1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GDCD Lop 8 -HK II

107 437 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

4- Hướng dẫn HS học bài ở nhà 1’ - Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại - Tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này - Xem trước bài 16 TƯ LIỆU THAM KHẢO Nước ta đã tham g

Trang 1

2 Kỹ năng:

- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội ; biết phòg ngừa cho bản thân ; tích cựctham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương

* KNS : HS tiếp nhận kỹ năng thu thập và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ, ý tưởng

về tệ nạn xã hội và tác hại của nó Biết tư duy, phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội.

3 Thái độ:

- Đồng tình ủng hộ chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; xa lánh

tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH ; ủng hộ các hoạtđộng phòng, chống TNXH

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1- Giáo viên :

- SGK, SGV,

- Luật phòng, chống ma tuý, Bộ luật hình sự ,

- Tranh ảnh về tác hại của TNXH ……

2- Học sinh : SGK, đọc trước bài

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ

- (Kiểm tra dụng cụ ,SGK của học sinh)

* Giới thiệu bài:

GV đưa ra một số số liệu , sự kiện về các tệ nạn xã hội (đánh bạc , mại dâm và đặc biệt là

ma tuý)

GV: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn, đó là các tệ nạn xã hội, tệ nạnnguy hiểm đó là ma tuý, mại dâm, cờ bạc Ba tệ nạn này đang làm băng hoại đến xã hội nóichung và tuổi trẻ học đường nói riêng Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào ? Tác hạicủa chúng đến đâu? và giải quyết ra sao ? Đó là vấn đề mà hôm nay XH, nhà trường và mỗichúng ta phải quan tâm , phải tìm hiểu Vậy tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu vấn

đề này

2 Dạy nội dung bài mới .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Trang 2

Theo em cờ bạc , ma tuý , mại dâm

có liên quan đến nhau không ? Vì

sao ?

Nhận xét, bổ sung thêm ý kiến ( ghi

bảng )

Chia lớp thành 3 nhóm, tiếp tục cho

HS trao đổi theo nhóm bàn để HS

được giao lưu cùng nhau thảo luận về

các vấn đề sau :

Câu 1 Tác hại của các tệ nạn xã hội

đối với xã hội ?

Câu 2 Tác hại của các tệ nạn xã hội

đối với gia đình ?

nhiều -> Nếu các bạn lớp em chơi thì em sẽngăn cản, nếu khong được thì em sẽ nhờđến cô giáo can thiệp

HS tự trình bày suy nghĩ của mình

-> P và H vi phạm pháp luật về tội cờbạc và nghiện hút (không chỉ là vi phạmđạo đức)

- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổchức bán ma tuý

- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm theoquy định

HS rút ra bài học cho bản thân

- Không chơi bài ăn tiền , không ham mê

cờ bạc , không nghe kẻ xấu để nghiệnhút

- Ba tệ nạn này có liên quan chặt chẽ đếnnhau

- Nên tránh xa các tệ nạn này

HS nêu lên mối quan hệ của 3 tệ nạn

- 3 tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mại dâm có liên quan đến với nhau, là bạn đồng hành với nhau Ma tuý, mại dâm trực tiếp dẫn đến HIV/AIDS.

HS ghi vở

HS thảo luận nhóm, cử thư kí ghi chép,đại diện trả lời và đưa ra ý kiến thốngnhất

1- Tác hại của các tệ nạn xã hội

Các nhóm có thể trả lời theo nội dungsau :

Nhóm 1 :

- Đối với xã hội

+ ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sứclao động của xã hội

+ Suy thoái giống nòi

+ Mất trật tự an toàn xã hội

Nhóm 2 :

- Đối với gia đình

+ Kinh tế cạn kiệt , ảnh hưởng đến đờisống vật chất và tinh thần của mọi người+ Gia đình tan vỡ

Trang 3

Câu 3 Tác hại của các tệ nạn xã hội

đối với bản thân cá nhân ?

Nhận xét, Diễn giải

Các đối tượng nghiện hút, cờ bạc, mại

dâm đều là trong độ tuổi lao động

Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới

thì số người trong độ tuổi lao động

mắc tệ nạn xã hội này trên 40%

(15-20 tuổi), đồng thời những đối tượng

này đang trong độ tuổi sinh đẻ  bản

thân họ sinh ra những đứa con tật

nguyền hoặc chết

HIV/AIDS là hiểm hoạ không riêng

một quốc gia, dân tộc nào

- Tính đến nay, VN có 129.715

người nhiễm HIV, 26.840 người bị

nhiễm AIDS và 39.664 người tử

vong do AIDS Ước tính đến năm

Những tệ nạn xã hội như những liều

thuốc độc đang tàn phá những điều tốt

đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên

Nó gặm nhấm, làm tổn hại nhân cách,

phẩm chất đạo đức của con người

Nguyên nhân là gì chúng ta cùng nhau

tìm hiểu

Cho HS thảo luận theo bàn tìm ra các

nguyên nhân mắc các tệ nạn xã hội

Nguyên nhân nào khiến con người

ta xa vào các tệ nạn xã hội ?

Nhóm 3 :

- Đối với bản thân

+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết+ Suy sút tinh thần, phẩm chất đạo đức.+ Vi phạm pháp luật

HS nghe

2- Nguyên nhân

- HS liên hệ ở trường , địa phương vềvấn đề này

* Nguyên nhân khách quan

- Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm ,cònnhiều tiêu cực trong xã hội

Trang 4

Trong các nguyên nhân đó, theo em

nguyên nhân nào là chính?

Nhận xét

Em có biện pháp gì để giữ mình

không sa vào tệ nạn xã hội ?

Hướng dẫn học sinh tìm ra các biện

toàn xã hội, trong đó có cả những đối

tượng như chúng ta

- Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cáikhông tốt, hoàn cảnh gia đình éo le

- Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, épbuộc, khống chế

* Nguyên nhân chủ quan

- Lười lao động , ham chơi, đua đòi ,thích ăn ngon ,mặc đẹp

- Tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìmcảm giác mới lạ

- Do thiếu hiểu biết

- Thiếu ý chí tự chủ

HS trả lời

- Nguyên nhân chủ quan là chính

HS trao đổi , tham gia ý kiến cá nhân

3- Biện pháp phòng tránh

HS trao đổi tìm ra các biện pháp

* Biện pháp chung

- Nâng cao chất lượng cuộc sống

- Tăng cường giáo dục tư tưởng , đạođức

- Giáo dục pháp luật

- Cải tiến hoạt động của tổ chức Đoàn

- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục NT- XH

- Vui chơi giải trí lành mạnh

- Giúp các cơ quan chức năng phát hiệntội phạm

- Không xa lánh người mắc bệnh tệ nạn

xã hội, giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng

Trang 5

3 Củng cố, luyện tập ( 7’)

GV : Tổ chức cho học sinh làm bài tập củng cố ( treo bảng phụ )

Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai ? (đánh dấu x vào lựa chọn của em )

Nguy cơ của tệ nạn xã hội nó tàn phá loài người từ mọi phía( KT,CT,SK,TT… )

Đây là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào Vì vậy mọi ngành, mọi người, mọi nhà, mọi quốc gia đều phải tích cực phòng chống tệ nạn xã hội

4- Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (3’)

- Củng cố lại kiến thức tiết 1 đã học

- Chuẩn bị cho tiết 2

- Làm các bài tập 1,2- SGK

Trang 6

2 Kỹ năng :

- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội ; biết phòg ngừa cho bản thân ; tích cựctham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương

* KNS : HS biết tự ứng phó, tự bảo vệ, tìm kiếm sự trợ giúp trong tình huống có nguy

cơ bị đe dọa, cưỡng bức ( Sử dụng, vận chuyển chất ma túy, bị bắt cóc, xâm hại tình dục ) Đồng thời biết tự tin, kiểm soát cảm xúc, kiên định, biết từ chối không tham gia tệ nạn xã hội và các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em.

3 Thái độ:.

- Đồng tình ủng hộ chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; xa lánh

tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH ; ủng hộ các hoạtđộng phòng, chống TNXH

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1 Giáo viên : SGK, SGV, TLTK, thông tin , các mẩu chuyện.

2 Học sinh: SGK, liên hệ với địa phương mình đang sống

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ (5’)

GV: Đặt câu hỏi :

- Theo em các tệ nạn ma tuý , cờ bạc, rượi chè có tác hại như thế nào đối với gia đình,

xã hội và bản thân người mắc ?

- Liên hệ trách nhiệm của bản thân em trong việc phòng , chống các tệ nạn xã hội này

ở địa phương em cũng như cộng đồng xã hội ?

HS : Tự suy luận, vận dung liên hệ bản thân và trả lời

GV: Dựa vào câu trả lời của HS để cho điểm ( mỗi ý 5đ )

* Giới thiệu bài.

- GV củng cố , hệ thống lại kiến thức của tiết 1 dẫn dắt vào tiết 2

2 Dạy nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV

?

GV

Hoạt động 2

Tìm hiểu nội dung bài học

Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội

dung bài học

Em hiểu tệ nạn xã hội là gì ?

Cho HS làm bài tập nhanh ( treo bảng

II – NỘI DUNG BÀI HỌC (5’)

HS trao đổi, trả lời cá nhân

HS trao đổi rút ra nội dung bài học

1- Tệ nạn xã hội

- Là những hành vi lệch chuẩn với các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu

HS lên bảng khoanh tròn vào đáp án

Trang 7

Nhận xét, chốt lại, yêu cầu HS đọc

Để giảm bớt các tệ nạn xã hội Nhà nước

ta đã phải huy động nguồn tài chính để

có ngân sách chi cho các hoạt động xã

hội như cai nghiện ma túy, mở các

trường giáo dưỡng, xây trại giam

Vậy theo em Nhà nước ta huy động

nguồn tài chính đó từ đâu ?

Để phòng chống các tệ nạn xã hội có

phải Nhà nước ta lấy ngân sách từ

nguồn thu thuế không ?

Kết luận : Để phòng chống tệ nạn xã hội

Nhà nước cần nguồn tài chính Vì vậy

việc trốn thuế, gian lận thuế cũng ảnh

HS trao đổi, trả lời cá nhân

- Để có nguồn tài chính chi cho cáchoạt động chung Nhà nước ta huy độngbằng hình thức thu thuế là chủ yếu

-> Có vì : Thuế tạo nguồn tài chính đểNhà nước chi cho các mục đích chungtrong đó có các hoạt động phòng chốngcác tệ nạn xã hội

HS nêu bài học 3 ( SGK )

3- Pháp luật nghiêm cấm :

* Đối với toàn xã hội:

- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

Trang 8

nào đối với trẻ em ?

Giới thiệu Luật phòng chống ma túy

( Điều 3 ) - Bộ luật Hình sự năm 1999

( Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất

ma tuý.)

1 Người nào sử dụng trái phép chất ma

tuý dưới bất cứ hình thức nào, đã được

giáo dục nhiều lần và bị xử phạt hình sự

bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái

hữu hiệu tránh xa tệ nạn xã hội

b Gia đình kinh tế đầy đủ thì con cái

- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm lôi kéo trẻ em

- Những người nghiện ma tuý buộc phải cai nghiện

* Đối với trẻ em :

- Không được uống rượu, hút thuốc, đánh bạc , dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng các chất trên

- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm , bán hoặc mua dâm …văn hoá phẩm đồi truỵ…

- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ

Trang 9

g Tệ nạn mại dâm là chuyện của XH

không liên quan đến HS

Qua phần tìm hiểu các ý kiến trên theo

em là học sinh cần phải làm gì để

phòng ,chống tệ nạn xã hội ?

Nhận xét ,chốt lại nội dung bài học 4

( SGK -35), yêu cầu HS đọc và ghi vở

Bài học gồm những nội dung cơ bản

nào ?

Hoạt động 3

Hướng dẫn HS giải bài tập

Cho học sinh làm bài tập củng cố :

( Bài tập3 ,4 ,5 ,6 SGK -36,37 )

Chỉ định HS nêu yêu cầu bài tập

HS trao đổi rút ra bài học 3

4- Học sinh cần làm :

- Có lối sống giản dị, lành mạnh.

- Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.

- Tuân theo quy định của pháp luật.

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương.

- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội -Tuyên truyền vận động mọi người đóng nộp thuế đầy đủ, không trốn thuế, gian lận thuế.

HS đọc và ghi vởHS: Đọc 4 bài học SGK

+ Nếu em là Hoàng thì em sẽ từ chốiviệc chuyển hàng đó và về nói thật mọichuyện với bố mẹ

- Nếu em là Hằng em sẽ từ chối và nói

to lên để mọi người xung quanh biết vàgiúp đỡ

4- Bài tập 6 ( SGK-37

- Đồng ý với ý kiến: a, c, g, i, k

Trang 10

GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai mốt vài tình huống sau :

- Mô tả sinh hoạt của một người nghiện

- Một người bạn rủ em chơi điện tử

- Một người nhở em mang một món đồ tới một địa điểm

HS các nhóm lần lượt đóng vai và thể hiện

HS cả lớp nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm thể hiện thành công nhất

GV : Tổ chức cho HS liên hệ thực tế ở địa phương

1, Em kể về những tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em ở Em có tham gia các hoạt độngphòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương em không?

2, Kể những hình thức đánh bạc mà em được biết

HS : Tự do trả lời cá nhân

GV : Nhận xét

GV: Kết luận toàn bài: Đất nước ta đang có những đổi thay kì diệu và đạt được những

thành tựu đáng tự hào Trước những đổi thay đó chúng ta còn gặp những khó khăn mà cuộc sống hôm nay đòi hỏi sự thử thách và rèn luyện của mỗi chúng ta.Nhưng tệ nạn

xã hội như những liều thuốc độc đang tàn phá những cái tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên Nó gặm nhấm làm hủy hoại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người Thế hệ trẻ chúng ta cần phải có nghị lực, tránh xa sự cám dỗ của đồng tiền, ma túy Hãy biết sống lành mạnh tốt đẹp để góp phần tạo nên sự bình yên cho gia đình và xã hội

4 - Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)

- Học thuộc bài học

- Làm bài tập đầy đủ

- Sưu tầm tranh ảnh, số liệu vể HIV/AIDS

- Chuẩn bị bài 14 : Phòng chống nhiễm HIV/AID

Tư liệu tham khảo

- Sau 5 năm triển khai Dự án “Tổ chức phòng, chống ma túy trong trường học”,một số địa phương có diễn biến phức tạp về tệ nạn ma túy như: Sơn La, Điện Biên, BắcGiang, Hải Phòng, số học sinh, sinh viên có liên quan đến tệ nạn ma túy giảm rõ rệt Từnăm 2006 - 2010, trên cả nước, số học sinh, sinh viên có liên quan đến tệ nạn ma túy giảm

từ 998 xuống còn 659 em./

- Trong năm 2009, đã tiếp nhận cai nghiện ma túy cho 50.000 người (đạt 100% kếhoạch), trong đó 40.000 người được cai nghiện tại các cơ sở Giáo dục-Lao động xã hội.Theo đó, đã dạy nghề, tạo việc làm cho 6.000 người , giáo dục, chữa trị phục hồi nhân cáchcho 3.000 đối tượng mại dâm; dạy nghề, tạo việc làm hòa nhập cộng đồng cho 2.000 ngànđối tượng mại dâm sau giáo dục, phục hồi; 1.006 xã, phường đăng ký mới đưa tổng số lên7.556 xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy, chiếm 68,7% tổng số xã,phường cả nước

Trang 11

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ (5’)

GV : Treo bảng phụ bài tập sau

HS1 : Em đồng tình với ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

- Giúp công an bắt kẻ vi phạm pháp luật

- Người bán dâm chỉ là nạn nhân

- Người đánh bạc , chơi đề, nghiện hút chỉ là nạn nhân

- Mại dâm , ma tuý là con đường dẫn đến HIV/ AIDS

- Học tập , lao động tích cực là tránh xa được TNXH

HS : Lên bảng lựa chon và giải thích , HS nhận xét

GV : Dựa vào câu trả lời, cho điểm ( Lựa chọn đúng 5đ , giải thích đúng 5đ)

HS2 : Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với trẻ em ?

Yêu cầu trả lời : ( mỗi ý 2,5đ)

- Không được uống rượi, hút thuốc, đánh bạc , dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ

- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôl kéo trẻ em sử dụng các chất trên

- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm , bán hoặc mua dâm …văn hoá phẩm đồi truỵ…

- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em

* Giới thiệu bài :

GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về HIV/AIDS

HS: Quan sát

GV:? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh đó?

HS: Trả lời

Trang 12

GV: Như các em đã biết, HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới, trong đó

có Việt Nam HIV/AIDS gây đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ, cũngnhư để lại hậu quả nặng nề cho xã hội Pháp luật nhà nước ta có những quy định để phòngchống nhiễm HIV/AIDS Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay Bài 14 :Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS

2-Dạy nội dung bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề

Cử một học sinh nam và một học sinh

nữ có giọng đọc tốt đọc nội dung bức

thư

Tai hoạ đã giáng xuống gia đình bạn

của Mai là gì ?

Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết

anh trai bạn của Mai ?

Cảm nhận của em vể nỗi đau mà

AIDS gây ra cho bản thân và gia đình

của họ ?

Nhận xét, kết luận : Lời nhắn nhủ của

bạn Mai cũng là bài học cho chúng ta

Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ

HIV/AIDS Sống lành mạnh, có hiểu

biết để không rơi vào cảnh đau thương

như gia đình bạn của Mai

Giới thiệu một số thông tin ,số liệu

trong nước và trên thế giới về

HIV/AIDS (dùng bảng phụ)

* Trên thế giới có khoảng hơn 50 triệu

người mắc HIV/ AIDS

* Việt Nam :

- Tính đến nay, VN có 129.715 người

nhiễm HIV, 26.840 người bị nhiễm

AIDS và 39.664 người tử vong do

AIDS Ước tính đến năm 2010, VN sẽ

có khoảng 420.000 người bị nhiễm

HIV/ AIDS và trong số đó sẽ có trên

I- ĐẶT VẤN ĐÊ (10’)

2 HS đọc

HS trao đổi các câu hỏi, trả lời

-> Anh trai bạn của Mai chết vì cănbệnh AIDS

-> Do bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích matuý mà mắc AIDS

- Đối với gia đình là nỗi đau mất đi người thân

HS lắng nghe, nhận biết

HS theo dõi, lắng nghe

Trang 13

GV

100.nghìn người tử vong

- Nhiễm HIV ở Việt Nam tập trung chủ

yếu ở độ tuổi từ 20-39 tuổi (chiếm

83,44%) trong tổng số các trường hợp

nhiễm HIV được phát hiện Tỷ lệ

nhiễm HIV phân theo giới tính ít thay

đổi qua các năm, tính đến hết tháng

12 /2009 tỷ lệ nhiễm HIV được phát

hiện ở nam giới chiếm 82,17% và nữ

giới là 17,81% Tuy nhiên, theo dự báo

trong tương lai tỷ lệ nhiễm HIV là nữ

giới có xu hướng tăng lên

- Tính đến ngày 31/12/2009, toàn bộ 63

tỉnh, thành phố đã phát hiện có người

nhiễm HIV: 97,52% quận huỵện;

69,93% phường xã phát hiện người có

nhiễm HIV/AIDS

+ Mỗi ngày Việt Nam có 50 người mắc

và dự báo đến cuối thập kỷ này có

trường hợp so với năm 2003 Trong đó,

gần 1.000 trường hợp đã chuyển sang

AIDS, trên 600 trường hợp đã tử vong

Sở Y tế Sơn La cho biết, 80% trong số

người nhiễm HIV có tiền sử nghiện ma

tuý, gái mại dâm

Hiện hệ thống phòng chống dịch của

tỉnh này đang cố gắng tuyên truyền về

phòng chống HIV/AIDS, phòng chống

ma túy, nạn mại dâm nhằm nâng cao

hiểu của cộng đồng, đặc biệt là tại các

thôn bản vùng sâu, vùng xa

Tuy nhiên, cho đến nay số cán bộ

chuyên trách làm công tác tuyên truyền

phòng chống HIV/AIDS vẫn còn rất

thiếu, chỉ có 30/203 xã, phường có cán

bộ làm công tác này

Thảo luận nhóm

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm tìm

HS các nhóm thảo luận , cử thư ký ghichép Đại diện trả lời, các nhóm khác

Trang 14

hiểu các thông tin Số liệu về HIV/

AIDS chia lớp thành 3 nhóm và phân

Nhóm 3 :Theo em, liệu con người có

thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS

không? Vì sao?

Nhóm 4 : Theo em vì sao phải phòng

chống nhiễm HIV- AIDS?

Kết luận : Phòng chống HIV/AIDS là

trách nhiệm của mọi người , mọi quốc

gia , dân tộc Nhà nước ta có

nhữngquy định pháp lệnh phòng chống

HIV/AIDS

Hoạt động 2

Tìm hiểu nội dung bài học

Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội

dung bài học

Qua việc tìm hiểu các vấn đề trên

em hiểu thê nào là HIV/ AIDS ?

- Tâm sinh lí lứa tuổi

- Cuộc sống gia đình tan vỡ

II- NỘI DUNG BÀI HỌC (12’)

HS trả lời cá nhân Cả lớp nhận xét,tranh luận

1 HIV là gì ? AIDS là gì ?

- HIV là tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.

Trang 15

Theo em HIV/ AIDS lây truyền qua

những con đường nào ?

Kết luận : Phòng chống nhiễm HIV là

trách nhiệm của mọi người, mọi quốc

gia Nhà nước ta có những quy định về

HS đọc và ghi vở

HS trao đổi trả lời cá nhân

* Con đường lây truyền:

- Lây qua đường máu

- Lây từ mẹ sang con

- Lây qua quan hệ tình dục

- Tránh tiếp xúc với máu người bệnh

- Không dùng chung kim tiêm

- Không quan hệ tình dục bừa bãi

- Nghiêm cấm các hành vi mua bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi lây truyền HIV/AIDS.

- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm bệnh của mình Không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp

Trang 16

Vậy mỗi người cần có trách nhiệm

như thế nào đối với việc phòng chống

HIV / AIDS ?Học sinh chúng ta cần

phải làm gì ?

Chốt lại nội dung bài học 3 (SGK-39)

Yêu cầu HS đọc lại một lần

Yêu cầu HS đọc phần tư liệu tham

khảo SGK -39,40 , GV cung cấp thêm

điều 118 – Bộ luật hình sự : Tội cố ý

truyền bệnh cho người khác )

Kết thúc phần này giáo viên cho học

sinh giải thích câu : “Đừng chết vì

thiếu hiểu biễt về HIV/AIDS ”

Kết luận : Như chúng ta đã biết Thuế

tạo nguồn tài chính để Nhà nước chi

cho các mục đích chung trong đó có

hoạt động phòng chống nhiễm

HIV/AIDS Người nhiễm HIV/AIDS

rất cần sự chia sẻ của cộng đồng và sự

quan tâm của Nhà nước Đóng thuế đầy

đủ để Nhà nước có nguồn tài chính

chăm lo cho cuộc sống của người

nhiễm HIV/AIDS cũng là chia sẻ với

họ

Hoạt động 3

Hướng dẫn giải bài tập SGK

Hướng dẫn học sinh giải bài tập 3

Tổ chức cho HS thảo luận tập thể bài

tập 4 Yêu cầu học sinh giải thích vì

phòng chống lây truyền.

HS trao đổi nêu lên trách nhiệm củabản thân

3.Trách nhiệm của công dân, HS

- Cần phải hiểu biết đầy đủ về HIV – AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và gia đình.

- Không phận biệt đối xử với người bị nhiễm HIV- AIDS.

- Tích cực tham gia phòng chống HIV – AIDS.

- Tích cực tham gia các phong trào phòng chống TNXH

Trang 17

GV: Tổ chức cho học sinh đóng vai theo tình huống bài tập 5 SGK

HS tự phân vai và lời thoại

Cả lớp nhận xét tiểu phẩm

GV đưa ra câu hỏi

+ Em có đồng tình vởi việc làm của Thuỷ không ?

+ Nếu em là Hiền trong tình huống đó em sẽ làm gì ?

HS trả lời : em không đồng tình với việc làm của Thuỷ Nếu em là Hiền em sẽ giải thíchcho Thuỷ hỉêu AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như thăm hỏi, bắt tay

… Chúng ta thật an toàn khi tiếp xúc là được

* Rèn luyện kỹ năng, thái độ, hành vi

GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘ nhanh tay, nhanh mắt’

GV : Đưa ra câu hỏi trên bảng phụ, chia lớp thành 2 đội

HS : Sau khi xem song câu hỏi , vỗ tay làm hiệu đúng, sai xin trả lời câu hỏi

Câu hỏi:

+ AIDS chỉ lây truyền cho những người lao động ( S )

+ AIDS chỉ lây truyền ở những nước đang phát triển (S )

+ AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thông thường ( Đ )

+ Hiện nay chưa có thuốc điều trị ( Đ )

+ HS trung học cơ sở không bị nhiễm HIV/AIDS ( S )

+ Nhà trường là môi trường hữu hiệu để phòng tránh HIV/ AIDS ( Đ )

+ AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều biết cách bảo

vệ mình ( Đ)

GV : Cho điểm HS nào trả lời đúng

GV : Nhận xét- Kết luận toàn bài :

HIV/ AIDS là đại dịch nguy hiểm cho cá nhân và xã hội, là thảm họa cho các dân

tộc trên thế giới Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng Hãy tránh xa HIV/ AIDS AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều hiểu biết, đều biết cách bảo vệ mình.

4- Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’)

- Học thuộc nội dung bài học

- Làm các bài tập còn lại trong SGK

- Sưu tầm tranh ảnh, các số liệu về HIV/AIDS

- Đọc trước bài 15 : Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Tài liệu tham khảo

1) Bộ luật hình sự chương XVIIII ( Các tội phạm về ma tuý điều 199 – 201

Trang 18

2) Pháp lệnh phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phảI ởngười ( 31 / 5 / 1995 )

Trang 19

3 Thái độ:

- Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũkhí , cháy , nổ và các chất độc hại ; nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức thực hiện tốtcác biện pháp phòng ngừa

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1 Giáo viên :

- SGK, SGV, TLTK-GDCD 8

- Bộ luật Hình sự

- Luật phòng cháy, chữa cháy

- Các thông tin, sự kiện trên sách báo

2 Học sinh :

- SGK, đọc trước bài

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ (5’)

GV nêu yêu cầu :

HS 1 làm bài tập sau : HIV lây truyền qua những con đường nào sau đây ( hãy khoanhtròn vào phương án em lựa chọn )

1- Mẹ truyền cho con khi mang thai

Trang 20

- Cần phải hiểu biết đầy đủ về HIV – AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và gia đình

- Không phận biệt đối xử với người bị nhiễm HIV- AIDS

- Tích cực tham gia phòng chống HIV – AIDS

- Tích cực tham gia các phong trào phòng chống TNXH

GV: Nhận xét phần rình bày của HS đánh giá cho điểm

Giới thiệu bài : (5’)

GV đưa thông tin : Ngày 2/5/2003 chiếc xe mang biển số 29H6583 bốc cháy tại khu chợthôn Đại Bái , huyện Gia Bình , Bắc Ninh Nguyên nhân gây ra vụ cháy được xác định làtrên xe có trở thuốc súng Vụ cháy làm 88 người chết và hàng chục người khác bị thương

GV cho học sinh quan sát hai bảng :

2 Dạy nội dung bài mới

Yêu cầu HS đọc 1 lần 3 thông báo trên

Đặt câu hỏi khai thác thông tin

Ghi nhanh ý kiến lên bảng

Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại

gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ

- Thiệt hại : Tại Quảng Trị từ

1985-1995 có 474 người chết va bị thươngtrong đó 65 người chết vì bom mìn

-> Cháy nổ từ 1998-2002,cả nước có

5871 vụ cháy , thiệt hại 902.910 triệuđồng

-> Ngộ độc từ 1999-2000 có gần20.000 vụ , có 246 người tử vong(TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó

Trang 21

Em rút ra bài học gì cho bản thân qua

các thông tin trên ?

Kết luận : Các tai nạn do vũ khí , cháy,

nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy

hiểm Vì vậy cần có những quy định của

pháp luật để phòng ngừa

Đọc cho HS nghe thông tin mới nhất về

các vụ tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất

độc hại năm 2008

Theo số liệu từ Cục cảnh sát phòng cháy

chữa cháy, trong năm 2009, cả nước xảy

- Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới,

mỗi năm Việt Nam có 8 triệu người

Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2000,

ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm

70%) thì tới năm 2010, ngộ độc vi sinh

vật thấp đi (<50%), ngộ độc chủ yếu do

hóa chất (hơn 60%)

Thảo luận nhóm

Tổ chức cho HS thảo luận sự nguy hiểm

và nguyên nhân tai nạn do vũ khí cháy nổ

và các chất độc hại gây ra

Chiếu các câu hỏi lên máy hoặc ghi vào

bảng phụ

có 29 người chết)Nguyên nhân: Thành phần thuốcsâu , ca nóc , nhiều lý do khác

-> Bài học :

- Hiểu được tính chất nguy hiểmcủa tai nạn cháy , nổ và chất độc hại -Phải có biện pháp phòng tránh -Trách nhiệm của bản thân

* Những quy định của nhà nước .(SGK)

HS thảo luận, cử thư kí ghi chép, đạidiện trả lời

Trang 22

c Dùng vũ khí giết người, cướp của

đ Đi vào khu vực cấm, bãi mìn, khu

quân sự

e.Đập, phá, cưa các loại bom đạn cũ lấy

thuốc để bám

g Đốt rừng làm nương rẫy

h Khai thác rừng bừa bãi

i Sơ suất, bất cẩn khi sử dụng vũ khí,

d Tài nguyên cạn kiệt

e Ô nhiễm môi trường

a Thiếu hiểu biết

b Không tôn trọng pháp luật

Nhóm 1: P, Q hành vi không vi phạmpháp luật

Nhóm 2: Đúng tất cả

Nhóm 3: Đúng tất cả

Trang 23

Chốt lại ý 1 nội dung bài học

Yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập 3

SGK

Vậy để hạn chế được những hậu quả

do cháy nổ gây ra ?Nhà nước đã ban

hành những quy định gì ?

Chốt lại điểm 2 nội dung bài học

Đọc cho HS nghe Điều 232 ( Bộ luật

hình sự 1999)

Cho học sinh xử lý tình huống bài tập 4

-SGK giúp HS biết cách hành động phù

hợp với quy định về phòng ngừa …

II NỘI DUNG BÀI HỌC ( 10’)

HS ghi vở

HS trao đổi trả lời cá nhân

HS thảo luận theo bàn, trình bày ýkiến của mình

- Đáp án : Các hành vi a,b,d,e,g là

vi phạm pháp luật

HS trả lời đưa ra nội dung bài học 2

2- Các quy định của nhà nước

- Cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dũng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại.

- Người được chuyên chở phải có chuyên môn, phương tiện cần thiết

và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

- Chỉ cơ quan, tổ chức cá nhân có nhiệm vụ mới được giữ, chuyên chở

và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, phóng xạ và độc hại.

HS ghi vở

HS ; Các bàn thảo luận các tình huốngtrong bài tập 4 SGK, trình bày ý kiến,nhận xét bổ sung

- Trong tình huống a,b,c cần khuyên

Trang 24

Qua phân tích tình huống trên giúp các

em hiểu được trách nhiệm của bản thân

mỗi người trong việc phòng ngừa cháy

nổ

Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì

để ngăn ngừa cháy nổ xảy ra ?

Chốt lại mục 3 nội dung bài học

Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung bài

học

Hoạt động 3

Hướng dãn giải bài tập SGK

Cho học sinh làm bài tập củng cố

Treo bảng phụ bài tập sau:

Trong các hành vi sau , hành vi nào

Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập

Hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy

HS trả lời cá nhân, rút ra bài học 3

3- Trách nhiệm của công dân, học

sinh .

- Tự giác tìm hiểu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.

- Thiệt hai tài sản

- ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước.

Trang 25

3 Củng cố, luyện tập ( 8’)

GV cho học sinh xử lý tình huống (Đóng vai)

- TH1: Đ và T tình cớ nhặt đựơc quả bom bi bên lề đường , Đ hoảng sợ rủ T bỏ chạy đi

chỗ khác T không chạy mà còn nói “chúng mình mang về đập lấy thuốc nổ bán lấy tiền” Đcan ngăn nhưng T không nghe

- TH2: nhà H trồng một ruộng dưa chuột M về nhà H chơi rủ H ra vườn hái dưa ,H

can ngăn M và nói : “ruộng dưa này được phun thuốc sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không

để ăn mà để bán , muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà ”

HS : Các nhóm phân vai, kịch bản, lời thoại và thể hiện tiểu phẩm

Cả lớp nhận xét tiểu phẩm các nhóm

GV :Giải đáp , đánh giá

GV : Kết luận toàn bài: Đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh Một trong những

hậu quả để lại là nạn súng đạn , mìn còn rơi xót lại Ngày nay chúng ta đang phải đối phó với những tai nạn khủng khiếp này Yêu cầu phòng ngừa tai nạn càng cao, càng phức tạp và càng nghiem ngặt Vì vậy HS chúng ta cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này.

4- Hướng dẫn HS học bài ở nhà ( 1’)

- Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại

- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này

- Xem trước bài 16

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Nước ta đã tham gia 16 công ước có liên quan về an toàn - vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động quốc tế Được tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các quốc gia thành viên

ASEAN đánh giá đã có những hoạt động thiết thực, theo hướng tuân thủ luật pháp quốc tế

và đã lựa chọn Việt Nam để phối hợp tổ chức một số hội nghị cấp quốc tế và khu vực

Năm 2008, công tác quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động ở nước ta đã được các cấp, các ngành và địa phương đặc biệt chú trọng Hệ thống chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chú ý đầu tư hơn; các hoạtđộng cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong nông nghiệp được triển khai sâu rộng hơn

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ hàng năm (ATVSLĐ- PCCN), Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN Trung ương phối hợp với Ban chỉ đạo các địa phương tổ chức thành công 10 lần, Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN (từ năm 1999 đến 2008)

Năm 2009, Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN sẽ diễn ra từ ngày 15- 21/3/2009 Lễ phát động Tuần lễ lần thứ 11 được tổ chức vào sáng 15/3/2009 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với chủ đề:”Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ”.Góp phần ngăn chặn TNLĐ, BNN và sự cố cháy nổ, thực hiện thành công chương trìnhquốc gia về Bảo hộ lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trang 26

Thông tin : Chiều 6/10, TTXVN dẫn lời Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh về vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình: khoảng 11h40’ trưa 6/10, tại khu vực phía sau khán đài C, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội xảy ra cháy 2 container chứa pháo hoa, làm 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương Nguyên nhân của vụ cháy nổ được xác định là do sơ xuất trong quá trình vận chuyển

Trang 27

Tiết 23

Bài 16: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ

TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

- Học sinh biết cách bảo vệ quyền sở hữu

* KNS : HS biết phân tích, so sánh hành vi tôn trọng và hành vi không tôn trọng quyền

sở hữu của người khác Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác

và biết tự bảo vệ tài sản của bản thân đồng thời biết tôn trọng tài sản của người khác.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1- Kiểm tra viết (15’)

Đề bài

Câu 1: Hãy nêu 4 nguyên nhân gây ra tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại ?

Câu 2: Trách nhiệm của công dân , học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy , nổ và các chất độc hại ?

Câu 3 : Những loại dầu, ga ,chất nào sau đây dễ gây tai nạn nguy hỉêm cho con người ? ( khoanh tròn vào đáp án em lựa chọn )

- Do thiếu hiểu biết

- Do không tuân theo quy định về phòng cháy, chữa cháy

- Do sự cố kỹ thuật

Câu 2 : HS nêu được các ý sau ( mỗi ý 1 điểm )

Trang 28

GV: thu bài chấm điểm ngoài giờ.

*/ Giới thiệu bài :

GV: Cầm sách GDCD 8 trên tay và nói: “Cuốn sách này của tôi”

Cô đã khẳng định điều gì với cuốn sách?

GV: Cầm bút cua HS A và nói: “Cái bút này của ai?”

HS A: “Cái bút này của em”

GV: HS A khẳng định điều gì với cây bút?

HS: GV, HS A là chủ sở hữu của cây bút, quyển sách

GV: Để hiểu thêm về sở hữu, chúng ta học bài hôm nay : Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụtôn trọng tài sản của người khác

2- Dạy nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV giao câu hỏi cho từng nhóm

Nhóm 1 : Những người sau đây có

quyền gì ? Em hãy chọn đúng các mục

tương ứng ?

1- Người chủ xe máy

2- Người được giao giữ xe máy

Người muợn xe máy

Nhóm 1 trả lời

a- Giữ gìn bảo quản xe b- Sử dụng xe để đi c- Bán, tặng , cho người khác

Nhóm 2 trả lời

a- Sử dụng b- Định đoạt

c- Chiếm hữu

Nhóm 3 trả lời :

Trang 29

- Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản

- Định đoạt là quyết định số phận tài sản

- Sử dụng là dùng đúng mục đích

Thảo luận cả lớp

Giúp HS xác định những tài sản thuộc về

công dân

Yêu cầu học sinh kể tên một số tài sản

thuộc quyền sở hữu của công dân trong

quyền sở hữu không ?

Bác Hùng xin góp tiền vốn để nuôi

tôm Bác có quyền gì ?

Chú An mua máy xay xát để sản xuất

Quyền tài sản của chú An là gì ?

Bố mẹ em có sổ tiết kiệm không ?

Tiền này gọi là tiền gì ?

Cô Hạnh có người bà con đi nước

ngoài gửi biếu tiền , cô có được sử

dụng không ?

Kẻ bảng và gợi ý học sinh trả lời

- Người chủ chiếc xe máy có quyền sởhữu chiếc xe ( chiếm hữu, sử dụng,định đoạt )

- Người mượn xe có quyền sử dụngchiếc xe

Nhóm 4 trả lời :

- Bình cổ không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước

- Chủ sở hữu mới có quyền bán bình

cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc viện bảo tàng

HS kẻ bảng và gọi tên các loại tài sản

Ví dụ tài sản

-> Tủ lạnh, quạt, ti vi , xe máy … ( Tư liệu sinh hoạt )

-> Lương , phụ cấp đi làm của bố mẹ ( Thu nhập hợp pháp )

HS xác định và trả lời -> Có thuộc quyền sở hữu

-> Nuôi tôm , bán hàng , kinh doanh ( Góp vốn kinh doanh )

-> Máy xay xát, máy cày bừa ( Sử dụng Tư liệu sản xuất )

->Tiết kiệm vàng, tiền … (Của cải để dành )

-> Được sử dụng vì số tiền đó đã thuộc quyền sở hữu của cô Hạnh

HS nhận xét, tranh luận

Trang 30

hư hỏng Nhặt được của rơi trả người

đã mất , vay trả đúng hẹn Gây thiệt hại

phải bồi thường

Cho HS làm bài tập vận dụng

GV treo bảng phụ bài tập sau :

Trong các tài sản sau đây , tài sản nào

thuộc sở hữu của công dân ?

( Đánh dấu x vào ý kiến đúng )

1- Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp

Vậy em hãy cho biết thế nào là quyền

sở hữu tài sản của công dân ?

Quyền sở hữu tài sản của công dân

gồm những quyền gì ?Nội dung của

các quyền đó như thế nào ?

Công dân có những quyền sở hữu

nào ? cho ví dụ.

Chốt lại nội dung bài học 1 ( SGK-45),

HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học

HS trao đổi, trả lời cá nhân, nhận xét,

bổ sung

- Đáp án : 1 , 7 thuộc quyền sở hữu của công dân

II NỘI DUNG BÀI HỌC ( 10’)

HS tìm hiểu nội dung bài học

HS trả lời cá nhân rút ra bài học 1

1 Quyền sở hữu tài sản của công dân

* Quyền sở hữu tài sản của công dân

là quyền của công dân( chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

* Quyền sở hữu tài sản bao gồm :

- Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.

- Quyền sử dụng: Khai thác giá trị

sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

- Quyền định đoạt: Quyết định đối với tài sản: Mua, bán, tặng, cho, vứt

bỏ, phá huỷ, để lại thừa kế

* Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất,

tư liệu sinh hoạt

HS đọc bài học 1

Trang 31

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp

của công dân bằng pháp luật

Đối với những tài sản của người khác

cần tôn trọng như thế nào.

Chốt lại : Bên cạnh quyền sở hữu ,

chúng ta cần phải biết tôn trọng tài sản

của người khác và nguyên tắc thực hiện

quyền sở hữu

Theo em nghĩa vụ tôn trọng tài sản của

người khác thể hiện đức tính gì ?

Tổ chức cho HS thảo luận ( Cho cả lớp

cùng thảo luận ) về quy định của nhà

nước về quyền sở hữu

Câu 1 : Vì sao Pháp luật lại quy định

các tài sản có giá trị như nhà ở, đất

đai, ô tô, xe máy phải đăng kí quyền sở

hữu?

Câu 2 : Đăng kí quyền sở hữu có phải

là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài

sản không ? Vì sao ?

HS trả lời cá nhân

HS trả lời theo nội dung bài học 2

2 Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

- Tôn trọng, không xâm phạm tài sản của người khác Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

- Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn, mượn phải giữ gìn cẩn thận.

- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận,

sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu Nếu làm hỏng phải sửa chữa

và bồi thường tương ứng giá trị tài sản.

- Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định.

HS đọc bài học 2

HS trả lời cá nhân-> Thể hiện phẩm chất thật thà, trung thực , liêm khiết

(HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học)

HS hoạt động độc lập tự trao đổi , trả lời ý kiến cá nhân

Cả lớp tranh luận ,giải đáp

3 Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân

- Pháp luật quy định những tài sản

có giá trị như : nhà ở, đất đai, ô

tô ,xe máy… phải đăng kí quyền sở hữu, vì có dăng kí quyền sở hữu thì nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi bị xâm phạm.

- Đăng kí quyền sở hữu là biện pháp

để công dân tự bảo vệ tài sản Vì có đăng kí quyền sở hữu thì công dân mới có cơ sở pháp lí để tự bảo vệ tài sản.

Trang 32

Câu 3 : Nêu một số biện pháp nhà nước

bảo vệ quyền sở hữu của công dân ?

Nhận xét và cho điểm học sinh trả lời tốt

Ghi nhanh ý kiến lên bảng

Kết luận : Nhà nước bảo hộ quyền sở

hữu hợp pháp của công dân Việc đăng

kí quyền sở hữu đối với các tài sản có

giá trị là cơ sở để nhà nước quản lí và có

biện pháp bảo vệ thích hợp khi có sự

việc bất thường xảy ra Tăng cường và

coi trọng việc giáo dục ý thức tôn trọng

bảo vệ quyền sở hữu của công dân

Đọc cho cả lớp nghe Điều 175 và 178

Chỉ định HS đọc yêu cầu bài tập

Khi thấy một bạn nào đó cùng trang

lứa với em đang lấy tiền của người

khác , em sẽ làm gì ? Vì sao em làm

như vậy?

Nêu yêu cầu bài tập

Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội

dung liên quan đến nội dung bài học

này

- Biện pháp của nhà nước :

+ Quy định về quyền và nghĩa vụ + Cách thức bảo vệ tài sản

+ Quy định đăng ký tài sản + Quy định hình thức, biện pháp xử

lý + Quy định trách nhiệm của công dân

+Tuyên truyền , giáo dục công dân

có ý thức bảo vệ tài sản và có ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác.

+ Vì tài sản đó do lao động vất vả họ mới có được , làm như vậy là không thật thà , là xấu, bị pháp luật xử lý

2-Bài tập 5 (SGK- 47).

HS làm bài tập, trả lời, nhận xét, bổ sung

* Tục ngữ:

- Cha chung không ai khóc

- Của mình thi giữ bo bo Của người thì để cho bò nó ăn

- Ăn một miếng, tiếng một đời

- Lòng tham không đáy

* Ca dao :

Trang 33

GV

Kết luận, chuyển ý

Chim tham ăn va vào vòng lưới

Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu

3 Củng cố, luyện tập (5’)

GV: Yêu cầu 1 HS đọc lại nội dung 3 bài học ( SGK-45)

GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai ( nếu còn thời gian )

GV : Đưa ra các tình huống bài tập 2 , bài tập 3 SGK

HS : Xây dựng kịch bản phân vai và lời thoại

HS : Nhận xét tiểu phẩm và rút ra bài học

GV : Nhận xét, giải đáp

Bài tập 2: Bình hành động như thế là sai Vì pháp luật quy định : Nhặt được của rơi trả lại

cho người mất Nếu là em, em sẽ đem tới đồn công an nhờ các chú công an trả lại chongười bị mất

Bài tập 3: Hà không được quyền sử dụng chiếc xe đó vì Hà không có quyền sở hữu chiếc

xe đó.Ông chủ cửa hàng chỉ có quyền trông giữ chiếc xe đó căn cứ theo giấy ký kết cầm

đồ chị Hoa có quyền đòi bồi thường từ ông chủ cửa hàng đó

GV : Kết luận toàn bài

Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là những lợi ích và trách nhiệm pháp lí rất thiết thực của mỗi người trong cuộc sống Trách nhiệm của mối công dân là phải sử dụng chúng một cách đúng đắn để đem lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và xã hội Đồng thời không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của tổ chức hay nhà nước.

4 Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’)

- Học thuộc ghi nhớ

- Tìm hiểu quy đinh của pháp luật

- Xem trước bài 17

Trang 34

Tiết 24

Bài 17 : NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ

TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Kiểm tra bài cũ (5’)

HS 1 : Quyễn sở hữu của công dân là gì ? Công dân có quyền sở hữu những gì ?

HS 2 : Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là gì ? Cho ví dụ?

Yêu cầu trả lời :

HS 1 : * Là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình (2,5)

* Quyền sở hữu gồm:

- Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản (2,5đ)

- Quyền sử dụng: Khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưỡng lợi từ các giá trị sử dụng tàisản đó (2,5đ)

- Quyền định đoạt: Quyết định đối với tài sản: Mua, bán, tặng, cho, vứt bỏ, phá huỷ, để lạithừa kế (2,5đ)

HS 2 : Nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác: (mỗi ý 2đ)

- Không xâm phạm tài sản của người khác, TC, Nhà nước

- Có trách nhiệm đối với tài sản được giao quản lí, giữ gìn cẩn thận, không để mất mát, hưhỏng

- Nhặt được  trả lại

- Vay, nợ  trả đầy đủ, đúng hẹn

- Mượn  giữ cẩn thận, sử dụng xong trả lại, hư hỏng  sửa chữa, bồi thường

* Giới thiệu bài :

Trang 35

GV đưa tình huống: HS trường Trần Quốc Toản lao động đào mương giúp địa phương Hai

em Quý và Hoàng đã đào được 1 hộp sắt trong đó có những đồng tiền đúc bằng vàng Quý

và Hoàng đã nộp toàn bộ cho trường trước sự chứng kiến của cô giáo chủ nhiệm

? Số tiền vàng ấy thuộc quyền sở hữu của ai?

? Số tiền vàng ấy sẽ được dùng ntn?

HS: Trả lời (Số tiền vàng đó thuộc sở hữu của Nhà nước, được dùng vào các việc mang lạilợi ích cho xã hội)

GV: Tiết20 Bài 16 các em đã tìm hiểu về quyền sở hữu tai sản công dân bao gồm quyền

chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản Ngoài những quyền đó ra công dân cònphải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng Để hiểu đượcvấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu bài 16 : Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước vàlợi ích công cộng

2 Dạy nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Yêu cầu HS đọc tình huống SGK

Tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi

Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và ý

kiến của Lan và giải thích đúng hay sai ?

Ở vào trường hợp của Lan , em sẽ xử sự

Hướng dẫn Tìm hiểu những biểu hiện của

việc tôn trọng tài sản nhà nước

* Thảo luận nhóm

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm với các

câu hỏi sau

Nhóm 1 Em hãy kể tên một số tài sản

nhà nước và một số công trình công cộng

đem lại lợi ích cho mọi người dân ?

-> Em sẽ báo cho cơ quan có thầmquyền can thiệp

-> Bài học: Phải có trách nhiệm vớitài sản của nhà nước

Chia lớp thành 3 nhóm

HS thảo luận, cử thư kí ghi chép.Đại diện nhóm trình bày Cả lớpnhận xét, bổ sung

Nhóm 1

Tài sản nhà nước

Lợi ích công cộng

Đất đai Đường xáRừng núi Cầu cốngSông hồ Bệnh viện

Trang 36

2 Nghĩa vụ tôn trọng ,bảo vệ tài sản nhà

nước và lợi ích công cộng ?

Tìm hiểu nội dung bài học

Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu khái

niệm tài sản Nhà nước và lợi ích công

cộng :

Tài sản nhà nước bao gồm những loại

nào ? Thuộc quyền sở hữu của ai ?

Nguồn nước Trường học Tài nguyên TN Công viên Nhà văn hoá Vốn nhà nước

ĐTKhu du lịch Tài sản nhà

nứơc

Nhóm 2

- Nghĩa vụ tôn trọng + Bảo vệ tài sản nhà nước , lợi íchcông cộng

+ Tăng cưởng quản lý + Bảo vệ lợi ích cộng đồng + Chống lãng phí , tham ô , thamnhũng

+ Tuyên truyền , giáo dục + Đấu tranh với hành vi xâmphạm

Nhóm 3

- Trách nhiệm đối với học sinh + Giữ gìn vệ sinh môi trường + Bảo vệ tài sản lớp , trường + Tiết kiệm trong sử dụng điện ,nước

+ Có lối sống giản dị + Phê phán hành vi xâm phạm + Tuyên truyền vận động mọingươì

II- NỘI DUNG BÀI HỌC ( 20’)

HS trả lời câu hỏi

1.Khái niệm a) Tài sản nhà nước

- Tài sản nhà nước bao gồm: Đất

đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản được nhà nước đầu

tư vào các xí nghiệp, công trình kinh tế, văn hoá cùng các tài sản

mà pháp luật qui định là của nhà nước đều thuộc quyền sở hữu của

Trang 37

Nhấn mạnh : Tài nguyên thiên nhiên, vùng

trời, vùng biển, đất đai, sông suối… đều là

tài sản của nhà nước Công dân phải có

trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ

Nhà nước khai thác các tài sản đó để

phục vụ cho ai ?

Những tài sản khai thác để phục vụ

nhân dân được gọi là gì ?

Vậy theo em thế nào là lợi ích công cộng

Em có biết Nhà nước huy động nguồn tài

chính ở đâu để xây dựng các công trình

phúc lợi công cộng ?

Nhấn mạnh : Tài sản Nhà nước cũng là do

nhân dân đóng góp qua tiền nộp thuế mà

có Vì vậy cần phải bảo vệ tài sản Nhà

nước như tài sản của mình

Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

có ý nghĩa ntn đối với đất nước và nhân

dân ?

Đọc điều 17 Hiến pháp 1992

Nhận xét, kết luận bài học 1, yêu cầu HS

đọc và ghi vở

Kết luận : Công dân có nghĩa vụ tôn trọng

và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công

cộng”, đây là nghĩa vụ pháp lí của công

dân được quy định tại điều 78 Hiến pháp

1992 mà mọi người đều phải tuân theo và

chấp hành HS chúng ta cần thể hiện rõ

trách nhiệm của mình trong sinh hoạt hàng

ngày: Không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm

điện, nước, giữ vệ sinh môi trường, giữ tài

sản của lớp, không viết, vẽ bậy lên tường,

toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.

HS trả lời cá nhân-> Để phục vụ cho nhân dân

- TS nhà nước và lợi ích công cộng

là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế đát nước, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân

HS trả lời cá nhân-> Huy động từ nguồn thu thuế củanhân dân

HS trả lời theo nội dung bài học 3

Trang 38

bàn Đấu tranh với các hành vi xâm

phạm hoặc làm thiệt hại đến tài sản Nhà

nước

Cho HS làm bài tập 2 SGK

Em nhận xét việc làm của ông Tám

Việc làm của ông Tám đúng , sai chỗ nào

? Vì sao ?

Vậy theo em ông Tám có trách nhiệm và

nghĩa vụ gì ?

Qua phần tìm hiểu bài tập trên em hãy

cho biết công dân phải có trách nhiệm và

nghĩa vụ gì đối với tài sản của nhà nước

và lợi ích công cộng ?

Chốt lại - Yêu cầu HS đọc

Nhấn mạnh : Công dân có nghĩa vụ tôn

trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích

công cộng”, đây là nghĩa vụ pháp lí của

công dân được quy định tại điều 78 Hiến

pháp 1992 mà mọi người đều phải tuân

theo và chấp hành HS chúng ta cần thể

hiện rõ trách nhiệm của mình trong sinh

hoạt hàng ngày: Không vứt rác bừa bãi,

tiết kiệm điện, nước, giữ vệ sinh môi

trường, giữ tài sản của lớp, không viết, vẽ

bậy lên tường, bàn Đấu tranh với các

hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại đến

tài sản Nhà nước

Tổ chức cho HS trao đổi các câu hỏi sau:

Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công

cộng như thế nào ?

HS trao đổi , trả lời bài tập 2 SGK

- Ông Tám làm như vậy là chưađược

+ Ông Tám đúng ở chỗ là đã cótrách nhiệm bảo quản, giữ gìn tôt tàisản của nhà nước

+ Sai ở chỗ đã sử dụng tài sản củanhà nước vào mục đích cá nhân-> Phải tôn trọng và bảo vệ tài sảncủa nhà nước Không được lấnchiếm , sử dụng vào mục đích cánhân để thu lợi

HS trả lời theo nội dung bài học 4

2- Nghĩa vụ của công dân.

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

- Không được xâm phạm

- Khi được nhà nứơc giao quản

lý , sử dụng phảI bảo quản , giữ gìn, tiết kiệm , sử dụng có hiệu quả tránh lãng phí , tham ô, tham nhũng …

Trang 39

nước quản lí bằng cách nào ?

Các công trình phúc lợi được nhà nước

quản lí như thế nào ?

Qua việc tìm hiểu các vấn đề trên em

hiểu Nhà nước quản lí tài sản như thế

nào ?

Chốt lại – Yêu cầu HS đọc

Cho HS tìm hiểu tình huống, liên hệ trách

nhiệm của bản thân

Yêu cầu HS đóng vai thể hiện tình huống

sau : Trên đường đi học về Lâm phát hiện

thấy có mấy người đang cưa trộm cây

trong rừng Họ đe doạ Lâm không được

nói cho ai biết, nếu không sẽ biết tay…

Theo em Lâm nên làm gì trong tình

huống đó ? vì sao ?

Nhận xét, kết luận

Qua tình huống trên theo em công dân ,

HS phải có trách nhiệm gì đối với tài sản

Nhà nước và lợi ích công cộng ?

Ghi nhanh ý kiến lên bảng và kết luận

Hoạt động 3

Hướng dẫn giải bài tập SGK

Cho HS đọc yêu cầu bài tập

Nhận xét , đánh giá, cho điểm

Tổ chức trò chơi cho học sinh tham gia

bảo quản, sử dụng hợp lí, đúng mụcđích

-> Các cơ quan, tổ chức quản lí, sửdụng phảI kiểm kê tài sản hàng năm

để thống kê số lượng và thiệt hại.-> Giao cho các địa phương trựcthuộc quản lí, có trách nhiệm báocáo, thống kê hàng năm

HS trả lời theo nội dung bà học 5

3- Trách nhiệm của Nhà nước.

- Nhà nước ban hành pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân …

-Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng ,bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

HS đọc và ghi vở

HS quan sát thảo luận và trả lời cánhân

trao đổi trả lời

6- Trách nhiệm của học sinh

- Giữ gìn vệ sinh chung

- Tiết kiệm điện nước

- Đấu tranh với những hành vi làm

ô nhiễm môi trường, phá hoại TNTN.

III BÀI TẬP (5’)

1-Bài tập 1 (SGK )

HS : Suy nghĩ, trả lời cá nhân

Cả lớp thảo luậnĐáp án : Hùng và các bạn nam lớp 8 không biết bảo vệ tài sản của trường , không nhận sai lầm để đền

bù cho nhà trường

2-Bài tập 2.

Trang 40

?

GV

Chia lớp thành 2 đội , phổ biến luật chơi

và tiến hành trò chơi ( Tiếp sức )

Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về

tôn trọng nhà nước, tiết kiệm, chống

+ Tham lợi nhỏ, mất việc lớn

+ Chưa học làm đã lo ăn bớt

* Ca daoTrống chùa ai vỗ thì thùngCủa chung ai khéo vẫy vùng nênriêng

3 Củng cố, luyện tập ( 5’)

GV: Tổ chức cho HS rèn luyện ý thức thái độ đối với việc tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng

Câu hỏi 1 : HS chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và

lợi ích công cộng như thế nào ?

HS trả lời cá nhân

1- Giữ gìn vệ sinh môi trường

2- Bảo vệ tài sản của lớp, trường, XH

3- Tiết kiệm trong sử dụng điện nước

4- Có lối sống giản dị

5- Phê phán hành vi vi phạm tài sản

6- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện pháp luật

7- Không tiết kiệm , lãng phí

Câu hỏi 2 : Em hãy nêu những tiêu cực hiện nay trong vấn đề tôn trọng tài sản nhà nước

và lợi ích công cộng mà em biết ?

HS trả lời:

- Tham ô , tham nhũng

- Phá hoại tài nguyên thiên nhiên

- Dùng vốn, tài sản nhà nước cho cá nhân

- Trình độ quản lý kém…

GV : Nhận xét, kết luận toàn bài:

Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển

kinh tế của đất nước Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn ,bảo vệ, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội Quyết tâm xây dựng xã hội mới văn minh và tiến bộ.

4 - Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’)

- Học thuộc bài

- Làm các bài tập còn lại

- Tìm những câu ca dao , tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học

- Xem trước bài 18 : Quyền khiếu nại , tố cáo của công dân

Ngày đăng: 21/10/2014, 07:00

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phụ. - GDCD Lop 8 -HK II
Bảng ph ụ (Trang 22)
Hình sự 1999) - GDCD Lop 8 -HK II
Hình s ự 1999) (Trang 23)
Hình   thức - GDCD Lop 8 -HK II
nh thức (Trang 43)
Bảng 1 (Nhóm 1) - GDCD Lop 8 -HK II
Bảng 1 (Nhóm 1) (Trang 67)
Hình   dung   và   tả   lại   ngoại   hình   của - GDCD Lop 8 -HK II
nh dung và tả lại ngoại hình của (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w