tiểu luận máu vá các thành phần của máu

22 1.7K 18
tiểu luận máu vá các thành phần của máu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển các của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. Trong cơ thể, dưới tác động của cơ tim, hệ thần kinh thực vật và các hormone, máu lưu thông không theo quy luật của lực trọng trường. Ví dụ não là cơ quan nằm cao nhất nhưng lại nhận lượng máu rất lớn (nếu tính theo khối lượng tổ chức não) so với bàn chân, đặc biệt là trong lúc lao động trí óc. Ở người và các sinh vật sử dụng haemoglobin khác, máu được ôxy hóa có màu đỏ tươi (máu động mạch). Máu khử ôxy có màu đỏ bầm (máu tĩnh mạch). Có hai vòng tuần hoàn tương đối độc lập về mặt giải phẫu nhưng liên quan chặt chẽ về mặt chức năng: tuần hòa phổi (hay còn gọi tiểu tuần hoàn) và tuần hoàn hệ thống (hay còn gọi là đại tuần hoàn). Hai vòng tuần hoàn này đều hoạt động chủ yếu bởi sức bơm của cơ tim. - 1 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu I. Thành phần cấu tạo của máu Máu được cấu tạo bởi một số loại tế bào khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. Thành phần hữu hình chiếm đến 40% thể tích máu toàn bộ. Trên lâm sàng, thành phần này thường phản ánh bằng khái niệm Hê ma tô crít (hematocrit), một xét nghiệm đơn giản để phát hiện thiếu máu. Huyết tương chiếm 60% thể tích còn lại của máu. Độ pH của máu động mạch thường xấp xỉ 7,40 (dao động từ 7,35 đến 7,45). pH máu giảm xuống dưới 7,35 được xem là toan máu (thường do nhiễm toan) và pH trên 7,45 được gọi là kiềm máu (thường do nhiễm kiềm). pH máu cùng với các chỉ số áp lực riêng phần của carbonic (PaCO2), bicarbonate (HCO3-) và kiềm dư (base excess) là những chỉ số xét nghiệm khí máu có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi cân bằng toan-kiềm của cơ thể. Tỷ lệ thể tích máu so với cơ thể thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng sinh lý bệnh. Trẻ nhỏ có tỷ lệ này cao hơn người trưởng thành. Phụ nữa có thai tỷ lệ này cũng tăng hơn phụ nữ bình thường. Ở người trưởng thành phương Tây, thể tích máu trung bình vào khoảng 5 lít trong đó có 2,7 đến 3 lít huyết tương [1]. Diện tích bề mặt của các hồng cầu (rất quan trọng trong trao đổi khí) lớn gấp 2 000 lần diện tích da cơ thể. Các thành phần hữu hình gồm: • Hồng cầu : chiếm khoảng 96%. Ở động vật có vú, hồng cầu trưởng thành mất nhân và các bào quan. Hồng cầu chứa haemoglobin và có nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối ôxy. • Bạch cầu : chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể. • Tiểu cầu : chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ. Huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết II. Hồng cầu 1. Hình dạng - cấu trúc − Ở người hồng cầu là những tế bào không nhân, gần như không có bào quan, có dạng hình dîa lõm 2 mặt ở giữa. Tính chất lõm 2 mặt giải thích vì sao trên phết máu ngoại vi, vùng trung tâm hồng cầu lại nhợt màu hơn vùng ngoại vi. Dạng dĩa lõm 2 mặt vô cùng hữu hiệu cho sự trao đổi khí; bởi vì nếu hồng cầu có dạng hình cầu thì diện tích bề mặt trao đổi sẽ bị giảm đi 30%. - Đường kính của hồng cầu bình thường là 7,2 - 8 micron, chiều dày vùng biên là 2 - 3 micron. Trong trạng thái bình thường, ngoài hồng cầu hình dîa, hơn - 2 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu 80%, ta có thể gặp các dạng hồng cầu khác như hình cầu, hình dîa không lõm, dạng gai (hồng cầu già). Hồng cầu dạng hình liềm là dạng đặc biệt chỉ thấy ở người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. - Những hồng cầu có kích thước trên 8 micron gọi là đại hồng cầu, các hồng cầu có đường kính 6 micron hay nhỏ hơn gọi là tiểu hồng cầu. Diện tích bề mặt của một hồng cầu bình thường là 125 micron2, còn thể tích là 90 mcron3 . Hình dạng này có hai lợi điểm như sau: - Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu. - Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẽo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu. . Ngày nay với sự ứng dụng các thiết bị điện tử trong phòng huyết học, việc xác định thể tích hồng cầu ngày càng phổ biến trong thực tế. − Màng hồng cầu là một màng bào tương nhưng có một số đặc điểm cấu tạo khác với các tế bào khác. Trước hết màng hồng cầu có nhiều lỗ nhỏ với đường kính khoảng 0,5 nm. Mặt trong của màng bào tương có một lưới sợi của bộ xương tế bào. Các sợi này không đan chéo trong bào tương của hồng cầu. Do hình thức cấu tạo đó, nên hồng cầu có hình dáng và kích thước ổn định, nhưng có khả năng đàn hồi. Trên bề mặt của màng có nhiều oligosaccharid kết hợp với - 3 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu lipid (gluco-lipid) và với protein (glucoprotein) tạo nên những kháng nguyên nhóm máu đặc biệt (kháng nguyên hệ ABO, Rh ). 2. Số lượng • Số lượng hồng cầu: thường được ký hiệu là RBC (red blood cell) hay ở một số tờ kết quả xét nghiệm của Việt Nam thì được ghi là HC, là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³) • Nồng độ hemoglobin trong máu: thường được ký hiệu là HGB hay Hb (đơn vị tính bằng g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu. • Hematocrit - dung tích hồng cầu: thường được ký hiệu là Hct, đây là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm. • Các chỉ số hồng cầu: o MCV -thể tích trung bình hồng cầu,đơn vị thường dùng là femtolit(1fl = 10 -15 lit) MCV được tính bằng công thức: MCV = Hct / số hồng cầu. Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:  Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 90 fl  Thiếu máu hồng cầu bình: khi 90 fl < MCV < 100 fl  Thiếu máu hồng cầu đại: khi MCV > 100 fl o MCHC - nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là (g/dl hay g/l) MCHC được tính theo công thức: MCHC = Hb / Hct. MCHC cho phép phân biệt thiếu máu  Thiếu máu đẳng sắc: khi MCHC trong giá trị bình thường  Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 33g/l o MCH - số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10 -12 g) MCH được tính theo công thức: MCH = Hb / số lượng hồng cầu, hay MCH = Hb / RBC Các giá trị bình thường của hồng cầu Giá trị bình thường Nữ giới Nam giới /l)  Hồng cầu RBC hay HC (10 3.87 - 4.91 4.18 - 5.42 Hemoglobin - Hb (g/l) 117.5 - 113.9 132.0 - 153.6 - 4 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu Hematocrit - Hct (%) 34 - 44 37 - 48 MCV (fl) 92.57 - 98.29 92.54 - 98.52 MCH (pg) 30.65 - 32.80 31.25 - 33.7 MCHC (g/dl) 33.04 - 35 32.99 - 34.79 (Tham khảo trong sách Lâm Sàng Huyết Học - PGS Trần Văn Bé - NXB Y Học Tp. HCM 1999) 3. Chức năng Chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển oxy tới các tổ chức. Ngoài ra hồng cầu còn có các chức năng sau: vận chuyển một phần CO 2 (nhờ hemoglobin), giúp huyết tương vận chuyển CO 2 (nhờ enzym carbonic anhydrase), điều hoà cân bằng toan kiềm nhờ tác dụng đệm của hemoglobin. 3.1. Cấu trúc của hemoglobin Hemoglobin còn gọi huyết sắc tố, đó là chromoprotein gồm hai thành phần là nhân heme và globin. Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe 2+ chính giữa. Một phân tử hemoglobin có bốn nhân heme, chiếm 5%. Globin là một protein gồm bốn chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một. Hemoglobin người bình thường là HbA gồm hai chuỗi a và hai chuỗi b. Hemoglobin thời kỳ bào thai là HbF gồm hai chuỗi a và hai chuỗi g. Cấu tạo phân tử hemoglobin Sự bất thường của các chuỗi globin sẽ làm thay đổi đặc điểm sinh lý của phân tử Hb. Ví dụ, trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, acid amin valin thay thế cho glutamic tại một vị trí trong mỗi chuỗi b làm HbA trở thành HbS. - 5 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu 3.2. Chức năng vận chuyển khí 3.2.1. Vận chuyển khí O 2 Hồng cầu vận chuyển O 2 từ phổi đến tổ chức nhờ phản ứng sau: Hb + O 2 <=> HbO 2 (oxyhemoglobin) Trong đó O 2 được gắn lỏng lẻo với Fe 2+ . Đây là phản ứng thuận nghịch, chiều phản ứng do phân áp O 2 quyết định. Trong phân tử Hb, O 2 không bị ion hoá mà nó được vận chuyển dưới dạng phân tử O 2 . - Khi hít phải không khí nhiều CO (carbon monoxide), hemoglobin sẽ kết hợp CO để tạo ra carboxyhemoglobin theo phản ứng: Hb + CO => HbCO Ái lực của Hb đối với CO gấp hơn 200 lần đối với O 2 , vì vậy một khi đã kết hợp với CO thì Hb không còn khả năng vận chuyển O 2 nữa. Dấu hiệu đầu tiên là da đỏ sáng, bệnh nhân rơi vào trạng thái kích thích, rồi buồn ngủ, hôn mê và tử vong. Khí CO thường được sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn. Điều trị bằng cách đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nhiều CO, đồng thời cho thở O 2 . LượngCO trong không khí là chỉ số đo mức độ ô nhiễm môi trường. - Khi máu tiếp xúc với những thuốc hoặc hoá chất có tính oxy hoá, Fe 2+ trong nhân heme chuyển thành Fe 3+ và hemoglobin trở thành methemoglobin không còn khả năng vận chuyển O 2 . Methemoglobin khi hiện diện trong máu nhiều sẽ gây triệu chứng xanh tím. Tình trạng này xảy ra khi ngộ độc một số dẫn chất của anilin, sulfonamide, phenacetin, nitroglycerin, nitrate trong thực phẩm 3.2.2. Vận chuyển khí CO 2 Hồng cầu vận chuyển CO 2 từ tổ chức về phổi theo phản ứng sau: Hb + CO 2 <=> HbCO 2 (carbaminohemoglobin) CO 2 được gắn với nhóm NH 2 của globin. Đây cũng là phản ứng thuận nghịch, chiều phản ứng do phân áp CO 2 quyết định. Chỉ khoảng 20% CO 2 được vận chuyển dưới hình thức này, còn lại là do muối kiềm của huyết tương vận chuyển. 4. Sự sinh sản hồng cầu 4.1. Quá trình biệt hoá dòng hồng cầu - 6 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu Sơ đồ 1: Quá trình biệt hoá dòng hồng cầu Tiền nguyên hồng cầu là tế bào đầu tiên của dòng hồng cầu mà chúng ta nhận dạng được. Quá trình biệt hoá từ tiền nguyên hồng cầu diễn ra theo sơ đồ 1. Các giai đoạn từ tế bào gốc đến hồng cầu lưới diễn ra trong tuỷ xương, sau đó hồng cầu lưới được phóng thích ra máu ngoại vi 24-48 giờ thì mạng lưới biến mất và trở thành hồng cầu trưởng thành. Tỷ lệ hồng cầu lưới trong máu ngoại vi không quá 1%. Tỷ lệ này cho phép đánh giá tốc độ sinh hồng cầu của tuỷ xương sau liệu trình điều trị thiếu máu hoặc sau khi bị mất máu cấp. Sự tổng hợp hemoglobin xảy ra từ giai đoạn tiền nguyên hồng cầu và ngày càng tăng dần. Đến giai đoạn nguyên hồng cầu ưa acid thì đạt mức bão hoà. 4.2. Sự điều hoà sinh sản hồng cầu Số lượng hồng cầu trong hệ thống tuần hoàn được điều hoà chặt chẽ để nó chỉ thay đổi trong một phạm vi hẹp. Số lượng hồng cầu phải đảm bảo hai yêu cầu sau: - Đủ cung cấp oxy cho tổ chức. - Không quá nhiều để tránh cản trở sự lưu thông máu. Nồng độ oxy tổ chức là yếu tố chính kiểm soát tốc độ sinh hồng cầu. Tốc độ sinh hồng cầu sẽ tăng trong những trường hợp lượng oxy vận chuyển đến tổ chức không đáp ứng đủ nhu cầu của tổ chức và ngược lại. Tốc độ sinh hồng cầu sẽ tăng trong các trường hợp sau: - Khi thiếu máu do mất máu, tuỷ xương sẽ tăng sinh sản hồng cầu. Ngoài ra, ở những người bị thương tổn tuỷ xương một phần do liệu pháp tia X chẳng hạn, phần tuỷ xương còn lại sẽ tăng sinh sản hồng cầu để đáp ứng nhu cầu cơ thể. - Những người sống ở vùng cao. - Các trường hợp suy tim kéo dài hoặc những bệnh phổi mạn tính. Yếu tố kích thích sinh sản hồng cầu là nội tiết tố erythropoietin. Ở người bình thường, 90% erythropoietin do thận tiết ra, phần còn lại chủ yếu do gan sản xuất. Khi thiếu oxy tổ chức, erythropoietin sẽ được tăng tiết trong máu và chính nó đã thúc đẩy quá trình tạo tiền nguyên - 7 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu hồng cầu từ tế bào gốc tạo máu trong tuỷ xương. Khi tiền nguyên hồng cầu đã được hình thành thì erythropoietin lại thúc đẩy nó nhanh chóng chuyển qua các giai đoạn nguyên hồng cầu để hình thành hồng cầu trưởng thành. Ngoài ra erythropoietin còn tăng tổng hợp Hb trong nguyên hồng cầu và tăng vận chuyển hồng cầu lưới ra máu ngoại vi. 4.3. Các thành phần dinh dưỡng tham gia tạo hồng cầu Để tạo hồng cầu, cần phải cung cấp đầy đủ protein, sắt, và các vitamin B 12 , B 9 (acid folic). - Protein cần cho sự tổng hợp các chuỗi globin và các thành phần cấu trúc của hồng cầu. - Sắt cần để tạo nhân heme: nhu cầu sắt hàng ngày là 1 mg ở nam giới và 2 mg ở nữ. Đối với phụ nữ có thai nhu cầu sắt càng tăng cao nên phải cung cấp thêm viên sắt mỗi ngày. - Vitamin B 12 và acid folic cần cho quá trình tổng hợp DNA để phục vụ sự phân chia tế bào. Nhu cầu B 12 mỗi ngày là 1-3mg. 5. Đời sống hồng cầu Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu ngoại vi là 120 ngày. Theo thời gian, màng hồng cầu sẽ mất dần tính mềm dẻo và cuối cùng hồng cầu sẽ vỡ khi đi qua các mao mạch nhỏ của lách. Hemoglobin phóng thích ra từ hồng cầu vỡ sẽ bị thực bào bởi các đại thực bào cố định của gan, lách và tuỷ xương. Đại thực bào sẽ giải phóng sắt vào máu; sắt này cùng với sắt từ thức ăn do ruột non hấp thu, được vận chuyển dưới dạng transferrin dến tuỷ xương để tạo hồng cầu mới, hoặc đến gan và các mô khác để dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin. Phần porphyrin của heme sẽ được chuyển hoá qua nhiều giai đoạn trong đại thực bào để tạo thành sắc tố bilirubin, chất này được giải phóng vào máu, đến gan rồi bài tiết vào mật. Sự chuyển hoá của bilirubin sẽ được nghiên cứu kỹ trong chương tiêu hoá. Ngoài ra phần globin của hemoglobin được giáng hoá thành các acid amin mà sẽ được sử dụng để tổng hợp các protein cho cơ thể. III. Bạch cầu Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 1. Các loại bạch cầu Dựa vào hình dáng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia bạch cầu ra làm hai nhóm chính là bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt. 1.1. Bạch cầu hạt Chứa những hạt trong bào tương mà có thể thấy dưới kính hiển vi quang học. Tuỳ theo cách bắt màu phẩm nhuộm của các hạt mà chúng có tên là bạch cầu hạt trung tính, ưa acid, ưa kiềm. Ngoài ra, do nhân của các bạch cầu hạt này có nhiều thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đa nhân. - 8 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu 1.2. Bạch cầu không hạt Trong bào tương không có các hạt mà có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học do kích thước chúng nhỏ và bắt màu phẩm nhuộm kém. Có hai loại bạch cầu không hạt là bạch cầu lympho và bạch cầu mono. Nhân của các bạch cầu không hạt này không chia thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đơn nhân. 2. Sự sinh sản và đời sống bạch cầu 2.1. Bạch cầu hạt và bạch cầu mono Toàn bộ quá trình sinh sản và biệt hoá tạo nên các loại bạch cầu hạt và bạch cầu mono diễn ra trong tuỷ xương. Chúng được dự trữ sẵn ở tuỷ xương, khi nào cơ thể cần đến, chúng sẽ được đưa vào máu lưu thông. Bạch cầu hạt sau khi rời tuỷ xương thì lưu hành trong máu khoảng 4-8 giờ rồi xuyên mạch vào tổ chức, tồn tại thêm khoảng 4-5 ngày. Khi bạch cầu thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể của minh, chẳng hạn chống nhiễm trùng, thì nó sẽ chết sớm hơn. Bạch cầu mono cũng có thời gian lưu hành trong máu ngắn, khoảng 10-20 giờ. Sau đó sẽ xuyên mạch vào tổ chức. Tại tổ chức chúng sẽ tăng kích thước và trở thành đại thực bào tổ chức. Ở dạng này chúng có thể sống hàng tháng, thậm chí hàng năm. 2.2. Bạch cầu lympho Các tế bào lympho đều có chung nguồn gốc từ trong bào thai là tế bào gốc tạo máu đa năng. Các tế bào này sẽ biệt hoá thành tế bào gốc biệt hoá của dòng lympho để tạo ra tế bào lympho. Trước khi trở thành các tế bào lympho trưởng thành khu trú ở các tổ chức bạch huyết, chúng được “xử lý” tại những nơi khác nhau trong cơ thể. Một số di trú đến tuyến ức để được “xử lý” ở đó và được gọi là lympho T. Một số khác được “xử lý” ở gan trong những tháng giữa của thai kỳ, ở tuỷ xương trong những tháng sau của thai kỳ và sau khi sinh, chúng được gọi là lympho B. Từ các tổ chức bạch huyết, bạch cầu lympho vào hệ tuần hoàn liên tục theo dòng bạch huyết. Sau vài giờ, chúng xuyên mạch vào tổ chức rồi vào dòng bạch huyết để trở về tổ chức bạch huyết hoặc vào máu lần nữa rồi lần nữa Các bạch cầu lympho có thời gian sống hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm tuỳ thuộc nhu cầu của cơ thể. 3. Chức năng của bạch cầu Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhìn chung, chúng có các đặc tính sau để thích hợp với chức năng này: - Xuyên mạch: tự biến đổi hình dạng để chui qua giữa các tế bào nội mô mạch máu vào tổ chức xung quanh. - Vận động: theo kiểu a-míp (bằng chân giả) để đến các tổ chức cần nó. - Hoá ứng động: bạch cầu bị hấp dẫn đến vị trí tổn thương khi có các hoá chất được giải phóng ra bởi tế bào tổn thương hoặc vi khuẩn, và khi có các phức hợp miễn dịch. - 9 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu - Thực bào: bắt các vật lạ đưa vào trong bào tương rồi tiêu hoá chúng. Tuy nhiên không phải loại bạch cầu nào cũng có đầy đủ các đặc tính trên. 3.1. Chức năng của bạch cầu hạt trung tính Bạch cầu hạt trung tính là hàng rào của cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn sinh mủ. Chúng rất vận động và thực bào tích cực. Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ, và fibrin. Hầu hết các hạt bào tương của chúng là các tiêu thể chứa enzym thuỷ phân. Các hạt khác chứa các protein kháng khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Bạch cầu hạt trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính - 10 - [...]... trọng của huyết tương: 1,028 Tỷ trọng của huyết cầu: 1,097 Tỷ trọng của máu toàn phần: 1,057 Áp suất thẩm thấu của máu: 7,6 atm pH của máu: 7,36 1 PROTEIN HUYẾT TƯƠNG Protein huyết tương là những phân tử lớn, có trọng lượng phân tử cao, ví dụ trọng lượng phân - 19 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu tử của albumin: 69000, của fibrinogen: 340000 v.v Protein toàn phần: 68-72 g/l Đây là phần. .. Thanh Thản Máu và các thành phần của máu là một số lượng tiểu cầu thấp ( giảm tiểu cầu ), giảm chức năng của tiểu cầu (thrombasthenia), hoặc gia tăng số lượng tiểu cầu ( tiểu cầu ) Có những rối loạn làm giảm số lượng tiểu cầu, chẳng hạn như giảm tiểu cầu do heparin- (HIT) hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) mà thường gây ra thromboses, hoặc cục máu đông, thay vì chảy máu Tiểu cầu phát... Huyết tương là phần lỏng của máu, chiếm 55-56% thể tích máu toàn phần Huyết tương là dịch trong, hơi vàng, sau khi ăn có màu sữa, vị hơi mặn và có mùi đặc biệt của các acid béo Huyết tương chứa 92% là nước, còn lại là các chất hữu cơ và các chất vô cơ Huyết tương bị lấy mất fibrinogen thì gọi là huyết thanh Một số chỉ số vật lý của máu: Độ nhớt của huyết tương: 2,0-2,5 Độ nhớt của máu toàn phần: 4,7 (đối... đổi giữa tiểu cầu và môi trường xung quanh − Tiểu cầu giữ vai trò chính trong quá trình cầm máu và đông máu bước đầu, để hạn chế sự chảy máu ra ngoài lòng mạch Lúc bình thường, các tiểu cầu có - 17 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu dạng đĩa lồi 2 mặt và không bị kết dính vào nhau hay vào lòng mạch Khi lớp nội mô mạch máu bị tổn thương sẽ để lộ ra màng đáy và mô liên kết bên dưới, tiểu cầu... tiểu cầu quá thấp, quá nhiều máu có thể xảy ra Tuy nhiên, nếu số lượng tiểu cầu quá cao, có thể hình thành cục máu đông ( huyết khối ), có thể cản trở các mạch máu và dẫn đến sự kiện như một cơn đột quỵ , nhồi máu cơ tim , nghẽn mạch phổi hoặc tắc nghẽn mạch máu đến các bộ phận khác của cơ thể , chẳng hạn như các chi của các cánh tay hoặc chân Một bất thường hoặc bệnh về tiểu cầu được gọi là một thrombocytopathy... Mg : 18-20 mg/l, 1,5 mEq/l - 21 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu Các thành phần khác 1,5 mEq/l -+ 155 mEq/l Sự cân bằng của các ion trong huyết tương được thực hiện nhờ các cơ chế: khuếch tán, tĩnh điện, cân bằng Donnan, vận chuyển tích cực của tế bào, cơ chế siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực của thận - 22 - ... có vai trò vô cùng to lớn đối với các chức phận cơ thể như: các chất trung gian hoá học, các chất trung gian chuyển hoá, các hormon, các vitamin và các enzym 3 CÁC CHẤT VÔ CƠ Các chất vô cơ thường ở dạng ion và được chia thành hai loại anion và cation Các chất vô cơ giữ vai trò chủ yếu trong điều hoà áp suất thẩm thấu, điều hoà pH máu và tham gia vào các chức năng của tế bào - Áp suất thẩm thấu Đơn... nội mô, tiểu cầu được hoạt hóa và kết dính vào mô liên kết bên dưới tổn thương 2 Tiểu cầu hoạt hóa giải phóng các chất chứa bên trong các hạt 3 Các chất này gây ra kết tụ tiểu cầu tạo thành cục huyết khối trắng 4 Cục huyết khối trắng biến thành huyết khối đỏ khi có các hồng cầu mắc kẹt vào trong mạng lưới fibrin Số lượng bình thường của tiểu cầu trong máu là 150.000-300.000/mm3 Nếu số lượng tiểu cầu... tạo ra - 16 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu nhiều chân giả trông như các con cầu gai − Trong tiểu cầu có 1 bộ xương tế bào, glycogen, ty thể, các loại hạt (H), 1 hệ thống ống đặc (HTOÐ) vàì 1 hệ thống kênh mở (HTKM) Ảnh vi điện tử cho thấy hệ thống 5 - 10 siêu ống của bộ xương tế bào chạy vòng ở ngoại vi tiểu cầu (mũi tên), ty thể (ty), glycogen (gly), các loại hạt khác (H), hệ thống... killer) Các tế bào NK hiện diện ở lách, hạch, tuỷ xương đỏ và máu Chúng thường tấn công các vi sinh vật gây bệnh và một số tế bào khối u tiên phát Cơ chế tác dụng của chúng chưa được rõ ràng - 12 - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu 3.5.2 Lympho B Bạch cầu lympho B bảo vệ cơ thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể (qua trung gian kháng thể) Nó chống lại các loại vi khuẩn và một số virus Khi có các . Thản Máu và các thành phần của máu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của. - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu là một số lượng tiểu cầu thấp ( giảm tiểu cầu ), giảm chức năng của tiểu cầu (thrombasthenia), hoặc gia tăng số lượng tiểu cầu ( tiểu cầu ). Có những. - Giáp Thanh Thản Máu và các thành phần của máu tử của albumin: 69000, của fibrinogen: 340000 v.v Protein toàn phần: 68-72 g/l. Đây là phần chủ yếu của những chất chứa nitơ. Bằng các phương pháp

Ngày đăng: 23/10/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các giá trị bình thường của hồng cầu

  • Các giá trị bình thường của bạch cầu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan