KHỞI SỰ KINH DOANH - Ý TƯỞNG KINH DOANH - NHÀ HÀNG ẨM THỰC LÀO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

10 1.2K 3
KHỞI SỰ KINH DOANH - Ý TƯỞNG KINH DOANH - NHÀ HÀNG ẨM THỰC LÀO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHKHỞI SỰ KINH DOANHÝ TƯỞNG KINH DOANHNHÀ HÀNG ẨM THỰC LÀO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGMỤC LỤCI.Chiến lược cốt lõi21.Tầm nhìn, Sứ mệnh22.Dịch vụ:43.Mô tả sản phẩm dịch vụ cung cấp4a.Các món ăn4b.Các loại thức uống6c.Quy mô thị trường74.Cơ sở tạo sự khác biệt7II.Nguồn lực chiến lược81.Năng lực cốt lõi82.Tài sản chiến lược8III.Mạng lưới đối tác của nhà hàng:9IV.Tương tác với khách hàng101.Khách hàng mục tiêu:102.Đáp ứng và hỗ trợ103.Cấu trúc định giá11Lời mở đầuPhát triển văn hóa hợp tác với các quốc gia láng giềng đang là xu hướng phổ biến trong tiến trình hội nhập ngày nay. Những nét đặc trưng văn hóa của các vùng miền khác nhau luôn thu hút trí tò mò của rất nhiều người. Đối với Việt Nam, Lào là quốc gia láng giềng thân cận,là bằng hữu anh em. Tuy nhiên, văn hóa Lào, đặc biệt là văn hóa ẩm thực thú vị của đất nước Triệu Voi lại ít được chúng ta biết đến.Khi kinh tế phát triển, nhu cầu về ăn uống cũng ngày càng trở nên khác trước. Chúng ta có thể thấy nhiều nhà hàng theo phong cách Châu Âu rất được thị trường ưa chuộng. Bởi nó không chỉ đem lại sự mới lạ trong một bữa ăn ngon, mà còn thỏa mãn trí tò mò về văn hóa của nhiều thực khách.Nắm bắt được điều này, nhóm chúng tôi lựa chọn mở một nhà hàng ẩm thực phong cách Lào “ VL SABAIDEE” –có nghĩa là “Việt Lào xin chào”. Không chỉ là nơi thực khách có thể khám phá hương vị chua, cay, ngọt đầy mới lạ của Lào. Nhà hàng chúng tôi còn mang đến một không gian Lào thu nhỏ, nơi những địa điểm du lịch, danh thắng và nền văn hóa đặc sắc của 49 dân tộc tại Lào được trưng bày.

KHỞI SỰ KINH DOANH Ý TƯỞNG KINH DOANH NHÀ HÀNG ẨM THỰC LÀO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MỤC LỤC Lời mở đầu Phát triển văn hóa hợp tác với các quốc gia láng giềng đang là xu hướng phổ biến trong tiến trình hội nhập ngày nay. Những nét đặc trưng văn hóa của các vùng miền khác nhau luôn thu hút trí tò mò của rất nhiều người. Đối với Việt Nam, Lào là quốc gia láng giềng thân cận,là bằng hữu anh em. Tuy nhiên, văn hóa Lào, đặc biệt là văn hóa ẩm thực thú vị của đất nước Triệu Voi lại ít được chúng ta biết đến. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu về ăn uống cũng ngày càng trở nên khác trước. Chúng ta có thể thấy nhiều nhà hàng theo phong cách Châu Âu rất được thị trường ưa chuộng. Bởi nó không chỉ đem lại sự mới lạ trong một bữa ăn ngon, mà còn thỏa mãn trí tò mò về văn hóa của nhiều thực khách. Nắm bắt được điều này, nhóm chúng tôi lựa chọn mở một nhà hàng ẩm thực phong cách Lào “ V-L SABAIDEE” –có nghĩa là “Việt Lào xin chào”. Không chỉ là nơi thực khách có thể khám phá hương vị chua, cay, 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÀ HÀNG ẨM THỰC LÀO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ngọt đầy mới lạ của Lào. Nhà hàng chúng tôi còn mang đến một không gian Lào thu nhỏ, nơi những địa điểm du lịch, danh thắng và nền văn hóa đặc sắc của 49 dân tộc tại Lào được trưng bày. I. Chiến lược cốt lõi 1. Tầm nhìn, Sứ mệnh - Tầm nhìn:trở thành một nhà hàng ẩm thực Lào số một tại Việt Nam. - Sứ mệnh: chúng tôi mong muốn mang lại cho khách hàng một không gian giao lưu văn hóa ẩm thực Lào. - Mục tiêu: + Trở thành nhà hàng cung cấp các món ăn ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Mang lại cho khách hàng một sự trải nghiệm thú vị từ không gian của nhà hàng đến cách thức phục vụ của nhân viên. +Tạo mối quan hệ lâu dài bền vững với một số đối tác, các trường đại học. Phân tích chuỗi giá trị Chuỗi giá là một chuỗi các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm sẽ nhận thêm một số giá trị tăng thêm. Sau đây là chuỗi giá trị đơn giản của công ty: Cơ sở hạ tầng Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Quan hệ với nhà cung cấp Cung ứng nội bộ Sản xuất và KD Marketing và bán Dịch vụ - Hoạt động cung ứng nội bộ: do đặc thù chế biến các món ăn của Lào nên một số nguyên liệu phải lấy từ bên Lào để đảm bảo hương vị đặc trưng của món ăn như nếp Lào, mắm cheo…Vì vậy khi trở thành nhà cung cấp cho công ty sẽ mang lại nhiều lợi thế như cung cấp với số lượng lớn,quảng bá thương hiệu sản phẩm tại Việt Nam. Các loại thực phẩm khác như rau quả 2 Giá trị cho KH thịt … sẽ do bộ phận bếp tự tiến hành mua lấy điều này đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng thực phẩm vì họ hiểu rõ cần những loại nào và số lượng là bao nhiêu. Các loại dồ uống, dụng cụ cần cho nhà bếp và các hoạt động khác sẽ do bộ phận kế toán mua và quản lý. Hoạt động cung ứng các trang thiết bị diễn ra ít thường xuyên hơn và ổn định trong thời gian dài, nhà hàng sẽ tiến hành mua một lúc các trang thiết bị như điều hòa, bàn ghế, chén bát … - Hoạt động sản xuất và kinh doanh: là hoạt động của các bộ phận như bộ phận lễ tân, bếp, phục vụ … bộ phận lễ tân sẽ tiến hành đón tiếp và hướng dẫn khách vào bàn trống, bộ phận phục vụ, bếp có nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng - Hoạt động marketing: nghiên cứu thị thường tiến hành giới thiệu nhà hàng trên một số kênh truyền thông. - Hoạt động kiểm tra chất lượng: chất lượng là yếu tố quan trọng đó với các nhà hàng, chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào phải tươi, mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các món ăn được chế biến đạt yêu cầu về màu sắc, đảm bảo an toàn. 2. Dịch vụ: khách hàng sẽ có cơ hội chứng kiến các đầu bếp chế biến các món ăn, phục vụ chuyên nghiệp với hệ thống nhân viên chủ yếu là người Lào. 3. Mô tả sản phẩm dịch vụ cung cấp Nhà hàng cung cấp chủ yếu là các món ăn truyến thống, các loại thức uống đặc trưng của đất nướcLào. a. Các món ăn - Xôi lào - Lạp - Gà Savanakhet - Khausoy - Tóp mỡ cuộn rau sống - Phở Lào - Tam maak hung - Cơmlam 3 Xôi Lào: Xôi là món ăn quan trọng hàng ngày của người Lào. Trong các bữa tiệc, bữa cơm gia đình, người Lào thường ăn xôi. Ngày nay, nhiều gia đình đã có thói quen ăn cơm nhưng không nhiều. Xôi Lào được làm từ loại nếp được trồng trên nương nên dính và nhuyễn, màu trắng ngà rất đẹp mắt. - Lạp: Khi nhắc tới ẩm thực thì không thể không nhắc đến món lạp. Đây là món ăn phổ biến tại tất cả các vùng miền của Lào và được làm với mong muốn chúc phúc may mắn của gia chủ gửi tới khách quý. - Gà Savanakhet: Món gà nướng Savanakhet (miền Nam Lào) nức tiếng gần xa bởi mùi thơm hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải đến tận Savanakhet mới được thưởng thức mà du khách có thể tìm thấy các địa điểm bán món gà này ngay tại Viêng Chăn, LuôngPrabang và nhiều địa phương khác. Loại gà được dùng để nướng là giống gà quê thả rông nên thịt thơm, ngon, săn chắc. Gà sau khi làm sạch được kẹp vào que tre, đặt trên than hồng nướng tới lúc chín. - Khausoy: Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luông Prabang, nhìn bên ngoài tương tự phở nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn nhiều và hương vị rất thơm ngon. Nước dùng khausoy chỉ là nước lọc đun sôi và cho phở sợi to vào chần. Sau đó, đổ nước và phở vào tô, cho khausoy lên trên, ăn kèm rau cải, rau muống sống, hành khô, hạt tiêu, tương ớt. Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại. - Tóp mỡ cuộn rau sống: Đây là món ăn khá độc đáo tại Lào, tóp mỡ cuộn rau sống được làm khi đi dã ngoại hoặc đến các khu du lịch ngoài trời. Tóp mỡ được rán giòn có bán sẵn tại các quầy hàng khô trong chợ. Món ăn này được cuộn trong xà lách kèm nộm đu đủ, rau sống và chấm với “cheo boong”. - Phở Lào: Tới Lào, du khách không khó để tìm các quán ăn bán món phở. Tuy nhiên, món phở Lào có nhiều khác biệt với món phở Việt. Đầu tiên phải kể đến hương vị phở Lào không cho quế, hồi… mà chỉ dùng nước ninh xương để khách cho gia vị tùy ý. Trong tô phở luôn có 2-3 miếng tiết lợn và mọc. Rau sống ăn kèm ngoài húng quế, xà lách thì không thể thiếu được đậu đũa tươi được cắt thành khúc, để thực khách chấm cùng mắm tôm sống. - Nộm đu đủ: Nộm đu đủ trong tiếng Lào được gọi là Tam Maak Hung. Đu đủ được chọn là quả không xanh quá nhưng cũng không được gần chín. Sau khi đu đủ được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ. Gia vị cho vào bao gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt. - CơmLam: Cơm lam là loại cơm đặc trưng của người Lào và một số dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, và Tây Nguyên nước ta. Cơm lam được nấu từ gạo, là thực phẩm rất được người Lào trân trọng, đặc biệt là gạo nếp. Lấy gạo bỏ vào một chiếc ống nứa một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Ống nứa dùng nấu cơm lam phải còn tươi, không quá non cũng không quá già để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm chút vị ngọt và mùi vị đặc trưng của tre. Cơm lam thường được dọn ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng. Tuy nhiên, ngon nhất là khi ăn cùng với muối vừng. Cơm lam rất được người Lào ưa thích. b. Các loại thức uống - Bia Lào: không được ủ từ lúa mạch mà từ gạo Lài (Jasmine Rice) hạt dài, dẻo, thơm nức mũi thượng hạng cùng hoa bia, men bia, mạch nha nhập khẩu từ Đức mang đến hương vị độc đáo cho Beerlao. Bia Lào êm hơn bia nhà Việt Nam, uống đến đâu biết đến đó. Khi uống bia Lào là phải ướp lạnh, rót ra ly chứ không uống với đá, như vậy mới giữ lại được cái chất của bia.Bia Lào có vị dìu dịu, sâu lắng chứ không nồng, không hét như các loại bia khác. Bia Lào dễ uống, khi say lại không bị đau đầu. Beerlao hiện nay đã được xuất khẩu sang 13 quốc gia trên toàn thế giới. - LauLao: một lọai rượu nhẹ làm từ cơm nếp lên men uống với chút chanh và Pepsi - Fanthong ( gần giống với rượu cần) - NamSa ( Trà pha nhat) - Nước dừa: Nước dừa được tìm thấy hầu hết trong các lọai thức uống, người Lào có thói quen hay pha trộn nước dừa với các lọai thức uống khác c. Quy mô thị trường Trong những năm qua Đà Nẵng lên tục phát triển tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.1% năm 2013,Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nước. Năm 2011 GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 2283 USD. Tình hình xã hội ổn đinh, đời sống vật chất của người dân được nâng cao, họ không những hướng tới ăn no mà còn ăn ngon ăn đẹp và nhu cầu giao lưu tìm hiểu văn hóa của các nước khác trên thế giới. Vì vậy phân khúc thị trường mà nhà hàng hướng tới là những người có thu nhập trên 6 triệu đồng. 4. Cơ sở tạo sự khác biệt Nhà hàng tạo sự khác biệt bằng các chính sách thu hút khách hàng như: - Không gian bên trong nhà hàng được trang trí theo phong tục truyền thống của lào với các hình ảnh, đồ vật đặc trưng cho ẩm thực Lào, đội ngũ nhân viên phụcvụ của quán chủ yếu là người Lào tạo cho khách hàng khi vào nhà hàng khách hàng có thể cảm nhân đang ngồi trong một nước Lào thu nhỏ - Gia tăng giá trị cho khách hàng bằng cách tặng họ các đồ vật nhỏ mang đậm phong cách Lào ví dụ như móc khóa, đồ lưu niệm … - Các món ăn mang đậm nét độc đáo mới lạ của dân tộc Lào II. Nguồn lực chiến lược 1. Năng lực cốt lõi Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp thường được hiểu là khả năng mà doanh nghiệp có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn 3 điều kiện: khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng, khả năng đó đối thủ cạnh tranh khó bắt chước, có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác. Năng lực cốt lỗi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.Dựa vào các năng lực về điều kiện của công ty, chúng tôi đưa ra các năng lực cạnh tranh cho mình là: Năng lực dài hạn - Không gian văn hóa đặc sắc: Thiết kế nhà hàng theo kiểu kiến trúc của Lào, xây dựng mô hình (…) Tạo cho khách hàng có cảm giác như mình đang sống ở Lào và vào thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị của người Lào. Năng lực ngắn hạn - Nhạy cảm với nhu cầu khách hàng: Nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày nay thay đổi rất nhanh. Nắm bắt được nhu cầu ăn uống của khách hàng, không chỉ mong muốn được thưởng thức những món ăn ngon mà còn phải mới lạ độc đáo.Do đó hướng phát triển của nhà hàng chúng tôi ngoài mang đến những bữa ăn mang hương vị đặc trưng của văn hóa ẩm thực Lào, còn muốn đem đến cho khách hàng những giá trị vô hình mà ở đó khách hàng cảm thấy được thỏa mản. Hướng tới mục tiêu nâng ẩm thực lên tầm nghệ thuật. - Khả năng quản lý tổ chức nhà hàng hiệu quả: Không chỉ là đơn thuần nhà hàng, phục vụ ăn uống, mà nhà hàng của chúng tôi còn là nơi để gắn kết tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa 2 Nước Việt- Lào, tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa hai nước, trở thành điểm nhận văn hóa Lào tại Việt Nam, và cụ thể là tại đà Nẵng. 2. Tài sản chiến lược - Với một bắt đầu khá khó khăn chúng tôi không có nhiều tài sản chiến lược về khả năng tài chính, thương hiệu, dữ liệu thông tin về khách hàng… Điều mà chúng tôi thực sự tự hào và là tài sản lớn nhất của chúng tôi đó là con người đây nhiệt huyết. Nguồn nhân lực được tuyển chọn và đào tạo chuyên nghiệp: Xây dựng đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, sáng tạo, không chỉ am hiểu về ẩm thực mà còn am hiểu nhiều về văn hóa hai nước. - Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương III. Mạng lưới đối tác của nhà hàng: 1. Nhà cung cấp 1.1Các thiết bị, dụng cụ, trang trí trong nhà hàng - Thiết bị chiếu sáng: Chúng tôi thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với công ty Phố Xinh. Là một công ty hàng đàu tạo Việt Nam có uy tín về thiết kế nội thất chiếu sáng với giá cả phù hợp và chất lượng đảm bảo. Các thiết bị đèn điện trong nhà hàng đều được trang trí, bày biện ở những nơi đẹp mắt và thu hút. Ngoài việc mua lại các thiết bị trên, nếu có sai hỏng hay hư hại đối với các thiết bị đèn điện cũng do công ty này bảo hành và xử lý. Tranh dán tường là những tranh về đất nước và con người Lào cũng do công ty này chịu trách nhiệm thiết kế - Trang trí trong nhà hàng: Với ý tưởng là một không gian Lào thu nhỏ nơi mà các danh thắng, nền văn hóa của 49 dân tộc của đất nước Lào đều được trưng bày. Nên các vật trang trí phải được lựa chọn rất cẩn thận và được bài trí theo mô hình từ bắc Lào tới Nam Lào chạy dọc theo nhà hàng. Chúng tôi hợp tác với công ty TNHH MTV mô hình Ánh Trăng Vàng…… - Dụng cụ chế biến: Chén bát sử dụng trong nhà hàng cũng là những sản phẩm cao cấp. công ty Sứ Sương là doanh nghiệp đang phát triển thị trường tại Đà Nẵng. sản phẩm của họ đạt độ sáng cao, bền và giá cả phải chăng. Hàng tháng, nhà hàng sẽ kiểm tra số lượng chén bát và đặt mua tại công ty này nếu cần bổ sung. - 1.2 Nguyên liệu chế biến món ăn Do là một nhà hàng đặc biệt, nguyên liệu được sử dụng tại nhà hàng một phần có trong nước một phần khác phải nhập khẩu riêng. -Đối với các thực phẩm có trong nước chúng tôi liên hệ với các đaị lý bán rau củ quả uy tín, sạch để mua hàng hóa với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, hàng ngày sẽ có nhân viên từ các đại lý tới giao hàng tận nơi để đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon của nguyên vật liệu. Đối với thực phẩm đặc biệt không có tại Việt Nam, chúng tôi ký hợp đồng mua hàng hóa và hàng tuần chúng tôi nhận hàng hóa chuyển đến từ cửa khẩu La Bảo, Quảng Trị từ các thương nhân. 2. Các đối tác khác Là nhà hàng gắn liền với văn hóa đặc trưng của Lào, chúng tôi thiết lập mối quan hệ lâu dài với các công ty lữ hành trong nước giúp khách hàng có một trải nghiệm thú vị khi đến với Đà Nẵng. IV. Tương tác với khách hàng 1. Khách hàng mục tiêu: - Là những người độ tuổi 24 -45,có thu nhập khá trở lên ( >=6 triệu ) đang sống và làm việc tại đà nẵng 2. Đáp ứng và hỗ trợ - Khi khách hàng có yêu cầu gọi các món ăn, nhân viên phục vụ tiến hành ghi chép và chuyển các yêu cầu cho bộ phận bếp. Bộ phận bếp tiến hành chế biến theo yêu cầu và chuyển món ăn tới khách hàng. Tương tác trực tiếp: - Tương tác trực tiếp với nhân viên phục vụ, người quản lý: hỏi về sự hài lòng về các món ăn, phong cách phụ vụ của nhân viên. - Đầu bếp tại nhà hàng: Nhà hàng tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm phương thức nấu nướng độc đáo. - Điện thoại: Khách hàng đặt bàn hoặc hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc thông qua số điện thoại. - Quầy thu ngân Tương tác gián tiếp: - Thông qua quảng cáo trên tờ rơi, mạng xã hội. - Hòm thư phản hồi ý kiến tại nhà hàng. - Website, email hỗ trợ khách hàng: Hỗ trợ về thông tin của nhà hàng ( giở mở - đóng, thực đơn, giá…) 3. Cấu trúc định giá - Giá cả mà khách hàng chấp nhận được phụ thuộc vào giá trị cảm nhận được của khách hàng đối với sản phẩm, vì sự chấp nhận của người mua mới là quan trọng chứ không phải chi phí của người bán. Thực tế cho thấy với cùng một loại sản phẩm nhưng bán ở các địa điểm khác nhau thì mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được là khác nhau. Với những giá trị độc đáo mà chúng tôi mang lại cho mỗi thực khách đến thưởng thức ẩm thực Lào tại nhà hàng, chúng tôi quyết định đinh giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng. Theo phương pháp này chúng tôi xây dựng các biến số phi giá cả trong Marketing mix để tạo nên giá trị cảm nhận được trong nhận thức của thực khách. Nghiên cứu thị trường để hiểu được nhận thức cuả khách hàng về giá trị sản phẩm trong các điều kiện khác nhau là vấn đề đặt lên hàng đầu. Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng các biến số phi giá cả: như thương hiệu nhà hàng, địa điểm nhà hàng, trang trí nội thất nhà hàng, đội ngũ nhân viên phục vụ để tạo nên ấn tượng, giá trị cảm nhận về giá trị mà nhà hàng mang lại trong con mắt thực khách. . KHỞI SỰ KINH DOANH Ý TƯỞNG KINH DOANH NHÀ HÀNG ẨM THỰC LÀO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MỤC LỤC Lời mở đầu Phát triển văn hóa hợp tác với các. HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH NHÀ HÀNG ẨM THỰC LÀO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ngọt đầy mới lạ của Lào. Nhà hàng chúng tôi còn mang đến một không gian Lào thu nhỏ, nơi những địa điểm du. văn hóa ẩm thực Lào. - Mục tiêu: + Trở thành nhà hàng cung cấp các món ăn ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm + Mang lại cho khách hàng một sự trải nghiệm thú vị từ không gian của nhà hàng đến

Ngày đăng: 22/10/2014, 21:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Chiến lược cốt lõi

    • 1. Tầm nhìn, Sứ mệnh

    • 2. Dịch vụ: khách hàng sẽ có cơ hội chứng kiến các đầu bếp chế biến các món ăn, phục vụ chuyên nghiệp với hệ thống nhân viên chủ yếu là người Lào.

    • 3. Mô tả sản phẩm dịch vụ cung cấp

      • a. Các món ăn

      • b. Các loại thức uống

      • c. Quy mô thị trường

      • 4. Cơ sở tạo sự khác biệt

      • II. Nguồn lực chiến lược

        • 1. Năng lực cốt lõi

          • Năng lực dài hạn

          • Không gian văn hóa đặc sắc: Thiết kế nhà hàng theo kiểu kiến trúc của Lào, xây dựng mô hình (…) Tạo cho khách hàng có cảm giác như mình đang sống ở Lào và vào thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị của người Lào.

          • Năng lực ngắn hạn

          • Nhạy cảm với nhu cầu khách hàng: Nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày nay thay đổi rất nhanh. Nắm bắt được nhu cầu ăn uống của khách hàng, không chỉ mong muốn được thưởng thức những món ăn ngon mà còn phải mới lạ độc đáo.Do đó hướng phát triển của nhà hàng chúng tôi ngoài mang đến những bữa ăn mang hương vị đặc trưng của văn hóa ẩm thực Lào, còn muốn đem đến cho khách hàng những giá trị vô hình mà ở đó khách hàng cảm thấy được thỏa mản. Hướng tới mục tiêu nâng ẩm thực lên tầm nghệ thuật.

          • 2. Tài sản chiến lược

          • III. Mạng lưới đối tác của nhà hàng:

          • IV. Tương tác với khách hàng

            • 1. Khách hàng mục tiêu:

            • 2. Đáp ứng và hỗ trợ

            • 3. Cấu trúc định giá

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan