyên dùng 6m3, trong hầm bằng máy bơm bêtông Đổ bêtông chủ yếu dùng máy bơm bê tông

Chọn máy bơm bêtông công suất 5-60m3/h

- Cốt thép chủ yếu được gia công sẵn tại các xưởng cốp pha thép và đưa rahiện trường xây lắp bằng xe tải 5-15T

1.4.4.4 Công tác xây lát

- Khối lượng xây lát chủ yếu trong các hạng mục hở: Theo TCVN.4085-1985

- Với kết cấu cao trên 2m làm cầu công tác và giàn giáo thép

- Trộn vữa dùng máy trộn 80-150lít

- Vận chuyển vật liệu đến chân công trình bằng ô tô 5-15T

- Vận chuyển trong phạm vi xây và xây bằng lao động thủ công

1.4.4.5 Giải pháp thi công các công trình công nghệ đặc biệt

Thi công đập tràn, đập dâng

Đập tràn như đã được giới thiệu phần trên Để thi công đập cần làm khô hố móng,đồng thời tránh thời gian mực nước sông lớn (không có khả năng thi công được vàomùa lũ)

Giải pháp dẫn dòng thi công :

Do địa hình khu vực tuyến đập hai bên vai đập tương đối dốc, đập tràn ngăn sôngdài (chiều rộng nước tràn 55m), cao 41.5m Nên chọn giải pháp mở rộng lòng sôngđào kênh dẫn dòng, kết hợp dẫn dòng qua cống dẫn dòng cát theo phương phápphân đoạn thi công

Trang 21

Chọn lưu lượng dẫn dòng

Tần suất thiết kế lưu lượng dẫn dòng thi công theo TCXDVN285-2002 cho côngtrình này là 10% Công tác dẫn dòng thi công được tiến hành trong thời gian thicông đập

Chọn thời đoạn dẫn dòng từ tháng XI đến tháng IV, chọn lưu lượng dẫn dòng thiết

kế qua kênh xế và cống dẫn dòng cát với lưu lượng của tháng là 53.8m3/s

Thi công kênh dẫn nước

Đào đất kênh dẫn nước bằng tổ hợp máy đào 0.8 – 2.5 m3 và vận chuyển bằng ô tô

tự đổ 5-15 tấn, biện pháp thi công đào kênh dẫn chỉ tiến hành sau khi hoàn thànhcác công tác đổ bê tông đập, lắp đặt và căn chỉnh thiết bị cửa lấy nước và cửa xả cát.Khi thi công đào đá kênh dẫn thì ta tiến hành khoan nổ mìn bằng tổ hợp máy khoancầm tay có chân chống, đường kính mũi khoan < 75 mm và bốc xúc bằng máy kếthợp thủ công, vận chuyển bằng ô tô tự đổ 5-15 tấn

Thi công bê tông bằng thủ công, đầm bằng máy đầm rung Đổ bê tông kênh dẫnnước có thể dùng kết hợp máy trộn di động 250 – 500 l

Trình tự thi công đổ bê tông kênh dẫn nước : tiến hành lắp đặt cốt thép xong, lắpdựng cốt pha đáy kênh và một phần tường sau đó đổ bê tông Khi bê tông đáy đủcường độ cho phép thì cho lắp đặt tiếp cốt pha tường kênh, dàn giáo và cầu công tác

để thi công đổ bê tông tường và tiếp tục thi công nắp kênh

Thi công bể áp lực

Đào đất bằng tổ hợp máy đào 0.8 – 2.5 m3 và vận chuyển bằng ô tô tự đổ 5-15 tấn.Khi thi công đào tháp điều áp thì ta tiến hành khoan nổ mìn bằng tổ hợp máy khoancầm tay có chân chống, đường kính mũi khoan < 75 mm và bốc xúc bằng máy kếthợp thủ công, vận chuyển bằng ô tô tự đổ 5-15 tấn

Thi công bê tông, vữa bê tông sản tại trạm trộn cố định khu nhà máy, dùng ô tôchuyên chở đến hiện trường, đổ bê tông bằng máy bơm bê tông, đầm bằng máy đầmrung

Thi công đường ống áp lực

Khu vực đường ống có địa hình rất dốc cho nên việc tổ chức thi công đường ống làvấn đề rất khó khăn Trong giai đoạn này các tài liệu về địa hình, địa chất còn chưathật đầy đủ nên sơ bộ đề ra phương án tổ chức thi công đường ống như sau :

Trang 22

Để đào đất, đá móng dùng máy đào 0.8 – 2.5 m3 đặt dọc tuyến ống đào đổ bên, đốivới đoạn có độ dốc vừa phải và dùng máy ủi 110  140CV Đào đá mố néo phảikhoan và nổ mìn nhỏ kết hợp bốc xúc vận chuyển bằng thủ công Đổ bê tông các

mố néo dùng xe chuyên chở bê tông đến đổ trực tiếp hoặc dùng máy bơm bê tông,lắp đặt hệ thống máng vận chuyển bê tông xuống vị trí đổ và trộn lại cưỡng bức.Chế tạo ống tại xưởng cơ khí, mỗi đoạn 6m vận chuyển bằng xe chuyên dụng đếnhiện trường

Việc lắp đặt ống nhờ đường ray, xe lăn, tời điện và các kích thuỷ lực ống được đặtvào xe co trên đầu dốc cho trượt trên đường ray có tời giữ, tới vị trí kê kích định vịbởi các kích thuỷ lực, hàn cố định nối ống, cuối cùng là tháo các vật liệu kê kích.Trình tự cho lắp đặt tổng quát cho mỗi đoạn ống là từ dưới dốc lên phía trên Tất cảcác mối hàn phải được kiểm tra bằng siêu âm và phải đảm bảo đúng yêu cầu thiếtkế

Thi công nhà máy

Nhà máy thuỷ điện gồm 2 tổ máy có công suất lắp máy tổng cộng là 6.4 MW Móngnhà máy được đặt hoàn toàn trên nền đá gốc Kết cấu nhà máy phía trên sàn lắp máy

là kết cấu khung, cột, đầm bê tông cốt thép M200, tường gạch xây bao quanh, phíadưới cao trình này là bê tông khối tảng

Đào đất mở móng nhà máy bằng máy xúc dung tích gầu 0.8 – 2.5m3 và dùng ô tô tự

đổ 10 tấn vận chuyển ra bãi thải Đào đá bằng máy khoan tay có chân chống và kếthợp nổ mìn phá đá lỗ nông D < 75mm Đất đào hố móng nhà máy được chọn lọc đểđảm bảo thi công đắp đê quai và mặt bằng nhà máy

Thi công bê tông, vữa bê tông sản tại trạm trộn cố định, dùng ô tô chuyên chở đếnhiện trường, đổ bê tông bằng máy bơm bê tông, phần trên cao đổ bằng cần trục thápđặt ở vị trí thuận lợi cho thi công nhà máy Sau cùng thi công kênh xả hạ lưu nhàmáy Bê tông đổ các khối đổ dưới hố móng, vị trí dưới sâu có thể dùng máng vậnchuyển bê tông xuống và trộn lại bằng phụ gia cưỡng bức

Công tác lắp ráp các thiết bị của nhà máy và trạm phân phối điện do các đơn vịchuyên ngành đảm nhận Các thiết bị nặng của tổ náy được tiến hành sau khi đã lắpráp xong cần trục của nhà máy

Bố trí mặt bằng thi công

Trang 23

Tại mỗi vị trí thi công sẽ phải lắp đặt đồng bộ các thiết bị phục vụ thi công: Hệthống cung cấp điện, nước, khí ép, thiết bị khoan nổ để đào đá, nơi ăn ở để tạm nghỉgiữa ca, trực y tế và an toan lao động Một trạm trộn bêtông đặt tại khu nhà máy vàmột trạm tại đầu mối, các trạm trộn di dộng Vận chuyển đá và các chất thải ra bãithải bằng máy xúc và ôtô tự đổ Ngoài ra khi thi công bê tông còn phải đủ diện tíchđặt ván khuôn trung chuyển, thiết bị chống, thiết bị vận chuyển vữa, thép đã giacông tại xưởng cơ khí và vật liệu khác, thiết bị bơm bê tông, thiết bị đầm bê tông

1.4.5 Khối lượng xây dựng công trình và nguồn nguyên vật liệu

1.4.5.1 Khối lượng xây dựng công trình

Bảng: Tổng khối lượng xây lắp chính STT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng

Trang 24

B¶ng 5-2: C¸c thiÕt bÞ phôc vô thi c«ng

1.4.5.2 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu

Bảng: Nhu câu nguyên vật liệu dùng cho xây lắp

Trang 25

Vật liệu cát cuội sỏi

Nguồn vật liệu cát sỏi từ huyện Thanh sơn (cách khu vực công trình khoảng 40km) để làm vật liệu xây dựng

35-Vật liệu đá xây dựng

Mỏ đá 1 (ký hiệu VLĐ1) tại núi Đá Vẽ cách công trình đầu mối khoảng 4km Mỏvật liệu là đá vôi có chièu dài khoảng 100m, rộng 50m, hiện đang được công tyTNHH Trần Phú khai thác làm vật liệu xây dựng

Mỏ đá 2 (ký hiệu VLĐ2) tại núi Giác cách công trình đầu mối khoảng 4km Mỏ đáVLĐ 2 là mỏ đá vôi, mỏ có chiều dài khoảng 80, rộng 50m, mỏ hiện đang đượccông ty TNHH Trần Phú khai thác làm vật liệu xây dựng

Mỏ VLĐ3 là các dải đá vôi nằm tại ngã ba Thu Cúc, cách công trình đầu mốikhoảng 2km Mỏ VLĐ3 là mỏ đá vôi ẩn tinh, vẫn chưa được khai thác

Bảng 3.4: Khối lượng đá đã khảo sát

Tên mỏ Lớp khai thác

Diện tíchkhai thác(m2)

Trữ lượngkhai thác(m3)

Cự ly vậnchuyển đếnchân đậpkhoảng (m)

1.4.6 Tổng các mức đầu tư và phân kỳ đầu tư

Tổng mức đầu tư: 345 531, 595 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

(Tính theo mặt bằng giá Việt nam tại thời điểm quí III năm 2006)

Trong đó :

Chi phí xây dựngGPMB và rà phá bom mìn Chi phí QLDA và chi phí khác

Dự phòng phí

: 288 280, 997 triệu đồng : 4 300, 000 triệu đồng: 21 538, 634 triệu đồng: 31 411, 963 triệu đồng

Trang 26

1.4.7 Tổng tiến độ thi công

Tiến độ thi công dự kiến cho phương án chọn là 20 tháng, năm thi công thứnhất tính từ đầu tháng 7

Công tác chuẩn bị bao gồm làm đường thi công, lán trại, điện, nước thi công

và sinh hoạt, làm các khu phụ trợ, trong 3 tháng đầu tiên

Thi công và hoàn thiện đập trong 20 tháng (bắt đầu tháng 08 năm thứ nhấtđến cuối tháng 3 năm thứ 2)

Thi công và hoàn thiện kênh trong 15 tháng (bắt đầu tháng 11 năm thứ nhấtđến cuối tháng 01 năm thứ 2)

Thi công và hoàn thiện tháp điều áp trong 11 tháng (bắt đầu tháng 09 nămthứ nhất đến cuối tháng 07 năm thứ 2)

Thi công và hoàn thiện đường ống áp lực trong 7 tháng (bắt đầu tháng 4 nămthứ 1 đến cuối tháng 10 năm thứ 2)

Thi công nhà máy, gọi thầu và lắp đặt thiết bị tổ máy trong 20 tháng (bắt đầu

từ tháng 07 năm thứ 1 đến tháng 02 năm thứ 2) kết thúc vào tháng 03 năm thi côngthứ 2

Chạy thử, căn chỉnh phát điện tổ máy số 1 vào tháng đầu tháng 04, tổ máy số

2 vào cuối tháng 05 năm thứ 2

Hoàn thành xây dựng công trình vào cuối tháng 06 năm thi công thứ 2

Trang 27

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔITRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Vị trí địa lý

Dự án thủy điện Thu Cúc thuộc xã Thu Cúc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ dựkiến khai thác nguồn thủy năng trên thượng nguồn dòng chính Sông Bứa tận dụngnguồn thủy năng dồi dào và có độ chênh cao cột nước thích hợp Vị trí đập PAIInằm cách ngã ba quốc lộ 32B đi Phù Yên và quốc lộ 32 đi Nghĩa Lộ hơn 2km vềphía Nam Tây Nam Công trình đầu mối được dự kiến xây dựng ở vị trí khoảng:

104053’05” kinh độ Đông

21015’45” vĩ độ Bắc

Lưu vực sông Bứa có tọa độ từ 104o45’đến 105o11’50’’ kinh độ đông và từ

22o11’30’’ đến 21o19’40’’ vĩ độ bắc, chiều dài lưu vực 76,9km, diện tích lưu vựctính đến cửa ra là 1370km2 trong đó tỉ lệ đá vôi chiếm tỷ trọng 2,4% toàn lưu vực

Độ cao bình quân lưu vực vào khoảng 302m, độ dốc bình quân lưu vực 22,2%, với

hệ số hình dạng 0,23 và hệ số uốn khúc 1,96 Lưu vực sông Bứa phía Tây và TâyNam giáp với các lưu vực sông nhánh cấp 1 của sông Đà, phía bắc giáp với các lưuvực sông nhánh cấp 1 của sông Hồng

2.1.2 Đặc điểm địa hình vùng đầu mối

Các hạng mục công trình chính tại vùng công trình đầu mối có đặc điểm địahình như sau:

- Tuyến đập phương án 2 có phương Tây Bắc - Đông Nam vuông góc vớisông Bứa (phương 141o14’) hình chữ U, hai vai đập gối lên các dải núi lớn,sườn dốc (dốc khoảng 70o  80o) đỉnh núi có cao trình >300m Phần lòngsuối rộng 30m theo mực nước hiện tại, không có thềm và bãi bồi

- Tuyến kênh dẫn nước dài khoảng 2.6km (PAII) và 3.0km (PAI), bắt đầuchạy từ hạ lưu bờ phải tuyến đập đập II và I, trên địa hình sườn thoải, không

bị phân cách bởi các khe rãnh lớn Phần đầu kênh có cao trình +160.0m

- Tuyến đường ống áp lực và nhà máy thuỷ điện: Tuyến đường ống áp lựcbắt đầu từ hạ lưu tuyến kênh (từ km 2+ 332.66) đến khu vực nhà máy PA1thuỷ điện, trên địa hình sườn dốc thoải, có cao độ từ (+167.0 đến +125.0).Nhà máy thuỷ điện nối tiếp với đường ống địa hình là bãi bồi khá bằngphẳng với cao độ thay đổi từ +125.0m đến +126.5.0m

2.1.3 Đặc điểm khí hậu và thủy văn

Trang 28

2.1.3.1 Nhiệt độ không khí

Tương tự như vùng cao hoặc vùng cao trung bình của bồn địa Văn Chấn, chế độ nhiệtcủa lưu vực Sông Bứa được phân thành hai mùa rõ rệt Các tháng nóng kéo dài từtháng 5 đến tháng 9, các tháng lạnh nhất thường rơi vào tháng 12 hoặc tháng 1 Cáctháng còn lại là thời kỳ chuyển tiếp thường mát mẻ hoặc ấm hơn, được trình bàytrong bảng 2.1

Bảng 2.1 Đặc trưng nhiệt độ tháng năm của trạm Minh Đài

Đặc

Nă m

Trang 29

2.1.3.2 Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa, dao động trong khoảng từ 85%88%, cao nhấtđạt 93% Sự thay đổi giữa các điểm đo trong khu vực đã phản ánh rõ nét đặc điểmcủa vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Tại Minh Đài độ ẩm tương đối nhỏ nhất xuấthiện vào tháng 1, 2, 3 và 12

Sự phân bố độ ẩm tương đối trung bình và độ ẩm tương đối nhỏ nhất xuất hiệntrong các tháng được trình bày trong bảng 2.3

Bảng 2.2 Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình và nhỏ nhất trạm Minh

Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Trang 30

2.1.3.3 Chế độ gió

Do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió thịnh hành chung cho toàn lưu vựctheo số liệu của trạm Minh Đài là hướng Đông Nam tuy nhiên cũng không rõ nét.Trong năm có hai mùa gió phân biệt, gió mùa mùa đông thường bắt đầu từ tháng 10đến tháng 4 năm sau với hướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc mang không khílạnh và khô Ngược lại vào mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam xuất hiện

từ tháng 5 đến tháng 10 thường mang không khí nóng ẩm Thống kê tốc độ gió vàhướng gió trong khu vực qua số liệu đo gió của trạm đại biểu Minh Đài được tómtắt trong bảng 2.3

Bảng 2.3 Hướng và tốc độ gió lớn nhất trạm Minh Đài

Trang 31

2.1.3.4 Bốc hơi và tổn thất bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm Z o trên lưu vực.

Các trạm khí tượng thường đo lượng bốc hơi bằng ống Piche Do đặc điểmcủa chế độ nhiệt, lượng bốc hơi trên khu vực biến đổi rõ rệt theo mùa và theo độ caođịa hình Đại biểu cho vùng cao là trạm Minh Đài, lượng bốc hơi tháng lớn nhất là74,1mm xuất hiện vào tháng 5, lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất là 35,9mm xuất hiệnvào tháng 1 Trong khi đó đại biểu cho vùng thấp là trạm Phù Yên, tại đây tháng cólượng bốc hơi lớn nhất là 109,1mm xảy ra vào tháng 5, lượng bốc hơi trung bìnhnhỏ nhất là 69,4mm xảy ra vào tháng 1 Nhưng tại tuyến đập ở độ cao trên 300m và

độ cao trung bình lưu vực cũng trên 500m do đó sử dụng số liệu của trạm Phù Yênvừa đảm bảo an toàn và sự phân bố lượng bốc hơi phù hợp với quy luật theo Thống

kê lượng bốc hơi trung bình tháng của hai trạm Phù Yên và Minh Đài biểu thị cholượng bốc hơi trung bình tháng năm của lưu vực công trình được trình bày trong bảng2.4

Bảng: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (Piche) trạm Phù Yên vàMinh Đài (Đơn vị: mm)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Phù

Yên 69.4 72.8 90.9 92.3 107.6 109.1 103.5 74.3 69.5 76.6 72.8 71.6 987.7Minh

Đài 37.3 35.9 44.8 52.8 73.1 73.6 70.9 59.2 58.4 57.8 51.2 47.6 662.7

Trang 32

Tính tổn thất bốc hơi trên lưu vực

Lượng tổn thất bốc hơi trung bình nhiều năm của lưu vực Thu Cúc được xác định

từ phương trình sau:

Z = Zmn - Z0Z0 = X0 - Y0 Trong đó:

Z : Lượng tổn thất bốc hơi mặt nước (mm)Zmn : Lượng bốc hơi mặt nước (mm)Z0 : Lượng bốc hơi bình quân lưu vực (mm)X0 : Lượng mưa bình quân lưu vực (1800mm)

(mm)

Y0 : Lớp dòng chảy năm (xem chương III Yo = 993,4) (mm)

Lượng bốc hơi mặt nước Zmm được tính chuyển đổi từ số liệu bốc hơi đobằng ống Piche ở trên cao 2m dưới dạng công thức: Zmn = KC Zp

Zpiche : Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche trung bình nhiều năm

Kc : Hệ số chênh lệch giữa lượng bốc hơi đo bằng chậu đặt trên bè vàlượng bốc hơi đo bằng ống Piche đặt ở trên vườn Hệ số này theo kết quả củatrạm thực nghiệm trên hồ Suối Hai Đối với lưu vực Sông Bứa lấy bằng 1,15.Thay các giá trị tương ứng vào ta có:

Zo = 1850– 1075,5 = 774,5mmZmn = Kc x Zpiche = 1,15 x 987,7 = 1135,9mm

DZ = 1135,9 – 774,5 = 361,4mm

Phân phối tổn thất bốc hơi xác định theo dạng phân phối thực đo của trạm Phù Yên.Kết quả lượng tổn thất bốc hơi mặt nước hồ thủy điện Thu Cúc được trình bày trongbảng 2.5

Bảng Phân phối tổn thất bốc hơi ở lưu vực Thu Cúc

Tháng I II III IV VI VII VIII IX X XI XII Năm

Zp

(mm) 25,4 26,6 33,3 33,8 39,4 39,9 37,9 27,2 25,4 28,0 26,6 26,2 361,4

Trang 33

2.1.3.5 Mưa

Đặc điểm chung.

Lưu vực sông Bứa nằm rìa ở phía Tây Nam của bồn địa Văn Chấn nơi chuyển tiếp

từ vùng Phú Thọ – Mộc Châu và thung lũng Văn Chấn Vị trí lưu vực ở phía TâyBắc, phía Tây và Tây Nam bị chắn bởi dãy núi có cao độ trên 1000m Tuy lượngmưa ở đây có giảm dần so với vùng mưa lớn Hoàng Liên Sơn, song do địa hình ởthượng nguồn bị chắn bởi dãy núi cao đã tạo ở một lượng mưa lớn hơn nhiều so vớivùng hạ lưu Trong năm mưa phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng

5 và kết thúc vào tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Lượng mưatrong mùa mưa chiếm khoảng 70% đến 80% tổng lượng mưa cả năm Mưa lớn nhấttrên lưu vực thường xảy ra vào 3 tháng 6, 7, 8 với lượng mưa lớn trên 200mm.Lượng mưa nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12 hoặc tháng 1 Đặc trưng tổnglượng mưa năm trung bình, năm lớn nhất và nhỏ nhất của trạm Minh Đài nằm ởphía Đông lưu vực Phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm của các trạm trongkhu vực được phản ánh ở bảng 2.4

Bảng: Bảng đặc trưng lượng mưa các năm đại biểu của trạm Minh Đài (mm)

Trạm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 78.3 51.5 238.9Ngày 11

(75)

8 (76)

28 (96)

26 (79)

12 (77)

21 (01)

23 (03)

8 (76)

21 (75)

17 (85)

6 (96)

13 (75)

1976

8-8-2.1.4 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Vùng dự án nằm trong huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, với địa hình dạng thung lũng

và núi đồi thấp Thung lũng sông Bứa chạy dài xen kẹp giữa các dãy núi cao chạytheo hướng Tây Bắc- Đông Nam với cao độ từ 110m - 550m và chia thành các bậcđịa hình sau:

- Bậc địa hình có độ cao từ 110 ÷ >180m: Phân bố chủ yếu thành dải chạy

dọc theo sông Bứa Dọc theo thung lũng sông là các vách đá dốc và gần dốc đứng,thảm thực vật ít phát triển chủ yếu là các cây dây leo và tre lứa

Trang 34

- Bậc địa hình có độ cao >180 m ÷ 550m: Là các dãy núi chạy dọc theo

hướng Đông Bắc- Tây Nam Dạng địa hình này chạy không liên tục bị phân cắtnhiều bởi các khe rãnh suối nhỏ và các đường tụ thuỷ Sườn của địa hình bao phủbởi lớp phủ thực vật là tầng cây bụi và rừng trồng cây gỗ là các cây keo để khai thácphục vụ cho sản xuất giấy

Địa mạo vùng dự án bao gồm các kiểu địa hình sau:

- Dạng địa hình sườn đồi dốc và bào mòn: Dạng địa mạo này chủ yếu là cac

sườn núi dốc trung bình, có chỗ dốc đứng, cao độ thay đổi mạnh từ sườn đồi đếnlòng suối với độ dốc địa hình lớn, góc dốc  = 200 - 450, có nơi góc dốc địa hình 60o

÷ gần 850 Dạng địa mạo này phổ biến trong khu vực dự án, tại đây hầu như diệntích được phủ bởi các cây gỗ tạp không có giá trị kinh tế và các cây leo và tre gaiphủ kín Bề mặt sườn không bằng phẳng, trên sườn phát triển nhiều rãnh xói và quátrình xâm thực bóc mòn tạo nên các trắc diện lồi lõm và lớp vỏ pha tàn tích, phonghoá được nhân dân trong vùng trồng cây keo

- Dạng địa hình tích tụ (Nón phóng vật và bãi bồi): Dạng địa hình này chủ

yếu phân bố dọc theo sông Bứa Do lòng suối hẹp, dốc nên lòng suối thành tạo cácnón phóng vật và bãi cuội sỏi, tảng lăn Địa hình không được bằng phẳng, nghiêngthoải về phía dòng chảy Thành phần vật chất gồm cát, cuội sỏi, sạn màu xám sang,xám nâu

2.1.5 Điều kiện địa chất

2.1.5.1 Địa Tầng

Kết quả đo vẽ địa chất tỷ lệ 1/200000 tờ Vạn Yên(F-48-XXVII) cho thấy, khu vực

dự án bao gồm các đá thuộc các hệ tầng sau

Hệ tầng Sông Mua (D1 sm): Các đá thuộc hệ tầng Sông Mua phân bố ở phía Tây

Nam của khu vực nghiên cứu, theo mặt cắt địa chất hệ tầng Sông Mua bao gồm đáphiến sét đen, xen ít cát kết phân lớp mỏng, cuội kết, sét vôi Chiều dày của hệ tầng

từ 1500-1600m

Hệ tầng Bản Nguồn (D1 bn): Các đá thuộc hệ tầng Bản Nguồn phân bố ở vùng tuyến

đập và khu vực lòng hồ của khu vực dự án Thành phần bao gồm: Đá phiến, bột kết,

có thể có vôi, xen cát kết thạch anh dạng quazrit màu xám phân lớp vừa và dày chứaphong phú hoá thạch Devon sớm Bề dày chung của hệ tầng khoảng 400m

Hệ tầng Bản Páp (D1-2 bp): Các đá thuộc hệ tầng Bản Páp phân bố ở vùng tuyến đập,

nhà máy, khu vục lòng hồ của khu vực dự án.Mặt cắt của điệp bản này bao gồm đá

Trang 35

vôi đen phân lớp vừa, đá vôi xám sáng phân lớp dày, đá phiến sét xen bột kết vôi.

Bề dày chung ở mặt cắt này khoảng 1200m

Hệ Đệ Tứ (Q): Trầm tích Đệ Tứ không phân chia (Q) gồm các loại nguồn gốc sườntích, bồi tích sông, bãi bồi hiện đại phân bố thành dải hẹp dọc suối và phân bố ởđồng bằng thung lũng suối Thành phần trầm tích gồm: bột, sét, cát, sạn, sỏi, dăm,cuội, tảng màu xám và xám vàng, xám nâu độ lựa chọn và mài mòn càng về phíathượng lưu càng kém Thành phần phụ thuộc vào nguồn cung cấp, chiều dày thayđổi từ 0.5  > 2.0m Về tuổi của các trầm tích này được xếp chung vào hệ Đệ Tứ(Q), do quá trình phong hóa vận chuyển và tích tụ luôn xen kẽ nhau và xảy ra liêntục trong kỷ Đệ Tứ

Đặc điểm tầng đá gốc

Theo kết quả đo vẽ địa chất công trình tỷ lệ 1/5 000 lòng hồ và 1/10 000 toàn vùng

dự án, kết quả khoan đào ngoài hiện trường và kết quả thí nghiệm thạch học 9 mẫu

đá thì trong khu vực công trình có các loại đá sau:

Đá dăm kết quazrit:

Diện phân bố ở khu vực đầu mối tuyến đập Đá cát kết thạch anh hạt nhỏ dạngquazrit bị ép, cà nát, dập vỡ dạng dăm kết với thành phần chủ yếu là thạch anh, ítsericit và vài hạt turmalin, zircon, sfen Đá nứt nẻ nhẹ, cấu tạo phiến, phân lớp thếnằm chung của đá (30-240)0 (30-800) có ít limonit ngấm theo khe nứt Đá có tuổi

Devon thuộc phức hệ Bản nguồn (D1 bn).

Đá cát kết thạch anh dạng quazrit:

Diện phân bố tại khu vực đầu mối tuyến đập và khu vực lòng hồ Đá cát kết thạchanh hạt nhỏ dạng quazrit với thành phần chủ yếu là thạch anh, ít sericit, sulphur vàhạt turmalin Đá có cấu tạo phiến, phân lớp Thế nằm chung của đá (30-60)0 (30-

800) Đá có tuổi Devon thuộc phức hệ Bản nguồn (D1 bn).

Đá cát kết - bột kết thạch anh biến dư:

Diện phân bố chủ yếu tại khu vực đầu mối và khu vực lòng hồ Đá cát - bột kếtthạch anh biến đổi thành phần chủ yếu là thạch anh, sericit, ít calcit, vật chất than và

sulphur Đá trong khu vực có tuổi Devon, hệ tầng Bản Páp (D1-2 bp) và hệ tầng bản

Nguồn (D1 bn).

Trang 36

2.1.5.2 Đặc điểm lớp phủ trầm tích đệ tứ và vỏ phong hoá

* Trầm tích đệ tứ:

- Trầm tích nguồn gốc sông, suối (apQ) phân bố rải rác 2 bờ sông Bứa là thềmbậc I có độ cao tuyệt đối từ +126+174m Thành phần chủ yếu bên trên là á sét - ácát phần dưới là trầm tích hạt thô gồm: Cuội sỏi tảng lẫn sét đáy thềm, chiều dày từ

1  3m

- Trầm tích bãi bồi sông, suối hiện đại (aQ): Thành phần chủ yếu là trầm tíchhạt thô gồm: cát, cuội, sạn, sỏi, màu xám vàng, vàng nhạt Cuội sỏi có độ chọn lọcmài mòn trung bình, thành phần đa khoáng, cuội (3 - 5cm) chiếm 55%, sạn 25%, cátsét chiếm 20%, chiều dày từ 0.5  4m

- Tầng phủ của đá gốc là các sản phẩm pha tàn tích (edQ) bao gồm á sét chứa dămsạn đến hỗn hợp dăm sạn tảng lăn Dăm sạn là sản phẩm phong hoá của đá gốcchiếm hàm lượng từ 20  50% chiều dày từ 0.5  > 4.0m

* Đặc điểm lớp vỏ phong hoá

Lớp vỏ phong hoá tại khu vực lòng hồ thuỷ điện được phân chia thành các đớiphong hoá như sau:

+ Đới đá phong hoá hoàn toàn (IA1): Đá gốc bị phong hoá hoàn toàn, thành phần

hoá học của đất hoàn toàn bị thay đổi, đất bị oxyt sắt mạnh, tuy vẫn giữ được cấutrúc của đá mẹ nhưng đã trở thành đất á sét lẫn nhiều dăm sạn, kết cấu chặt vừa Đớinày phân bố chủ yếu dọc tuyến kênh và tuyến năng lượng, nhà máy với chiều dày từ1.0 ÷>5.0 m

+ Đới đá phong hoá mạnh (IA2): Đá gốc bị nứt nẻ và phong hoá mạnh thành phần

khoáng vật hầu hết bị biến đổi, đá không giữ được màu sắc như ban đầu, các khenứt được mở rộng, nhét dăm sạn, bề mặt khe nứt bị oxit sắt hoá, chỉ tiêu cơ lý đágiảm mạnh Đới này phân bố toàn tuyến công trình với chiều dày >5m

+ Đới đá phong hoá vừa (IB): Gặp ở toàn bộ các hố khoan khu vực tuyến đập và ở

Nhà máy Đá gốc quarzit và đá phiến sét than, nứt nẻ nứt nẻ mạnh Khe nứt mở, bềmặt khe nứt bám vật chất sét, lõi khoan chủ yếu ở dạng dăm và cục nhỏ, mảnh dămkhá cứng chắc Đới phong hoá vừa phân bố tại khu vực đầu mối chiều dày thay đổi

từ 7.0m->17.0m Tại đới đá phong hoá vừa đã tiến hành thí nghiệm đổ nước hiệntrường tại hố khoan (TC1, TC2, TC3, TC6), K = 1.29x10-5  1.23x10-3, kết quả chothấy đây là lớp thấm nước không đều từ thấm nhiều đến thấm ít

+Đới đá phong hoá nhẹ (IIA) : Gặp trong các hố khoan tại khu vực tuyến đập,

chiều dày của đới từ 13.0 ÷ 28.0m Đá phong hoá nhẹ không bị biến đổi mầu sắc,nứt trung bình đến mạnh, các khe nứt nhỏ, kín, đá cứng chắc trung bình Tại đớiphong hoá nhẹ đã tiến hành ép nước thí nghiệm tại hố khoan (TC1, TC2, TC3) kết

Trang 37

quả thí nghiệm hiện trường cho thấy đây là lớp thấm ít đến thấm nước vừa (theo

tiêu chuẩn TCVN 4253-86) với lượng mất nước đơn vị q=0,016  0,180l/ph.m.m

2.1.5.3 Kiến tạo, động đất và tân kiến tạo

a.Kiến tạo

Theo tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200 000 tờ Vạn Yên (F- 48-XXVII) do Cục địa chất

và khoáng sản Việt Nam xuất bản (2005), trong vùng nghiên cứu các đứt gãy lớnchủ yếu phát triển theo phương Tây Bắc - Đông Nam, các đứt gãy phụ khác cùngphương hoặc có phương cắt với các đứt gãy lớn.Vùng nghiên cứu tồn tại đứt gãylớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cắt ngang sông Bứa và chạy song songvới sông Bứa Đặc biệt chạy qua vị trí tuyến đập phương án 1 Tại đây quan sátthấy đá bị cà nát phong hoá mạnh

Phạm vi khu vực lòng hồ còn quan sát thấy các mạch, đới đá phiến bị nén ép mạnhtạo thành dạng quazit kết tinh rắn chắc, đôi chỗ đá phiến bị nén ép mạnh tạo thànhcác nếp lồi, các phức nếp lồi Điều đó chứng tỏ đá gốc trong vùng dự án bị ảnhhưởng của các hiện tượng kiến tạo khu vực

b.Động đất

Theo bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam (Tỷ lệ 1:2000 000) -1993, thìkhu vực dự án nằm trong vùng động đất cấp 8 (theo hệ MSK64) và cấp 6 theo thang

MM trên thang 12 cấp

c.Tân kiến tạo

Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực không chịu nhiều ảnh hưởng của các hoạtđộng tân kiến tạo của các vùng xung quanh Căn cứ theo các kết quả khảo sát địachất đã thu thập được thì tại khu vực này chưa có dấu hiệu nào của các hoạt độngtân kiến tạo

2.1.6 Đặc điểm địa chất thuỷ văn

Trong khu vực lòng hồ có 2 loại nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm

- Nước mặt: tồn tại ở sông Bứa, suối Lèo, suối Mùa, suối Cơi và các khe suối nhỏ

đổ vào sông Bứa Về mùa mưa nước thường đục do có lượng phù sa lớn, về mùakhô nước có mầu hơi xanh, trong suốt, không mùi vị, không có cặn lắng Tổng độkhoáng hoá 0.0898 (g/l) là loại nước nhạt Bicacbonat Clorua Natri Canxi Nước mặt

có quan hệ thủy lực với nước ngầm trong trầm tích thềm sông và trong khe nứt của

đá gốc Về mùa mưa nước mặt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nước ngầm; vềmùa khô thì ngược lại nước ngầm cấp nước cho nước mặt Mực nước và thành phầnhoá học của nước mặt thay đổi theo mùa

- Nước ngầm: Trong khu vực lòng hồ có 2 phức hệ chứa nước ngầm chính

Trang 38

+ Nước ngầm trong các bồi tích và thềm bậc 1 phân bố ở độ sâu 0.5  1.5m kể từmặt đất, chủ yếu là nước nhạt Bicacbonat Natri Canxi, nước trong suốt, không mùi

vị và cặn lắng Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, và nước mặt, mực nước daođộng theo mực nước sông Bứa

+ Nước ngầm trong khe nứt của đá gốc phiến sét than, quarzit (D 1-2 bp) và (D 1 bn),

chủ yếu là nước nhạt Bicacbonat clorua Natri Canxi, tổng khoáng hoá M=0.0699 ÷0.1640(g/l), nước trong, không mùi vị và cặn lắng Nguồn cung cấp chủ yếu là nướcmưa và nước mặt Nhìn chung nước chỉ tập trung ở trong khe các nứt nguồn nướcnghèo nàn, mực nước và thành phần hoá học của nước thay đổi theo mùa

2.1.7 Hiện trạng môi trường sinh thái

2.2.4.1 Đặc điểm hệ thực vật và lớp phủ thực vật

a Hệ thực vật

Vùng dự án nằm trong khu vực xã Thu Cúc, Huyện Tân Sơn Mặc dù chịuảnh hưởng của của nền khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa của miền bắc nước ta, rấtthuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của thực vật, nhưng do vùng đã bị khaithác quá mức hoặc đốt làm nương rẫy, vì vậy hệ thực vật ở đây chủ yếu là các loàicây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, thuộc dạng cây gỗ nhỏ, cây bụi, rất nhiều loài

là cây thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm hầu như không còn các loài cây gỗlớn, giá trị kinh tế cao Không có thực vật sách đỏ

Qua khảo sát và tham khảo tài liệu đó thống kê được, hệ thực vật vùng dự ánthuỷ điện Thu Cúc có 151 loài, 29 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch

Bảng 2.24 Thống kê hệ thực vật vùng dự án thuỷ điện Thu Cúc

Ngày đăng: 23/10/2014, 14:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.4: Khối lượng đá đã khảo sát - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 3.4 Khối lượng đá đã khảo sát (Trang 25)
Bảng 2.2 Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình và nhỏ nhất trạm Minh . - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 2.2 Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình và nhỏ nhất trạm Minh (Trang 28)
Bảng 2.3 Hướng và tốc độ gió lớn nhất trạm Minh Đài. - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 2.3 Hướng và tốc độ gió lớn nhất trạm Minh Đài (Trang 29)
Bảng 2.24. Thống kê hệ thực vật vùng dự án thuỷ điện Thu Cúc - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 2.24. Thống kê hệ thực vật vùng dự án thuỷ điện Thu Cúc (Trang 37)
Bảng 2.24. Thống kê hệ động vật vùng dự án thuỷ điện Thu Cúc - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 2.24. Thống kê hệ động vật vùng dự án thuỷ điện Thu Cúc (Trang 40)
Bảng 2.26. Thành phần loài của hệ động vật trên cạn dự án thuỷ điện Thu Cúc - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 2.26. Thành phần loài của hệ động vật trên cạn dự án thuỷ điện Thu Cúc (Trang 40)
Bảng 3.2. Lược duyệt các tác động của Dự án đến môi trường - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 3.2. Lược duyệt các tác động của Dự án đến môi trường (Trang 49)
Bảng 3.3. Diện tích đất chiếm dụng - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 3.3. Diện tích đất chiếm dụng (Trang 50)
Bảng  3.4. Độ ồn (dBA) điển  hình của các thiết  bị, phương tiện  thi công ở  khoảng cách 15m - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
ng 3.4. Độ ồn (dBA) điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 15m (Trang 54)
Bảng 3.12. Lượng rác thải phát sinh do sinh hoạt của công nhân - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 3.12. Lượng rác thải phát sinh do sinh hoạt của công nhân (Trang 55)
Bảng 3.17. Tác động của hoạt động của dự án tới môi trường khu vực - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 3.17. Tác động của hoạt động của dự án tới môi trường khu vực (Trang 56)
Bảng 3.18. Ma trận tổng hợp tác động của dự án tới môi trường (không kể sự - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 3.18. Ma trận tổng hợp tác động của dự án tới môi trường (không kể sự (Trang 58)
Hình 4.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải các khu dân cư tập trung - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Hình 4.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải các khu dân cư tập trung (Trang 62)
Bảng 9.5. Các thiết bị sử dụng quan trắc, phân tích chất lượng không khí - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 9.5. Các thiết bị sử dụng quan trắc, phân tích chất lượng không khí (Trang 66)
Bảng 9.6. Thiết bị phân tích các thông số môi trường nước - báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “thủy điện thu cúc
Bảng 9.6. Thiết bị phân tích các thông số môi trường nước (Trang 67)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w