BÀI 27 SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT I. MỤC TIÊU - Lấy được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. - Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này. II. CHUẨN BỊ Đối với GV: Vẽ to các bảng 27.1, 27.2 SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1. TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (5 phót) GV: - Trong các hiện tượng cơ và nhiệt luôn xảy ra sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng cũng giống như cơ năng và nhiệt năng. - Cơ năng, nhiệt năng là các dạng năng lượng. Trong khi truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, các năng lượng trên tuân theo một trong những định luật tổng quát nhất của tự nhiên mà chúng ta sẽ học trong bài này. Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng (10 phút) GV: I. Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác HS: - Cá nhân thực hiện các hoạt động nêu - Treo bảng 27.1. - Yêu cầu HS thực hiện C1, theo dõi và giúp đỡ HS khi cần thiết. - Tổ chức cho HS thảo luận trên lớp về những vấn đề của C1. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Từ các hiện tượng trên đây em rút ra nhận xét gì? trong C1. Tham gia thảo luận những vấn đề đã nêu trong C1. - HS trả lời; Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác. Hoạt động 3. Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng (10 phút) GV: - Treo bảng 27.2. - Yêu cầu HS thực hiện C2. - Tổ chức cho HS thảo luận trên lớp về những vấn đề của C2. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Từ các hiện tượng ở bảng 27.2, em có thể nhận xét gì về sự chuyển hóa năng lượng II. Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng HS: - Cá nhân thực hiện các hoạt động nêu trong C2. Tham gia thảo luận những vấn đề đã nêu trong C2. - HS trả lời: Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, từ động năng sang thế năng, từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại. Hoạt động 4. Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng (10 phút) GV: - Thông báo cho HS biết về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. - Yêu cầu HS đọc nội dung định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Yêu cầu HS thực hiện C3, thảo luận trên lớp về những ví dụ đã tìm ra. III. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - HS đọc nội dung định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. - HS thực hiện C3: Tìm ví dụ minh hoạ cho định luật và thảo luận về những ví dụ này. Hoạt động 5. Vận dụng (10 phút) - Yêu cầu HS hoàn thành C4, làm việc cá nhân với C4 rồi đưa ra thảo luận trên lớp, phân tích, chỉ ra sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các ví dụ mà HS đưa ra. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thực hiện C5, C6; cử đại diện trình bày trên lớp. - Hướng dẫn, giúp đỡ HS tìm ra câu trả - HS làm việc cá nhân, thực hiện các hoạt động trong C4. - Tham gia thảo luận những ví dụ đưa ra. - HS thảo luận theo nhóm, thực hiện các hoạt động trong C5, C6. lời đúng. - Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”, chỉ cho HS thấy được năng lượng được bảo toàn trong TN của nhà bác học Jun. - Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập từ 27.1 đến 27.6 SBT. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. - HS đọc phần “Có thể em chưa biết”. - HS ghi bài tập về nhà . BÀI 27 SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT I. MỤC TIÊU - Lấy được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, . ra sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng cũng giống như cơ năng và nhiệt năng. - Cơ năng, nhiệt năng là các dạng năng lượng. Trong. năng sang thế năng, từ cơ năng sang nhiệt năng và ngược lại. Hoạt động 4. Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng (10 phút) GV: - Thông báo cho HS biết về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng