1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng quan về ngành thủy sảnx

10 679 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 65,3 KB

Nội dung

tai lieu

1. Tổng quan về ngành thủy sản Với bờ biển trải dài hơn 3200KM, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế rông hơn một triệu km 2 . Việt nam cũng có mặt nước nội địa rộng lớn nhờ hệ thống song ngòi , đầm phá, và một nền văn minh lúa nước lâu đời. những yếu tố này giúp Việt Nam phát triển nghành thủy sản. và từ lâu việt nam đã là nước nổi tiếng với sản lượng xuất khẩu thủy sản hang đầu trong khu vực. Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn1998-2008 đạt 18%/năm. Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh , một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài người .Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại , không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai thác tới trần , vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp vào những thiếu hụt đó . Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng 0sản lượng thuỷ sản thế giới , nhưng chiếm tới gần 30% sản lượng dùng làm thực phẩm . Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các chủng loại : cá, nhuyễn thể giáp xát , rong tảo và một số loài khác . Nuôi trồng thuỷ sản có quy mô rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước : từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến những trang trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn . Cùng với việc gia tăng sản xuất , thương mại thuỷ sản toàn cầu cũng phát triển một cách nhanh chóng đặc biệt là các hàng hoá thuỷ sản sống và tươi đang tăng nhanh . Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình công nghiệp hoá , đô thị hoá ngày càng làm thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng thêm sự diễn biến bất lợi của thiên nhiên …sẽ làm cho lương thực thực phẩm là mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới .Trong điều kiện đó sản phẩm thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng vì vậy phát triển sản xuất thuỷ sản ở những nơi có điều kiện không còn đơn thuần là sự đòi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ , giải quyết công ăn việc làm mà ngành sản xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành kinh doanh có lãi suất cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế . Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta . Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, song nhiều mặt hàng thủy sản vẫn tìm được chỗ đứng riêng cho mình và duy trì tốc độ tăng trưởng. Điển hình là mặt hàng tôm, so với 10 tháng đầu năm 2008, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và hàng khô tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra, basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại giảm 8,6%. 2. Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản - Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (nghị định 09 NQ-CP ngày 15-06-2000 ) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc . - Ngành thuỷ sản đã có một thời khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới (khoảng 20 năm) của nền kinh tế hướng theo thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã tạo được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã tăng đáng kể. Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới. - Viêt Nam có bờ biển dài 3260 km với 112 cửa sông rạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong phú. Các vùng biển Việt nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó hải sản được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ – một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thuỷ sản thế giới hiện nay. Trong vùng biển độc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% nà tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác 1.4 đến 1.6 triệu tấn thuỷ sản các loại hàng năm trong đó có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như : tôm hùm, cá ngừ sò huyết…Với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản Việt nam rất dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm . Nhìn chung có thể phát triền thuỷ sản khắp các nơi trên toàn đất nước, ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng. Tuy nhiên , Việt nam có một số vùng sinh thái đất thấp, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng, nơi có thể đưa nước mặn vào rất sâu tạo ra một vùng nuôi nước lợ hoặc nuôi trồng thuỷ hải sản kết hợp với trồng lúa và các hợp đồng canh tác nông nghiệp khác rộng lớn gần 1 triệu ha. Trong hệ sinh thái này có thể tiến hành các hợp đồng nuôi trồng thuỷ hải sản vừa có chất lượng cao vừa có giá thành hạ mà các hệ thống canh tác khác không thể có những lợi thế cạnh tranh đó được. Lợi thế này đặc biệt phát huy thế mạnh trong cạnh tranh với hệ thống nuôi trồng công nghiệp khi giá cả thuỷ sản trên thị trường thế giới ở mức thấp nhất là mặt hàng tôm. - Việt nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra một tiềm năng và triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp. - Việt nam có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, sẽ thích hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi dùng loại lao động này trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Chính nhờ những lợi thế trên mà ngành thuỷ sản Việt nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của kinh tế nước ta. Trong những năm qua ngành thuỷ sản đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định và mức tăng tổng sản lượng thuỷ sản bình quân hàng năm trên 4% , giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 10% đến 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam hàng năm. Năm 1999 tổ chức lưong thực thế giới đã xếp Việt nam vào vị trí thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong các nước ASEAN sau Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên từ năm 1990 đến nay. Mặt khác cơ cấu sản phẩm xuất khẩu rất phong phú: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam là tôm các loại như: tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm bạc có giá trị xuất khẩu cao và chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu, mực và cá chiếm 17% và 15,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo báo của tổng cục hải quan năm 1998, mặt hàng thuỷ sản Việt nam đã có mặt trên 34 nước trên thế giới với tổng kim ngạch 856,6 triệu USD. Thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam là các nước Châu âu, 13 nước Châu á và Mỹ, trong đó Mỹ đang là thị trường mục tiêu mà chúng ta hướng vào nhất là sau khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ được thông qua, cơ hội cho các ngành xuất khẩu của Việt nam đưa hàng vào thị trường Mỹ trong đó có thuỷ sản ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên Việt nam không phải là đối tác duy nhất của Mỹ, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ có nhiều đối thủ cạnh tranh với ta như: Indonesia, Canada, Trung Quốc…thị phần thuỷ sản Việt nam trên thị trường Mỹ còn rất khiêm tốn. Đó là một đòi hỏi, thách thức rất lớn đối với nhà hoạch định chiến lược của Việt nam. 3. Những thách thức của ngành thuỷ sản Việt nam Để phát triển ngành thuỷ sản một cách bền vững và có hiệu quả cao chúng ta cần phải nhận thức rõ những thách thức đang đặt ra, đó là: • Quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép rất lớn cả về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái đối với nghề khai thác hải sản . • Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đồng bộ với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác, nuôi trồng, chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp . • Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với đối thủ cạnh tranh . • Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng sản phẩm thuỷ sản của các nước nhập khẩu. • Sự hội nhập quốc tế với sự rỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự gia tăng dần vị thế của thuỷ sản Việt nam trên trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, với nhiều phương thức khác nhau trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường Việt nam . • Môi trường cho phát triển thuỷ sản là môi trường hết sức linh hoạt và nhạy cảm. Việc phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch, không chú ý bảo đảm các điều kiện an toàn sinh thái và an toàn vệ sinh thức phẩm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng có tính chất lâu dài về môi trường, thị trường và xã hội . 4. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản ở việt nam a. Nhập khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2012 (theo sản phẩm) Năm 2012, Việt Nam NK nhiều nhất cá ngừ và cá tươi/đông lạnh (trừ cá ngừ, cá tra mã HS 0302 và 0303) với giá trị lớn nhất, lần lượt đạt 188,5 triệu USD và 175,2 triệu USD. Ngoài ra, do sản lượng tôm nuôi nội địa giảm mạnh vì dịch bệnh nên giá trị NK tôm các loại cũng đạt khá cao, 158 triệu USD. Trong năm vừa qua, giá trị NK tôm chân trắng và tôm sú sống, tươi, đông lạnh tăng mạnh, đạt 64,5 triệu USD và 52,8 triệu USD. SẢN PHẨM GT (USD) Cá các loại khác 245.442.29 8 Cá chế biến đóng hộp (mã HS 16) 2.561.848 Cá chế biến khác (mã HS 16) 2.747.714 Cá giống 328.696 Cá khô (mã HS 0305, trừ cá ngừ, cá tra) 2.900.153 Cá sống + cá cảnh (mã HS 0301) 77.088 Cá tươi/đông lạnh (trừ cá ngừ, cá tra) (mã HS 0302 và 0303) 175.207.73 1 Chả cá và surimi 607.395 Nước mắm 222.803 Philê cá và các loại thịt cá (không bao gồm chả cá và surimi) (trừ cá ngừ, cá tra) mã HS 0304 60.788.870 Cá ngừ 188.536.33 7 Cá ngừ đóng hộp (mã HS 16) 721.205 Cá ngừ chế biến khác (mã HS 16) 272.282 Cá ngừ sống/tươi/đông lạnh/ khô (mã HS 03, trừ cá mã HS 0304) 172.411.99 3 Cá ngừ mã HS 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) 15.130.856 Cá tra 4.614.498 Cá tra sống/tươi/đông lạnh/ khô (mã HS 03, trừ cá mã HS 0304) 30.420 Cá tra mã HS 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) 4.584.079 Cua ghẹ và giáp xác khác 19.182.589 Cua ghẹ và giáp xác khác chế biến (mã HS 16) 47.654 Cua ghẹ và giáp xác khác khô/muối/sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) 19.134.935 Mực và Bạch tuộc 23.409.492 Bạch tuộc chế biến (mã HS 16) 18.071 Bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) 4.001.529 Mực chế biến khác (mã HS 16) 51.162 Mực sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) 19.338.730 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 14.166.578 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống/tươi/đông lạnh (mã HS 0307) 13.443.012 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ chế biến (mã HS 160590) 723.566 Nhuyễn thể khác 101.909 Hải sâm 101.584 Nhím biển 314 Trùn biển 11 Tôm các loại 158.011.02 8 Tôm chân trắng chế biến (mã HS 16) 1.607.225 Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) 64.514.229 Tôm sú chế biến khác (mã HS 16) 1.972.548 Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) 52.831.230 Tôm giống 8.517.338 Tôm loại khác chế biến khác (mã HS 16) 602.015 Tôm loại khác khô (mã HS 03) 21.979 Tôm loại khác sống/tươi/đông lạnh (mã HS 03) 27.944.463 Tổng 653.464.72 8 Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang các thị trường chính năm 2012 Năm 2012 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường. Top 10 thị trường chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc & Hồng Kong, ASEAN, Australia, Canada, Mexico và Nga chiếm 85% giá trị XK. Dưới đây là cơ cấu sản phẩm thủy sản XK sang 5 thị trường chính: Mỹ: Vượt qua EU đứng đầu về NK thủy sản Việt Nam chiếm gần 19,4% tổng giá trị XK với tổng giá trị NK 1,19 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2011. Mỹ đứng đầu về NK cá ngừ của Việt Nam (chiếm 44% tổng giá trị XK cá ngừ) với doanh số năm 2012 ước đạt 245 triệu USD, tăng 43% so với năm 2011. Là thị trường tiêu thụ tôm và cá tra đứng thứ 2 sau EU. Trong đó NK tôm từ VN đạt khoảng 455 triệu USD, giảm 19% so với năm 2011, NK cá tra đạt khoảng 359 triệu USD, tăng 8% so với năm ngoái. Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Mỹ năm 2012 Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%) Tôm 454.570.174 38,1 Cá tra 358.864.975 30,1 Cá ngừ 244.734.269 20,5 Cá các loại khác 64.010.841 5,4 Cua ghẹ và giáp xác khác 53.266.942 4,5 Mực và bạch tuộc 9.797.877 0,8 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 6.964.446 0,6 Tổng cộng 1.192.209.524 100,0 EU: Chiếm 18,5% giá trị XK thủy sản của Việt Nam. NK thủy sản từ Việt Nam liên tục giảm qua các tháng, cả năm đạt khoảng 1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011. Trong đó, tôm giảm mạnh nhất (-24,5%) đạt 311 triệu USD, cá tra giảm 19% đạt 426 triệu USD, mực, bạch tuộc giảm 19% đạt 100 triệu USD. Riêng cá ngừ Việt Nam XK sang thị trường EU vẫn tăng trưởng tốt (+43%) với khoảng 114 triệu USD. Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang EU năm 2012 Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%) Cá tra 425.836.27 9 37,5 Tôm 311.737.00 2 27,5 Cá ngừ 113.831.30 7 10,0 Cá các loại khác 108.726.83 7 9,6 Mực và bạch tuộc 99.607.140 8,8 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 52.552.670 4,6 Cua ghẹ và giáp xác khác 23.023.906 2,0 Tổng cộng 1.135.315.1 41 100,0 Nhật Bản: Năm 2012, NK thủy sản từ Việt Nam đạt gần 1,10 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2011. Là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, nhưng năm 2012 đã dựng lên rào cản Ethoxyquin đối với tôm NK từ Việt Nam, khiến cho kết quả XK sụt giảm vào cuối năm. XK tôm sang Nhật cả năm đạt 618 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2011 do kết quả nửa đầu năm luôn tăng trên 20%. Ngoài ra, XK các mặt hàng chính khác như mực, bạch tuộc, cá ngừ và chả cá surimi vẫn duy trì tăng trưởng khả quan (13 - 33%) Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Nhật Bản năm 2012 Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%) Tôm 617.747.203 56,3 Cá các loại khác 249.061.837 22,7 Mực và bạch tuộc 143.860.507 13,1 Cá ngừ 54.238.204 4,9 Cua ghẹ và giáp xác khác 21.379.923 1,9 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 7.935.017 0,7 Cá tra 2.886.765 0,3 Tổng cộng 1.097.109.455 100,0 Hàn Quốc: Chiếm 8,3% tỷ trọng XK thủy sản của Việt Nam, năm 2012 đạt giá trị NK từ Việt Nam 509 triệu USD, tăng 6,5%so với năm 2011. Là thị trường ổn định và tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam, nhất là các mặt hàng mực, bạch tuộc, chả cá surimi, tôm và cá ngừ. Là thị trường đứng thứ 5 về tiêu thụ tôm của Việt Nam, chiếm gần 8% tỷ trọng, nhưng từ cuối năm 2012, Hàn Quốc đã áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm NK từ Việt Nam, vì vậy XK tôm sang thị trường này năm 2013 sẽ khó khăn hơn. Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Hàn Quốc năm 2012 Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%) Tôm 171.400.264 33,7 Cá các loại khác 171.262.991 33,7 Mực và bạch tuộc 148.301.368 29,1 Cá ngừ 7.440.049 1,5 Cá tra 5.038.076 1,0 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 2.658.664 0,5 Cua ghẹ và giáp xác khác 2.657.131 0,5 Tổng cộng 508.758.544 100,0 Trung Quốc: Là thị trường đứng thứ 5, chiếm 6,7% tỷ trọng, đạt tăng trưởng khả quan trên 26%, trị giá 419 triệu USD, nhưng tiềm ẩn mối lo ngại cho Việt Nam, vì Trung Quốc đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường XK thủy sản, nhất là mặt hàng tôm. Trung Quốc đứng thứ 4 về NK tôm từ VN với 255 triệu USD, tăng 14%, chưa kể đến việc thương lái Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu qua đường tiểu ngạch, kể cả tôm có bơm chích tạp chất, gây xáo trộn thị trường tôm nguyên liệu trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng tôm của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Trung Quốc năm 2012 SẢN PHẨM GT (USD) Tỷ lệ GT (%) Tôm 255.431.528 60,9 Cá tra 72.966.792 17,4 Cá các loại khác 45.172.402 10,8 Mực và bạch tuộc 24.381.568 5,8 Cá ngừ 13.728.754 3,3 Cua ghẹ và giáp xác khác 5.887.836 1,4 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 1.607.921 0,4 TỔNG CỘNG 419.176.799 100,0 b. Việt Nam tiếp tục tăng nhập khẩu thủy sản để gia công xuất khẩu Năm 2012, Việt Nam tiếp tục tăng NK thủy sản nguyên liệu để phục vụ cho gia công chế biến hàng XK, đáp ứng nhu cầu đặt hàng thị trường do thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước. Theo thống kê của Hải quan, năm 2012, NK thủy sản của Việt Nam đạt 655 triệu USD, tăng 21% so với năm 2011. Trong đó, NK tập trung chủ yếu vào các mặt hàng hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc, cá hồi và tôm (bao gồm cả tôm sú, tôm chân trắng và tôm biển). Các nguồn cung cấp chính thủy sản nguyên liệu cho Việt Nam gồm Đài Loan (cung cấp chủ yếu là cá ngừ vằn), Ấn Độ và Indonesia (cung cấp tôm sú), Thái Lan (tôm chân trắng), Nhật Bản và Hàn Quốc (cá ngừ và mực, bạch tuộc)… c. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 1/1 đến 15/2/2013 ( theo sản phẩm) Từ 1/1 đến 15/2/2013, giá trị XK thủy sản chính ngạch của cả nước đạt 617,8 triệu USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu thị trường và các nhóm hàng XK chính như sau (GT: giá trị, triệu USD). SẢN PHẨM Tháng 1/2013 (GT) Nửa đầu T2/2013 (GT) So với nửa đầu Từ 1/1 đến So với cùng kỳ 2012 T2/2012 (%) 15/2/2013 (GT) (%) Tôm các loại (mã HS 03 và 16) 149,061 39,503 -39,3 188,5 64 +2,5 trong đó: - Tôm chân trắng 56,393 15,347 -25,8 71,74 0 +12,3 - Tôm sú 76,511 20,859 -43,5 97,37 0 -1,5 Cá tra (mã HS 03 và 16) 163,267 33,720 -53,7 196,9 86 +4,3 Cá ngừ (mã HS 03 và 16) 47,874 30,774 +71,4 78,64 8 +55,7 trong đó: - Cá ngừ mã HS 16 19,196 4,678 +3,4 23,87 4 +71,1 - Cá ngừ mã HS 03 28,678 26,096 +94,3 54,77 4 +49,9 Cá các loại khác (mã HS 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra) 71,757 16,343 -20,1 88,10 0 +28,5 Nhuyễn thể (mã HS 0307 và 16) 46,437 9,249 -40,5 55,70 4 +1,7 trong đó: - Mực và bạch tuộc 39,928 6,988 -47,7 46,91 6 -3,1 - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 6,486 2,261 +4,4 8,747 +37,5 Cua, ghẹ và Giáp xác khác (mã HS 03 và 16) 8,288 1,467 -55,6 9,755 -5,5 TỔNG CỘNG 486,683 131,075 -32,8 617,7 58 +10,9 Nhìn chung Hàng thủy sản: xuất khẩu trong tháng là 279 triệu USD, giảm 42,5% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu trong 2 tháng/2013 lên 760 triệu USD, bằng với cùng kỳ năm 2012. Đối tác dẫn đầu nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam là EU với 144 triệu USD, giảm 7,6%. Tiếp theo là Hoa Kỳ: gần 144 triệu USD, tăng 7,0%; Nhật Bản: 114 triệu USD, giảm 10,1% và Hàn Quốc đạt 51triệu USD, giảm 17,4%;… so với 2 tháng/2013. . 1. Tổng quan về ngành thủy sản Với bờ biển trải dài hơn 3200KM, Việt Nam có vùng đặc quyền. cơ cấu sản phẩm thủy sản XK sang 5 thị trường chính: Mỹ: Vượt qua EU đứng đầu về NK thủy sản Việt Nam chiếm gần 19,4% tổng giá trị XK với tổng giá trị NK

Ngày đăng: 26/03/2013, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w