IMF con heo đất của những đại gia

19 475 1
IMF  con heo đất của những đại gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận tổng quan về tổ chức IMF. Lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức .... LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính tín dụng.Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước.

ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: IMF – CON HEO ĐẤT CỦA NHỮNG ĐẠI GIA Giảng viên hướng dẫn: Ts. Lâm Minh Châu Sinh viên thực hiện: Lê Trọng Hoàng Sơn Trà Xuân Thùy Dung Dương Quốc Viên Mai Thị Mỹ Châu Trần Thị Vạn Thượng Đà Nẵng, ngày 06 tháng 10 năm 2014 1 MỤC LỤC I. Giới thiệu về IMF II. Bối cảnh lịch sử và mục đích của Quỹ tiền tệ 1. Bối cảnh lịch sử 2. Mục đích của IMF III. Cơ cấu tổ chức 1. Hội đồng Thống Đốc 2. Ban Giám Đốc Điều Hành 3. Cán bộ Quỹ IV. Những nguồn tài chính của IMF V. Chức năng của IMF VI. Vai trò của IMF VII. Những hoạt động gần đây của IMF VIII. Những hạn chế của tổ chức IMF 2 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng.Các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước. Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh toán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… là rất cấp bách, nhất là đối với các nước đang phát triển.Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵn có của đất nước thì không thể giải quyết được những vấn đề này.Vì vậy, muốn đưa đất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tế quốc tế.Trong đó, việc gia nhập các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do đó, các quốc gia đều có xu hướng gia nhập các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế với mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các nước phát triển khác.Trong đó Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) là một trong những tổ chức tài chính-tín dụng lớn trên thế giới.Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản, nguyên tắc hoạt động… của IMF để có cơ sở xem xét những cơ hội hay thách thức mà nước ta có được khi tham gia vào tổ chức này. I. Giới thiệu về Quỹ tiền tệ 3 Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh:International Monetary Fund),viết tắt là IMF, là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán,cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington,D.C.thủ đô của Hoa Kỳ. Hiện tại IMF gồm có 188 thành viên .Nhiều hơn 6 lần so với số lượng thành viên ban đầu. Các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17, 46% , Đức (6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Biểu tượng của IMF Ý nghĩa của biểu tượng: -Biểu tượng cho ta thấy 2 mặt của quả Địa Cầu ,bao gồm 5 châu lục là: Châu Mỹ,châu Âu,châu Á,châu Phi và châu Đại Dương. Điều này nói lên sứ mệnh của IMF là muốn giúp tất cả các quốc gia trên thế giới về các lĩnh vực liên quan đến tiền tệ và các chính sách tiền tệ. Điều này thể hiện ở chỗ hình Quả Đất được bao bọc bởi hình tương tự như cái khiên trong các trận chiến giữa các chiến binh trong thần thoại Hi Lạp, La Mã cổ đại. 4 II. Bối cảnh lịch sử và mục đích của Quỹ tiền tệ 1.Bối cảnh lịch sử Quỹ tiền tệ quốc tế được thành lập năm 1944 tại Bretton Woods .Năm 1944, các đồng tiền Âu Châu bị mất hết Vàng bảo chứng trong chế độ Bản vị Vàng.Vì vậy, Mỹ triệu tập Hội Nghị Tiền tệ Bretton Woods 1944 với sự tham gia của 44 nước trên thế giới và đã thành lập nên Quỹ Tương trợ Tiền tệ gọi tắt là IMF.Đây là Quỹ hỗ trợ tiền tệ giữa các thành viên gồm chính yếu là Mỹ và Châu Âu.Ngày 27/12/1945 , điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động với 49 nước hội viên và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947 2.Mục đích của IMF Mục đích căn bản của Quỹ là hỗ trợ về tiền tệ cho quốc gia thành viên bị khủng hoảng về tiền tệ. Vì Châu Âu kiệt quệ do Thế chiến II, nên khi thành lập Quỹ tương trợ này, Mỹ đóng vào dần dần.IMF đặt thêm mục đích thứ 2 là giúp đỡ những Chương trình Phát triển Kinh tế cho những nước nghèo.Nhưng đây không phải là mục đích chính yếu từ khi thành lập IMF.Việc thành lập IMF và mục đích chính hoạt động của nó là giữa Mỹ và Âu Châu.Mỹ đóng góp rất nhiều vào IMF, nhưng không muốn đứng đầu để bị công kích là sử dụng Quỹ như phương tiện thống trị.Mỹ dành cho Âu Châu điều hành, bởi lẽ chính Âu Châu mới có những đồng tiền mạnh mang tầm ảnh hưởng đến những cựu thuộc địa và thương mại quốc tế.Cái truyền thống này đã có từ khi thành lập IMF với mục đích tiền tệ của nó. III. CƠ CÂU TỔ CHỨC Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có: Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ. 1.Hội đồng Thống đốc: Là bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF.Hội đồng Thống đốc bao gồm các Thống đốc (thường là Thống đốc các Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ trưởng Tài chính của các quốc gia thành viên) và một Thống đốc phụ khuyết do từng nước hội viên IMF bổ nhiệm.Hội đồng Thống đốc có một số quyền hạn cụ thể, chẳng hạn như kết nạp hội viên mới,quyết định cổ phần,phân bổ đồng SDR cũng như các quyền hạn khác không phân cấp cho Ban Giám đốc Điều hành hoặc Tổng Giám đốc.Hội đồng Thống đốc IMF 5 họp hội nghị thường niên kết hợp với Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Thế giới WB.Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế:Trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do hội đồng Thống đốc IMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho các thống đốc về các vấn đề Tiền tệ Quốc tế.Mỗi thành viên trong số 24 thành viên của Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế cũng là Thống đốc tại IMF, một Bộ trưởng hay một quan chức có chức vụ tương đương. 2.Ban Giám đốc Điều hành gồm: Một Tổng Giám đốc Điều hành và 24 Giám đốc Điều hành, trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại quỹ là:Mỹ, Nhật, Đức, Anh và Pháp và 19 Giám đốc Điều hành đại diện cho các nhóm nước có đặc điểm giống nhau về kinh tế, địa lý, văn hóa trừ Nga và Trung Quốc có Giám đốc Điều hành riêng. Tổng giám đốc do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm.Tổng Giám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển.Ngoài ra Tổng Giám đốc còn phụ trách các cán bộ IMF .Mỗi phó Tổng Giám đốc phụ trách một bộ phận dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc có nhiệm vụ chủ trì các cuộc họp của Ban Giám đốc Điều hành và duy trì các mối liên hệ với các quan chức chính phủ của nước hội viên với các Giám đốc Điều hành, với các cơ quan thông tin và các tổ chức khác. 3. Cán bộ Quỹ:Có khoảng hơn 2700 cán bộ (nhân viên) từ hơn 191 nước,được tổ chức thành 5 Vụ khu vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung Đông và Trung Á,Vụ Châu Á_Thái Bình Dương và Vụ Tây Bán Cầu), 9 Vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt (Vụ Tài Chính, Vụ Các vấn đề Ngân sách, Học viện IMF (bao gồm các học viện Washington DC, học viện Viên, học viện Châu Phi và học viện Singapore), Vụ Các Thị trường vốn Quốc Tế, Vụ Pháp Luật, Vụ Các hệ thống Tài chính Tiền tệ, Vụ Xây dựng và Kiểm điểm Chính sách, Vụ Nghiên Cứu, Vụ Thống Kê), 3 Vụ về thông tin liên lạc (Vụ Đối ngoại,Văn phòng Thông tin,Liên lạc khu vực Châu Á_Thái Bình Dương, Văn phòng Quỹ tại Liên Hợp Quốc), 3 Bộ phận giúp việc (Vụ Thư kí,Vụ nguồn nhân lực,Vụ Dịch vụ tổng hợp và Công nghệ).Ngoài ra IMF còn có hơn 60 văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới có trách nhiệm báo cáo cho các Vụ tương ứng. IV. NHỮNG NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA IMF 1. Phần đóng góp ( Quotas-quotes-parts P) : 6 - Phần đóng góp của mỗi nước là nguồn tài chính của Quỹ ngay từ khi được thành lập.IMF không vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế.Phần đóng góp không những đóng vai trò của nguồn tài chính, nó còn là tiêu chuẩn để xác định số tiền mà nước hội viên có thể vay mượn, để phân chia SDR và số phiếu bầu của mỗi nước. - Phần đóng góp được xác định theo tiêu chuẩn: tổng sản lượng quốc gia, dự trữ vàng và dollar Mỹ, số lượng xuất khẩu, nhập khẩu.Nước càng giàu đóng góp càng cao.Số đóng góp lúc đầu là 7,6 triệu USD Mỹ.Số đóng góp tính từ năm 1998 là 193 tỷ USD Mỹ.Năm 1999,đề nghị của IMF tăng 45% nhưng phần đóng góp đã được các nước hội viên phê chuẩn ,nguồn tài chính của cơ quan do đó trị giá khoảng 300 tỷ USD Mỹ. - Nguồn tài chính Quỹ tăng nhiều vì 2 lý do: thứ nhất, thành viên gia nhập ngày càng nhiều, từ 35 nước lúc đầu giờ là 184 nước thành viên,Việt Nam là hội viên từ năm 1956.Thứ hai,phần đóng góp có thể tăng lên hay giảm xuống mỗi thời gian 5 năm theo quyêt định của những Thống đốc với ít nhất 85% phiếu thuận.Những phần đóng góp quan trọng nhất hiện nay là Mỹ,Anh,Pháp,Đức,Nhật.Phần đóng góp càng nhiều thì ảnh hưởng trong IMF càng mạnh về những đường hướng và quyết định quan trọng.Rất nhiều nước nhỏ có phần đóng góp rất ít,khoảng 50 nước có phần đóng góp dưới 65 triệu USD Mỹ,phần đóng góp của Mỹ cao hơn 2 lần so với những phần đóng góp của các nước Châu Mỹ La Tinh,. - Cách thức xác định tiền của mỗi hội viên rất đặc biệt.Theo quy chế Quỹ,mỗi nước thanh toán 25% phần đóng góp bằng vàng và 75% bằng tiền nước mình.Số vàng được dự trữ trong 4 ngân hàng trung ương lớn nhất,75% tiền mỗi nước được giữ dưới hình thức một trương mục của Quỹ tại ngân hàng trung ương mỗi nước.Trong thực tế các nước thanh toán bằng vàng ít hơn là 25 % như quy định.Từ năm 1971,khi Hệ Thống Tiền tệ vàng Dollar hết hoạt động,25% được thanh toán bằng SDR hay những đồng tiên lớn thường được sử dụng trên thị trường quốc tế. 7 2.Quyền SDR(special drawing right) - Nguồn dự trữ trong các ngân hàng trung ương để bảo đảm cho ngoại thương là vàng và các tiền lớn như Dollar Mỹ,Yên Nhật,pound Anh và mới đây là tiền EURO thay thế cho những tiền lớn của Cộng Đồng Tiền Tệ Châu Âu như Mark Đức,franc Pháp.Từ năm 1969,IMF quyết định phân chia cho các nước hội viên một loại quyền lợi đặc biệt gọi là SDR,viết tắt theo Anh ngữ hoặc DTS,viết tắt theo Pháp ngữ.Quyền này được coi như một loại tiền dự trữ ghi trên sổ kế toán của ngân hàng trung ương mỗi nước.Lúc đầu,ban lãnh đạo IMF đặt rất nhiều hy vọng vào SDR và dự trù nó sẽ trở thanh đồng tiền quốc tế thay tiền Dollar Mỹ.Nhưng không được,bởi vì các nước lớn nghĩ nhiều đến quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi chung và cũng vì dự tính trên lý thuyết thì hay nhưng khó thực hiện trong thực tế.Lúc ban đầu,SDR được phân chia cho mỗi nước hội viên theo phần đóng góp đã trình bầy ở trên, do đó các nước nhỏ ít đóng góp không được nhiều SDR. Trong những lần phân chia sau này, Quỹ có khuynh hướng tăng phần dành cho những nước này. Giá trị của SDR ban đầu được định giá tương đương với 1/35 oune vàng, do đó 1 SDR = 1 USD. Sau năm 1971, tiền dollar Mỹ không còn được đổi ra vàng, giá trị của SDR được xác định dựa trên giá trị 16 đồng tiền của 16 nước có hoạt động xuất khẩu cao nhất và thay đổi theo giá thị trường của những đồng tiền này. Từ năm 1980, để đơn giản hoá cách tính, giá trị được xác định dựa trên 5 đồng tiền lớn và mức quan trọng của mỗi đồng tiền : dollar Mỹ (39%), mark Đức (21%), yen Nhật (18%), pound Anh (11%) và franc Pháp (11%). Từ khi đồng euro ra đời (01/01/1999), mức quan trọng được xác định như sau : dollar Mỹ (45%), euro (29%), yen Nhật (15%), pound Anh (11%). Thí dụ ngày 8/8/2000, 1 SDR = 1.30904 USD. Kể từ ngày 01/01/2001, Quỹ quyết định là giá trị một SDR bằng tổng số những tiền như sau : 0.577 USD + 0.426 EUR + 21 JPY + 0.0984 GBP. Tỷ số phân lãi của SDR cũng được xác định một cách tương tự. Số SDR phân chia cho các nước hội viên hiện nay trị giá quãng 29 tỷ dollar Mỹ. • Mượn tiền IMF có thể mượn tiền của những nước hội viên giàu như các nước kỹ nghệ lớn hay có nhiều dầu hoả trong trường hợp cần thiết. Năm 1962, 11 nước kỹ nghệ hội viên ký giao kèo GAB cho Quỹ vay 23 tỷ dollar Mỹ. Năm 1997, 25 nước kỹ nghệ hội viên thoả thuận qua giao kèo NAB cho quỹ mượn 47 tỷ dollar Mỹ. Saudi Arabia là nước dầu mỏ cho Quỹ mượn nhiều nhất. Từ năm 1981, nước này đã cho mượn trên 10 tỷ dollar Mỹ, hiện nay sẵn sàng cho mượn 2 tỷ dollar Mỹ. Điều này giải thích tại sao Saudi Arabia có một giám đốc trong ban diều hành IMF. • Bán vàng Tính tới ngày 30/04/2000, số lượng vàng dự trữ của IMF có vào khoảng 103 triệu ounces (3.217 tấn) và được định theo giá thị trường vào khoảng 30 tỷ dollar Mỹ. Số vàng này có do các hội viên đóng góp như đã đề cập ở trên, hoặc do các nước hội viên trả tiền lời, hoặc do Quỹ mua của các nước hội viên.Vai trò của vàng trong Hệ Thống 8 Tiền Tệ Vàng Dollar là yếu tố nền tảng gây tin tưởng vào giá trị tiền của các nước hội viên.Trái lại, vàng không còn đóng một vai trò nào trong hệ thống tiền tệ hiện nay.Nhưng Quỹ vẫn giữ và coi vàng một mặt như bảo chứng cho giá trị của chính cơ quan mình và mặt khác để đề phòng những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, trong thời gian 1976 - 1980, Quỹ đã thoả thuận với các nước hội viên để giảm bớt số vàng dự trữ.Quỹ đã bán quãng 50 triệu ounces vàng. Một nửa trả lại cho các nước hội viên theo giá 1 ounce = 35 SDR, nửa còn lại được bán theo giá thị trường và là nguồn tài chánh dành để giúp các nước hội viên nghèo. V. Chức năng cơ bản của IMF 1. Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên Theo Hiệp định của IMF: “Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổ của nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền của mình với đồng tiền của những nước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá.” Hệ thống tiền tệ mà IMF quản lý từ năm 1978 đến nay được gọi là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý.Theo cơ chế này, IMF có vai trò lớn tác động đến chính sách quản lý tỷ giá của các nước thông qua các điều kiện tín dụng.Mặc dù quản lý hệ thống tiền tệ bằng nhiều cách gián tiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng này một cách có hiệu quả. 2. Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán Để thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF đã cung cấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng khi họ gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán.Khi một nước rơi vào tình trạng này buộc họ phải giảm dự trữ ngoại hối hoặc đi vay để tài trợ cho các hoạt động này. Hậu quả là các nước đó phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng về tỷ giá hối đoái.Đây chính là lúc IMF thực hiện chức năng của mình. Nếu gặp khó khăn về cán cân thanh toán, nước đó có thể lập tức rút lại 25% phần vốn góp của mình bằng vàng hoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi. 9 3. Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là “thực hiện sự giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên”.Đồng thời IMF có quyền áp dụng các nguyên tắc cụ thể để hướng dẫn các thành viên trên cơ sở tôn trọng chính sách của họ.Để thực hiện chức năng này, IMF tiến hành kiểm tra các vấn đề tiền tệ quốc tế và phân tích các khía cạnh của chính sách đó có thể tạo ra tác động đến hệ thống tỷ giá hối đoái. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu quả đã tăng lên do nhiều chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế: tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn tư nhân, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng, chỉnh đốn tài khoản vãng lai và cải cách kinh tế theo hướng trị trường của nhiều nước. VI. Vai trò của quỹ tiền tệ thế giới IMF đã có những hoạt giúp đỡvề mặt tài chính cũng như kĩ thuật với các các nước thành viên đang gặp khó khăn. 1. Giúp đỡ về mặt tài chính Nguyên tắc bất duyệt khi cho vay: IMF không giúp đỡ tài chính kiểu như quà tặng rồi quên đi. IMF cho vay Tài chính từ Quỹ tương trợ hay làm trung gian vay dùm từ những quốc gia có khả năng tiền bạc.Trong cả 2 trường hợp, khi nói đến cho vay, thì người vay phải hoàn trả.Để bảo đảm hoàn trả, bên xin vay phải chịu những điều kiện phải thi hành để có khả năng hoàn trả.Một trong những điều kiện đó là bên vay phải thắt lưng buộc bụng, không được hoang phí. Hiện nay, tại một số nước Âu Châu như Bồ Đào Nha, Hy Lạp…, những công đoàn hay những kinh tế gia cánh tả công kích điều kiện thắt lưng buộc bụng, thuế cao, kéo dài tuổi làm việc… Riêng đối với các nước đang phát triển, IMF có phần ít quan tâm hơn.Một phần do lượng vốn của các nước này rất ít, đồng thời ảnh hưởng của các nước này trong hoạt động thương mại, tài chính quốc tế không cao.Theo thời gian thì với những chính sách thoáng hơn, điều kiện thoáng hơn, các nước đang phát triển cũng được vay với lãi suất rất thấp (0.5%).Với các khoản vay này các nước đã phần nào vựt dậy sau những thời kỳ đình trệ kinh tế, đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, thúc đẩy các nước nghèo phát triển. 10 [...]... nghiệm về những kế hoạch ứng cứu đột xuất hay những chương trình hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế của IMF cho thấy các khoản tài trợ này luôn được tính toán một cách chặt chẽ, phù hợp với các nguyên tắc căn bản của IMF và có những mục tiêu rõ ràng, với những điều kiện giải ngân rất ngặt nghèo .Những biện pháp hỗ trợ của IMF thường được coi là những liều thuốc đắng và không ít trường hợp bị các quốc gia tiếp... Tiền IMF có để chi trả cho hoạt động của mình chính là lãi suất của những khoản vay này Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc vay tiền từ IMF đã không còn phổ biến như trước bởi nhiều nước đã cố gắng để không vay tiền từ IMF do những hạn chế và điều kiện cho vay chặt chẽ mà tổ chức này đưa ra Các nước không vay tiền từ IMF dẫn đến hoạt động của Quỹ bị ảnh hưởng nhiều vì không có nguồn thu - IMF là... xa của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay có phần lỗi lớn từ những sai lầm và lệch lạc mục tiêu của IMF Do không tập trung vào mục tiêu chính của mình nên IMF đã không kiểm soát được tình hình hoạt động của hệ thống tài 16 chính toàn cầu, từ đó không phát hiện kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm của nó, và vì vậy không thể đưa đưa ra được những dự báo về nguy cơ khủng hoảng, và từ đó có những. .. khi IMF bơm tiền cứu trợ, tập đoàn khí đốt quốc doanh Naftogaz Ukrainy của Ukraine sẽ trở thành một tâm điểm của cuộc chiến chống tham nhũng.Nước này cũng sẽ có một đạo luật chống tham nhũng mới áp dụng đối với các hợp đồngcủa chính phủ VIII Những hạn chế của IMF 1 Thiếu tính đại diện - Tình hình thế giới thế kỷ XXI có nhiều biến đổi và phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ cách nay hơn 60 năm khi IMF. .. hoạt động hàng năm của tổ chức chỉ có 1 tỉ USD là hoàn toàn không đủ Các khoản cho vay của tổ chức này khó có khả năng hoàn vốn do các quốc gia đi vay chủ yếu từ các nước châu Phi không có khả năng hoàn trả, đã không mang lại đủ lợi tức cho phép IMF chi trả cho các hoạt động của mình 5 Sai lầm trong các chính sách kinh tế - Một trong những yêu cầu căn bản của IMF đối với các quốc gia tiếp nhận hỗ trợ... giúp đỡ trong lãnh vực này Kinh nghiệm của Quỹ trong lãnh vực tài chính từ hơn 50 năm nay, với những chuyên viên kinh tế, tài chính, luật pháp, thống kê gây nhiều tin tưởng quốc tế .Những nước giàu muốn giúp đỡ những nước đang phát triển trong lĩnh vực này có thể đóng góp tài chính và để Quỹ tổ chức cách giúp đỡ VII Những hoạt động trong thời gian gần đây của IMF 1 IMF cam kết cho Romania khoản vay lên... Ireland phải tiếp tục đáp những thêm nhiều điều kiện cho vay hơn nữa nếu muốn nhận được gói giải ngân tiếp theo "Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp của Ireland vẫn ở mức 13,7%, trong khi 1/4 các khoản nợ của ngân hàng vẫn chưa thể thu hồi gây thiệt hại lớn cho ngân sách, đồng thời làm trở ngại cho các khoản vay mới của Ireland", IMF cho biết Trong tháng 4, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Ireland sẽ đạt 1,1%... tế của một nước sẽ tạo ra sự không công bằng khi quyết định các nước có thể tiếp cận nguồn tài chính của IMF là bao nhiêu và cũng không đảm bảo tính hợp pháp về chính trị của IMF 2 Không làm tốt vai trò dự báo khủng hoảng - Với nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu và các chính sách kinh tế của 188 nước thành viên, IMF được đánh giá là "hệ thống cảnh báo sớm" cho thị trường song IMF. .. đánh giá những bài học đầu tiên của khủng hoảng, IMF cho rằng thiếu sự phối hợp trong quá trình giám sát và đưa ra những thông điệp không hiệu quả đã dẫn tới việc không phát hiện và cảnh báo thế giới về nguy cơ "quả bóng" tín dụng toàn cầu có thể bùng nổ, dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ vừa qua IMF cho rằng những cảnh báo trước khủng hoảng, kể cả cảnh báo của chính... quyết khó khăn về tài chính - Trong khi đó, đối với các quốc gia phát triển thì IMF dành cho sự ưu ái đặc biệt, đến nỗi bị dư luận xem là những “cánh tay nối dài” cho các chính sách bá chủ về kinh tế, chính trị của Mỹ và Tây Âu Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra và cần phải cầu đến sự trợ giúp từ IMF, tổ chức này thẳng tay gò ép các quốc gia áp dụng những biện pháp cứng rắn mà không thèm quan tâm đến điều . Cán bộ Quỹ IV. Những nguồn tài chính của IMF V. Chức năng của IMF VI. Vai trò của IMF VII. Những hoạt động gần đây của IMF VIII. Những hạn chế của tổ chức IMF 2 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trên thế giới. ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: IMF – CON HEO ĐẤT CỦA NHỮNG ĐẠI GIA Giảng viên hướng dẫn: Ts. Lâm Minh. cách giúp đỡ. VII. Những hoạt động trong thời gian gần đây của IMF 1. IMF cam kết cho Romania khoản vay lên đến 18 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền này sẽ được IMF giao cho Romania theo từng quý.Trong

Ngày đăng: 23/10/2014, 09:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VI. Vai trò của quỹ tiền tệ thế giới

  • 2. Không làm tốt vai trò dự báo khủng hoảng

  • 3. Lệch lạc mục tiêu và ngày càng bị chính trị hóa

  • 4. Đối mặt với nguy cơ hết tiền

  • 5. Sai lầm trong các chính sách kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan