1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế

53 1,9K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 265,92 KB

Nội dung

Xuất phát từ mục tiêu nhiệm vụ dạy học môn Lịch sử ở tiểu học hiện nay là cung cấp cho học sinh (HS) một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay. Đồng thời hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng như quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó báo cáo kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; đặc biệt là vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống… Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen tích cực trong học tập.

Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, sự phát triển của xã hội luôn gắn liền với sự phát triển của giáo dục và giáo dục quyết định cho sự phát triển của xã hội. Với yêu cầu của đất nước, của xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay thì công tác giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao. Như vậy muốn đất nước ngày càng phát triển thì phải đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó việc cải tiến và đổi mới phương tiện dạy học (PTDH) là một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc đổi mới PTDH trên phạm vi cả nước vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó việc sử dụng phương tiện dạy học vẫn chưa được sử dụng đồng bộ, chủ yếu tập trung nhiều ở những trường thành phố, còn ở vùng nông thôn và miền núi thì vẫn chưa được đáp ứng đủ và còn gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ mục tiêu nhiệm vụ dạy học môn Lịch sử ở tiểu học hiện nay là cung cấp cho học sinh (HS) một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay. Đồng thời hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng như quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó báo cáo kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; đặc biệt là vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống… Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen tích cực trong học tập. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử hiện nay là học Lịch sử không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, HS học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 1 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. khoa mà là: HS thông qua quá trình làm việc với sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. "Ngay ở tiểu học HS cũng cần phải được làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của các nhà sử học, dù mức độ chỉ dừng ở lại ở các hình thức sơ đẳng nhất." (Sách tra cứu về lí luận dạy học lịch sử. Duesseldorf, 1992, tr. 544). Là một giáo viên (GV) tiểu học tương lai, tôi vẫn luôn suy nghĩ môn Lịch sử là một môn học khó hứng thú đối với HS. Như vậy phải làm cách nào để khơi gợi cho các em sự hứng thú học tập môn này. Muốn vậy, GV không chỉ cần có kiến thức lịch sử một cách chính xác mà còn phải vận dụng những phương pháp, PTDH một cách linh hoạt và phù hợp. Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế.”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng PTDH môn Lịch sử và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng những phương tiện này trong việc nâng cao tính tích cực, hứng thú cho HS lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng sử dụng PTDH trong dạy học môn Lịch sử 4 trường Tiểu học Phú Sơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này phải thực hiện những nhiệm vụ sau: 4.1. Nghiên cứu một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. 4.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng PTDH trong môn Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Phú Sơn. + Thiết kế phiếu điều tra: GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 2 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiết kế phiếu điều tra HS để tìm hiểu thái độ, ý thức, sự hứng thú và mong muốn của HS đối với việc học tập môn Lịch sử cũng như đối với việc sử dụng PTDH trong môn Lịch sử của GV. + Điều tra, xử lí kết quả để rút ra kết luận về thái độ học tập, mong muốn của HS về việc sử dụng các PTDH lịch sử của GV. Đồng thời biết được hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện đó thông qua cái nhìn của HS. + Phỏng vấn GV để tìm hiểu về cơ sở vật chất của trường và việc sử dụng các PTDH môn Lịch Sử (các PTDH thường dùng, thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương tiện, hiệu quả sử dụng phương tiện); tìm hiểu hoàn cảnh chung, thái độ học tập của HS. + Dự giờ một tiết dạy lịch sử của GV để tìm hiểu GV sử dụng các phương tiện dạy học như thế nào, có đảm bảo các yêu cầu không. + Xem vở ghi của HS để biết được việc ghi chép và mức độ hiểu bài của các em như thế nào. 4.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong phạm vi sử dụng PTDH để dạy môn Lịch sử cho HS lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn. 6. Giả thuyết nghiên cứu Việc tìm hiểu được thực trạng và đề xuất một số biện pháp hiệu quả trong việc sử dụng PTDH môn Lịch sử sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn này ở trường Tiểu học Phú Sơn. 7. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu cơ sở lí luận nhằm làm rõ vấn đề khoa học 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra đối tượng và lấy kết quả GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 3 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. khách quan nhất phục vụ cho việc nghiên cứu. 7.3. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn HS và GV tại trường từ đó thống nhất tối đa kết quả nghiên cứu. 7.4. Phương pháp thống kê toán học: dựa trên những số liệu thu thập được từ bảng hỏi, từ đó xử lí số liệu để đưa ra kết luận. 7.6. Phương pháp quan sát: dự giờ để biết được GV sử dụng các PTDH trong môn Lịch sử như thế nào; quan sát sản phẩm giáo dục, cụ thể ở đây là vở ghi của HS để biết được trong quá trình dạy học Lịch sử, cùng với viêc kết hợp sử dụng các PTDH thì HS hiểu bài đến đâu, các em ghi chép được những nội dung gì… GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 4 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương tiện dạy học trongdạy học môn Lịch sử lớp 4 1.1. Khái niệm 1.1.1. Phương tiện dạy học là gì? Phương tiện dạy học (bao gồm thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học…) “là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học” (Theo Lotx,Klinbơ (Đức)). Theo các chuyên gia thiết bị dạy học của Việt Nam, thiết bị dạy học là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học…hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo,đảm bảo phục vụ mục đích dạy học. PTDH bao gồm máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật, hóa chất, tranh ảnh, đồ dùng giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, thiết bị nghe nhìn và các thiết bị trực quan khác. • Thiết bị dạy học lịch sử là loại phương tiện chứa đựng, chuyển tải lượng thông tin đối với GV trong quá trình giảng dạy và là nguồn tri thức phong phú đa dạng, nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức đối với HS. Sử dụng các thiết bị dạy học một cách hiệu quả sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học của thầy và trò, chống lại việc “dạy chay”, “học chay”, một tình trạng phổ biến ở nhiều trường hiện nay. 1.1.2. Phân loại phương tiện dạy học Có thể phân loại các PTDH theo một vài cách khác nhau tùy theo quan điểm sử dụng. GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 5 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. - Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện, PTDH có thể được phân làm hai phần: phần cứng và phần mềm. + Phần cứng bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện này có thể là: các máy chiếu (phim, ảnh, xi nê), radio, ti vi, máy dạy học, máy tính điện tử, máy phát thanh và truyền hình Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Khi sử dụng phần cứng, người GV đã cơ giới hóa và điện tử hóa quá trình dạy học, mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt. + Phần mềm là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, KHKT để xây dựng nên cho HS một khối lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho HS. Phần mềm bao gồm: chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa - Dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các PTDH thành hai loại: phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học. + Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng cụ được GV sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho HS. Đó có thể là: • Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy quay phim • Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ tay tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học ) • Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm, đĩa ghi âm, các chương trình phát thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh, phim dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình ) GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 6 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. • Các vật mẫu, mô hình, tranh lắp ghép, phương tiện và vật liệu thí nghiệm, máy luyện tập, các phương tiện sản xuất + Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học là những phương tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục. Phương tiện hỗ trợ bao gồm các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố định, bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng Phương tiện điều khiển bao gồm các loại sổ sách, tài liệu ghi chép về tiến trình học tập, về thành tích học tập của HS. - Dựa vào cấu tạo của phương tiện có thể phân các loại PTDH thành hai loại: các PTDH truyền thống và các phương tiện nghe nhìn hiện đại. 1.2. Đặc trưng môn Lịch sử lớp 4 1.2.1. Khái quát môn Lịch sử lớp 4 Tổng quát Phân bài Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng thế kỉ VI trước công nguyên đến khoảng năm 179 trước công nguyên) Bài 1. Nước Văn Lang Bài 2. Nước Âu Lạc Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến 938) Bài 3. Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc Bài 4. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) Bài 5. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938) Bài 6. Ôn tập Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009) Bài 7. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bài 8. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226) Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long Bài 10. Chùa thời Lý Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) Nước Đại Việt thời Trần (từ Bài 12. Nhà Trần thành lập GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 7 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. năm 1226 đến năm 1400) Bài 13. Nhà Trần và việc đắp đê Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông Bài 15. Nước ta cuối thời Trần Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỉ XV) Bài 16. Chiến thắng Chi Lăng Bài 17. Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước Bài 18. Trường học thời Hậu Lê Bài 19. Văn học và khoa học thời Hậu Lê Bài 20. Ôn tập Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII Bài 21. Trịnh Nguyễn phân tranh Bài 22. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong Bài 23. Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII Bài 24. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786) Bài 25. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) Bài 26. Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858) Bài 27. Nhà Nguyễn thành lập Bài 28. Kinh thành Huế Bài 29. Tổng kết 1.2.2. Đặc trưng môn Lịch sử lớp 4 Đặc trưng nổi bật của môn Lịch sử lớp 4 là: - Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử phải thông qua những dấu tích của quá khứ, cũng như chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Do đó, việc đầu tiên, tất yếu không thể không tiến hành là cho HS tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Ở tiểu học cần có những biểu tượng về các sự kiện đã diễn ra, cần phải tạo ra được nhận thức của HS những hình ảnh cụ thể, sinh động, rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan hệ xã hội cụ thể. GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 8 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. - Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của HS theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, HS học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà: HS thông qua quá trình làm việc với sử liệu, tự tạo ra cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. “Ngay ở tiểu học, HS cũng phải được làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của các nhà sử học, dù mức độ của nó chỉ dừng lại ở các hình thức sơ đẳng nhất”. Điều đó cũng có nghĩa là, ngay ở tiểu học, quan niệm học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện lịch sử cần được bỏ đi, phải được thay thế quan niệm mới: học tập lịch sử là làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử theo nghĩa rộng của nó” Cần phải thay đổi quan niệm rằng học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện lịch sử tức là không phải là sự cung cấp sẵn cho HS những thông tin về các sự kiện đã diễn ra mà HS phải được làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử, rồi tự phát hiện ra dấu hiệu về các sự kiện đó mà hình thành dần trong nhận thức biểu tượng về chúng. 1.3. Các phương tiện có thể sử dụng trong quá trình dạy học môn Lịch sử lớp 4 PTDH phân môn Lịch sử rất phong phú và đa dạng: hình vẽ trên bảng, các loại tranh ảnh lịch sử, sơ đồ, bản đồ, lược đồ, sách giáo khoa, phim tư liệu, máy chiếu, các phần mềm ứng dụng phục vụ việc soạn bài, băng hình, đĩa CD,… Cụ thể như sau: • Các phương tiện truyền thống:  Bảng dạy học: Ngày nay, tuy đã có nhiều phương tiện khác như máy chiếu, slide, video bảng dạy học vẫn được sử dụng rộng rãi trong lớp học. Đặc biệt đây là phương tiện không thể thiếu trong dạy học Lịch sử. Tác dụng: + Bảng dạy học là một phương tiện hỗ trợ cho giáo viên để truyền thụ kiến thức cho học sinh. GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 9 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. + Bảng dạy học là một phương tiện đặc biệt cần thiết để dạy ngôn ngữ, khoa học cơ bản, kỹ thuật Sử dụng giúp cho buổi dạy thêm sinh động, giúp cho HS tiếp thu bài giảng dễ dàng và tập trung. + Bảng dạy học tạo điều kiện thuận lợi (mà nhiều phương tiện khác không có được) cho giáo viên trình bày nội dung bài giảng, hình vẽ biểu diễn và nêu trọng tâm vấn đề cần truyền thụ cũng như nhấn mạnh các đặc điểm cần ghi nhớ của vấn đề trình bày.  Hình vẽ trên bảng (HVTB): Hình vẽ là một trong những loại phương tiện truyền thống thường được sử dụng trong dạy học lịch sử. HVTB thường được GV trực tiếp vẽ trong quá trình giảng dạy và phải đạt được các yêu cầu khi sử dụng loại phương tiện này. HVTB có thể được vẽ một cách tổng quát hoặc theo chi tiết, HVTB có thể là hình hai chiều hoặc hình ba chiều. Hình vẽ trên bảng chỉ được thực hiện khi có GV vì nó không có khả năng truyền đạt tất cả các tính chất của đối tượng nghiên cứu, của các hiện tượng và quá trình xảy ra. Trong quá trình giảng bài, GV có thể bổ sung các chi tiết để minh họa các vấn đề được nêu. Hình vẽ trên bảng cần được xuất hiện trong thời gian dạy học khi cần minh họa các vấn đề được giáo viên thuyết giảng bằng lời, vì vậy việc vẽ sẵn các hình vẽ trước giờ học làm cho hiệu quả sử dụng của nó kém đi rất nhiều.  Tác dụng: + HVTB có thể được thực hiện theo từng giai đoạn nhằm dẫn dắt sự tiếp thu liên tục của HS. Hình vẽ trên bảng có thể được dùng trong các công việc: nghiên cứu tài liệu mới, làm việc độc lập và kiểm tra. + GV có thể dùng hình vẽ trên bảng để kiểm tra kiến thức của HS, làm rõ hơn các vấn đề cần truyền đạt, tăng mức độ giao tiếp giữa thầy và trò. + HVTB truyền đạt tốt nhất các lượng tin qua hình phẳng vì vậy giúp cho HS dễ quan sát và học tập. + Giúp cho HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách trực tiếp và dễ hiểu.  Các loại tranh ảnh lịch sử: GVHD: Th.s. Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 10 [...]... trong q trình dạy mơn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học vào dạy học mơn Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1 Vài nét về trường Tiểu học Phú Sơn 2.1.1 Vị trí địa lý của trường Tiểu học Phú Sơn Hình 2.1: Bản đồ thị xã Hương Thuỷ Xã Phú Sơn là một xã miền... Tiến trình dạy học của GV: PHIẾU DỰ GIỜ Họ tên người dạy: Ngơ Văn Hậu GVHD: Th.s Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 33 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong q trình dạy mơn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế Tên bài dạy: Quang Trung đại phá qn Thanh ; Môn: Lịch sử Lớp: 4A Trường Tiểu học Phú Sơn, Thị xã: Hương Thủy, Tỉnh: Thừa Thiên Huế Các lónh vực... Th.s Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 16 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong q trình dạy mơn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế 1.5.2 Các u cầu đặc biệt đối với từng loại phương tiện dạy học trong dạy học Lịch sử lớp 4 - Đối với việc sử dụng hình vẽ trên bảng Để việc sử dụng HVTB có hiệu quả và tránh làm mất thì giờ, cháy giáo án, GV - cần phải.. .Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong q trình dạy mơn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế Tranh ảnh lịch sử được sử dụng trong dạy học mơn Lịch sử lớp 4 bao gồm những tranh ảnh về các sự kiện, nhân vật lịch sử, các hiện vật lịch sử, … Tác dụng: + Tranh ảnh lịch sử giúp cho GV tiết kiệm được thời gian vẽ hình trên lớp, nhờ đó GV có... thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Phú Sơn tiếp giáp với: + Phía Bắc giáp với phường Phú Bài; + Phía Nam giáp với xã Dương Hòa; + Phía Tây giáp với xã Thủy Bằng; + Phía Đơng giáp với xã Thủy Phù, xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) GVHD: Th.s Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 24 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong q trình dạy mơn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh. .. Sơn GVHD: Th.s Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 28 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong q trình dạy mơn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế • Nội dung – kết quả khảo sát: Bảng 1: Thái độ và ý thức học tập mơn Lịch sử của HS lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn STT Đá p án Các ý kiến Em khao khát được khám phá những sự kiện trong lịch sử dựng nước và giữ... khi ứng dụng CNTT vào dạy học, nhiều lúc còn lúng túng khi sử dụng 2.2 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học mơn Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Phú Sơn 2.2.1 Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật và phương tiện dạy học mơn Lịch sử của trường Tiểu học Phú Sơn 2.2.1.1 Cơ sở vật chất Trường được xây dựng năm 2001, cho đến bây giờ thì cơ sở vật chất của trường khá đầy đủ Cụ thể là trường đã... HS HS ln hứng thú và tò mò bởi CNTT, vì thế GV phải nắm bắt được đặc điểm đó để ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Lịch sử, nhằm khơi gợi sự hứng thú ở các em 2.2.3 Thực trạng việc sử dụng phương tiện dạy học Lịch sử lớp 4 của trườngTiểu học Phú Sơn 2.2.3.1 Các phương tiện dạy học GV thường sử dụng trong q trình dạy học mơn Lịch sử lớp 4 Các PTDH mơn Lịch sử mà GV thường sử dụng bao gồm: bản đồ, lược đồ,... Nguyễn Thị Êm 30 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong q trình dạy mơn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế STT Đáp án A B Các câu hỏi 1 2 Số Tỉ lệ lượng (%) (HS) Trong mỗi tiết học Lịch Thấy cơ sử sử, em mong muốn điều dụng tranh ảnh gì nhất? lịch sử và cho xem các loại phim tư liệu 8 38,10 Trong giờ học LS, em thích được thầy cơ tổ chức các trò chơi sử. .. hiệu ứng đa dạng, phong phú, hình ảnh và tư liệu lịch sử sinh động sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ của HS GVHD: Th.s Thiếu Thị Hường SV: Nguyễn Thị Êm 12 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong q trình dạy mơn Lịch sử lớp 4 trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế - Đối với HS, khi được học tập lịch sử trên phần mềm Microsoft . phải chú ý đến mục tiêu đặt ra từ bài học. 1.6. Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học 1.6.1. Sự phát triển nhận thức của HS tiểu học Ở bậc tiểu học, đây là giai đoạn quan trọng trong việc giáo dục nhận. ở trường Tiểu học Phú Sơn. 7. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu cơ sở lí luận nhằm. lại ở các hình thức sơ đẳng nhất." (Sách tra cứu về lí luận dạy học lịch sử. Duesseldorf, 1992, tr. 544). Là một giáo viên (GV) tiểu học tương lai, tôi vẫn luôn suy nghĩ môn Lịch sử là

Ngày đăng: 21/10/2014, 23:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1998
2. Lịch sử và Địa lí 4, NXB Giáo Dục Việt Nam, Công ty CP in SGK Hòa Phát (Đà Nẵng) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và Địa lí 4
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
3. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo Dục
4. Tạp chí Thiết bị giáo dục (số 17, 1/2007), Sử dụng thiết bị dạy học môn Lịch sử lớp 5), Bùi Việt Hùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng thiết bị dạy học môn Lịch sử lớp 5)
5. Tạp chí Thiết bị giáo dục (số 33, 5/2008), Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học lịch sử ở trường phổ thông
7. Tạp chí Thiết bị giáo dục (số 88, 5/2012), Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử, Hoàng thị Mỹ Hạnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử
8. Thông tin quản lí giáo dục (số 53, 2005), Vai trò của thiết bị dạy học và việc đánh giá hiệu quả dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học, Ngô Quang Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thiết bị dạy học và việc đánh giá hiệu quả dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học
6. Tạp chí Thiết bị giáo dục (số 58, 6/2010), Ứng dụng công nghệ thông tin trong Khác
9. Các trang web: violet.vn, petrotimes.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Bản đồ thị xã Hương Thuỷ. - Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.1 Bản đồ thị xã Hương Thuỷ (Trang 24)
Bảng 1: Thái độ và ý thức học tập môn Lịch sử của HS lớp 4A  trường Tiểu học Phú Sơn - Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 1 Thái độ và ý thức học tập môn Lịch sử của HS lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn (Trang 29)
Bảng 3: Điều tra học sinh về hiệu quả việc sử dụng phương tiện dạy học   môn Lịch sử lớp 4. - Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình dạy môn Lịch sử lớp 4A trường Tiểu học Phú Sơn ở thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 3 Điều tra học sinh về hiệu quả việc sử dụng phương tiện dạy học môn Lịch sử lớp 4 (Trang 41)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w