Tài liệu bồi dưỡng tổ trưởng CM - hè 2011

26 224 0
Tài liệu bồi dưỡng tổ trưởng CM - hè 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. Tài liệu tham khảo 1. Điều lệ trường trung học- Ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ- BGDĐT ngày 2/4/2007. 2. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ban hành kèm theo quyết định số 80/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008. 3. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. 4. Quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia ban hành kèm theo thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010. 5. Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010. 6. Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/10/2006 (có sửa đổi bổ sung). 7. Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. 8. Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 9/2/2010 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009. II. Mục đích yêu cầu: Trang bị cho Tổ trưởng chuyên môn ở các trường Trung học hệ thống khái niệm cơ bản về: + Giáo dục, quản lý, quản lý giáo dục và chức năng quản lý + Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn ở các cơ sở giáo dục phổ thông. + Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường Trung học phổ thông, nguyên tắc xử lý tình huống sư phạm của tổ trưởng chuyên môn trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn. Cung cấp và định hình một số mẫu biểu quản lý hành chính đối với tổ trưởng chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của tổ chuyên môn. + Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn. 1 Nội dung A. Hệ thống hoá một số khái niệm cơ bản 1. Giáo dục Trong thời đại ngày nay giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định, động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, chỉ có giáo dục mới đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội, giáo dục đã trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, có người cho rằng “Nếu nền kinh tế - xã hội là bộ mặt của một quốc gia, thì giáo dục là vầng trán của khuôn mặt đó”. Ta có thể hiểu khái niệm: " Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình phát triển của loài người từ thế hệ trước cho thế hệ sau". 2. Tổ chức bộ máy của nhà trường 2 2. Lãnh đạo : là khả năng gây ảnh hưởng, động viên, chỉ dẫn, chỉ thị người khác hành động nhằm thực hiện mục tiêu mong muốn. Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của công tác quản lý. 3. Quản lý: Có một số từ ngữ mang nội dung gần với nghĩa “quản lý” như: Quản trị, quản trang, quản tượng, quản thúc, quản ca Quản lý hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện, phát triển của xã hội loài người. Quản lý là một phạm trù khách quan, được ra đời một cách tất yếu do nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi thời đại. Khoa học quản lý cũng như nhiều khoa học xã hội - nhân văn khác, luôn gắn với tiến trình phát triển của xã hội loài người, mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc, tính thời đại. Cũng có thể hiểu quản lý gồm 2 đơn vị nội dung cơ bản: Cai quản và pháp lý. Ngày nay quản lý đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, một trong các quan niệm đó: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung nhằm thực hiện được những mục tiêu quản lý ”. Quan hệ nội hàm khái niệm quản lý: “Lơ mơ hai chữ Q, L Chợt ra mới rõ trong L có Q Q, L hai chức lơ mơ Bây giờ mới tỏ sau Q có L” 4. Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý 3 3. Quản lý giáo dục : 4 Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý giáo dục khác nhau, tựu trung ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục, nhằm đạt mục tiêu mà giáo dục đã đề ra. 4. Chức năng quản lý: Quản lý là những tác động hướng đích với chức năng lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều khiển và kiểm tra. Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua các chức năng quản lý. + Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu, các con đường, các biện pháp, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý. + Tổ chức là quá trình sắp xếp phân bổ công việc, chia sẻ quyền hành, nguồn lực cho các thành viên để họ có thể hoàn thành các mục tiêu xác định. Tổ chức là công cụ hết sức quan trọng của quản lý. + Chỉ đạo là quá trình các chủ thể quản lý điều khiển, hướng dẫn con người trong tổ chức để họ tự nguyện, nhiệt tình, tin tưởng, phấn đấu đạt các mục tiêu quản lý. + Kiểm tra là việc đo lường, đánh giá kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những ưu điểm và những hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức và lãnh đạo. Các chức năng quản lý có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong một môi trường quản lý xác định. 5 5. Tổ chuyên môn: * Điều lệ trường trung học quy định (Điều 16): Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viên, viên chức thiết bị thí nghiệm được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học. * Tổ chuyên môn có nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân theo kế hoạch giáo dục và phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. * Chế độ sinh hoạt tổ chuyên môn: 2 tuần một lần. 6. Tổ trưởng chuyên môn: * Tổ trưởng chuyên môn là giáo viên trường trung học, có đầy đủ các nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, của giáo viên chủ nhiệm lớp (nếu làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp), có quyền của giáo viên bộ môn và quyền giáo viên chủ nhiệm lớp (quy định tại điều 30, ,36 chương 4 trong điều lệ trường trung học). 6 * Tổ trưởng chuyên môn có tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực sau : * Tổ trưởng chuyên môn được Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng. * Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu tổ chuyên môn, có nhiệm vụ quản lý toàn diện hoạt động chuyên môn về việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, hướng dẫn tổ viên xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tham gia đánh giá xếp loại thành viên trong tổ, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật đối với giáo viên, quản lý tài sản tổ chuyên môn theo quy định của Hiệu trưởng, theo dõi và đề nghị nhà trường thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đối với các tổ viên. * Tổ trưởng chuyên môn tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của tổ chuyên môn, tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định (trừ giờ 3 tiết/tuần; phụ cấp trách nhiệm 0.25 lương cơ bản). 7 * Tổ trưởng chuyên môn chủ trì các hội nghị tổ chuyên môn và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định tại điều 16 - chương 2 của điều lệ trường trung học. B. Chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường Trung học 1. Chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn: 8 * Tổ trưởng chuyên môn có các chức năng quản lý như một người đứng đầu một đơn vị , được hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học. * Tổ trưởng chuyên môn có chức năng dự thảo kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, hướng dẫn thành viên trong tổ lập kế hoạch năm học của cá nhân. * Tổ trưởng chuyên môn còn có chức năng đặc biệt quan trọng là kiểm tra đánh giá toàn bộ hoạt động chuyên môn của các thành viên thuộc quyền theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của tổ và của nhà trường. * Tổ trưởng chuyên môn được hiệu trưởng giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình giảng dạy môn học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá theo quy định của các cấp quản lý giáo dục và kế hoạch năm học của nhà trường. * Tổ trưởng chuyên môn thực hiện qui chế dân chủ trong nhà trường, tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về giáo dục đào tạo cũng như các qui định, nếp sống văn hoá ở địa phương nơi cư trú. Tổ trưởng chuyên môn cùng với thành viên trong tổ xây dựng bầu không khí tâm lý, môi trường sư phạm thân thiện, cộng tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 9 2. Nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường trung học: 2.1. Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ chuyên môn. Theo quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia ban hành kèm theo thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010, hồ sơ tổ chuyên môn gồm có: Danh sách cán bộ giáo viên, kế hoạch năm học, báo cáo sơ kết học kỳ, báo cáo tổng kết năm học, nghị quyết tổ nhóm chuyên môn, các quyết định khen thưởng và các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trong năm học. Theo điều 27 - Điều lệ trường trung học, tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý sổ gọi tên - ghi điểm; sổ đầu bài; học bạ học sinh thuộc hệ thống hồ sơ của nhà trường. Ngoài ra tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý hồ sơ của giáo viên gồm: + Bài soạn + Kế hoạch giảng dạy theo tuần ( số báo giảng ). + Sổ dự giờ thăm lớp + Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp). Ngoài các hồ sơ theo quy định điều lệ trường trung học, tổ trưởng chuyên môn còn trực tiếp quản lý các hồ sơ khác theo quy định của Hiệu trưởng: 10 [...]... chất, tài sản của tổ chuyên môn do Hiệu trưởng quy định Tổ trưởng chuyên môn cùng với tổ công đoàn tham gia tổ chức và quản lý tài chính của tổ bao gồm: tài chính hoạt động chuyên môn do nhà trường cấp và quỹ tự có của các thành viên trong tổ Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn lập bảng dự toán tài chính phục vụ hoạt động chuyên môn 2.13 Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc đánh giá thi đua cá nhân, tổ chuyên... ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm học 2.2 Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ chuyên môn Vào đầu năm học, sau hội nghị cán bộ công chức tổ trưởng chuyên môn dự thảo và thông qua tổ về kế hoạch hoạt động chung, báo cáo Hiệu trưởng và được hiệu trưởng duyệt Tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch tổ đã được duyệt, hướng dẫn và yêu cầu các tổ viên... quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm Tổ trưởng chuyên môn nhận nghị quyết chỉ đạo của Hiệu trưởng, tổ chức hội nghị dân chủ bàn bạc phân công nhiệm vụ đầu năm học, báo cáo hiệu trưởng đề nghị phân công chuyên môn của tổ trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường Tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý các kế hoạch dạy học và giáo dục (Thời khoá biểu) của các tổ viên 2.4 Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc... 20/7/2010 Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn tham gia tổ chức và quản lý thao giảng cấp tổ và cấp trường theo chỉ đạo của Hiệu trưởng Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học ban hành kèm theo quyết định số 80/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008, theo đó tổ trưởng, tổ phó chuyên môn dự giờ của giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 4 tiết dạy/1giáo viên/năm... dụng nội dụng đợt tập huấn bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trong quá trình xây dựng kế hoạch công tác tổ chuyên môn Trong đó chú ý các nội dung sau: - Kế hoạch họat động của tổ, trong đó nêu đủ các chỉ tiêu, định mức: dự giờ, làm đồ dùng dạy học, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích, hội giảng, báo cáo chuyên đề, tổ chức ngoại khoá, kế hoạch... môn của Sở, bồi dưỡng chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn b.) Khoa học: Nội dung ghi chép rõ ràng, khoa học c.) Hiệu quả: Có hiệu quả thiết thực phục vụ cho cá nhân trong việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 1.7 Phân phối chương trình bộ môn, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng bộ môn 1.8.Sổ hội họp 1.9.Lịch báo giảng a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng dự... mọi hoạt động quản lý tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn cần soạn thảo chương trình làm việc, chương trình hội nghị tổ trước khi họp tổ chuyên môn định kỳ tháng, học kỳ, năm học và thông báo ở phòng tổ chuyên môn để mọi thành viên trong tổ tham khảo nhằm tiết kiệm thời gian hội họp III Các biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn : Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy - học phát huy đầy đủ... dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm - Về phía nhà trường, tổ chuyên môn : phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học - Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ, nhóm chuyên môn triển khai học tập chuyên đề Sau đó có thao giảng minh họa Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm... nghiệp/năm 2.7 Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý phân công giáo viên dạy thay đồng nghiệp đi công tác hoặc nghỉ theo chế độ bảo hiểm, lưu giữ hồ sơ phân công dạy thay 2.8 Tổ trưởng chuyên môn quản lý giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên tham gia ôn thi tuyển sinh ĐH, CĐ và phụ đạo học sinh yếu trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường và của tổ chuyên môn 2.9 Tổ trưởng chuyên... sở, CSTĐ cấp tỉnh + Danh hiệu thi đua tập thể tổ: Tổ lao động tiên tiến, tập thể tổ lao động xuất sắc + Hình thức khen: Giấy khen, bằng khen 2.14 Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc thu nộp hồ sơ của tổ chuyên môn và cá nhân trong tổ về văn phòng nhà trường vào cuối năm học gồm có: Sổ nghị quyết tổ nhóm chuyên môn, sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm, kế hoạch tổ chuyên môn, kết quả thao giảng năm học, kết . quản lý cơ sở vật chất, tài sản của tổ chuyên môn do Hiệu trưởng quy định. Tổ trưởng chuyên môn cùng với tổ công đoàn tham gia tổ chức và quản lý tài chính của tổ bao gồm: tài chính hoạt động chuyên. học của tổ và của nhà trường. * Tổ trưởng chuyên môn được hiệu trưởng giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình giảng dạy môn học, bồi dưỡng. cán bộ công chức tổ trưởng chuyên môn dự thảo và thông qua tổ về kế hoạch hoạt động chung, báo cáo Hiệu trưởng và được hiệu trưởng duyệt. Tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch tổ đã được duyệt,

Ngày đăng: 22/10/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • III. Các biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn :

    • 1. Biện pháp thứ nhất : triển khai các văn bản chuyên môn và lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

    • 2. Biện pháp thứ hai : Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh..

    • 3. Biện pháp thứ ba : Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng, hội họp.

    • 4. Biện pháp thứ tư : Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn

    • 5. Biện pháp thứ năm : Tin học hóa việc cộng điểm, xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh.

    • 6. Biện pháp thứ sáu : Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan